Bài giảng Marketing ngân hàng (Mới)
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng.
Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng.
Bài 3: Đo lường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng.
Bài 4: Chiến lược sản phẩm trong ngân hàng.
Bài 5: Chiến lược giá trong ngân hàng.
Bài 6: Chiến lược kênh phân phối trong ngân hàng.
Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing ngân hàng (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Marketing ngân hàng (Mới)
MARKETING NGÂN HÀNG MÔ TẢ HỌC PHẦN Học phần Marketing ngân hàng trang bị cho sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng các kiến thức cơ bản và toàn diện về lý luận và thực tiễn cũng như kỹ năng thực hành các hoạt động marketing và cung ứng dịch vụ tài chính của NHTM hiện đại. NỘI DUNG HỌC PHẦN Bài 1: Tổng quan về marketing ngân hàng. Bài 2: Thị trường và môi trường marketing ngân hàng. Bài 3: Đo lường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho ngân hàng. Bài 4: Chiến lược sản phẩm trong ngân hàng. Bài 5: Chiến lược giá trong ngân hàng. Bài 6: Chiến lược kênh phân phối trong ngân hàng. Bài 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp. TỔNG QUAN VỀ MARKETING NGÂN HÀNG BÀI 1 NỘI DUNG 1.1. Khái niệm về marketing ngân hàng 1.2.Vai trò của marketing ngân hàng 1.2.1 Là cầu nối hoạt động kinh doanh ngân hàng với thị trường 1.2.2 Tham gia giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh doanh 1.2.3 Tạo ra vị thế cạnh tranh của ngân hàng 1.2.4 Marketing ngân hàng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là một nghề 1.3. Chức năng của marketing ngân hàng 1.4. Đặc điểm của marketing ngân hàng 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ phận marketing trong ngân hàng 6 1.1. Khái niệm về marketing ngân hàng Marketing ngân hàng là toàn bộ những nỗ lực của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện các mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing ngân hàng là tập hợp các hành động khác nhau của ngân hàng nhằm hướng mọi nguồn lực hiện có của ngân hàng vào việc phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng , trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. 7 1.2.1 Là cầu nối hoạt động kinh doanh ngân hàng với thị trường Hiểu được nhu cầu khách hàng và thị trường Dẫn dắt hướng chảy của tiền vốn, khai thác khả năng huy động vốn, phân chia vốn hợp lý theo nhu cầu thị trường Phối hợp tất cả các hoạt động của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường và giải quyết những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.2 VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 8 1.2.2. Tham gia giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh doanh Xác định sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ Hoàn thiện mối quan hệ, công tác chăm sóc khách hàng giữa nhân viên với khách hàng Giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhân viên, khách hàng và chủ ngân hàng 9 1.2.3. Tạo ra vị thế cạnh tranh của ngân hàng Tạo ra sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm dịch vụ Định vị sự khác biệt, độc đáo đó đối với khách hàng Duy trì lợi thế về sự khác biệt 10 1.2.4. Marketing ngân hàng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là một nghề + Là cơ sở khoa học vì nó có đối tượng và phương pháp nghiên cứu khá cụ thể, đó là nhu cầu và cách thức đáp ứng nhu cầu SPDV của ngân hàng trên thị trường tài chính. + Là nghệ thuật vì hoạt động của nó được thực hiện thông qua đội ngũ nhân viên ngân hàng, mức độ thành công phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của CBQL và nhân viên ngân hàng + Là nghề nghiệp vì nó đòi hỏi người làm công tác marketing phải được đào tạo kỹ năng nghề một cách bài bản. 11 1.3 CHỨC NĂNG BỘ PHẬN MARKETING TRONG NGÂN HÀNG Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu của KH Chức năng phân phối (chọn địa điểm, tổ chức phục vụ) Chức năng tiêu thụ (thực hiện quá trình bán hàng) Chức năng yểm trợ (quảng cáo, PR, hội nghị khách hàng) Làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu của KH Chức năng phân phối (chọn địa điểm, tổ chức phục vụ) Chức năng tiêu thụ (thực hiện quá trình bán hàng) 12 1.3.1 Làm cho SPDV thích ứng với nhu cầu khách hàng Làm cho SPDV ngân hàng trở nên hấp dẫn, có sự khác biệt, đem lại nhiều tiện ích, lợi ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đổi mới và ngày càng cao của khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh. 13 Các công việc phải thực hiện sau: Phải nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, mong muốn và cả những xu thế thay đổi nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó, bộ phận marketing gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu thị trường với các bộ phận trong thiết kế, tiêu chuẩn hóa và phát triển SPDV mới => cung ứng sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn ra thị trường 14 1.3.2. Chức năng phân phối Là toàn bộ quá trình tổ chức đưa SPDV của ngân hàng đến với các nhóm khách hàng đã lựa chọn, gồm: - Tìm hiểu khách hàng và lựa chọn những khách hàng tiềm năng. - Hướng dẫn khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng SPDV của ngân hàng - Tổ chức hoạt động phục vụ khách hàng tại tất cả các điểm giao dịch - Nghiên cứu phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 15 1.3.3. Chức năng tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là SPDV , sự hợp lý về giá cả , kỹ năng và thái độ của nhân viên giao dịch với khách hàng. Nhân viên giao dịch cần nắm rõ tiến trình bán hàng như sau: Tìm hiểu khách hàng Sự chuẩn bị khi tiếp xúc với khách hàng Tiếp cận khách hàng Giới thiệu SPDV và hướng dẫn thủ tục sử dụng Xử lý hợp lý những trục trặc có thể xảy ra Tiếp xúc cuối cùng với khách hàng 16 1.3.4. Chức năng hổ trợ Là chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt 3 chức năng trên và nâng cao khả năng an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các hoạt động hổ trợ gồm: Quảng cáo Tuyên truyền Hội chợ, hội nghị khách hàng Quan hệ công chúng 17 1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA MARKETING NGÂN HÀNG Những đặc điểm này bắt nguồn từ: Đặc điểm của marketing dịch vụ Đặc điểm riêng có của ngành ngân hàng 18 1.4.1. Đặc điểm của marketing dịch vụ: DỊCH VỤ Không hiện hữu Không ổn định Không thể lưu trử Không thể tách rời 19 1.4.1.1 Dịch vụ không hiện hữu (vô hình – phi vật chất) Các dịch vụ đều vô hình. Ta không thể nhìn , thấy, thử mùi vị, nghe hay ngửi trước khi tiêu dùng chúng Vì vậy có sự không chắc chắn khi mua dịch vụ. Làm thế nào để giảm bớt sự không chắc chắn đó? Phải có các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng của dịch vụ đ ó là đ ịa điểm, n hân viên, t rang thiết bị, t hông tin, g iá cả (còn gọi là các b ằng chứng vật chất-Physical Evidences). 20 Để củng cố niềm tin của người mua, những nhà c ung cấp dịch vụ có thể: - Tăng tính hữu hình của dịch vụ Không chỉ mô tả dịch vụ mà còn làm cho khách hàng chú ý đến những lợi ích có liên quan đến dịch vụ đó - Nghĩ ra những tên gọi gợi lên giá trị của dịch vụ - Mời người nổi tiếng nào đó tuyên truyền cho dịch vụ 21 1.4.1.2 Dịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc - Quá trình c ung cấp & s ử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời; vì vậy d ịch vụ không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó ch o dù đó là c on người hay m áy móc - Khách hàng cũng tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ cho chính mình, vì vậy cả người cung ứng & khách hàng đều ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ. - Khách hàng sẽ ưa thích những người cung ứng giỏi. 22 Để khắc phục tình trạng này, các công ty dịch vụ có thể có những hướng khắc phục sau đây: - Tăng giá dịch vụ từ những người cung ứng giỏi - Người cung ứng giỏi học cách làm việc với nhóm đông khách hàng - Người cung ứng tìm cách làm giảm thời gian phục vụ - Công ty dịch vụ đào tạo thêm nhiều người cung ứng giỏi 23 1.4.1.3 Dịch vụ không dự trữ được - Do dịch vụ vô hình & không thể tách rời khỏi nguồn gốc nên không thể dự trữ được dịch vụ. - Nếu nhu cầu ổn định & được biết trước thì sẽ không có vấn đề. Nếu nhu cầu dao động, thất thường thì công ty dịch vụ sẽ gặp phải vấn đề về sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật - con nguời. Vì vậy, các DN cần có các chiến lược để điều hoà Cung - Cầu theo thời gian, cụ thể như sau: 24 Chiến lược liên quan đến Cầu - Định giá phân biệt theo thời gian (Time Pricing) - Chủ động làm tăng nhu cầu vào những lúc thấp điểm - Cung cấp các dịch vụ bổ sung vào những lúc cao điểm để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn - Áp dụng hệ thống đặt chỗ trước (hàng không, tàu hoả...) 25 Chiến lược liên quan đến Cung - Thuê nhân viên làm part time trong những giờ cao điểm - Yêu cầu nhân viên chỉ làm những việc thật cần thiết trong lúc cao điểm - Một số công việc có thể chuyển sang cho khách hàng - Chia sẻ công việc với các doanh nghiệp khác 26 1.4.1.4 Dịch vụ không ổn định - Khác với các sản phẩm vật chất khi đã tạo ra thì chất lượng đồng đều, chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng. - Chất lượng dịch vụ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (nhân viên phục vụ, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ). - Điều này giải thích tại sao người mua dịch vụ thường hỏi ý kiến người khác trước khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ. 27 Để khắc phục vấn đề này, các công ty dịch vụ cần phải quản trị chất lượng dịch vụ, cụ thể cần tiến hành theo 3 bước: - Lựa chọn con người, huấn luyện đào tạo - Thiết kế tốt Quá trình phục vụ (hay còn gọi là Hệ thống cung ứng dịch vụ). Đây là các yếu tố vật chất, con người được tổ chức một cách chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới khách hàng nhằm đảm bảo quá trình phục vụ hiệu quả. - Theo dõi, lượng định mức độ hài lòng của khách hàng. 28 Hàng hóa Dịch vụ Ngụ ý Hữu hình Vô hình - Không thể lưu trữ.- Không thể trưng bày- Khó định giá Đồng nhất Không đồng nhất - Việc cung ứng & sự thỏa mãn dựa trên hành vi của người thực hiện cung ứng.- Chất lượng khó kiểm soát- Khó kiểm chứng sự khác biệt giữa kết quả và kế hoạch Tách biệtgiữa SX &TD TD & SX đồng thờidiễn ra - Khách hàng trực tiếp tham gia trao đổi- Khó cung cấp hàng loạt Có thể lưutrữ Không thểtồn trữ - Không thể sản xuất trước- Không thể trả lại hay bán lại. 1.4.1.5 Hình thức marketing của doanh nghiệp dịch vụ Marketing đối nội Marketing đối ngoại Marketing quan hệ 30 Marketing đối nội Nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng Nhân viên ngân hàng là khách hàng của chủ ngân hàng, do đó lãnh đạo ngân hàng phải: Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhân viên, xem nhân viên như tài sản ngân hàng Tạo điều kiện và chính sách để nhân viên thực hiện tốt công việc 31 Marketing đối ngoại - Ngân hàng phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững, tin tưởng nhau và có lợi cả 2 bên, cụ thể: + Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng + Luôn giữ đúng cam kết với khách hàng + Cung cấp sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp + Tăng cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới Phát triển các mối quan hệ mới Quản lý các mối quan hệ Marketing quan hệ - Ngân hàng phải xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng bền vững, tin tưởng nhau. 33 1.4.2 Đặc điểm riêng của marketing ngân hàng Phân phối đóng vai trò quan trọng hàng đầu Khó khăn trong việc tạo ra sự khác biệt trong dài hạn Rủi ro trong hoạt động là yếu tố cần được quan tâm trong kinh doanh và marketing ngân hàng Các nhóm khách hàng chuyên biệt có những nhu cầu và mong đợi khác nhau Các chương trình marketing ngân hàng thường không có nhiều sự khác biệt 1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN MARKETING TRONG NGÂN HÀNG Kiểu tổ chức bộ phận Marketing trong mô hình tổ chức của ngân hàng Kiểu tổ chức bộ phận Marketing độc lập trong mô hình tổ chức ngân hàng. Có hai kiểu tổ chức bộ phậnMarketing ngân hàng: CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 1. Cho biết sự cần thiết của việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động của ngân hàng? 2. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của ngân hang như thế nào? 3. Marketing trong hoạt động ngân hàng có đặc điểm gì?. THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MARKETING NGÂN HÀNG BÀI 2 2.1 Nghiên cứu thị trường của marketing ngân hàng 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm của nghiên cứu thị trường 2.1.3 Các nghiên cứu thị trường 2.1.4 Quá trình nghiên cứu thị trường 2.2 Môi trường marketing ngân hàng 2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.2 Môi trường vi mô 2.3 Khách hàng NỘI DUNG 38 2.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA MARKETING NGÂN HÀNG 2.1.1. Khái niệm - Là việc nhân diện, lựa chọn, thu thập, phân tích và phổ biến thông tin nhằm hỗ trợ cho việc ra các quyết định liên quan đến quá trình xác định và xử lý các vấn đề trong kinh doanh - Là quá trình thiết kế, thu thập, phân tích và báo cáo thông tin dùng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến kinh doanh và marketing trong ngân hàng 39 2.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu thị trường Được thực hiện cho dự án, nhu cầu doanh nghiệp, ngân hàng Nghiên cứu để ứng dụng Được tiến hành một cách có qui trình, hệ thống và mang tính khách quan Có mục tiêu và tiêu chí xác định khi nghiên cứu Có 4 nội dung chính là thu thập, phân tích, đưa các giải pháp và báo cáo thông tin 40 2.1.3. Các nghiên cứu thị trường Nghiên cứu giá Chi phí, lợi nhuận Giá các sản phẩm cạnh tranh Co giản cung cầu Khách hàng Quá trình mua sắm Nhu cầu về SPDV Thái độ với thương hiệu Xúc tiến truyền thông Các phương tiên truyền thông Thông điệp Lực lượng bán hàng Phân phối Địa điểm đặt chi nhánh, Hiệu quả các kênh phân phối Sản phẩm Sản phẩm mới Sản phẩm cạnh tranh Tổng hợp Xu hướng ngành Thị phần, thị trường Thương hiệu 41 2.1.4. Quá trình nghiên cứu Báo cáo kết quả Xác định mục tiêu nghiên cứu Lập kế hoạch Thu thập dữ liệu Xử lý phân tích dữ liệu Đưa ra các giải pháp 42 Ngân hàng Khách hàng Các đơn vị hổ trợ Công chúng Đối thủ Cạnh tranh Nhân khẩu Kinh tế Văn hóa Công nghê Chính trị, pháp luật 2.2 MÔI TRƯỜNG MARKETING NGÂN HÀNG 43 Nhân khẩu - Là mối quan tâm lớn của các ngân hàng - Cơ sở hạ tầng và nhân khẩu có ảnh hưởng lớn đến các chương trình marketing của ngân hàng - Gồm các yếu tố cơ bản sau: Tổng dân số, tỷ lệ dân số Thu nhập, mức sống Thay đổi cơ cấu dân số Xu hướng di chuyển dân số Chính sách dân số của quốc gia, vùng miền 2.2.1. Môi trường vĩ mô 44 Môi trường kinh tế Khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, tiền gởi của khách hàng Tác động đến nhu cầu khách hàng Các yếu tố cơ bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát Sự ổn định về kinh tế Cơ cấu xuất nhập khẩu Thu nhập bình quân đầu người Xu hướng toàn cầu hóa Chính sách đầu tư/ tiết kiệm của chính phủ 2.2.1. Môi trường vĩ mô 45 Môi trường công nghệ Tác động đến phương thức trao đổi của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ Tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng Giúp phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, ATM, thanh toán tự động, ngân hàng qua mạng) Cần dự báo xu hướng công nghệ để phục vụ cho công tác kinh doanh của ngân hàng 2.2.1. Môi trường vĩ mô 46 Môi trường văn hóa Văn hóa tác động đến nhu cầu và hành vi của khách hàng đối với việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng Các yếu tố tác động: Trình độ văn hóa Thói quen tiêu dùng Tâm lý 2.2.1. Môi trường vĩ mô 47 Môi trường chính trị pháp luật Tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức của ngân hàng Ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của chính sách nhà nước và luật pháp như: Các qui định của ngân hàng nhà nước Các bộ luật liên quan Các qui định của các tổ chức tài chính, thương mại khu vực và quốc tế như AFTA, WTO, IMF 2.2.1. Môi trường vĩ mô 48 Các yếu ... rường Đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với người tiêu dùng Hệ thống phân phối tốt sẽ giúp giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới một cách hiệu quả 153 6.5.2. Tăng doanh số hoạt động và lợi nhuận - Mục đích của marketing ngân hàng là tăng doanh lợi - Hệ thống phân phối của ngân hàng là phương tiện, công cụ phục vụ đắc lực cho quá trình cung ứng SPDV - Hệ thống phân phối là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng - Chiến lươc phân phối là một trong những chiến lược quan trọng giúp ngân hàng thực hiện các chỉ tiêu về doanh số hoạt động như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, chỉ tiêu dư nợ, doanh thu, lợi nhuận - Để tăng doanh thu hoạt động và mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi các bộ phận, các khâu, hệ thống phân phối phải hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả 154 6.5.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ Mức độ cạnh tranh này ngày càng quyết liệt và gay gắt trong tương lai Cần phải có chiến lược kinh doanh, nhất là chiến lược phân phối SPDV ngân hàng hơn đối thủ cạnh tranh 155 6.5.4. Hạ thấp chi phí - Các ngân hàng tiết kiệm chi phí nhằm tìm cách mở rộng thị trường, tăng doanh số hoạt động, tăng thu nhập cho ngân hàng - Quá trình mở rộng hệ thống cung ứng SPDV ngân hàng hiện đại đòi hỏi đội ngũ marketing ngân hàng phải tính toán cân đối giữa các khoản chi phí và thu nhập trên nguyên tắc hạ thấp chi phí hoạt động của ngân hàng - Không thể mở rộng việc cung ứng dịch vụ tràn lan, không thể tùy tiện phát triển hệ thống các chi nhánh ngân hàng mà không cân nhắc cẩn trọng 156 6.6 LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI Hệ thống kênh phân phối luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong chiến lược marketing ngân hàng Việc phát triển hệ thống cung ứng SPDV hiện đại bằng công nghệ điện tử, xóa bỏ những rào cản gia nhập ngànhđã làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trên thị trường Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày có nhiều thay đổi. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại Các ngân hàng ngày nay cho rằng phải có hỗn hợp các kênh phân phối 157 Các yếu tố để lựa chọn kênh phân phối Đặc điểm thị trường Nhu cầu và xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng trên thị trường Tính chất của SPDV ngân hàng Đặc điểm của môi trường kinh doanh Mức độ cạnh tranh trên thị trường Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Quan điểm của những nhà lãnh đạo ngân hàng 158 Các yêu cầu cơ bản của kênh phân phối Thuận tiện trong quá trình giao dịch Tạo được năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phù hợp với mô hình tổ chức của ngân hàng Phù hợp với phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng hiện tại và tương lai 159 Các tiêu thức đánh giá kênh phân phối Số lượng khách hàng, đặt biệt là KH tiềm năng Xác định đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh Địa điểm mở chi nhánh ở trung tâm vùng hoạt động Việc mở chi nhánh có đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng không? Đánh giá tiềm năng của chi nhánh dự định sẽ mở 160 Các lưu ý khi mở chi nhánh Quy mô, tốc độ phát triển thị trường Số lượng khách hàng Mức độ tập trung của ngân hàng Triển vọng phát triển của ngân hàng Tần số sử dụng SPDV ngân hàng của nhóm KH mục tiêu Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng Mức độ tập trung của đối thủ cạnh tranh Những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 6 1. So sánh những điểm nhạnh, điểm yếu giữa các kênh phân phối truyền thông và kênh phân phối hiện đại của ngân hàng 2. Bạn là chuyên viên marketing và ban lãnh đạo ngân hàng đnag có kế hoạch phát triển một số chi nhánh mới. Hãy liệt kê, phân tích những công việc, thông tin cần thiết cần thu thập để có thể lập phương án mở cách chi nhánh mới đó. 3. Bạn hãy thử đánh giá một cách tổng quát thực trạng phát triển mạng lưới chi nhánh ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP BÀI 7 NỘI DUNG 7.1. Tổng quan về chiến lược xúc tiến hỗn hợp 7.2 Các hình thức xúc tiến hỗn hợp 7.3 Kiểm tra hoạt động marketing ngân hàng 164 7.1 TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP 7.1.1 Khái niệm Xúc tiến hỗn hợp là một công cụ quan trọng của marketing, được sử dụng để tác động vào thị trường. Nó là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng SPDV của ngân hàng, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, qua đó làm tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường 165 7. 1.2. Đặc điểm Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên, liên tục và duy trì trong thời gian dài Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng rất phong phú, đa dạng và phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều phương thức truyền tin khác nhau. + Truyền tin bên ngoài ngân hàng: Truyền hình, phát thanh, sách báo + Truyền tin ở các điểm giao dịch: Phòng chờ, bảng quảng cáo bằng Pano + Thông tin qua đội ngũ nhân viên giao dịch + Thông tin truyền miệng của khách hàng 166 7.1.3. Vai trò Hoạt động truyền thông giúp công chúng hiểu rõ, đầy đủ về SPDV của ngân hàng; từ đó có căn cứ quyết định việc lựa chọn SPDV của ngân hàng Giúp cho các chuyên gia marketing khảo sát được mức độ thỏa mãn của khách hàng, để ngân hàng có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua việc tạo lập, phát triển hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, thiết lập sự tin tưởng và trung thành của khách hàng 167 7.1.4. Phân tích Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Môi trường hoạt động Hệ thống marketing 168 7.1.5. Xác định mục tiêu Tăng sự hiểu biết của khách hàng về SPDV của ngân hàng Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và KH Tăng doanh thu và lợi nhuận 169 7.1.6. Thiết kế thông điệp Thông điệp là tổng hợp những thông tin về ngân hàng và SPDV của ngân hàng được chuyển tải đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền tin như truyền hình, truyền thanh, báo chí Việc xây dựng thông tin là rất quan trọng, thông điệp được dựa trên: + Nhu cầu, đặc điểm tiếp nhận thông tin của đối tượng + Nội dung của sản phẩm dịch vụ + Tính phù hợp với sự tiếp nhận và tạo được sự tin tưởng của đối tượng tiếp nhận 170 Những yêu cầu của một thông điệp + Phải tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của khách hàng + Đảm bảo tính pháp lý của thông điệp quảng cáo + Thông điệp phải phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của từng đối tượng khách hàng + Lưu ý khi thiết kế hình ảnh, biểu tượng, nội dung và ngôn từ sử dụng + Thông điệp quảng cáo cần thể hiện “ tính vui nhộn” 171 7.1.7. Lựa chọn kênh truyền thông Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng Kênh truyền thông của ngân hàng được chia thành 2 loại: + Kênh cá nhân : Nhân viên trực tiếp giao dịch và người thân trong gia đình, bạn bè + Kênh phi cá nhân : Các cơ quan phát hành ấn phẩm, các công ty quảng cáo, các cơ quan thông tin đại chúng 172 7.1.8. Xác định ngân sách Ngân sách là một yếu tố quan trọng trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp Hoạt động xúc tiến hỗn hợp chiếm chi phí cao trong tổng số chi phí của hoạt động marketing ngân hàng Mức ngân sách khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn kênh, hình thức tổ chức thực hiện và hiệu quả mang lại cũng khác nhau 173 7.1.9. Đánh giá hiệu quả Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến hỗn hợp đến doanh số cho vay, doanh số huy động, dịch vụ cung ứngso với trước và sau hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện Tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh ngân hàng và SPDV Số lượng khách hàng mới, khách hàng truyền thống Sự hợp lý của công cụ truyền thông 174 Quảng cáo Là hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, sản phẩm được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể này phải trả tiền Thực hiện qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, phim ảnh, tờ rơi, poster, quảng cáo ngoài trời. Xác định mục tiêu của quảng cáo Yêu cầu của quảng cáo ngân hàng Lựa chọn phương tiện quảng cáo Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo 7.2 CÁC HÌNH THỨC XÚC TIẾN HỖN HỢP 175 Giao dịch cá nhân Giao dịch cá nhân là những giao dịch trực tiếp được thực hiện giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng qua gặp trực tiếp hay điện thoại Giao dịch tốt sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, quá trình giao dịch cần đảm báo các mục tiêu sau: + Nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng + Làm cho khách hàng hiện tại chấp nhận những SPDV mới + Hấp dẫn khách hàng mới sử dụng những SPDV hiện có + Duy trì sự trung thành của khách hàng + Thu thập thông tin thị trường + Cung cấp và giới thiệu các SPDV cho khách hàng + Tạo cơ hội mở rộng thị phần 176 Tuyên truyền Mục đích của tuyên truyền xã hội nhằm tạo dựng và duy trì sự hiểu biết rộng rãi trong xã hội về ngân hàng Không những tuyên truyền về hình ảnh của ngân hàng mà còn cả đội ngũ nhân lực và các hoạt động liên quan 177 Để xây dựng và nâng cao hình ảnh ngân hàng, người ta thường sử dụng và phối hợp nhiều công cụ như: Báo cáo kết quả thường niên của ngân hàng Các bài diễn thuyết của lãnh đạo ngân hàng Tổ chức hội thảo chuyên đề Tham gia các hoạt động từ thiện Bài viết đăng trên các tạp chí Các ấn phẩm khác 178 Hoạt động khuyến mãi - Khuyến mãi nhằm khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ hơn và thu hút khách hàng mới. Khuyến mãi có tác động khuyến khích bộ phận phân phối đẩy mạnh các hoạt động của mình Thường được tiến hành song song với các chiến lược quảng cáo nhằm phát huy hiệu quả Các hoạt động khuyến mãi của ngân hàng như: Ưu đãi tín dụng cho sinh viên Quà tăng cho khách hàng Giảm hoặc miễn phí cho khách hàng lần đầu tiên tham gia dịch vụ hoặc khách hàng truyền thống 179 Marketing trực tiếp Là việc sử dụng thư, điện thoại và các công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có và tiềm năng. Marketing trực tiếp là việc sử dụng hệ thống các phương tiện nhằm thiết lập và mở rộng việc đối thoại, giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng Lợi thế của marketing trực tiếp so với các phương thức xúc tiến hỗn hợp là sự gia tăng cơ hội giao tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, giúp khách hàng nhận được thông tin từ ngân hàng nhanh chóng, đầu đủ, cụ thể, chính xác. Là dịp giới thiệu SPDV mới, duy trì khách hàng hiện tại, giảm chi phí quảng cáo, hạn chế sự theo dõi của đối thủ cạnh tranh 180 Các hình thức thực hiện: Gửi thư và tờ rơi đến từng khách hàng Điện thoại tới khách hàng Tư vấn online Giải đáp trên truyền thanh, truyền hình, các tạp chí chuyên ngành Hội nghị khách hàng Hội chợ việc làm 181 Hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ tốt sẽ đạt được các mục tiêu sau: Tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng và những đổi mới của ngân hàng Thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng Tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội Tăng cường uy tín và hình ảnh của ngân hàng Thu hút nhân tài cho ngân hàng, giúp ngân hàng tuyển dụng nhân viên tốt Đặc điểm của các công cụ 183 Quảng cáo truyền hình Ưu điểm: - Cung cấp thông tin trên diện rộng, đa phương tiện - Chi phí cho 1 lần tiếp xúc là thấp Hạn chế: - Chi phí tổng thể cao, hạn chế về thời gian - Không lựa chọn được khách hàng mục tiêu Báo, tạp chí Ưu điểm: - Cung cấp được nhiều thông tin, chi phí thấp - Đối với tạp chí có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu Hạn chế: - Độc giả có giới hạn, tuổi thọ ngắn 184 Truyền thanh: Ưu điểm: - Chi phí thấp, nghe nhiều, có thể chọn lựa theo khu vực địa lý - Khá linh hoạt về nội dung Hạn chế: - Không phải công cụ đa phương tiện, chỉ nghe - Ghi nhớ thấp và khó gây được sự chú ý của khách hàng Khuyến mãi Ưu điểm: - Thu hút chú ý để quyết định mua hàng, hấp dẫn người mua một cách cụ thể Hạn chế: - Áp dụng trong thời gian ngắn - Làm không đúng cách sẽ phản tác dụng ( khách hàng sẽ nhìn nhận không đúng về chương trình khuyến mãi) 185 Giao dịch cá nhân: Ưu điểm: - Hình thành mối quan hệ phong phú, đa dạng, linh hoạt trong giao tiếp - Có ngay thông tin phản hồi Hạn chế: - chi phí cho 1 lần tiếp xúc là khá cao, số lượng khách hàng tiếp xúc là không nhiều Quan hệ công chúng Ưu điểm: - Thông tin trung thực, tạo hình ảnh doanh nghiệp, sản phâm tốt đối với xã hội - Phù hợp với những khách hàng dị ứng với quảng cáo Hạn chế: - Chi phí cao - Tổ chức khá phức tạp ( thông điệp, nội dung) 186 7.3 KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG Nội dung kiểm tra Doanh số hoạt động Thị phần Số lượng và chất lượng khách hàng Việc sử dụng các khoản chi phí marketing Lợi nhuận thu được qua từng thời gian Khả năng và hoạt động tái đầu tư Thái độ, sự trung thành của khách hàng Uy tín của SPDV Tác động của quảng cáo 187 Cơ sở kiểm tra Báo cáo tài chính Báo cáo về nghiên cứu khách hàng Báo cáo chi tiết về doanh thu Thông tin về đối thủ cạnh tranh Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng Thăm dò khách hàng theo nội dung chuẩn bị trước Báo cáo kết quả nghiên cứu của từng khu vực Ý kiến của CBCNV trong ngân hàng 188 Phương pháp kiểm tra Là phương pháp so sánh giữa mục tiêu đặt ra và mức đạt được trên thực tế. Kết quả kiểm tra có thể: Mục tiêu đạt thấp hơn mức dự kiến Mục tiêu đạt cao hơn mức dự kiến Mục tiêu đạt bằng hơn mức dự kiến 189 Kiểm tra khả năng thích ứng của hoạt động marketing Để đánh giá khả năng thích ứng của hoạt động marketing ngân hàng, phải dựa vào các tiêu chí sau: Mức độ thỏa mãn và phản ứng của ngân hàng đối với các hoạt động quảng cáo hay tài trợ của ngân hàng Mức độ hợp lý của chiến lược marketing Hiệu quả đạt được sau khi triển khai các chương trình marketing 190 Bài tập tổng hợp 3 Bạn hãy kiểm tra hoạt động marketing trong bài tập số 2: Thông tin nào cần thu thập Cần những kênh nào để thu thập thông tin Phương pháp kiểm tra Đánh giá của bạn thế nào về chương trình marketing trên CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 7 1. Hãy xây dựng chương trình quảng bá cho sản phẩm “ tài trợ mua xe ô tô trả góp”: Đối tượng, mục tiêu Các phương thức triển khai marketing Các kênh tiếp cận khách hàng Dự kiến ngân sách Đánh giá hiệu quả 2 . Dựa vào kết quả của câu 1, bạn hãy kiểm tra hoạt động marketing Thông tin nào cần thu thập Cần những kênh nào để thu thập thông tin Phương pháp kiểm tra Đánh giá của bạn thế nào về chương trình marketing trên 192 Bài tập tổng hợp 1 Hãy xây dựng hệ thống phân phối m ột ngân hàng c ụ thể tại địa phương của bạn: Tổ chức kênh phân phối & sản phẩm Giải pháp để phát triển các SPDV tại các chi nhánh Chính sách của Ngân hàng đối với chi nhánh 193 Bài tập tổng hợp 2 Hãy phân tích một chiến lược marketing cho một sản phẩm của một ngân hàng cụ thể (ví dụ sản phẩm huy động, sản phẩm cho vay, Giới thiệu sản phẩm (Đối tượng, mục tiêu) Các phương thức triển khai marketing (ứng dụng 8P vào triển khai marketing) Các kênh tiếp cận khách hàng
File đính kèm:
- bai_giang_marketing_ngan_hang_moi.ppt