Bài giảng Kỹ thuật thi công - Trần Minh Quang

A. CÔNG TÁC ĐẤT

I. KHÁI NIỆM.

1. Các loại công trình và công tác đất.

- Xây dựng bất kỳ công trình nào cũng đều có phần công tác đất.

- Khối lượng công tác đất phụ thuộc vào qui mô, tính chất và địa hình công

trình. Những nơi có địa hình và địa chất phức tạp, thi công đất có thể gặp nhiều

khó khăn.

- Có những công trình công tác đất chiếm một khối lượng lớn làm ảnh

hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình.

1.1- Phân loại công trình đất: Có nhiều cách

- Theo mục đích sử dụng: có 2 loại chủ yếu:

+ Các công trình bằng đất: mương máng, đường sá, bãi chứa .

+ Các công trình phục vụ công trình khác: hố móng, rãnh đặt đường ống .

- Theo thời gian sử dụng: có 2 loại:

+ Các công trình sử dụng lâu dài: đê, đập, đường sá .

+ Các công trình sử dụng ngắn hạn: đê quai, hố móng, rãnh thoát nước .

- Theo hình dạng công trình: có 2 loại:

+ Các công trình tập trung: hố móng, san ủi mặt bằng .

+ Các công trình chạy dài: đê, đường sá, mương máng.

1.2- Các dạng công tác đất:

- Đào đất: là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống bằng độ cao thiết kế (như

đào móng, đào mương.). Thể tích đất đào thường được kí hiệu là V+

- Đắp đất: là nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên bằng độ cao thiết kế (như

đắp nền nhà, đắp đê. ). Thể tích đất đắp thường được kí hiệu là V-

- San đất: là làm bằng phẳng một diện tích nào đó của mặt đất. Trong san

đất bao gồm cả công tác đào và công tác đắp. Lượng đất trong khu vực san có

thể vẫn được giữ nguyên, có thể đào bỏ đi hoặc có thể đắp thêm vào. để đạt

đến một cao trình nào đó (như san mặt bằng, san nền đường .)

- Hớt (bóc) : là bóc bỏ lớp đất phía trên không sử dụng như: lớp thực vật,

lớp đất phân hoá. Lớp này không có khả năng chịu lực. Thực chất đây là công

tác đào nhưng không theo một cao trình cụ thể nào cả mà phụ thuộc vào chiều

dày lớp đất cần bóc bỏ.

- Lấp đất: là làm cho những chỗ trũng cao bằng khu vực xung quanh. Thực

chất đây là công tác đắp, khối lượng đắp phụ thuộc vào cao độ tự nhiên của khu

vực xung quanh hoặc độ sâu của vùng đất yêu cầu xử lý.

- Đầm đất: là đầm nén các lớp đất mới đổ cho đặc chắc

pdf 120 trang yennguyen 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật thi công - Trần Minh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật thi công - Trần Minh Quang

Bài giảng Kỹ thuật thi công - Trần Minh Quang
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC
KỸ THUẬT THI CÔNG
Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp
 (Lưu hành nội bộ)
Người biên soạn: Trần Minh Quang
Uông Bí, năm 2010
1Lêi nãi ®Çu
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học
tập cho sinh viênchuyên ngành Xây dựng. Khoa xây dựng đã tiến hành tổ chức
biên soạn cuốn
" Giáo trình kỹ thuật thi công"
Trong lần biên soạn này, các tác giả tham gia biên soạn Giáo trình đã tiếp thu
nghiêm túc những đóng góp của người đọc về những điểm cần chỉnh lý và bổ sung,
kiến thức mới đảm bảo tính cơ bản , hiện đại và chính xác, khoa học của giáo trình
" Giáo trình kỹ thuật thi công" là tài liệu chính thống, bắt buộc sử dụng trong đào
tạo chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đồng thời Giáo trình còn là
tài liệu tốt cho các bạn đọc quan tâm khác.
Tham gia biên soạn Giáo trình là tập thể cán bộ giảng dạy khoa Xây dựng.
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng sau đây.
1. KSXD. Hà Văn Lưu - Trưởng khoa xây dựng
2. KS. Trần Minh Quang - Chủ biên
Tập thể người chỉ đạo, biên soạn giáo trình của khoa xây dựng trường cao
đẳng công nghiệp và xây dựng xin giới thiệu cuốn sách với độc giả, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp có tính xây dựng của bạn đọc cho lần tái bản
sau.
Quảng Ninh, ngày 15/08/2009
Chủ biên
KS. Trần Minh Quang
2CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC ĐẤT VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG
************************
A. CÔNG TÁC ĐẤT
I. KHÁI NIỆM.
1. Các loại công trình và công tác đất.
- Xây dựng bất kỳ công trình nào cũng đều có phần công tác đất.
- Khối lượng công tác đất phụ thuộc vào qui mô, tính chất và địa hình công
trình. Những nơi có địa hình và địa chất phức tạp, thi công đất có thể gặp nhiều
khó khăn.
- Có những công trình công tác đất chiếm một khối lượng lớn làm ảnh
hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình.
1.1- Phân loại công trình đất: Có nhiều cách
- Theo mục đích sử dụng: có 2 loại chủ yếu:
+ Các công trình bằng đất: mương máng, đường sá, bãi chứa ....
+ Các công trình phục vụ công trình khác: hố móng, rãnh đặt đường ống .....
- Theo thời gian sử dụng: có 2 loại:
+ Các công trình sử dụng lâu dài: đê, đập, đường sá ....
+ Các công trình sử dụng ngắn hạn: đê quai, hố móng, rãnh thoát nước .....
- Theo hình dạng công trình: có 2 loại:
+ Các công trình tập trung: hố móng, san ủi mặt bằng ...
+ Các công trình chạy dài: đê, đường sá, mương máng....
1.2- Các dạng công tác đất:
- Đào đất: là hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống bằng độ cao thiết kế (như
đào móng, đào mương....). Thể tích đất đào thường được kí hiệu là V+
- Đắp đất: là nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên bằng độ cao thiết kế (như
đắp nền nhà, đắp đê... ). Thể tích đất đắp thường được kí hiệu là V-
- San đất: là làm bằng phẳng một diện tích nào đó của mặt đất. Trong san
đất bao gồm cả công tác đào và công tác đắp. Lượng đất trong khu vực san có
thể vẫn được giữ nguyên, có thể đào bỏ đi hoặc có thể đắp thêm vào.... để đạt
đến một cao trình nào đó (như san mặt bằng, san nền đường ....)
- Hớt (bóc) : là bóc bỏ lớp đất phía trên không sử dụng như: lớp thực vật,
lớp đất phân hoá... Lớp này không có khả năng chịu lực. Thực chất đây là công
tác đào nhưng không theo một cao trình cụ thể nào cả mà phụ thuộc vào chiều
dày lớp đất cần bóc bỏ.
- Lấp đất: là làm cho những chỗ trũng cao bằng khu vực xung quanh. Thực
chất đây là công tác đắp, khối lượng đắp phụ thuộc vào cao độ tự nhiên của khu
vực xung quanh hoặc độ sâu của vùng đất yêu cầu xử lý.
- Đầm đất: là đầm nén các lớp đất mới đổ cho đặc chắc.
2. Các tính chất kỹ thuật của đất và ảnh hưởng của nó đến kt thi công đất.
2.1- Trọng lượng riêng của đất (): Là trọng lượng của một đơn vị thể tích
đất, được xác định bằng công thức:
 = V
G
 [g/cm3 ] hoặc [t/m3 ]
3Trong đó: G - trọng lượng của khối đất có thể tích là V.
Trọng lượng riêng của đất thể hiện sự đặc chắc của đất. Thông thường, đất
có trong lượng riêng càng lớn thì càng đặc chắc.
2.2- Độ ẩm của đất (W): Là tỉ lệ phần trăm của nước có trong đất.
0
0
G
GGW x 100 (%)
Trong đó: G0- là trọng lượng khô của đấtMuốn thi công dễ dàng thì cần phải có độ ẩm thích hợp cho từng loại đất.
Thông thường theo độ ẩm của đất, người ta phân đất ra làm 3 loại:
Đất có: - W ≤ 5% : đất khô
- W ≤ 30% : đất ẩm
- W ≥ 30% : đất ướt.
Theo kinh nghiệm, ngoài hiện trường thi công, người cán bộ chỉ huy có
thể xác định tương đối chính xác độ ẩm của đất bằng cách bốc một nắm đất bóp
chặt lại rồi thả ra, nếu nắm đất vỡ rời ra là đất khô, nếu nắm đất giữ nguyên hình
dạng là đất đủ ẩm, nếu nắm đất dính bét trên tay là đất quá ướt.
2.3- Độ dốc của mái đất (i): Là góc lớn nhất của mái dốc khi đào đất (với
đất nguyên thể) hoặc khi ta đổ đống hay đắp đất mà đất không bị sạt lở.
+ Độ dốc của mái đất phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất ( ), độ dính
của đất (C), độ ẩm của đất (W), tải trọng tác dụng lên mặt đất và chiều sâu của
hố đào (H).
+ Xác định độ dốc (i):
Từ hình vẽ 1-1 ta có: i = tg = BH
Trong đó:
i - là độ dốc tự nhiên của đất;
 - là góc của mặt trượt;
H - chiều cao hố đào (mái dốc);
B - chiều rộng của hố đào (mái
dốc).
Thông thường người ta cho độ soải m của mái dốc:
m = i
1
 = H
B
 = cotg 
m - còn gọi là hệ số mái dốc.
Việc xác định chính xác độ dốc của mái đất có ý nghĩa quan trọng tới sự
đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công và giảm tới mức tối
thiểu khối lượng đào.
2.4- Độ tơi xốp của đất ( ): là tính chất biến thiên thể tích của đất trứơc và
sau khi đào. Độ tơi xốp được xác định theo công thức:
(%)100
0
0 xV
VV 
Trong đó: V0 - thể tích đất nguyên thổ.
V - thể tích đất sau khi đào lên.
Hình 1-1 : Độ dốc của mái đất
4Có 2 hệ số tơi xốp: Độ tơi xốp ban đầu 0 là độ tơi xốp khi đất vừa đào lên
chưa đầm nén; và độ tơi xốp cuối cùng là độ tơi xốp khi đất đã được đầm
chặt. Đất càng rắn chắc thì độ tơi xốp càng lớn, đất xốp rỗng có độ tơi xốp nhỏ,
có trường hợp có giá trị âm.
2.5- Độ chống xói mòn của đất: là tính không bị dòng nước cuốn trôi khi
có dòng nước chảy qua.
Muốn không xói lở thì lưu tốc của dòng nước trên mặt đất không vượt quá
lưu tốc cho phép.
Lưu tốc cho phép là trị số lưu tốc mà ở đấy hạt đất bắt đầu bị cuốn đi. Đất có
lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói lở càng cao.
Lưu tốc cho phép của một số loại đất thông thường như sau:
- Đối với đất cát: lưu tốc cho phép: v = 0,15 - 0,80 m/s
- Đối với đất sét chắc : v = 0,80 - 1,80 m/s
- Đối với đất đá : v = 2,00 - 3,50 m/s
Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy cần lưu ý đến tính chất
này khi chọn đất thi công.
3. Phân cấp đất.
Trong các công tác thi công đất, người ta dựa vào mức độ khó dễ khi thi
công để phân cấp. Cấp đất càng cao thì càng khó thi công, mức độ chi phí nhân
công và chi phí máy càng lớn.
3.1- Phân cấp đất theo phương pháp thi công thủ công: Phân đất thành 9 cấp, mức độ
khó cho thi công tăng dần từ cấp 1 đến cấp 9. (xem bảng, trang 9, GT-KTTC)
3.2- Phân cấp đất theo phương pháp thi công cơ giới: Phân loại đất thành
11 cấp. Từ cấp 1 đến cấp 4 là đất, từ cấp 5 đến cấp 11 là đá . Phân cấp của đất
dựa vào chi phí lao động để đào 1m3 đất, còn phân cấp đá dựa vào thời gian
khoan 1m dài lỗ khoan.(xem bảng, trang 10, GT KTTC)
Việc phân cấp đất đá giúp ta chọn được loại máy thi công và phương pháp
thi công hợp lý.
II . TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẤT
- Mục đích: Hầu hết các công trình xây dựng đều có liên quan đến công tác
đất. Việc xác định khối lượng công tác đất làm cơ sở để lập phương án thi công,
lập dự toán hợp lý. Do đó, việc tính toán xác định công tác đất phải tiến hành
cẩn thận và chính xác.
- Nguyên tắc tính toán:
+ Đối với những công trình có địa hình đơn giản: Dùng các công thức hình
học đơn giản để tính toán.
+ Đối với những công trình có hình dạng không rõ ràng : thì ta qui đổi thành
các hình đơn giản rồi áp dụng các công thức như trên.
1. Tính khối lượng công tác đất theo hình khối:
- Đối với hình đống cát :
6
h
- Đối với khối lập phương : V= a3
[ab + (a+c)(b+d) + dc]V=
5- Đối với khối hộp chữ nhật : V= a.b.h
- Đối với hình nón :
V= 3
h
R2
2. Tính khối lượng công tác đất của công trình chạy dài:
Với các công trình chạy dài thường gặp như móng băng, đường, mương
máng,... thường có kích thước theo chiều dài lớn hơn nhiều lần so với kích thước
hai phương còn lại. Do mặt đất tự nhiên không bằng phẳng nên chiều cao tính
toán h của công trình luôn thay đổi. Để khối lượng tính toán chính xác, thông
thường người ta chia công trình thành nhiều đoạn sao cho trong mỗi đoạn, chiều
cao của công trình thay đổi không đáng kể. Công trình càng chia nhỏ làm nhiều
đoạn thì số liệu tính toán càng chính xác nhưng đồng thời khối lượng tính toán
sẽ tăng lên. Sau khi đã chia ra từng đoạn, ta xác định các thông số hình học của
các tiết diện ở hai đầu đoạn.
Thể tích của hình chạy dài tính gần đúng theo công thức sau:
V1 = 2
21 FF 
.L (1-1)
hoặc V2 = Ftb.L (1-2)
Trong đó : F1 - diện tích của tiết diện trước;F2 - diện tích của tiết diện sau;L - chiều dài của đoạn công trình cần tính;
Ftb - diện tích của tiết diện trung bình mà ở đó chiều cao củatiết diện bằng trung bình cộng của chiều cao hai tiết diện trước và sau.
Thể tích thực V của đoạn công trình luôn nhỏ hơn V1 và lớn hơn V2.V1 > V > V2Vì vậy các công thức trên chỉ nên áp dụng cho các công trình có chiều dài
L<50m và sự chênh lệch chiều cao tiết diện không quá 0,5m : h1- h2 ≤ 0,5 m.
Hình 1-3 : Sơ đồ để tính khối lượng công tác đất của công trình chạy dài
6Với các công trình khác, người ta thường sử dụng công thức của Winkler.
Cách thành lập công thức như sau:
Cho trượt tiết diện bé theo trục công trình đến khi chồng lên tiết diện lớn.
Các điểm A’, B’, C’, D’ sẽ trùng lên các điểm A, B, C, D của tiết diện lớn. Từ
hai đường CC’ và DD’ ta kẻ hai mặt phẳng thẳng góc xuống mặt đáy công trình
(C’D’EF) chia đoạn công trình ra làm ba khối. Một khối (V1) nằm giữa hai mặt
phẳng `thẳng đứng và hai khối chóp (V 1, V 2 ) nằm ngoài hai mặt phẳng đó.
Thể tích của đoạn công trình được tính theo công thức:
V = V1 + V 1 + V 2 (1-3)
Theo (1-1) ta có:
V1 = 2
)( 2211 FF 
.L (1-4)
Trong đó: 1, 2 - diện tích đáy tam giác của các khối hình chóp;
F1, F2 - diện tích các tiết diện ở 2 đầu đoạn công trình;L - chiều dài đoạn công trình.
Và: V 1 = 3
1
 1 L ; V 2 = 3
1
 2 L (1-5)
Thay (1-4), (1-5) vào (1-3) ta được:
V = 2
).( 2211 LFF 
 + 3
1
 1 L + 3
1
 2 L
 V = 2
21 FF 
.L - 6
1
L ( 1+ 2) (1-6)
Với một đoạn công trình, độ nghiêng của đáy công trình không lớn và hệ số
mái dốc của hai bên sườn công trình bằng nhau, ta có thể chấp nhận một sai số
để có 1 = 2. Như vậy:
 1 = 2 = 2
1
(h - h’)2m (1-7)
Trong đó: h = 2
21 hh 
; h’ = 2
43 hh 
;
Hình 1-4 : Sơ đồ để tính toán theo phương pháp Winkler
7m - độ soải của mái dốc hai bên sườn xem như bằng nhau. Nếu hai bên sườn
có độ soải khác nhau thì khi đó lấy: m = 2
21 mm 
 ; với m1, m2 lần lượt là độ soảicủa mái dốc 2 bên.
Thay (1-7) vào (1-6) ta được công thức Winkler:
V = [ 2
21 FF 
- 6
1
(h - h’)2m ] . L
III . CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG NỀN ĐẤT
1. Giải phóng mặt bằng thi công :
Giải phóng mặt bằng bao gồm một số công việc sau: đập phá công trình cũ
không sử dụng đến, di chuyển mồ mả hoặc những công trình có sẵn trên mặt
bằng thi công, tháo dỡ bom mìn ( nếu có ), đào bỏ cây và rễ cây, phá đá mồ côi
trên mặt bằng (nếu cần thiết), xử lý thảm thực vật thấp, dọn sạch chướng ngại
vật tạo thuận lợi cho thi công.
Trước khi thi công cần phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng để những người có công trình ngầm nổi trong khu vực thi công (mồ mả,
đường điện, đường nước....) biết để có kế hoạch di chuyển. Sau một thời gian
qui định, chủ đầu tư phải làm các thủ tục để di chuyển. Đối với việc di chuyển
mồ mả phải theo đúng phong tục và qui định về vệ sinh.
Nếu khu vực có bom mìn chưa nổ phải thuê công binh dò mìn và kịp thời vô
hiệu hoá bom mìn.
Đối với các công trình cũ như nhà cửa, công trình xây dựng phải có thiết kế
phá dỡ bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường; tận thu vật liệu còn sử dụng
được.
Nếu trong mặt bằng thi công có cây to thì phải chặt hạ hoặc di chuyển, rễ
cây phải được đào bỏ hết để tránh mối mục làm hư và yếu nền đất sau này.
Nếu có đá mồ côi thì có thể giải phóng bằng việc đánh mìn. Hòn nào cần để
lại phải do kiến trúc sư quyết định.
Những lớp đất cỏ hoặc đất màu nên hớt bỏ thu gom vào một chỗ để sau này
sử dụng vào việc trồng cỏ và cây trên mặt bằng.
Những nơi lấp đất nếu có bùn phải tát nước vét bùn để tránh nền đất sau này
không ổn định.
2. Tiêu nước mặt - Hạ nước ngầm:
2.1 Tiêu nước mặt: Là hạn chế nước chảy vào mặt bằng thi công. Thường
dùng một số biện pháp sau:
- Đào rãnh thoát nước: Để cho nước không tràn vào mặt bằng công trình mỗi
khi có mưa, ở phía cao của khu đất thi công ta đào các rãnh thoát nước để dẫn
nước đi hướng khác. Còn ở phía thấp công trình có thể đào hệ thống rãnh xương
cá để dẫn nước từ công trình ra ngoài. Tiết diện của rãnh phụ thuộc vào điều
kiện địa chất, lưu lượng dòng chảy. Nếu không có điều kiện thoát nước tự chảy
phải bố trí hệ thống bơm tiêu nước. Độ dốc của rãnh thoát nước theo chiều nước
chảy phải 0.003.
8- Dùng đê quai: Trường hợp mưa lớn rãnh không thể thoát nước kịp thì ở
phía thấp của rãnh người ta thường đắp thêm đê quai.
2.2. Hạ nước ngầm: Khi đào móng mà cốt đáy móng thấp hơn mực nước
ngầm thì cần phải lập biện pháp hạ mực nước ngầm. Muốn xác định mực nước
ngầm có thể dựa vào kết quả khoan thăm dò địa chất hoặc có thể đào một giếng
thăm.
Hạ mực nước ngầm là làm cho nước ngầm hạ thấp cục bộ ở một vùng nào
đó bằng cách nhân tạo nhằm bảo đảm thông suốt quá trình thi công trong khu
vực.
Có mấy cách hạ mực nước ngầm như sau:
a) Đào rãnh lộ thiên: thường áp dụng khi hố móng rộng và sâu, và mực
nước ngầm ở khá cao. Người ta đào các rãnh ở chân hố móng sâu hơn đáy móng
khoảng 0,8 1m. Theo chiều dài rãnh cứ 10m lại đào một hố ga tích nước và
đặt bơm vào các hố ga này bơm nước ra ngoài.(hình 1-5b)
Nếu lưu lượng nước ngầm lớn mà ta bơm như trên thì đất ở đáy hố móng
và bờ vách sẽ bị trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Khi đó người ta
không dùng loại hố móng với mái dốc nghiêng được mà dùng hệ thống tường cừ
để đỡ vách đất.(hình 1-5a).
Để máy bơm hoạt động tốt, thành hố tích nước không bị sạt lở và đất
không chảy theo nước, ta thường sử dụng ống sành hoặc bêtông có đk từ 40 đến
60cm và cao 1m để làm thành.
Trường hợp hố móng đào ở nơi đất cát hạt vừa và nhỏ thì ở phần dưới của
hố tích nước thường rải một lớp sỏi nhỏ.
b) Rãnh ngầm: Xung quanh hố
móng chừng 5 - 10m người ta đào
một hệ thống rãnh sâu hơn đáy
móng khoảng 1-2m rồi lấp bằng
những cuộn vật liệu thấm nước
hoặc bằng các ống thấm (ống sành
có khía lỗ) xung quanh bọc bằng
các tấm thấm nước để dòng nước
Hình 1- 6 : Rãnh ngầm
để hạ mực nước ngầm
a) Khi MNN lớn b) Khi MNN nhỏ
Hình 1- 5 : Rãnh lộ thiên để hạ mực nước ngầm
9tiêu chảy được dễ dàng. Để dễ thoát nước, đáy rãnh thường phải có độ dốc
khoảng 0.03-0.04. Miệng rãnh lấp bằng đất sét không thấm nước dày khoảng
50cm để cho nước đục trên mặt không mang những hạt mịn thấm vào tầng lọc ở
bên dưới. Hệ thống rãnh này được dẫn đến các hố thu nước ... 
- Sơn chống gỉ, dùng để phủ lên các bề mặt bằng kim loại như khung nhà, vì
kèo, cửa sắt, lan canỞ các công trình người ta phải dùng các loại sơn chống gỉ
có tác dụng chống lại tác hại của nước mặn và không khí mặn.
- Sơn chống axit dùng cho các bộ phận công trình chịu tác dụng của axit.
2.2. Yêu cầu đối với màng sơn:
Lớp sơn sau khi khô phải đạt yêu cầu của quy phạm nhà nước:
- Sơn phải đạt màu sắc theo yêu cầu thiết kế.
- Mặt sơn phải là màng liên tục, đồng nhất, không bộp.
- Nếu sơn lên mặt kim loại thì màng sơn không bị bóc ra từng lớp.
112
- Trên màng sơn kim loại, không được có những nếp nhăn, không có những
giọt sơn, không có những vết chổi sơn và lông chổi.
2.3. Phương pháp quét sơn:
Sau khi làm xong công tác chuẩn bị bề mặt sơn thì tiến hành quét sơn.
Không nên quét sơn vào những ngày lạnh hoặc nóng quá. Nếu quét sơn vào
những ngày lạnh quá màng sơn sẽ đông cứng chậm. Ngược lại quét sơn vào
những ngày nóng quá mặt ngoài sơn khô nhanh, bên trong còn ướt làm cho lớp
sơn không đảm bảo chất lượng.
Trước khi quét sơn phải dọn sạch sẽ khu vực lân cận để bụi không bám lớp
sơn còn ướt.
Sơn phải được quét làm nhiều lớp, lớp trước khô mới quét lớp sau. Trước
hết quét lớp lót sau đó quét lớp mặt (sơn dầu).
Quét sơn dùng bút sơn hoặc chổi sơn. Sơn phải pha có độ lỏng thích hợp,
trước khi sơn phải quấy đều.
Quét lót: để cho màng sơn bám chặt vào bộ phận được sơn. Nước sơn lót
pha loãng hơn nước sơn mặt.
Tùy theo vật liệu cần phải sơn mà lớp lót có những yêu cầu khác nhau.
Đối với mặt tường hay trần trát vữa; khi lớp vữa khô mới tién hành quét lót.
Nước sơn lót được pha chế bằng dầu gai đun sôi trộn với bột màu, tỷ lệ 1kg dầu
gai thì trộn với 0,05kg bột màu. Thông thường quét 1-2 nước tạo thành một lớp
sơn mỏng đều trên toàn bộ bề mặt cần quét.
Đối với mặt gỗ: sau khi sửa sang xong mặt gỗ thì quét sơn lót để dầu ngấm
vào các thớ gỗ.
Đối với mặt kim loại: sau khi làm sạch bề mặtthì dùng loại sơn có gốc ôxit
chỉ để quét lót.
Quét lớp mặt bằng sơn dầu: khi lớp lót đã khô thì tiến hành quét lớp mặt.
Với diện tích sơn nhỏ, thường sơn bàng phương pháp thủ công, dùng bút sơn
hoặc chổi sơn. Quét 2-3 lượt, mỗi đợt tạo thành một lớp sơn mỏng, Quét lớp sơn
sau đưa bút, chổi theo hướng vuông góc với hướng của lớp sơn trước. Chọn
hướng quét sơn sao cho lớp cuối cùng:
- Đối với tường theo hướng thẳng đứng;
- Đối với trần theo hướng của ánh sáng từ cửa vào;
- Đối với mặt của gỗ xuôi theo chiều thớ gỗ.
Trước khi mặt sơn khô dùng bút sơn rộng bản và mềm quét nhẹ lên lớp sơn
cho đến khi không nhìn thấy vết bút thì thôi.
Nếu khối lượng sơn nhiều thì có thể cơ giới hóa bằng cách dùng súng phun
sơn, chất lượng màng sơn tốt hơn và năng suất lao động cao hơn.
3. Lăn sơn
3.1. Yêu cầu kỹ thuật:
Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Màu sắc sơn phải đúng với yêu cầu của thiết kế.
- Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.
- Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng nét và đều.
3.2. Dụng cụ lăn sơn:
a) Ru-lô:
113
Ru-lô dùng để lăn sơn, dễ thao tác và năng suất, sơn trong 8h có thể đạt tới
300m2.
- Loại ngắn (10cm) dùng để sơn ở nơi có diện tích hẹp.
- Loại vừa (20cm) hay loại dài (40cm) dùng để sơn bề mặt rộng.
b) Khay đụng sơn có lưới.
Khay thường làm bằng tôn dày 1mm. Lưới có khung 200 300mm đặt
nghiêng trong khay chứa sơn, có thể lấy miếng tôn đục nhiều lỗ cỡ 35mm,
khoảng cách lỗ 10mm, miếng tôn này đặt nghiêng trong khay, bề mặt sắc quay
xuống phía dưới, hoặc lưới có khung hình thang cân để trong xô.
c) Chổi sơn
- Chổi sơn dùng để quét sơn ở những đường biên, góc tường, nơi bề mặt
hẹp.
- Chổi dạng dẹt: có chiều rộng 100, 50, 25mm.
- Chổi dạng tròn: có đường kính 75, 50, 25mm.
3.3. Kỹ thuật lăn sơn:
a) Công tác chuẩn bị: công tác chuẩn bị giống như đối với quét vôi, bả ma-
tit.
- Làm sạch bề mặt.
- Làm nhẵn, phẳng bề mặt bằng ma-tit.
b) Trình tự lăn sơn:
- Bắt đầu từ trần, đến các bức tường, má cửa, rồi đến các đường chỉ và kết
thúc với sơn chân tường.
- Thường sơn 3 nước để đều màu, khi nước trước khô mới sơn nước sau và
cùng chiều với nước trước, bởi vì lăn sơn dễ đều màu, thường không để lại vết
ru- lô.
c) Thao tác:
- Đổ sơn vào khay (khoảng 2/3 khay).
- Nhúng từ từ ru- lô vào khay sơn ngập khoảng 1/3 (không quá lõi trục ru-lô).
- Kéo ru-lô lên sát lưới, đẩy đi đẩy lại con lăn trên mặt nước sơn, sao cho vỏ
ru- lô thấm đều sơn, đồng thừa sơn thừa gạt vào lưới.
- Đưa ru-lô áp vào tường và đẩy cho ru-lô quay lăn từ dưới lên theo đường
thẳng đứng đến đường biên (không chớm quá đường biên) kéo ru-lô xuống theo
vệt cũ quá điểm ban đầu, sâu xuống tới điểm dừng ở chân tường hay kết thúc 1
đợt sơn, tiếp tục đẩy ru-lô lên đến khi sơn bám hết vào bề mặt.
VI. BẢ MA-TÍT
1. Khái niệm
Ma-tít là hỗn hợp gồm các vật liệu thành phần, (bột ma- tít, nước, dầu sơn và
keo) dùng để làm phẳng bề mặt trát hoàn thiện trang trí hoặc làm nền cho sơn.
- Bột ma-tít: thường dùng một trong những loại bột tan, cácbonát can xi,
thạch cao, đều ở dạng bột mịn khô.
- Nước: nước dùng dùng để pha ma-tít là nước sạch
- Dầu sơn, xăng, các loại keo động vật, keo thực vật hay keo nhân tạo.
Nhưng thường dùng keo tổng hợp (pôlime) vì khả năng tính bám cao.
2. Tỷ lệ pha trộn ma-tit.
114
2.1. Công thức 1:
+ Thành phần gồm: Bột tan + xăng + sơn dầu.
+ Liều lượng pha trộn: 5kg bột tan+3,5kg sơn dầu+ (0,1-0,25)kg xăng
- Xăng giúp cho ma-tít nhanh khô và thi công dễ dàng.
- Nước sạch pha thêm để ma-tít có độ dẻo, dễ thi công.
Theo công thức này thì ma-tít lâu khô, độ rắn kém, không chịu ẩm ướt, dễ thi
công, dùng bả tường nơi khô ráo.
2.2. Công thức 2:
+ Thành phần gồm: thạch cao + keo (keo tổng hợp tốt hơn) + bột phấn (bột
nhẹ).
+ Liều lượng pha trộn: 1kg thạch cao + (2-3) kg bột phấn +2 lít nước keo
25%.
Theo công thức này thì ma-tít lâu khô, độ rắn tốt hơn, nhưng khó thi công,
thường dùng bả tường tầng 1, tường phía ngoài hành lang.
2.3. Công thức 3:
+ Thành phần: bột phấn + dầu sơn + keo (keo động vật hay keo thực vật).
+ Liều lượng pha trộn: 2,5kg bột phấn + 25g dầu sơn + 1kg nước keo 10%.
Theo công thức này thì ma-tít bám dính tốt, dễ thi công, nhưng độ rắn kém,
lâu khô, thường dùng bả tường trong nhà nơi khô ráo.
3. Cách pha trộn.
3.1. Đối với loại ma-tít tự pha:
- Cân đong vật liệu theo tỷ lệ pha trộn.
- Trộn khô đều (nếu có từ 2 loại bột trở lên).
- Đổ nước pha (dầu hoặc keo) theo tỷ lệ vào bột đã trộn trước.
- Khuấy đều cho nước và bột hòa lẫn với nhau chuyển sang dạng nhão dẻo.
3.2. Đối với loại ma-tít pha sẵn:
Đây là loại bột hỗn hợp khô, được pha chế tại công xưởng và đóng thành
bao có trọng lượng 10, 25, 40kg, khi pha trộn chỉ cần đổ nước sạch theo chỉ
dẫn, khuấy cho đều cho bột trở nên dạng nhão dẻo.
4. Kỹ thuật bả ma-tít.
4.1. Yêu cầu kỹ thuật
Bề mặt sau khi bả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.
- Bề dày lớp bả không nên quá 1mm.
- Bề mặt ma-tít không sơn phủ phải đều màu.
4.2. Dụng cụ
Dụng cụ bả ma-tít gồm bàn bả, dao bả và một số dụng cụ khác như xô, hộc
để chứa ma-tít
- Bàn bả nên có diện tích lớn để dễ thao tác và năng suất cao.
- Dao bả lớn có thể thay bàn bả để bả ma-tít lên mặt trát.
- Dao bả nhỏ để xúc ma-tít và bả những chỗ hẹp.
Ngoài ra còn dùng miếng bả bằng thép mỏng 0,10,15mm cắt hình chữ nhật
kích thước 10 10cm dùng làm nhẵn bề mặt, miếng cao su cắt hình chữ nhật kích
thước 5 5cm dùng để bả ma-tít các góc lõm.
115
4.3. Chuẩn bị bề mặt
- Các loại mặt trát đều có thể bả ma-tít, nhưng tốn nhất là mặt trát bằng vữa
tam hợp.
- Dùng bay hay dao bả ma-tít tảy những cục vôi, vữa khô bám vào bề mặt.
- Dùng bay hay dao cạy hết những gỗ mục, rễ cây bám vào mặt trát, trát vá
lại.
- Quét sạch bụi bẩn, mạng nhệ bám trên bề mặt.
- Cọ tẩy lớp vôi cũ bằng cách tưới nước bề mặt, dùng cọ hay giấy ráp đánh
kỹ hoặc cạo bằng dao bả ma-tít.
- Tẩy sạch những vết bẩn do dầu mỡ bám vào tường.
- Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to, dùng giấy ráp số 3 đánh để rụng bớt những
hạt to bám trên bề mặt, vì khi bả ma-tít những hạt cát to này dễ bị bật lên bám
lẫn với ma-tít, khó thao tác.
Quét đều lên bề mặt một lớp keo bằng chổi quét vôi hoặc con lăn để tăng độ
dính bám của ma-tít với bề mặt.
4.4. Bả ma-tít
Để đảm bảo bề mặt ma-tít đạt chất lượng tốt, thường bả 3 lần.
+ Lần 1: nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.
- Dùng dao xúc ma-tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải, đưa bàn bả áp
nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao choma-tít bám hết bề mặt, sau đó
dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại dàn cho ma-tít bám kín đều.
- Bả theo từng dải, bả từ trên xuống, từ goc ra, chỗ lõm bả ma-tít cho phẳng.
- Dùng dao xúc ma-tít lên daom bả lớn 1 lượng vừa phải, đưa dao áp
nghiêng vào tường và thao tác như trên.
+ Lần 2: Nhằm tạo phẳng và làm nhẵn
Sau khi ma-tít lần trước khô, dùng giấy ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ
lồi, gợn lên do vết bả để lại, giấy ráp phải luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo
vòng xoáy ốc.
- Bả ma-tít giống như lần 1.
Làm nhẵn bóng bề mặt: khi ma- tít còn ướt dùng 2 cạnh dài của bàn bả hay
dao bả gạt phẳng, vừa gạt vừa miết nhẹ lên bề mặt lần cuối, ở những góc lõm
dùng miếng cao su để bả.
+ Lần 3: Hoàn thiện bề mặt ma-tít
- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt, phát hiện những vết xước, chỗ lõm để bả dặm
cho đều.
- Đánh giấy ráp làm phẳng, nhẵn những chỗ lồi, giáp nối hoặc gợn lên do vết
bả lần trước để lại.
- Sửa lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng.
VII. TRÁT GRANITÔ
Mặt trát granitô là loại mặt trát giả đá làm bằng vữa ximăng trắng có trộn đá
hình hạt lựu cỡ 310mm có nhiều màu sắc. Trong vữa ximăng còn trộn thêm bột
đá để làm cho bề mặt được mịn. Ngoài ra còn trộn thêm bột màu để tạo màu sắc
theo yêu cầu của thiết kế.
Đá để làm granitô là loại đá vôi thường hay đá cẩm thạch nhiều màu.
+ Thành phần: Vật liệu bột (xi măng + bột đá + bột màu).
116
+ Liều lượng pha trộn: 1 vật liệu bột + (1,21,5) đá hạt.
Trong vật liệu bột: 1kg ximăng + (0,5 1) kg bột đá + bột màu (khoảng
1,5% trọng lượng ximăng ).
+ Yêu cầu:
- Phải đảm bảo chất lượng tốt.
- Xi măng không đóng cục.
- Đá phải sạch, khô. Phải sàng lại trước khi pha trộn.
- Liều lượng khi pha trộn phải cân đong chính xác.
- Nơi pha trộn sạch sẽ, khô ráo.
+ Phương pháp chế tạo vữa granitô:
- Trộn khô ximăng, bột đá, bột màu (vật liệu bột), sau khi trộn phải rây lại.
- Cho đá vào vật liệu bột đã được trộn đều và tiến hành trộn, trong khi trộn
cho nước từ từ để bột ngấm đều. Trộn đến khi vữa đồng đều và đảm bảo độ dẻo
thi công. Có thể thử độ dẻo bằng cách nắm vữa trong lòng bàn tay, khi mở tay ra
vữa không rời rạc là được.
- Vữa trộn đến đâu sử dụng ngay đến đó.
+ Phương pháp trát:
- Trát lớp vữa nền bằng vữa ximăng cát theo tỷ lệ 1: 3.
- Sau khi trát lớp mặt (vữa đá) được 45 ngày thì tiến hành mài cho mặt đá
nhẵn, bóng, lộ màu lên là được.
+ Cách mài:
Mài granitô thường tiến hành 2 đợt:
Đợt 1: Mài thô bằng đá mài to cát, vừa vảy nước cho ướt vừa mài lên xuống
theo từng dải rộng khoảng 3040cm, khi trên bề mặt đá lộ đều, và phẳng thì
dừng.
Đợt 2: Sau khi mài xong đợt 1 thì pha bột màu phủ lên bề mặt đá 1 lớp
mỏng,sau thời gian ít nhất là 2 ngày thì tiến hành mài, mài bằng đá cát nhỏ, mài
từ trên xuống cho thật nhẵn. Mài xong đến đâu thì dùng nước rửa sạch và lau
khô.
Sau khi mài xong toàn bộ bề mặt thì dùng nước rửa sạch, lau khô và đánh xi
cho bóng.
Chú ý: để đảm bảo chất lượng bề mặt trát garnitô thì khi đưa vữa lên tường
phải cố gắng để đá khỏi dồn vào một chỗ, không được dùng bàn xoa để xoa
phẳng vữa.
117
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KẾT THÚC MÔN HỌC
A. Lý thuyết
 1. Nêu các tính chất của đất và sự ảnh hưởng của nó đến kỹ thuật thi công
đất?
2. Trình bày các phương pháp hạ mực nước ngầm? Các phương pháp định vị
công trình? Phân tích các biện pháp chống sạt lở khi đào đất?
3. Trình bày đặc điểm và phương pháp đào đất bằng máy đào gầu thuận, máy
đào gầu nghịch, máy ủi? Năng suất của máy đào một gầu, máy ủi? Các biện
pháp nâng cao năng suất máy ủi?
 4. Vì sao phải gia cố nền móng? Phân tích biện pháp gia cố nên móng bằng
cọc tre và bằng cọc BTCT đúc sẵn? Phân biệt cọc chống với cọc ma sát?
5. Ván khuôn là gì? Phân tích những yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn?
Cách lắp đặt ván khuôn móng, cột, dầm sàn? Vẽ cấu tạo ván khuôn móng, cột,
dầm sàn? Phân tích các vấn đề khi tháo dỡ ván khuôn?
6. Tác dụng của cốt thép trong bê tông? Các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt
thép? Phân tích các quá trình gia công cốt thép?
7. Phân tích đặc điểm và tính chất các loại vật liệu dùng trong bêtông? Trình
bày cách trộn bêtông bằng máy? Phân tích tóm lược các vấn đề khi đổ bêtông?
 8. Mạch ngừng thi công là gì? Vị trí mạch ngừng thi công đối với một số loại
kết cấu cụ thể? Biện pháp xử lý mạch ngừng thi công?
9. Một số sai phạm thường gặp khi thi công bêtông? Cách sửa chữa những hư
hỏng của kết cấu BTCT?
10. Trình bày nguyên tắc xây? Các yêu cầu kỹ thuật khi xây? Cách xếp gạch
trong khối xây tường và trụ? Kỹ thuật xây tường, trụ và lanh tô bằng gạch?
11. Phân tích các thiết bị neo giữ dùng trong lắp ghép? Cách tính neo cố định
tời? Cách tính hố thế không gia cường?
12. Ưu nhược điểm của cần trục tự hành khi dùng trong công tác lắp ghép?
Cách xác định chiều dài tay cần tối thiểu của cần trục tự hành khi không có móc
phụ theo phương pháp giải tích.
13. Tác dụng của lớp trát? Cấu tạo lớp trát? Trình bày phương pháp trát:
tường thẳng, trụ vuông, trụ tròn.
B. Bài tập
Bài tập về tính năng suất máy đào một gầu, năng suất máy ủi, năng suất máy
trộn bêtông?
Lưu ý: Thi kết thúc môn học không cho sử dụng tài liệu.
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Kü thuËt thi c«ng: Tr­êng ®¹i häc kiÕn tróc Hµ Néi -T¸c gi¶: NguyÔn §×nh
HiÖn - Nhµ xuÊt b¶n X©y dùng
2. Kü thuËt thi c«ng: Bé X©y dùng - NXB X©y dùng - Hµ Néi n¨m 2000
3. Kü thuËt x©y dùng 1 - NXB KH & KT 1995
118
4. C«ng t¸c ®Êt vµ thi c«ng bª t«ng toµn khèi - NXB KH & KT 1995
3. Kü thuËt x©y dùng 2: C«ng t¸c l¾p ghÐp vµ x©y g¹ch ®¸ - NXB KH & KT
1997
Môc lôc
Lêi nãi ®Çu 1
Ch­¬ng 1. C«ng t¸c ®Êt vµ gia cè nÒn mãng
A. C«ng t¸c ®Êt
I. Kh¸i niÖm 2
II. TÝnh to¸n khèi l­îng c«ng t¸c ®Êt 4
III. C«ng t¸c chuÈn bÞ thi c«ng nÒn ®Êt 7
IV. c«ng t¸c ®µo vµ vËn chuyÓn ®Êt 17
Trang
g
119
V. C«ng t¸c ®¾p vµ ®Çm ®Êt 24
B. C«ng t¸c gia cè nÒn mãng
I. Kh¸i niÖm 35
II. C¸c biÖn ph¸p gia cè nÒn mãng 35
III. C«ng t¸c ®ãng (Ðp) cäc bª t«ng cèt thÐp ®óc s½n 38
IV. ATL§ trong c«ng t¸c thi c«ng vµ gia cè nÒn mãng 44
Ch­¬ng 2. C«ng t¸c bª t«ng vµ bª t«ng cèt thÐp
I. Kh¸i niÖm 46
II. C«ng t¸c v¸n khu«n 47
III. C«ng t¸c cèt thÐp 56
IV. C«ng t¸c bª t«ng 65
Ch­¬ng 3. C«ng t¸c x©y
I. VËt liÖu dïng trong c«ng t¸c x©y 86
II. C¸c ph­¬ng ph¸p x©y 88
III. Ph­¬ng ph¸p x©y ®¸ 92
IV. Dµn gi¸o x©y 93
V. Tæ chøc x©y 95
VI. KiÓm tra nghiÖm thu vµ söa ch÷a khèi x©y 97
VII. ATVSL§ trong c«ng t¸c x©y vµ sö dông dµn gi¸o 99
Ch­¬ng 4. C«ng t¸c l¾p ghÐp
I. Kh¸i niÖm 101
II. ThiÕt bÞ, m¸y dïng trong c«ng t¸c l¾p ghÐp 102
III. Nh÷ng c«ng viÖc cÇn thùc hiÖn khi tiÕn hµnh l¾p ghÐp 113
IV. ATL§ trong c«ng t¸c l¾p ghÐp 116
Ch­¬ng 5. C«ng t¸c hoµn thiÖn
I. C«ng t¸c tr¸t 118
II. C«ng t¸c l¸ng 122
III. C«ng t¸c èp 123
IV. C«ng t¸c l¸t 125
V. C«ng t¸c v«i s¬n 127
VI. Tr¸t Granit« 133
Tµi liÖu tham kh¶o 137

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_tran_minh_quang.pdf