Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 7: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí - Phẩm Minh Thu

VI KHUẨN GÂY BỆNH QUA ĐƯỜNG

KHÔNG KHÍ

Mục tiêu học tập

1. Mô tả được đặc điểm hình thể của các vi khuẩn

gây bênh qua đường không khí.

2. Biết được khả năng gây bệnh và cách lây bệnh

do vi khuẩn qua đường không khí.

3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh

nhiễm do vi khuẩn gây bệnh đường không khí.

pdf 68 trang yennguyen 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 7: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí - Phẩm Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 7: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí - Phẩm Minh Thu

Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 7: Vi khuẩn gây bệnh qua đường không khí - Phẩm Minh Thu
Bộ môn VI SINH - Khoa Dược
ThS. DS PHẨM MINH THU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
VI KHUẨN GÂY BỆNH QUA ĐƯỜNG 
KHÔNG KHÍ
Mục tiêu học tập
1. Mô tả được đặc điểm hình thể của các vi khuẩn
gây bênh qua đường không khí.
2. Biết được khả năng gây bệnh và cách lây bệnh
do vi khuẩn qua đường không khí.
3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị bệnh
nhiễm do vi khuẩn gây bệnh đường không khí.
Chi STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Hình dạng
− Hình cầu hoặc bầu dục, xếp thành chuỗi
− Gram dương,
− Không có tiên mao, không sinh bào tử
Chi STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Nuôi cấy
− Hiếu khí, kỵ khí tùy ý, nhiệt độ thích hợp 370C 
− Mọc tốt trên môi trường có chất dinh dưỡng
− Ở canh cấy lỏng, tạo hạt tủa nhỏ ở đáy, không 
làm đục đều môi trường. 
− Môi trường đặc: cho khuẩn lạc nhỏ, đục, xám 
hoặc trắng xám. 
− Trên thạch máu: tan huyết dạng α, β, γ.
 Đặc điểm sinh học:
 Phân loại
 Theo kiểu tan huyết:
Dạng α: vk phá hủy một phần hồng cầu, tạo vòng
tiêu huyết mờ, hơi ánh xanh quanh k/lạc
Dạng β: vk phá hủy hoàn toàn hồng cầu, tạo vòng
tiêu huyết sáng, trong quanh khuẩn lạc
 Dạng γ: vi khuẩn không tác động trên hồng cầu,
không tạo vòng tiêu huyết
Chi STREPTOCOCCI
Các dạng tan huyết của Streptococci
6Tan huyết dạng α Tan huyết dạng β
Chi STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Phân loại
 Theo Lancefield:
Streptococci có các nhóm ký hiệu từ A đến O.
− Nhóm A: gây nhiễm trùng hô hấp (S.pyogenes).
− NHóm B: gây viêm màng não trẻ sơ sinh (S.agalactiea)
− Nhóm D: cư trú trong phân người và động vật, được
xem là vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh S.faecalis.
Chi STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Tính chất sinh hóa
Không làm chảy lỏng gelatin, 
Không khử nitrat thành nitrit,
Làm đông sữa, làm tan fibrin,
Lên men đường glucose, lactose, 
saccharose. 
Chi STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Enzym: 
Streptokinase: gây tan huyết - tan cục fibrin
Streptodonase: thủy giải DNA
Hyaluronidase: thủy phân acid hyaluronic
 Độc tố: 
Độc tố hồng cầu: gây những nốt đỏ trong
bệnh tinh hồng nhiệt
Bệnh do STREPTOCOCCI
 Độc tố
Hemolysin có hai loại:
o Streptolysin O: làm tan hồng cầu, có tính 
kháng nguyên mạnh, kích thích cơ thể tạo 
kháng thể ASO (Anti Streptolysin O), kháng thể 
này giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp, viêm tim 
và viêm cầu thận cấp do nhiễm Streptococci A.
o Streptolysin S: Có khả năng ly giải hồng cầu, 
Chi STREPTOCOCCI
 Cấu trúc kháng nguyên
− KN C: đặc hiệu nhóm: các nhóm từ A, B, C...
− KN M: (Protein M) nằm ở vách tế bào, kết hợp với
kháng thể kháng Protein M, có khả năng
chống lại thực bào, liên quan trực tiếp tới
độc lực của liên cầu.
− Những kháng nguyên khác:
+ KN T: là protein của vách tế bào vi khuẩn
+ Kháng nguyên P: Bản chất là nucleoprotein
Bệnh do STREPTOCOCCI
 Đặc điểm sinh học:
 Sự đề kháng:
 Với nhiệt độ:
− đa số bị diệt ở 500C/30-60 phút
− hầu hết bị diệt ở 620C/30phút 
 Với hóa chất và kháng sinh: 
− dễ bi hủy bởi các chất sát khuẩn thông dụng
− nhạy cảm với penicillin ở liều thấp
 Khả năng gây bệnh
Lây truyền qua nước bọt hay nhiễm khuẩn da
Streptococci tan huyết β - nhóm A (S.pyogenes)
o Gây nhiễm trùng cấp tính
 Gây nhiễm trùng hô hấp, viêm họng, viêm tai 
Viêm quầng, nhiễm khuẩn ngoài da (chốc lở)
Bệnh tinh hồng nhiệt (viêm amidal cấp)
Nhiễm trùng huyết, viêm màng não
Sốt hậu sản
Bệnh do STREPTOCOCCI
 Khả năng gây bệnh
Bệnh do STREPTOCOCCI
VIÊM QUẦNG 
CHỐC LỞ 
 Khả năng gây bệnh
o Biến chứng hậu nhiễm
Viêm cuộn tiểu cầu thận cấp tính
̶ Xảy ra sau khi bị nhiễm khuẩn ngoài da
̶ Có thể trở thành mãn tính, cuối cùng suy thận
Thấp khớp và viêm màng trong tim
Chi STREPTOCOCCI
Streptoly
sin O của
vi khuẩn
Cơ thể
tạo
kháng
thể ASO 
Phức hợp
KN – KT 
này gắn
lên hoạt
dịch khớp
Gây viêm
khớp
Chi STREPTOCOCCI
Cơ chế miễn dịch viêm khớp: 
Streptolysin
O có epitope 
giống như ở 
tế bào hoạt
dịch màng
trong tim, 
Cơ thể tạo
kháng thể
chống
Streptolysin
O có epitope 
sẽ chống
luôn sự tạo
ra hoạt dịch
ở màng tim
Do đó gây
viêm màng
trong tim
Chi STREPTOCOCCI
Cơ chế miễn dịch viêm màng trong tim: 
 Khả năng gây bệnh
Streptococci huyết giải α: S.pneumonia, S.viridans
− Gây nhiễm khuẩn đường hô hấp
− Nguyên nhân chính gây viêm màng trong tim
chậm đối với những người có van tim không
bình thường
Chi STREPTOCOCCI
 Khả năng gây bệnh
 Streptococci không tan huyết (γ) – nhóm D:
− S.faecalis, S.faecium.
− Sống cộng sinh trong ống tiêu hóa.
− Sự hiện diện của chúng trong nước chứng
tỏ nước bị nhiễm phân. 
− Đây là vi khuẩn cơ hội gây nhiễm đường tiểu.
Chi STREPTOCOCCI
Chẩn đoán
 Xét nghiệm trực tiếp: 
− Nhuộm, quan sát: liên cầu khuẩn Gr (+) 
− Trên thạch máu: tiêu huyết β, α, γ
o Tiêu huyết β:
•TN Taxo A (+): β, A (S.pyogenes) 
•TN Taxo A (-) Camp-test (+): β, B (S.agalactiae)
o Tiêu huyết α:
•TN Taxo P(+): Phế cầu (S.pneumoniae) 
− Catalase (-) 
Chi STREPTOCOCCI
Chẩn đoán
 Xét nghiệm gián tiếp: 
Định lượng hiệu giá ASO. 
Người bình thường ASO < 200 đơn vị.
Chi STREPTOCOCCI
Chi STREPTOCOCCI
 Phòng ngừa 
− Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh có hiệu quả.
− Chủ yếu vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. 
− Phát hiện sớm và điều trị tích cực. 
− Sử dụng kháng sinh thích hợp để phòng
sau các phẫu thuật: đường hô hấp, tiết niệu
 Điều trị
− Penicillin G, 
− Nếu dị ứng Penicillin thì dùng Erythromycin 
− Hoặc có thể phối hợp Penicillin G với
Gentamycin.
Chi STREPTOCOCCI
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
− M. Tuberculosis: Trực khuẩn gây bệnh lao 
được Robert Koch tìm ra năm 1882 
− Bệnh gặp trên khắp thế giới (1,8 tỉ người 
bệnh/năm), tỉ lệ tử vong cao
Robert Koch (1843-1910)
 Đặc điểm sinh học
Hình dạng
− Trực khuẩn dài, mảnh hơi cong, đôi khi phân
nhánh hay có dạng sợi,
− Kích thước dài 2-4m, ngang 0,2-0,5 m, 
− Không di động, không sinh bào tử, 
− Trong môi trường lỏng dễ tập hợp thành đám 
− Không bắt màu thuốc nhuộm Gram, nên nhuộm
bằng phương pháp kháng acid-cồn.
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
Tính chất cấy
− Vi khuẩn lao có thời gian thế hệ từ 15-22 giờ
nên tăng trưởng rất chậm.
− Việc nuôi cấy để nhận dạng vi khuẩn cần nhiều
thời gian từ 4 đến 6 tuần. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm hình thể
 Tính chất cấy
− Sử dụng nhiều môi trường chọn lọc có chứa
kháng sinh như carbenicillin, polymixin, 
trimethoprim để diệt vi khuẩn và amphotericin B 
để diệt vi nấm.
Môi trường lỏng như môi trường Dubos.
Môi trường rắn như Lowenstein-Jensen.
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Tính chất cấy
 Thành phần chủ yếu của Lowenstein-Jensen 
chứa trứng, bột khoai tây, glycerol
 Môi trường có ưu điểm: 
• Thích hợp cho sự phát triển chậm của vk,
• Cho tỷ lệ dương tính cao. 
• Dùng để giữ chủng vi khuẩn lao. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Tính chất cấy
− Sau 2-4 tuần nuôi cấy trực khuẩn lao cho khuẩn
lạc xù xì (dạng R) giống như bông cải màu vàng
lợt. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học 
 Sức đề kháng.
− Trên bề mặt tế bào vi khuẩn có lipid và acid 
mycolic: giúp vi khuẩn lao đề kháng cao với 
tác nhân lý hóa như acid, base, cồn và chống 
lại bạch cầu.
− Thuốc sát khuẩn: nồng độ cao, thời gian dài 
mới diệt được vi khuẩn. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Sức đề kháng
− Rác ẩm ướt sống được bốn tháng,
− Nước dạ dày sống được 6 giờ, 
− Đờm khô sống 2 tháng, 
− Quần áo trong bóng tối sống được vài tháng,
− Nhưng nhiệt độ, tia tử ngoại diệt được dễ dàng:
oĐun 65-700C/30’ diệt được vi khuẩn lao
oBị diệt bởi ánh sáng mặt trời sau 50 phút. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Kháng nguyên:
− Lipid: gồm acid mycolic, có vai trò quan trọng
về tính kháng acid-alcool của vi khuẩn. 
− Protein: tác dụng gây hiện tượng quá mẩn
muộn và kích thích sinh kháng thể. 
− Polysaccharides: gây hiện tượng quá mẩn, có
vai trò như một kháng nguyên trong
phản ứng với huyết thanh bệnh nhân. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Miễn dịch
− Bệnh lao là nhiễm khuẩn nội bào, 
− Có sự thành lập tạo kháng thể nhưng không có
tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh lao
 Độc lực
− Không có ngoại độc tố và nội độc tố.
− Sản phẩm chuyển hóa quan trọng của vi khuẩn
lao là Tuberculin bản chất là kháng nguyên.
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đặc điểm sinh học
 Độc lực 
− Tuberculin: phản ứng quá mẩn gây viêm tại chỗ
Tiêm trong da bệnh nhân
Xuất hiện quầng cứng đỏ: 
• Phản ứng (+) : Đường kính ≥10 mm 
• Phản ứng (+/-) : Đường kính 5-9 mm
• Phản ứng (-) : Đường kính < 5 mm
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Ý nghĩa: thử nghiệm tuberculin (+) 
− Trường hợp đang nhiễm lao,
− Bị bệnh lao từ trước đã khỏi bệnh, 
− Nhiễm Mycobacterium khác, 
− Sau tiêm vắc-xin lao,
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Đường lây bệnh 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Người không bệnh Người mang mầm bệnh
 Đường lây bệnh 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
38
M. tuberculosis 
Từ hạt bụi, hạt nước nhỏ
Được hít vào phế nang (cuộc chiến-VK và ĐTB) 
Một số tồn tại và sinh sản trong đại thực bào,
đại thực bào liên kết với nhau
làm cho thành của tế bào bị calci hóa
tế bào bị calci hóa có chứa vi khuẩn,
đây là nang.
 Giai đoạn sơ nhiễm
Khả năng gây bệnh 
Nhiễm lao lần đầu
gọi là sơ nhiễm
90% lao sơ nhiễm sẽ
qua khỏi và tạo
miễn dịch với vi 
khuẩn lao.
5-10% lao sơ nhiễm
phát triển thành
bệnh lao (do ko điều
trị hoặc khả năng đề
kháng kém).
 Khả năng gây bệnh
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Dù chỉ 10% sơ nhiễm lao tiến 
triển thành bệnh lao, nhưng tỉ 
lệ tử vong là 51% nếu không 
điều trị khỏi bệnh.
Tiến triển của bệnh
Nang
Hang + mũ
(caseum)
Lao xơ
(Lao mãn)
Nang mềm
Bã đậu thải ra 
ngoài vào phổi 
(nguồn lây)
VK lan tỏa
Khả năng gây bệnh 
Tình trạng cơ thể: 
- suy nhược
- bị tác động của các
yếu tố bất lợi, 
- bệnh nhân tiểu
đường, HIV
Trường hợp xấu 
Xương, khớp, 
gan, thận, hạch, 
lao màng não, 
Cơ quan khác
 Khả năng gây bệnh
 Biểu hiện bệnh lâm sàng bệnh lao: 
− ho khạc kéo dài trên 2 tuần
− sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi " trộm" 
− kém ăn, mệt mỏi, sút cân, gầy
− đôi khi ho khạc ra máu, đau ngực 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Khả năng gây bệnh 
1
2.1.
3.4.5.
 Khả năng gây bệnh 
Khẳng định bệnh lao phổi khi xét nghiệm:
oPhản ứng Mantoux/Tuberculin (+)
oMẫu đờm nhuộm kháng acid cồn (+)
oTrên X quang có tổn thương nhu mô phổi
oCấy đàm tìm thấy trực khuẩn lao
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
 Chẩn đoán
 Lấy mẫu
− Đàm lấy vào buổi sáng ngay khi thức dậy. 
− Chất nhờn từ cuống phổi.
− dịch não tủy.
 Xét nghiệm vi khuẩn học:
− Nhuộm bằng phương pháp kháng acid – cồn. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Acid-Fast (Kinyoun) Stain of 
Mycobacterium
 Chẩn đoán
 Xét nghiệm vi khuẩn học:
− Dịch não tủy cấy vào Lowensten-Jensen.
− Ủ ở 370C/2-4 tuần cho những khuẩn lạc xù xì
giống như bông cải màu vàng lợt. 
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
Eight Week Growth of Mycobacterium 
tuberculosis on Lowenstein-Jensen Agar
 Phòng ngừa
Chủng ngừa vắc-xin BCG cho người chưa tiếp
xúc với vi khuẩn lao, nhất là trẻ sơ sinh.
 Điều trị
− Rifampicin, Streptomycin, INH, Ethambutol, PZA. 
− Theo phác đồ 6 - 9 tháng hay 1 năm, 
− Nên phối hợp 3 kháng sinh để tránh bị đề kháng.
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
(VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠCH HẦU)
Được Edwin Klebs và Frieddrich LÖffler tìm ra 1884. 
Đặc điểm hình thể
 Hình thái
− Hình que thẳng, có một hoặc 2 đầu phình to
như dùi trống hoặc hình chùy, xếp song song
hay hợp thành từng đám (chữ V, X ,Y)
− Gram (+), kích thước 2-6 x 0,5-1 m
− Không di động, không có vỏ, không bào tử, 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Corynebacterium diphtheriae
 Hình thái 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
Nuôi cấy
Hiếu khí, mọc tốt trên MTNC cấy nhiều chất dinh
dưỡng:
o Thạch máu Kali tellurit: khuẩn lạc màu xám đen, 
o Thạch máu: khuẩn lạc có hoặc không tan huyết
o Loeffler: mọc nhanh, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bờ
đều màu xám nhạt.
oKhông di động, không có vỏ, không bào tử, 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Loeffler
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
 Tính chất sinh hóa
o Glucose (+), maltose (+), ko sinh hơi
o Lactose (-), saccharose (-), mannit (-)
o Catalase (+), H2S (-), Indol (-), urease (-)
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
 Cấu trúc kháng nguyên
− Kháng nguyên thân O 
− Kháng nguyên bề mặt K
 Týp huyết thanh
− Độc lực giữa các trực khuẩn bạch hầu có sự
khác nhau về đặc điểm sinh học,
− Dựa vào sự khác nhau này chia 3 týp sinh học
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
 Týp huyết thanh
Gravis thường gây dịch bạch hầu lớn
Mitis gây dịch tản phát nhưng tồn tại dai dẳng
Intermedius ít gặp
− Ở Việt Nam dịch bạch hầu 80% do týp Mitis, 
20% do týp Gravis
− Giữa các týp sinh học không khác nhau về tính
chất kháng nguyên và độc lực
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
 Độc tố
− Ngoại độc tố, bản chất là glycoprotein
− Ngoại độc tố được xử lý bằng formalin 0,5% ở
370C không còn khả năng gây bệnh nhưng 
còn tính kháng nguyên nên dùng sản xuất
vắc-xin phòng bệnh bạch hầu.
− Trong phòng thí nghiệm vi khuẩn sinh nhiều độc 
tố ở môi trường có nồng độ sắt 0,14µg/ml, 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Đặc điểm sinh học
 Sức đề kháng
− Sống lâu ở màng giả, đồ dùng người bệnh, 
bụi: 5 tuần
− Bị diệt ở 580C/10 phút, 1000C/1phút
− Bị diệt ánh sáng mặt trời trong vài giờ
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Khả năng gây bệnh
− Bệnh xảy ra quanh năm thường vào mùa lạnh.
− Lây trực tiếp qua đường hô hấp trên: ho, hắt hơi. 
− Lây gián tiếp qua áo quần của bệnh nhi.
− Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, 
sản xuất ngoại độc tố, cố định đường hô hấp.
− Có thể gây tử vong do độc tố gây ghẹt thở.
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Khả năng gây bệnh
− Tạo thành màng giả trắng xám chung quanh
amidal, dai khó bóc tách.
− Màng giả lan xuống thanh quản, khí quản, gây bít
tắc đường hô hấp.
− Ngoại độc tố bạch hầu thấm vào máu gây nhiễm
độc toàn thân và đưa đến: 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Khả năng gây bệnh:
oViêm cơ tim, dây thần kinh ngoại biên
o Liệt:
• Vòm hầu: nói ngọng, nốt khó
• Cơ mắt: mất khả năng điều tiết, lé
• Cơ tứ chi
oVùng dưới hàm cổ có nổi hạch sưng to 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
 Chẩn đoán 
 Xét nghiệm trực tiếp: 
- Dùng que ngoáy xung quanh màng giả amygdal, 
- Nhuộm bằng xanh methylen. 
- Quan sát hình dạng đặc trưng C. diphtherae, 
- Nuôi cấy trên môi trường Loffler, thạch máu
Tellurit để quan sát hình dạng khuẩn lạc. 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Chẩn đoán 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
 Chẩn đoán 
Xét nghiệm gián tiếp:
- Xác định độc tố bạch hầu: bằng 2 phản ứng
o Phản ứng trung hòa trên chuột lang
o Phản ứng Elek
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE
Phòng ngừa
− Tiêm vắc-xin.
− Phối hợp: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, 
Trị liệu: 
− Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu SAD 
(Serum Anti Diphtheriae). 
− Kháng sinh như penicillin, erythromycin, 
amoxicillin, clindamycin. 
CORYNEBACTERIUM DIPHTHERIAE

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_vi_sinh_hoc_bai_7_vi_khuan_gay_benh_qua.pdf