Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 9: Vi khuẩn gây bệnh thần kinh - Phẩm Minh Thu

MỤC TIÊU

Hiểu được bệnh viêm màng não

Biết được đặc điểm của các vi khuẩn gây bệnh

viêm màng não

Biết được triệu trứng, cách phòng ngừa và

điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩnVIÊM MÀNG NÃO

- Là bệnh viêm lớp màng bao bọc

não và hệ thần kinh cột sống.

- Tác nhân: vi khuẩn, virus,

nấm, ký sinh trùng.

- Triệu chứng: đau đầu, nóng sốt,

cứng cổ, buồn ói, sợ ánh sáng,

co giật, hôn mê.

pdf 43 trang yennguyen 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 9: Vi khuẩn gây bệnh thần kinh - Phẩm Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 9: Vi khuẩn gây bệnh thần kinh - Phẩm Minh Thu

Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 9: Vi khuẩn gây bệnh thần kinh - Phẩm Minh Thu
VI KHUẨN
GÂY BỆNH THẦN KINH
Bộ môn VI SINH – KHOA DƯỢC 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
MỤC TIÊU
 Hiểu được bệnh viêm màng não
 Biết được đặc điểm của các vi khuẩn gây bệnh
viêm màng não
 Biết được triệu trứng, cách phòng ngừa và
điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn
VIÊM MÀNG NÃO
- Là bệnh viêm lớp màng bao bọc 
não và hệ thần kinh cột sống. 
- Tác nhân: vi khuẩn, virus, 
nấm, ký sinh trùng.
- Triệu chứng: đau đầu, nóng sốt, 
cứng cổ, buồn ói, sợ ánh sáng,
co giật, hôn mê.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM MÀNG NÃO
- Vi trùng xâm nhập qua đường máu, bạch huyết 
từ một ổ nhiễm khuẩn nào đó trong cơ thể: 
viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi.
khi bị chấn thương nứt sọ
- Vi khuẩn tiết IgA protease phá hủy IgA của ký chủ
=>gây nhiễm trùng huyết => viêm màng não
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM MÀNG NÃO
VIÊM MÀNG NÃO
Tùy thuộc: lứa tuổi, môi trường sống, sức đề kháng
của chủ thể.
− Trẻ 1- 2 tháng: Streptococcus nhóm B,
E.coli, L. monocytogenes.
− Trẻ 3 tháng- 2 tuổi: H. influenzae type b
− Trẻ < 5 tuổi: N. meningitidis, 
− Trẻ 3-15 tuổi: S. pneumoniae
− Người > 50 tuổi: S.pneumoniae, 
L.monocytogenes
VI KHUẨN GÂY VIÊM MÀNG NÃO
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA 
BỆNH VIÊM MÀNG NÃO
 Điều trị:
Khá phức tạp, dùng thuốc phải qua được qua hàng
rào màng não tủy và tiên lượng trị liệu rất dè dặt.
 Phòng ngừa:
Tuy nhiên những tác nhân quan trọng gây viêm
màng não hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH 
VI KHUẨN GÂY VIÊM MÀNG NÃO
- N. meningitidis (não mô cầu)
− H. influenzae
− S. pneumonia/ phế cầu
− S. suis/liên cầu lợn
− Listeria monocytogenes
− M.tuberculosis, E. coli
− ..
NEISSERIA MENINGITIDIS
(Não cầu khuẩn)
 Đặc điểm sinh học
Hình thái
− Song cầu, úp lại giống 2 hạt cà phê tạo mặt
lõm ở giữa, Gram âm. 
− Vi khuẩn không sinh bào tử, không vỏ, 
không có lông, không di động. 
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Đặc điểm sinh học
Tính chất sinh hóa
− Không làm chảy lỏng gelatin, 
− Lên men đường glucose và maltose, 
− Oxidase (+),
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Đặc điểm sinh học
Sức đề kháng
Não cầu khuẩn có sự đề kháng yếu, 
o Đun 600C chết sau 10 phút,
o Dung dịch phenol 5% bị diệt sau 1 phút.
o Rất nhạy cảm với môi trường lạnh.
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Đặc điểm sinh học
Nuôi cấy
−Hiếu khí kỵ khí tùy nghi
−Không phát triển trên MT dinh dưỡng thông
thường, mọc tốt trên MT có huyết thanh
−Nhiệt độ thích hợp 370C/3-10% CO2. 
−Làm đục canh cấy và tủa cặn ở đáy
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Đặc điểm sinh học
 Nhóm huyết thanh: 
− Có 13 nhóm huyết thanh: A, B, C, D, X, Y, Z, 
W-135, 29E, H, I, K, L. 
− Phân biệt các nhóm huyết thanh dựa vào thành
phần polysaccharide có ở nang.
− Bệnh viêm màng não chủ yếu do các nhóm A, B, C, 
W-135 và Y.
− Việt Nam thường gặp các chủng: A, B, C
NEISSERIA MENINGITIDIS
Khả năng gây bệnh
−Gây bệnh qua đường không khí. 
−Xâm nhập qua mũi, hầu tại đây gây viêm họng
xuất huyết. 
−Từ mũi, hầu, vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng
máu, viêm màng não.
−Đôi khi phóng thích độc tố gây tiêu giải hồng
cầu tạo ban đỏ. 
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Khả năng gây bệnh
− Viêm màng não do não cầu khuẩn có những
biểu hiện đau đầu, sốt cao, cứng gáy, ói mửa
− Thường gặp ở trẻ em < 5 tuổi,
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Chẩn đoán
Mẫu bệnh phẩm: máu, dịch não tủy, dịch khớp.
Nhuộm Gram:
−Song cầu Gr (-) hình hạt cà phê có lõm ở giữa,
−Nằm trong hay ngoài tế bào bạch cầu đa nhân.
 Nuôi cấy: 
− Thạch máu, thạch chocolate, có chứa Colistin
Vancomycin, Trimethoprim, Amphotericin B. 
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Chẩn đoán
Các phản ứng sinh hóa: 
Oxidase (+), glucose (+) , maltose (+). 
Phản ứng huyết thanh học: 
Phát hiện kháng nguyên vỏ polysaccarit:
o phản ứng ngưng kết latex.
o phản ứng ngưng kết hồng cầu. 
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Phòng ngừa
− Vệ sinh chung, phòng chống dịch. 
− Cách ly người bệnh. 
− Vaccin tinh chế từ vỏ polysaccharid của N. 
meningitides. Gồm 4 nhóm kháng nguyên (A, 
B, C, Y và W-135) trong đó, nhóm A đáp ứng
miễn dịch tốt.
NEISSERIA MENINGITIDIS
 Điều trị
̶ Nếu phát hiện sớm điều trị kịp thời.
̶ Dùng các kháng sinh qua được màng não 
tủy như cephalosporin III.
NEISSERIA MENINGITIDIS
HAEMOPHILUS INFLUENZA
 Đặc điểm
- Cầu trực khuẩn, Gram âm
- Có thể có nang, không di động, không sinh
bào tử.
- Lên men glucose, Catalase (+)
 Kháng nguyên: 
− Kháng nguyên nang là Polysaccharide
(6 type huyết thanh a, b, c, d, e, f)
− Kháng nguyên b (Hib) gây viêm màng não và
nguy hiểm đến tính mạng nhất là đối với trẻ 
em < 2 tuổi
HAEMOPHILUS INFLUENZA
 Khả năng gây bệnh:
- Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang
- Xâm nhập vào máu, gây viêm màng não
HAEMOPHILUS INFLUENZA
 Chuẩn đoán:
Bệnh phẩm: dịch mũi họng, dịch não tủy, máu
- Nhuộm soi quan sát hình thể
- Nuôi cấy, thử nghiệm sinh hóa
- Tìm kháng nguyên
 Phòng ngừa: Vaccin chế từ nang Polysaccharide 
 Điều trị: Cephalosporin (Cefotaxin, Ceftriaxon)
HAEMOPHILUS INFLUENZA
STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE
Đặc điểm:
- Song cầu, hình mũi giáo, xếp thành chuỗi,
- Gram (+), không di động, không sinh bào tử.
- Hiếu khí, kỵ khí tùy ý, phát triển trong điều kiện
có 3-10% CO2
.
- Catalase (-), bị ly giải bởi muối mật, Optochin (+)
- Tan huyết α
 Kháng nguyên 
- Kháng nguyên của nang là polysaccharide 
(92 typ huyết thanh)
- Kháng nguyên thân: 
•Kháng nguyên Carbohydrade C: chung cho 
S.pneumoniae
•Kháng nguyên protein M: tùy týp
STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE
 Khả năng gây bệnh: 
- Gây viêm mũi, họng, viêm phổi, viêm tai.
- Gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết
- Biến chứng: viêm nội tâm mạc, viêm khớp.
STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE
 Chuẩn đoán:
Bệnh phẩm: đàm, mủ, máu, dịch não tủy
- Nhuộm soi quan sát hình thể
- Nuôi cấy, thử nghiệm sinh hóa
 Phòng ngừa: vắc-xin
 Điều trị: Cephalosporin, Penicillin
STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE
STREPTOCOCCUS SUIS 
 Đặc điểm
- Hình cầu hoặc bầu dục, Gram dương, xếp
thành chuỗi.
- Catalase (-)
 Kháng nguyên: 
- Kháng nguyên nang là Polysaccharide 35 typ
huyết thanh (từ 1-35),
- Typ 2 thường gây bệnh cho người và lợn, 
STREPTOCOCCUS SUIS 
 Nguyên nhân lây bệnh
- Sử dụng sản phẩm chưa nấu chín có
nguồn gốc từ lợn bị bệnh
STREPTOCOCCUS SUIS 
 Khả năng gây bệnh
− Khởi phát sốt cao, đau đầu dữ dội, thời gian ủ 
bệnh 1-2 ngày. 
− Giai đoạn toàn phát: biểu hiện màng não rõ
•co cứng cơ, nhất là cứng gáy cổ
•xuất huyết, hoại tử da, suy hô hấp, hôn mê,
•di chứng bị ù tai giảm thính lực, điếc hoàn 
toàn 
STREPTOCOCCUS SUIS 
STREPTOCOCCUS SUIS 
 Chuẩn đoán: bệnh phẩm: máu, mô tổn thương
- Nhuộm soi quan sát hình thể
- Nuôi cấy, test sinh hóa
- Tìm kháng nguyên, PCR
 Phòng ngừa:
- Sử dụng thực phẩm từ heo nấu chín
- Chăn nuôi, giết mổ heo đúng qui định
 Điều trị: Cephalosporin, Penicillin, Ampicillin
STREPTOCOCCUS SUIS 
LISTERIA MONOCYTOGENES 
 Đặc điểm:
- Hình que, Gram (+), hiếu kỵ khí tùy ý, không
nang, không tạo bào tử, di động xoắn ở 40C.
- Catalase (+), Oxydase (-), tan huyết β.
 Khả năng gây bệnh:
- Gây bệnh thường gặp phụ nữ có thai, người già,
người suy giảm miễn dịch
oNhiễm trùng thai nhi, đẻ non
oThai chết lưu trong bụng mẹ
oNhiễm trùng huyết
oViêm màng não cấp ở trẻ sơ sinh từ tuần 1- 4
LISTERIA MONOCYTOGENES 
 Khả năng gây bệnh:
- Biểu hiện bệnh: 
o buồn nôn, tiêu chảy, 
o sốt nhẹ,đau cơ, ớn lạnh, 
o các triệu chứng viêm màng não,
- Do các týp huyết thanh 1a, 2a, 1b, 2b, 4b,
LISTERIA MONOCYTOGENES 
LISTERIA MONOCYTOGENES 
Listeria monocytogenes
Chuẩn đoán:
- Nhuộm soi quan sát hình thể
- Nuôi cấy,
- Thử nghiệm sinh hóa
Listeria monocytogenes
 Phòng bệnh
−Chủ yếu là hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
−Vệ sinh an toàn thực phẩm.
−Hiện vắc-xin, 
 Điều trị
−Penicillin hoặc erythromycin. 
−Vi khuẩn này ít kháng thuốc kháng sinh.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_vi_sinh_hoc_bai_9_vi_khuan_gay_benh_than.pdf