Bài giảng Kỹ thuật nhiệt - Trương Quang Dũng
1.1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ NHIỆT
1.1.1. Máy nhiệt thuận chiều
Là máy nhiệt có chức năng biến nhiệt năng thành cơ năng hoặc điện năng
và cùng có chung một nguyên lý: Môi chất nhận nhiệt từ nguồn nóng chuyển thể
và biến một phần nhiệt năng thành cơ năng và nhả nguồn nhiệt còn lại cho
nguồn lạnh.
Hình 1.1: Động cơ đốt trong
Hình 1.2: Tua bin khí
1.1.2. Máy nhiệt ngược chiều
Là máy nhiệt có chức năng biến cơ năng hoặc điện năng thành nhiệt năng:
Môi chất nhận công từ máy nén nhả nhiệt cho nguồn nóng chuyển thể và nhận
nhiệt từ nguồn lạnh.Bài giảng Kỹ thuật nhiệt
10
- Điều hoà không khí (làm lạnh, sưởi ấm), hút ẩm trong các lĩnh vực: dân
dụng, công nghiệp.
- Tủ sấy quần áo, máy sấy nông sản, thực phẩm.
- Kho lạnh, tủ lạnh bảo quản thực phẩm.
- Kho lưu trữ tài liệu (sách báo, phim ảnh ).
1.1.3. Môi chất
- Chất trung gian thực hiện quá trình biến đổi giữa công và nhiệt.
- Môi chất thường ở thể khí vì khả năng trao đổi công của chất khí lớn (do
thay đổi thể tích lớn).
- Môi chất trong tự nhiên đều là khí thực.
- Tính toán với khí thực phải dùng bảng hoặc đồ thị. Trong một số trường
hợp (vd: không khí, hyđrô, ôxy ở áp suất thấp và nhiệt độ bình thường), môi chất
có thể xem là khí lý tưởng khi bỏ qua thể tích phân tử, nguyên tử và lực tương tác
giữa chúng.
- Tính toán với khí lý tưởng có thể dùng phương trình trạng thái và các
công thức.
1.1.4. Hệ nhiệt động
- Tập hợp tất cả các vật thể liên quan với nhau về mặt cơ và nhiệt được
tách ra để nghiên cứu gọi là hệ nhiệt động, phần còn lại gọi là môi trường.
- Gồm có 4 loại: hệ kín, hệ hở, hệ đoạn nhiệt và hệ cô lập.
a) Hệ thống kín và hở
- Hệ thống kín: Là hệ thống mà môi chất không bao giờ xuyên qua bề mặt
ranh giới giữa hệ thống và môi trường.
- Hệ thống hở : Là hệ thống mà môi chất có thể ra vào hệ thống.
b) Hệ cô lập và hệ đoạn nhiệt
- Hệ cô lập: là hệ mà không có bất kỳ sự trao đổi năng lượng nào giữa môi
chất và môi trường. ( hoặc cơ năng và nhiệt năng với môi trường).
- Hệ đoạn nhiệt: là hệ chỉ có sự trao đổi nhiệt năng với môi trường.
1. 2. SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI VÀ CHUYỂN PHA CỦA ĐƠN CHẤT
1.2.1. Các quá trình
a) Quá trình nóng chảy và đông đặc
- Nóng chảy là quá trình chuyển từ pha rắn sang pha lỏng.Bài giảng Kỹ thuật nhiệt
11
- Đông đặc là quá trình chuyển từ pha lỏng sang pha rắn.
b) Hóa hơi và ngưng tụ
- Hóa hơi là quá trình chuyển từ pha lỏng sang pha hơi.
- Ngưng tụ là quá trình chuyển từ pha hơi sang pha lỏng.
c) Thăng hoa và ngưng kết
- Thăng hoa là quá trình chuyển pha rắn sang pha hơi.
- Ngưng tụ là quá trình chuyển pha hơi sang pha rắn.
1.2.2. Các trạng thái
- Nước sôi: là bắt đầu quá trình hóa hơi hoặc kết thúc ngưng tụ.
- Hơi bảo hòa khô: là hơi ở trạng thái bắt đầu ngưng tụ hoặc khi vừa hóa
hơi xong.
- Hơi bảo hòa ẩm: là hổn hợp giữa hơi bảo hòa khô và nước sôi. Tồn tại
lúc vừa có sôi và hơi.
- Khí lý tưởng và khí thực: Trong thực tế chỉ có khí thực, khôngcó khí lý
tưởng. Khi áp suất giảm và nhiệt độ tăng thể tích bản thân phân tử và sự tương
tác giữa chúng nhỏ, có thể bỏ qua nên môi chất được coi là khí lý tưởng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật nhiệt - Trương Quang Dũng
Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ ******* ThS.TRƯƠNG QUANG DŨNG B - ThS. ĐÀO MINH ĐỨC BÀI GIẢNG KỸ THUẬT NHIỆT (Dùng cho bậc ĐH) Quảng Ngãi, 4/2016 Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 2 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật nhiệt là một trong những môn học cơ sở ngành của sinh viên ngành cơ khí. Đây là học phần nghiên cứu nhiệt động học và cơ sở truyền nhiệt, dựa trên cơ sở các kiến thức này giúp sinh viên có thể vận dụng tính toán, thiết kế các thông số cơ bản trong hệ nhiệt động và truyền nhiệt. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt biên soạn gồm 7 chương, nội dung trình bày gồm hai phần chính: Phần 1: “ Nhiệt động kỹ thuật”, nghiên cứu các quy luật chuyển hóa năng lượng giữa nhiệt và công. Phần 2: “ Cơ sở truyền nhiệt”, nghiên cứu các quy luật truyền nhiệt năng trong một vật hoặc giữa các vật có nhiệt độ khác nhau. Chúng tôi hy vọng với Bài giảng này phần nào tạo điều kiện cho sinh viên ngành Cơ khí tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu học phần Kỹ thuật nhiệt. Đây là lần biên soạn đầu tiên, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai sót. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email sau: dmd2482004@yahoo.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tháng 4-2016 Nhóm biên soạn Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ..............................................................................................................3 Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA MÔI CHẤT Ở THỂ KHÍ....................................................................9 1.1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ NHIỆT..................................9 1.1.1. Máy nhiệt thuận chiều...........................................................................9 1.1.2. Máy nhiệt ngược chiều..........................................................................9 1.1.3. Môi chất ..............................................................................................10 1.1.4. Hệ nhiệt động ......................................................................................10 1. 2. SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI VÀ CHUYỂN PHA CỦA ĐƠN CHẤT ...........................................................................................................................10 1.2.1. Các quá trình .......................................................................................10 1.2.2. Các trạng thái ......................................................................................11 1.3. CÁC THÔNG SỐ TRẠNG THÁI.............................................................11 1.3.1.Thể tích riêng .......................................................................................11 1.3.2. Áp suất (chất lỏng hoặc chất khí)........................................................11 1.3.3. Nhiệt độ ...............................................................................................12 1.3.4. Nội năng ..............................................................................................12 1.3.5. Năng lượng đẩy...................................................................................12 1.3.6. Entanpi ................................................................................................13 1.3.7. Entropi.................................................................................................13 1.3.8. Execgi..................................................................................................13 1.4. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA MÔI CHẤT..............................13 1.4.1. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng ............................................14 1.4.2. Phương trình trạng thái của khí thực...................................................14 Chương 2: ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ NHẤT VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT CƠ BẢN CỦA MÔI CHẤT Ở PHA KHÍ..................................16 2.1. NHIỆT, CÔNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ........................16 2.1.1. Nhiệt năng ...........................................................................................16 2.1.1.1. Khái niệm .....................................................................................16 2.1.1.2. Cách tính nhiệt..............................................................................16 2.1.1.3. Nhiệt dung riêng...........................................................................17 Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 4 2.1. 2. Công ...................................................................................................19 2.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................19 2.1.2.2. Phân loại công ..............................................................................19 2.2. ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ NHẤT...............................................20 2.2.1 Phát biểu định luật nhiệt động I ...........................................................20 2.2.2. Các dạng biểu thức của định luật nhiệt động I....................................21 2.3. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG VÀ KHÍ THỰC..21 2.3.1. Khái niệm............................................................................................21 2.3.1.1. Cơ sở lí thuyết để khảo sát một quá trình nhiệt động...................22 2.3.1.2. Nội dung khảo sát.........................................................................22 2.3.2. Các quá trình có một thông số bất biến...............................................23 2.3.2.1. Quá trình đa biến ..........................................................................23 2.3.2.2. Quá trình đẳng tích .......................................................................25 2.3.2.3. Quá trình đẳng áp .........................................................................26 2.3.2.4. Quá trình đẳng nhiệt .....................................................................27 2.3.2.5. Quá trình đoạn nhiệt .....................................................................28 Chương 3: MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KHÁC CỦA KHÍ VÀ HƠI ....................32 3.1. QUÁ TRÌNH LƯU ĐỘNG........................................................................32 3.1.1. Các điều kiện khảo sát ........................................................................32 3.1.2. Các qui luật chung của quá trình lưu động .........................................32 3.1.2.1. Tốc độ âm thanh ...........................................................................32 3.1.2.2. Quan hệ giữa tốc độ và áp suất của dòng .....................................33 3.1.2.3. Quan hệ giữa tốc độ và hình dáng ống.........................................33 3.2. QUÁ TRÌNH TIẾT LƯU ..........................................................................34 3.2.1. Định nghĩa...........................................................................................35 3.2.2. Tính chất của quá trình tiết lưu ...........................................................35 3.3. MỘT SỐ QUÁ TRÌNH CỦA KHÔNG KHÍ ẨM.....................................36 3.3.1. Không khí ẩm......................................................................................36 3.3.1.1. Định nghĩa và tính chất của không khí ẩm...................................36 3.3.1.2. Phân loại không khí ẩm................................................................36 3.3.1.3. Các đại lượng đặc trưng cho không khí ẩm .................................37 3.3.1.4. Đồ thị i-d ......................................................................................39 Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 5 3.3.2. Các quá trình của không khí ẩm..........................................................40 3.3.2.1.Quá trình sấy .................................................................................40 3.3.2.2. Quá trình điều hòa không khí .......................................................40 3.4. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA MÁY NÉN KHÍ ....................................41 3.4.1. Các loại máy nén.................................................................................41 3.4.2. Máy nén piston một cấp ......................................................................41 3.4.2.1. Những quá trình trong máy nén piston một cấp lí tưởng .............41 3.4.2.2. Công tiêu thụ của máy nén một cấp lí tưởng................................42 3.4.3. Máy nén nhiều cấp ..............................................................................42 3.4.3.1. Quá trình nén trong máy nén nhiều cấp .......................................42 3.4.3.2. Chọn áp suất trung gian................................................................43 Chương 4: ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ II VÀ CHU TRÌNH CARNOT.45 4.1. KHÁI NIỆM CHUNG...............................................................................45 4.1.1. Chu trình thuận nghịch và không thuận nghịch ..................................45 4.1.2 Chu trình thuận chiều...........................................................................46 4.1.3. Chu trình ngược chiều.........................................................................46 4.2. CHU TRÌNH CARNOT THUẬN NGHỊCH.............................................47 4.2.1. Chu trình Carnot thuận chiều ..............................................................47 4.2.2. Chu trình Carnot ngược chiều.............................................................48 4.2.3 Một vài cách phát biểu của định luật nhiệt động II..............................49 4.3. CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG ....................................................................50 4.3.1. Chu trình động cơ đốt trong ................................................................50 4.3.1.1. Khái niệm .....................................................................................50 4.3.1.2. Chu trình cấp nhiệt hỗn hợp .........................................................51 4.3.1.3. Chu trình cấp nhiệt đẳng tích .......................................................53 4.3.1.4. Chu trình cấp nhiệt đẳng áp..........................................................54 4.3.2 Chu trình tuốc bin khí ..........................................................................55 4.3.2.1. Sơ đồ thiết bị và nguyên lý hoạt động của tuốc bin khí ...............55 4.3.2.2. Chu trình tuốc bin khí cấp nhiệt đẳng áp .....................................56 Chương 5: DẪN NHIỆT ...............................................................................59 5.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..............................................................59 5.1.1. Dẫn nhiệt .............................................................................................59 Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 6 5.1.2. Trường nhiệt độ...................................................................................59 5.1.3. Mặt đẳng nhiệt.....................................................................................60 5.1.4. Gradient nhiệt độ:................................................................................60 5.1.5. Dòng nhiệt và mật độ dòng nhiệt ........................................................61 5.1.6. Định luật Fourier về dẫn nhiệt ............................................................61 5.1.7. Hệ số dẫn nhiệt....................................................................................61 5.2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN DẪN NHIỆT .............................................62 5.2.1. Phương trình vi phân dẫn nhiệt ...........................................................62 5.2.2. Điều kiện đơn trị .................................................................................63 5.3. DẪN NHIỆT ỔN ĐỊNH MỘT CHIỀU VÀ KHÔNG CÓ DÒNG NHIỆT BÊN TRONG....................................................................................................64 5.3.1. Dẫn nhiệt trong vách phẳng ................................................................64 5.3.1.1. Vách 1 lớp, biên loại 1 .................................................................64 5.3.1.2. Vách n lớp, biên loại 1 .................................................................64 5.3.2. Dẫn nhiệt trong vách trụ......................................................................65 5.3.2.1. Trụ một lớp, biên loại 1................................................................65 5.3.2.2 Trụ n lớp biên loại 1 ......................................................................66 5.5. DẪN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH ............................................................67 5.5.1. Định nghĩa...........................................................................................67 5.5.2. Dẫn nhiệt không ổn định, không có nguồn trong................................67 5.5.3. Dẫn nhiệt không ổn định, không có nguồn trong của tấm phẳng .......68 Chương 6: CÁC QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NHIỆT.......................................70 6.1. TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƯU..................................................................70 6.1.1. Khái niệm chung về trao đổi nhiệt đối lưu..........................................70 6.1.1.1. Định nghĩa và phân loại................................................................70 6.1.1.2. Công thức tính nhiệt cơ bản .........................................................70 6.1.1.3. Hệ số tỏa nhiệt α...........................................................................70 6.1.1.4. Các thông số ảnh hưởng tới hệ số tỏa nhiệt α ..............................71 6.1.2. Phương trình tiêu chuẩn của tỏa nhiệt.................................................72 6.1.2.1. Phương pháp phân tích thứ nguyên..............................................72 6.1.2.2. Dạng tổng quát của phương trình tiêu chuẩn tỏa nhiệt ................72 6.1.2.3. Các dạng đặc biệt của phương trình tiêu chuẩn tỏa nhiệt ............74 Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 7 6.1.3. Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên ...........................................................74 6.1.3.1. Khái niệm .....................................................................................74 6.1.3.2. Đối lưu tự nhiên trong không gian vô hạn ...................................74 6.1.3.3. Đối lưu tự nhiên trong không gian hữu hạn .................................75 6.1.4. Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức........................................................77 6.1.4.1.Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức, chảy tầng trong ống................77 6.1.4.2. Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức, chảy rối trong ống .................77 6.2. TRAO ĐỔI NHIỆT BỨC XẠ ...................................................................77 6.2.1. Các khái niệm cơ bản..........................................................................77 6.2.2. Các đại lượng đặc trưng cho bức xạ ...................................................78 6.2.2.1. Công suất bức xạ toàn phần Q......................................................78 6.2.2.2. Cường độ bức xạ toàn phần E ......................................................79 6.2.2.3. Cường độ bức xạ đơn sắc ......... ... Hiệu ứng nhà kính có thể vận dụng để thu năng lượng mặt trời (biến thành nhiệt năng) nên cần phát huy. Ví dụ 6.1: Hai tấm phẳng đặt song song, tấm thứ nhất có nhiệt độ t1=5270C, độ đen ε1=0,8, tấm thứ 2 có nhiệt độ t2=270C, độ đen ε2=0,6. Tính khả năng bức xạ của mỗi tấm, độ đen qui dẫn và lượng nhiệt trao đổi bằng bức xạ giữa 2 tấm phẳng. Lời giải: Khả năng bức xạ của thanh thép: 4 4 1 1 1 0 2 1 800. 0,8.5,67. 100 100 18579 W / TE C E m ε ⎛ ⎞ ⎛ ⎞= = ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎝ ⎠⎝ ⎠ ⎡ ⎤= ⎣ ⎦ Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 86 4 4 2 2 2 0 2 1 300. 0,6.5,67. 100 100 275 W / TE C E m ε ⎛ ⎞ ⎛ ⎞= = ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎝ ⎠⎝ ⎠ ⎡ ⎤= ⎣ ⎦ Lượng nhiệt trao đổi bằng bức xạ giữa 2 tấm phẳng ứng với một đơn vị diện tích: 4 4 1 2 12 0. 100 100qd T Tq Cε ⎡ ⎤⎛ ⎞ ⎛ ⎞= −⎢ ⎥⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎝ ⎠ ⎝ ⎠⎢ ⎥⎣ ⎦ Với độ đen quy dẫn tính như sau: 1 1 1 1 0,5261 1 1 11 1 0,8 0,6 qdε ε ε = = = + − + − 4 4 2 12 800 3000,526.5,67 11975 / 100 100 q W m ⎡ ⎤⎛ ⎞ ⎛ ⎞ ⎡ ⎤= − =⎢ ⎥⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎣ ⎦⎝ ⎠ ⎝ ⎠⎢ ⎥⎣ ⎦ BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Bài tập 6.1: Nước chảy trong ống đường kính 60mm, dài 10m với tốc độ 2m/s. Nhiệt độ của nước là 400C. Nhiệt độ thành ống là 900C. Xác định hệ số tỏa nhiệt và dòng nhiệt. Bài tập 6.2: Xác định đường kính trong d và hệ số tỏa nhiệt α trong bộ hâm nước khi nhiệt độ của nước trước và sau khi hâm là 1600C và 2400C, nhiệt độ của vách ống tw=2100C. Mật độ dòng nhiệt trung bình của bề mặt ống q=4,2.104 W/m2, tốc độ trung bình của nước chảy trong ống là 0,5 m/s. Bài tập 6.3: Một thanh thép có nhiệt độ là 7270C, độ đen ε=0,7. Tính khả năng bức xạ của thanh thép. Nếu nhiệt độ giảm đi 2 lần thì khả năng bức xạ giảm đi mấy lần. Bài tập 6.4: Xác định tổn thất do bức xạ từ bề mặt ống thép có đường kính d=70mm, dài 3m, nhiệt độ bề mặt ống t1 =2270C trong hai trường hợp: a) Ống đặt trong phòng rộng có nhiệt độ tường bao bọc t2=270C. b) Ống đặt trong phòng rộng có kích thước (0,3x0,3)m và nhiệt độ vách cống t2=270C. Biết độ đen của ống thép ε1=0,95 và của vách cống ε2=0,3. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 87 Chương 7: TRUYỀN NHIỆT VÀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT 7.1. TRUYỀN NHIỆT 7.1.1. Truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt khi ổn định nhiệt Truyền nhiệt theo nghĩa hẹp là tên gọi của hiện tựơng trao đổi nhiệt (TĐN) phức hợp giữa 2 chất lỏng có nhiệt độ khác nhau, thông qua bề mặt ngăn cách của một vật rắn. Hiện tượng này thường hay gặp trong thực tế và trong các thiết bị TĐN. Hình 7.1: Các dạng truyền nhiệt Tuỳ theo đặc trưng pha của hai chất lỏng, các quá trình TĐN trên mặt W1, W2 của vật rắn có thể bao gồm 1 hoặc 2 phương thức đối lưu và bức xạ, còn trong vách chỉ xảy ra dẫn nhiệt đơn thuần như mô tả trên hình (7.1). Khi vách ngăn ổn định nhiệt thì hệ phương trình mô tả lượng nhiệt Q truyền từ chất lỏng nóng (1) đến chất lỏng lạnh (2) sẽ có dạng: Q = Q1w1 = Qλ + Q2w2 (7.1) 7.1.2. Truyền nhiệt qua vách phẳng 7.1.2.1. Truyền nhiệt qua vách phẳng 1 lớp Giả sử ta có vách phẳng như hình vẽ (7.2), hệ số dẫn nhiệt là λ, vách dày δ, một phía bề mặt tiếp xúc với môi trường nóng có nhiệt độ là tf1, hệ số tỏa nhiệt từ môi trường tới bề mặt vách là α1. Một phía bề mặt tiếp xúc với môi trường có Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 88 nhiệt độ là tf2, hệ số tỏa nhiệt là α2 . Nếu tf1>tf2, dòng nhiệt hướng từ trong ra ngoài. Hình 7.2: Truyền nhiệt qua vách phẳng 1 lớp Gọi tw1 là nhiệt độ bề mặt tiếp xúc với môi trường nóng. tw2 là nhiệt độ bề mặt vách tiếp xúc với môi trường lạnh. ( )1 1 1wf wq t tα= − ( )1 2w wq t tλδ= − ( )2 2 2w tfq t tα= − (7.2) Giải hệ phương trình trên ta được: 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 f w w w w f t t q t t q t t q α δ λ α ⎫− = ⎪⎪⎪− = ⎬⎪⎪− = ⎪⎭ (7.3) Cộng 2 vế phương trình lại ta có: 1 2 1 2 1 2 2 1 2 1 1( ) ; /1 1 f f f f t t q t t q W m δ α λ α δ α λ α − = + + − ⎡ ⎤= ⎣ ⎦+ + (7.4) Ký hiệu : 1 2 1 1 1k δ α λ α = + + gọi là hệ số truyền nhiệt; [W/m2.K] Khi đó: 21 2( ); /f fq k t t W m⎡ ⎤= − ⎣ ⎦ (7.5) Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 89 Đại lượng nghịch đảo của hệ số truyền nhiệt gọi là nhiệt trở truyền nhiệt: 2 1 2 1 1 1 ; /R m K W k δ α λ α ⎡ ⎤= = + + ⎣ ⎦ 1 1 α : nhiệt trở tỏa nhiệt từ môi trường nóng đến bề mặt vách δλ : nhiệt trở dẫn nhiệt qua vách 2 1 α : nhiệt trở tỏa nhiệt giữa vách và môi trường 7.1.2.2. Truyền nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp Giả sử ta có vách phẳng như hình vẽ (7.3). Hình 7.3: Truyền nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp Ta có: ( ) ( ) 2 11 2 2 11 2 1 2 2 1 2 11 2 1 1 / W 1 1 W/m 1 1 W/m 1 1 n n f f f f n R m K k K R t t q k t t δ α λ α δ α λ α δ α λ α ⎡ ⎤= + + ⎣ ⎦ ⎡ ⎤= = ⎣ ⎦+ + − ⎡ ⎤= − = ⎣ ⎦+ + ∑ ∑ ∑ (7.6) 7.1.3. Truyền nhiệt qua vách trụ nhiều lớp Giả sử có một vách trụ nhiều lớp như hình vẽ (7.4). Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm vách lần lượt là: 1 2 3; ; ;λ λ λ bề mặt vách tiếp xúc với môi trường trong có thông số là tf1, α1. Bề mặt vách tiếp xúc với môi trường ngoài có thông Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 90 số là tf2 , α2. Nếu tf1>tf2 dòng nhiệt hướng từ trong ra ngoài. Gọi tw1, tw2, tw3, tw4 lần lượt là nhiệt độ tiếp xúc giữa các lớp vách. Hình 7.4: Truyền nhiệt qua vách trụ nhiều lớp Vậy mật độ dòng nhiệt tương ứng với một đơn vị chiều dài vách trụ bằng: [ ] [ ] ( ) ( ) [ ] 1 11 1 2 2 1 2 1 2 1 11 1 2 2 1 1 1ln ; / W 2 1 W/m ; W/m 1 1 1ln 2 n i l i i l l l l f f f f n i i i dR mK d d d k K R q k t t t t d d d d α π πλ α π α π πλ α π + + = + + = = − −= + + ∑ ∑ (7.7) 7.1.4. Truyền nhiệt qua vách phẳng có cánh Tính lượng nhiệt truyền từ chất lỏng nóng có nhiệt độ tf1 đến chất lỏng lạnh có nhiệt độ tf2 thông qua vách phẳng dày δ, có mặt F1 = hl phẳng, mặt F2 gồm n cánh có các thông số hình học (h1, h2, l)., với các hệ số tỏa nhiệt phức hợp tại F1, F2 là α1, α2 cho trước. Hình 7.5: Truyền nhiệt qua vách phẳng có cánh Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 91 [ ] [ ] ( ) [ ] ( ) [ ] ( ) 1 1 1 2 2 1 2 1 2 1 1 1 2 2 1 2 2 1 11 1 2 2 1 1 ; / W 1 ; W/ ; W ; W1 1 ; W/m1 1 c c c c f f f f f f R K F F F k K R Q k t t t t Q F F F t tQq FF F δ α λ α δ α λ α δ α λ α = + + = = − −= + + − ⎡ ⎤= = ⎣ ⎦+ + (7.8) 7.2. THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT 7.2.1. Định nghĩa và phân loại a) Định nghĩa: là thiết bị thực hiện sự trao đổi nhiệt giữa 2 chất tải nhiệt có nhiệt độ khác nhau. b)Phân loại: - Kiểu vách ngăn: hoạt động liên tục, ổn định. - Kiểu hồi nhiệt: hoạt động theo chu kỳ, không ổn định. - Kiểu ống nhiệt: trọng trường, mao dẫn, ly tâm. - Kiểu hỗn hợp: trao đổi nhiệt + trao đổi chất. - Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại vách ngăn: chất lỏng nóng (CL1) bị ngăn cách hoàn toàn với chất lỏng lạnh (CL2) bởi bề mặt vách hoặc ống bằng vật rắn và quá trình TĐN giữa (CL1) với (CL2) được thực hiện theo kiểu truyền nhiệt. - Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại hồi nhiệt: vách TĐN được quay để nó tiếp xúc với CL1 và CL2 một cách tuần hoàn, khiến cho quá trình TĐN luôn ở chế độ không ổn định, và nhiệt độ trong vách luôn dao động tuần hoàn theo chu kỳ quay. - Trong thiết bị trao đổi nhiệt loại hỗn hợp: chất lỏng nóng tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng lạnh, khiến cho quá trình trao đổi chất luôn xảy ra đồng thời với quá trình TĐN giữa hai chất này. - Việc cách li hoàn toàn chất cần gia công với chất tải nhiệt là yêu cầu phổ biến của nhiều quá trình công nghệ, do đó thiết bị TĐN loại vách ngăn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 92 7.2.2. Các phương trình cơ bản để tính nhiệt cho thiết bị TĐN Hình 7.6: Các thông số cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt Tính nhiệt cho thiết bị TĐN là phép tính xác định mọi thông số cần thiết của thiết bị TĐN để thực hiện đúng quá trình TĐN giữa 2 chất lỏng mà công nghệ yêu cầu. Người ta thường qui ước dùng chỉ số 1 và 2 chỉ chất lỏng nóng và chất lỏng lạnh, dấu (‘) và (“) để chỉ thông số vào và ra khỏi thiết bị TĐN. Việc tính nhiệt cho thiết bị TĐN luôn dựa vào 2 phương trình cơ bản sau. 7.2.2.1. Phương trình cân bằng nhiệt a) Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát: Phương trình bảo toàn năng lượng hay phương trình cân bằng nhiệt tổng quát cho mọi TBTĐN luôn có dạng: ΣQ = (ΔI1 + ΔI2 +Qm)τ + ΔU = 0; [J] (7.9) Trong đó: - ΔI1 = G1 (i1” – i1’) < 0; [W] là biến thiên entanpi của chất lỏng nóng. - ΔI2 = G2 (i2” – i2’) > 0; [W] là biến thiên entanpi của chất lỏng lạnh. - Qm = Σki ( ti – tf)Fi ; [W] là tổng tổn thất nhiệt ra môi trường có nhiệt độ tf qua mặt Fi của vỏ thiết bị TĐN. - ΔU = ΣρiViCi(tiτ - t0); [J] là tổng biến thiên nội năng của các kết cấu của thiết bị TĐN từ lúc đầu có nhiệt độ t0 đến lúc có nhiệt độ tiτ. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 93 Trong các thiết bị gia nhiệt Qm > 0 và ΔU > 0, còn trong các thiết bị làm lạnh Qm < 0 và ΔU < 0. Nếu tính theo khối lượng riêng ρ[kg/m3], vận tốc v[m/s] và tiết diện dòng chảy f[m2] thì biểu thức của lưu lượng G [kg/s] sẽ có dạng: G = ρωf (7.10) Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát, liên hệ các thông số nêu trên sẽ có dạng: ΣρiViCi(tiτ - t0) + τ[(ρ1ω1f1(i1”–i1’) + ρ2ω2f2(i2”–i2’) + Σki( ti –tf)Fi] = 0 (7.11) b) Phương trình cân bằng nhiệt khi ổn định: Trên thực tế, người ta thường tính nhiệt cho TBTĐN khi nó đã làm việc ổn định, với ΔU = 0. Về lý thuyết , nếu giả thiết Qm = 0 thì phương trình CBN có dạng: ΔI1 = ΔI2 , hay G1 (i1” – i1’) = G2 (i2” – i2’); [W] (7.12) - Nếu chất lỏng không chuyển pha thì phương trình CBN có dạng: G1 Cp1(t1’ – t1”) = G2 Cp2 (t2” – t2’); [W] (7.13) - Nếu gọi GCp = ρωfCp =C là nhiệt dung (hay đương lượng nuớc) của dòng chất lỏng thì phương trình trên có dạng: C1(t1’ – t1”) = C2(t2” – t2’) hay C1δt1 = C2δt2; [W] (7.14) - Ở dạng vi phân, trên mỗi phân tố diện tích dF của mặt TĐN, thì phương trình CBN có dạng: C1dt1 = C2dt2; [W] (7.15) - Nếu chất lỏng là hơi quá nhiệt có Cp11 , t1’ vào thiết bị TĐN, được làm nguội đến nhiệt độ ngưng tụ ts, ngưng tụ hoàn toàn và tỏa ra lượng nhiệt r thành nước ngưng có nhiệt dung riêng Cp12 rồi giảm nhiệt độ đến t2” > ts có nhiệt dung riêng Cp22 thì phương trình CBN có dạng: G1Cp1(t1’ – t1”) = G2 [Cp21 (ts – t2’) + r + Cp21 (t2” – ts) ]; [W] (7.16) Đây là phương trình CBN cho lò hơi hay tuốc bin hơi. 7.2.2.2. Phương trình truyền nhiệt a) Dạng vi phân: Lượng nhiệt δQ truyền từ chất lỏng nóng t1 đến chất lỏng lạnh t2 qua phân tố diện tích dFx của mặt vách có dạng: δQ = k (t1 – t2) dFx = k ΔtxdFx ; [W] (7.17) Trong đó: - k = f(α1, α2, λ, δ), (W/m2K), là hệ số truyền nhiệt qua vách , thường được coi là không đổi trên toàn mặt F. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 94 - Δtx = (t1 - t2) là độ chênh nhiệt độ 2 chất lỏng ở 2 bên mặt dFx phụ thuộc vào vị trí của dFx , tức là Δtx = f(Fx). b) Dạng tích phân: Lượng nhiệt Q truyền qua diện tích F của vách có thể tính: 0 ( ) , ( ) F x x x x x F Q k t dF k t F dF kF t W= Δ = Δ = Δ∫ ∫ (7.18) Với: 0 1 ( ) F x x xt t F dFF Δ = Δ∫ gọi là độ chênh lệch trung bình trên mặt F của nhiệt độ 2 chất lỏng. 7.2.3. Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt kiểu vách ngăn - Bài toán thiết kế: xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt theo những yêu cầu đề ra. - Bài toán kiểm tra: kiểm tra nhiệt độ cuối của chất tải nhiệt. - Phương trình truyền nhiệt: Q kF t= Δ (7.19) ∆t: logarit hay số học - Phương trình cân bằng nhiệt: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )( ) ' " " ' 1 1 1 2 2 2 ' " " ' 1 1 1 1 2 2 2 2 ' " 1 1' " " ' 1 2 1 1 1 2 2 2 " ' 2 12 2 WW W W p p Q G i i G i i Q G C t t G C t t t ttQ t t t t t t t δ δ = − = − = − = − −= − = − ⇒ = =− (7.20) W = GCp là nhiệt dung toàn phần [W/K] 7.2.4. Xác định độ chênh nhiệt độ trung bình (song song) a) Nhiệt độ trung bình lôgarit: [ ]max min max min ln t tt Kt t Δ −ΔΔ = Δ Δ (7.21) Hình 7.7: Nhiệt độ trung bình chất lỏng chảy song song cùng chiều Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 95 b) Nhiệt độ trung bình số học: [ ] [ ] ' " ' " 1 1 2 2 max min 2 2 2 t t t tt K t tt K + +Δ = − Δ + ΔΔ = (7.22) Hình 7.8: Nhiệt độ trung bình của chất lỏng chảy song song ngược chiều 7.2.5. Xác định độ chênh nhiệt độ trung bình (Cắt nhau) Hình 7.9: Nhiệt độ trung bình của chất lỏng chảy cắt nhau [ ]max min max min " ' ' " 2 2 2 1 1 1 " ' max max 2 2 2 ln ( , ) ; nc cn t nc t t tt Kt t t t f P R t t t t t tP R t t t t t ε ε δ δ δ Δ Δ Δ −ΔΔ = Δ Δ Δ = Δ = − −= = = =Δ Δ − (7.23) εΔt: xác định bằng đồ thị 7.2.6. Tính nhiệt độ cuối chất tải nhiệt Biết t’1, t’2, W1, W2, tính t”1, t”2 với nhiệt độ trung bình số học [ ] ( ) ( ) ' " ' " 1 1 2 2 ' ' 1 2 ' " " ' 1 1 1 2 2 2 1 2 2 2 1 1 1 W W 2W 2W t t t tt K t tQ kF t Q Q t t t t kF ⎫+ +Δ = − ⎪⎪ −⎪= Δ ⇒ =⎬⎪ + += − = − ⎪⎪⎭ (7.24) Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 96 Ví dụ 7.1: Một tường lò bên trong là gạch chịu lửa dày 250 mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,348 W/mK, bên ngoài là lớp gạch đỏ dày 200 mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,695 W/mK. Nếu khói trong lò có nhiệt độ 13000C, hệ số tỏa nhiệt từ khói đến gạch là 34,8 W/m2K; nhiệt độ của không khí xung quanh là 270C. Hệ số tỏa nhiệt từ gạch đến không khí là 11,6 W/m2K. Tìm mật độ dòng nhiệt truyền qua tường lò và nhiệt độ tiếp xúc giữa 2 lớp gạch. Lời giải: Mật độ dòng nhiệt qua tường lò: ( ) ( ) 1 2 1 2 1 1 2 2 2 2 1 1 1 0, 250 0, 250 11 1 34,8 0,348 0,695 11,6 0,838 / . 0,838. 1300 30 1064 / f fq k t t k k W m K q W m δ δ α λ λ α = − = = + + ++ + + ⎡ ⎤= ⎣ ⎦ ⎡ ⎤= − = ⎣ ⎦ Nhiệt độ bề mặt tường phía khói: 0 w1 1 1 1 11300 1064 1269 34,8f t t q Cα ⎡ ⎤= − = − = ⎣ ⎦ Nhiệt độ tiếp xúc giữa 2 lớp gạch: 01 w1 w1 1 0, 2501269 1064 504 0,348 t t q Cδλ ⎡ ⎤= − = − = ⎣ ⎦ BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Bài tập 7.1: Một ống dẫn hới làm bằng thép đường kính 200/216. hệ số dẫn nhiệt bằng 46 W/mK, được bọc bằng một lớp cách nhiệt dày 120mm, hệ số dẫn nhiệt bằng 0,116W/mK. Nhiệt độ của hới bằng 3000C. Hệ số tỏa nhiệt từ hơi đến bề mặt trong của ống bằng 116W/m2K, nhiệt độ không khí xung quang bằng 300C. Hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt ngoài lớp cách nhiệt đến không khí xung quanh bằng 10W/m2K. Xác định tổn thất nhiệt trên một mét chiều dài ống và nhiệt độ bề mặt cách nhiệt. Bài tập 7.2: Một vách có cánh dày 12mm, hệ số dẫn nhiệt λ=60W/mK. Phía không làm cánh tiếp xúc với môi trường nóng có nhiệt độ 1170C, hệ số tỏa nhiệt α1=250 W/m2K. Phía làm cánh tiếp xúc với không khí có nhiệt độ 170C, hệ số tỏa nhiệt α1=12 W/m2K. Hệ số làm cánh F2/F1=12. Xác định mật độ dòng nhiệt phía không làm cánh và phía làm cánh. Bài giảng Kỹ thuật nhiệt 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS. Phạm Lê Dần – GS.TSKH. Đặng Quốc Phú, Cơ sở kỹ thuật nhiệt, NXB GD, 2003. [2] PGS.TS. Phạm Lê Dần – GS.TSKH. Đặng Quốc Phú, Bài tập Cơ sở kỹ thuật nhiệt, NXB GD, 2002. [3] Bùi Hải – Trần Thế Sơn, Kỹ thuật nhiệt, NXB KH, 2006. [4] Hoàng Đình Tín, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, NXB KH - KT, 2007. [5] Hoàng Đình Tín – Bùi Hải, Bài tập nhiệt động lực học và truyền nhiệt, ĐH KT TPHCM, 2010. [6] Yunus A. Cengel, Michael A. Boles, Thermodynamics: an engineering approach, McGraw Hill, 2002.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_nhiet_truong_quang_dung.pdf