Bài giảng Môi trường đại cương - Phan Ý Nhi

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG

1.1. Khái niệm môi trƣờng

Theo nghĩa rộng nhất thì môi trƣờng là tập hợp các điều kiện và hiện tƣợng bên ngoài có

ảnh hƣởng tới mộy vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và

diễn biến rong môi trƣờng nhƣ môi trƣờng vật lí, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh

tế Nhƣ vậy, môi trƣờng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh

sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng,

cảnh quan, quan hệ xã hội.

Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2006: Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự

nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.

Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một đối tượng nào đó.

Đây có thể xem là khái niệm khái quát nhất về môi trƣờng.

1.2. Các thành phần của môi trƣờng

1.2.1. Thạch quyển

1.2.1.1. Khái niệm

Thạch quyển là lớp ngoài của cấu tạo trái đất. Lớp thạch quyển mỏng và cứng, có cấu tạo

hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa

lý. Vỏ Trái đất đƣợc chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dƣơng.

+ Vỏ đại dƣơng có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải

dài trên tất cả các đáy của các đại dƣơng với chiều dày trung bình 8 km.

+ Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dƣới và các loại

đá khác nhƣ granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thƣờng

rất dày, trung bình 40km, có nơi 60-70km nhƣ dãy núi Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa,

nơi tiếp xúc giữa đại dƣơng và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.

Trong thạch quyển, các nguyên tố hóa học nhƣ O. Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K chiếm đến

99% trọng lƣợng thạch quyển.

pdf 113 trang yennguyen 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường đại cương - Phan Ý Nhi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Môi trường đại cương - Phan Ý Nhi

Bài giảng Môi trường đại cương - Phan Ý Nhi
1 
1 
TRƢỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG 
 KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 
 BỘ MÔN NÔNG LÂM NGƢ 
Bài giảng 
MÔI TRƢỜNG ĐẠI CƢƠNG 
(Dành cho các lớp Cao đẳng môi trường) 
 GV: ThS Phan Ý Nhi 
Quảng Ngãi, 5/2015 
2 
2 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 3 
3 ..CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG 4 
1.1. Khái niệm môi trƣờng .............................................................................................. 4 
1.2. Các thành phần của môi trƣờng ................................................................................ 4 
1.3. Ô nhiễm môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng .............................................................. 12 
1.4. Tác động của con ngƣời đến môi trƣờng ................................................................... 15 
1.5. Phát triển và phát triển bền vững ............................................................................... 19 
CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ................................................................... 26 
2.1. Các yếu tố chính trong môi trƣờng không khí ........................................................... 26 
2.2. Ô nhiễm môi trƣờng không khí ................................................................................. 32 
2.3. Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn ................................................................................... 49 
Chƣơng III. MÔI TRƢỜNG NƢỚC ............................................................................... 56 
3.1.Khát quát về môi trƣờng nƣớc ................................................................................... 56 
3.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ......................................................................................... 64 
3.3. Bảo vệ tài nguyên nước ........................................................................................... 86 
CHƯƠNG IV. MÔI TRƯỜNG ĐẤT ................................................................................... 94 
4.1. Khái quát về môi trƣờng đất ...................................................................................... 94 
4.2. Ô nhiễm và thoái hóa đất .......................................................................................... 98 
4.3. Bảo vệ môi trƣờng đất ............................................................................................. 102 
3 
Lời nói đầu 
Chúng tôi biên soạn bài giảng với mong muốn trang bị cho sinh viên hệ cao đẳng 
những kiến thức cô dọng nhất về môi trường, các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong môi 
trường; các khái niệm, vai trò, thực trạng của môi trường nước, môi trường không khí, 
môi trường đất; kiến thức về ô nhiễm, nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm, biện pháp kiểm 
soát và xử lý ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. 
Để từ đó, sinh viên có thể tự học, tự trang bị cho mình đủ kiến thức có thể tiến 
hành phân tích, đánh giá và nhận định các vấn đề về môi trường và xây dựng cho mình ý 
thức nghiêm túc trong thực hiện bảo vệ môi trường, có thái độ phê phán đối với các hành 
vi xâm phạm môi trường, tài nguyên trong xã hội, tôn trọng và sống có trách nhiệm cao 
đối với cộng đồng xung quanh. 
 Tác giả 
4 
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG 
1.1. Khái niệm môi trƣờng 
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trƣờng là tập hợp các điều kiện và hiện tƣợng bên ngoài có 
ảnh hƣởng tới mộy vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và 
diễn biến rong môi trƣờng nhƣ môi trƣờng vật lí, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh 
tế Nhƣ vậy, môi trƣờng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh 
sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, 
cảnh quan, quan hệ xã hội... 
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2006: Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự 
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự 
tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật. 
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một đối tượng nào đó. 
Đây có thể xem là khái niệm khái quát nhất về môi trƣờng. 
1.2. Các thành phần của môi trƣờng 
1.2.1. Thạch quyển 
1.2.1.1. Khái niệm 
Thạch quyển là lớp ngoài của cấu tạo trái đất. Lớp thạch quyển mỏng và cứng, có cấu tạo 
hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa 
lý. Vỏ Trái đất đƣợc chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dƣơng. 
+ Vỏ đại dƣơng có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải 
dài trên tất cả các đáy của các đại dƣơng với chiều dày trung bình 8 km. 
 + Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dƣới và các loại 
đá khác nhƣ granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thƣờng 
rất dày, trung bình 40km, có nơi 60-70km nhƣ dãy núi Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa, 
nơi tiếp xúc giữa đại dƣơng và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km. 
Trong thạch quyển, các nguyên tố hóa học nhƣ O. Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K chiếm đến 
99% trọng lƣợng thạch quyển. 
5 
Cấu trúc bên trong của trái đất đƣợc trình bày ở hình sau: 
Hình 1.1: Cấu tạo bên trong của trái đất 
1.2.1.2. Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đá 
Tai biến địa chất, xói mòn, trƣợt lở đất đá là các hiện tƣợng tự nhiên tham gia vào quá 
trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển. 
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trƣờng phát sinh trong thạch quyển và thƣờng 
liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra trong lòng trái đất. Các dạng chủ yếu gồm: núi 
lửa, động đất, nứt đất, lún đất. 
Tại các nơi vỏ địa chất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia dƣới dạng đất đá 
nóng chảy hoặc khói và hơi nƣớc phun trào tạo thành núi lửa. Trên trái đất có 2 đai núi 
lửa: đai núi lửa Địa Trung hải và đai núi lửa Thái Bình dƣơng. Khi sự phun trào dung 
nham hoặc sự dịch chuyển các khối đất đá trong vỏ trái đất diễn ra một cách đột ngột gây 
nên hiện tƣợng động đất làm phá hoại bề mặt và các công trình xây dựng trên bề mặt 
thạch quyển. Kèm theo các hiện tƣợng trên là sự xuất hiện các vết nứt, khe nứt trên bề 
mặt thạch quyển. 
Hoạt động của nƣớc và gió gây sự xói mòn. Xói mòn do mƣa là dạng xói mòn phổ biến 
nhất thƣờng xảy ra ở vùng núi và trung du. Xói mòn do gió thƣờng gặp ở những nơi 
thƣờng xuyên gió có tốc độ lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển. 
Độ sâu (Km) 
3500 
6 
Trƣợt lở đất là do một khối lƣợng đất đá bị trọng lực kéo trƣợt xuống các địa hình thấp. 
Hiện tƣợng trƣợt lở đất thƣờng xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi, vào thời 
kỳ mƣa nhiều hằng năm. 
Hình 1.2: Xói mòn đất vùng đồi núi 
1.2.2. Thủy quyển 
1.2.2.1. Khái niệm 
Thủy quyển bao gồm: Đại dƣơng, biển, ao hồ, sông ngòi, nƣớc ngầm và băng tuyết. Diện 
tích che phủ thủy quyển chiếm khoảng 71% (361 triệu km2) bề mặt trái đất, với độ sâu 
trung bình 3800m. Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm: 
nƣớc ngọt, nƣớc mặn ở cả 3 trạng thái rắn, lỏng và hơi. 
1.2.2.2. Thành phần của thủy quyển 
a. Đại dương và biển: 
Hiện nay trên trái đất chia thành 4 đại dƣơng, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn. 
 - Địa hình đáy biển: Ngƣời ta chia địa hình đáy biển theo chiều sâu trong vùng 
chuyển tiếp giữa biển và lục địa gồm: Thềm lục địa, đáy biển, vực biển và các dãy núi 
giữa đại dƣơng. 
 - Chu kỳ triều: Dƣới tác động tổng hợp của lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời, 
mực nƣớc biển trung bình dao động theo 1 chu kỳ thời gian. 
7 
- Dòng chảy trong biển: Khối nƣớc biển chuyển động theo chiều đứng và chiều 
ngang tạo ra các dòng chảy nhƣ dòng chảy nóng Gulfstream ở Đại Tây dƣơng, dòng chảy 
nóng Kuroshivo Bắc Thái Bình dƣơng và dòng chảy lạnh Peru. Các hệ thống dòng chảy 
trong biển có tác động rất lớn đến thời tiết, khí hậu trên trái đất, chẳng hạn chúng gây 
nên hiện tƣợng mang tính chu kỳ là El Nino và La Nina. 
 Thềmlục địa 200m 
 Dốc lục địa 2000m 
 Đáy biển 
 Vực biển 6.000m 
 Hình 1.3. Cấu trúc điạ hình của đáy biển 
b. Nước ngọt lục địa 
Nƣớc ngọt lục địa chiếm 2,3% khối lƣợng thủy quyển gồm dòng chảy, nƣớc ngầm, nƣớc 
ao hồ, hơi nƣớc trong khí quyển. Nƣớc ngọt có vai trò to lớn đối với đời sống trên trái đất 
nhƣ điều hòa khí hậu, nguồn cung cấp nƣớc ngọt, dự trữ năng lƣợng sạch. 
c. Băng 
Băng là một thành phần quan trọng của thủy quyển, tập trung chủ yếu ở 2 cực Trái đất. 
Theo các số liệu hiện nay, khối lƣợng băng trên Trái đất chiếm trên 75% tổng lƣợng nƣớc 
ngọt và gần 2% khối lƣợng thủy quyển. Khối lƣợng băng trên Trái đất thay đổi theo thời 
gian địa chất, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của Trái đất. 
Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển toàn cầu bởi hiệu ứng nhà 
kính, đang làm cho tốc độ tan băng ở hai cực và mực nƣớc biển ngày càng tăng lên. Với 
tốc độ tăng này, vào cuối thế kỷ XXI, sự tan băng ở vùng cực và núi cao sẽ làm cho mực 
nƣớc biển dâng cao từ 65-100cm. 
1.2.3. Khí quyển 
Lục địa 
8 
1.2.3.1. Cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng 
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái đất, với ranh giới dƣới là bề mặt thủy quyển, thạch 
quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển Trái đất đƣợc 
hình thành do sự thoát hơi nƣớc, các chất khí từ thủy quyển và thạch quyển. 
Khí quyển Trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trƣng từ dƣới lên trên nhƣ sau: tầng 
đối lƣu, tầng bình lƣu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly. 
Hình 1.4. Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng 
Trong tầng đối lƣu, thành phần tƣơng đối ổn định, nhƣng nồng độ CO2 và H2O dao động 
mạnh, lƣợng bốc hơi nƣớc thay đổi theo thời tiết: 4% thể tích và mùa nóng ẩm và 0,4% 
khi mùa khô lạnh. 
Trong tầng bình lƣu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá hủy khí ozon, dẫn tới 
việc xuất hiện một lớp ozon mỏng vài chục centimet, có tác dụng ngăn tia tử ngoại chiếu 
xuống trái đất. 
1.2.3.2. Thành phần của khí quyển 
200C 00C -200C -400C -600C -800C Nhiệt độ không khí 
9 
Thành phần khí quyển Trái đất khá ổn định theo phƣơng nằm ngang và biến đổi theo 
phƣơng thẳng đứng. Thành phần không khí của khí quyển thay đổi theo thời gian địa 
chất, cho đến nay đã khá ổn định, bao gồm chủ yếu là N2, O2, hơi nƣớc, CO2, H2, O3, 
NH4, và một số loại khí trơ. Trong đó: N2: chiếm khoảng 78% thể tích, O2 chiếm khoảng 
21% thể tích. 
Bảng 1.1. Hàm lượng trung bình các chất khí của khí quyển 
1.2.3.3. Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển 
Trái đất tiếp nhận năng lƣợng từ vũ trụ trong đó chủ yếu từ năng lƣợng mặt trời. Hằng số 
năng lƣợng mặt trời xuống mặt đất là 1,946 Kcal/cm2/phút. Sự phân bố năng lƣợng mặt 
trời trên trái đất đƣợc thể hiện ở hình 1.5. 
Chất khí % thể tích % trọng lƣợng Khối lƣợng (n. 
10
10
tấn) 
N2 
O2 
Ar 
CO2 
Ne 
He 
CH4 
Kr 
N2O 
H2 
O3 
Xe 
78,08 
20,91 
0,93 
0,035 
0,0018 
0,0005 
0,00017 
0,00014 
0,00005 
0,00005 
0,00006 
0,000009 
75,51 
23,15 
1,28 
0,005 
0,00012 
0,000007 
0,000009 
0,000029 
0,000008 
0,0000035 
0,000008 
0,00000036 
386.480 
118.410 
6.550 
233 
6,36 
0,37 
0,43 
1,46 
0,4 
0,02 
0,35 
0,18 
10 
Từ hình ảnh phân bố năng lƣợng mặt trời trên trái đất cho thấy, trái đất hoàn trả lại vũ trụ 
một phần năng lƣợng từ mặt trời dƣới dạng bức xạ nhiệt sóng dài. Phần còn lại đƣợc tích 
lũy dƣới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối. 
Quá trình tiếp nhận và phân phối dòng năng lƣợng từ mặt trời đến trái đất thông qua các 
quyển nhƣ khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và thủy quyển đạt trạng thái cân bằng 
trong suốt thời gian gần 2 tỷ năm trở lại đây làm cho nhiệt độ trên bề mặt trái đất hầu 
nhƣ không có thay đối đáng kể theo thời gian. 
Do chuyển động tự quay quanh mặt trời nên dòng nhiệt từ mặt trời phân bố không đồng 
đều trên bề mặt trái đất tạo nên hiện tƣợng ngày đêm và biến đổi mùa trên trái đất. Đồng 
thời ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất theo những góc độ khác nhau, nên 
lƣợng nhiệt ở các khu vực trên trái đất hấp thụ cũng khác nhau. Tất cả các hiện tƣợng trên 
làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa và giữa các 
vùng có vĩ độ khác nhau. 
Bề mặt trái đất sau khi tiếp nhận năng lƣợng mặt trời sẽ bị nung nóng lên, kéo theo sự 
nóng lên của toàn bộ khối khí nằm trên, dòng khí nóng trở nên nhẹ hơn không khí xung 
quanh nên chuyển lên các tầng trên của khí quyển. Không khí ở các vùng khác lạnh hơn 
sẽ có xu hƣớng di chuyển đến thay thế cho không khí nóng đã bay đi tạo ra sự chuyển 
dịch của các khối không khí dƣới dạng gió. Quá trình này diễn ra liên tục, theo xu hƣớng 
san bằng sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí ở các đới khí hậu, các khu vực cục 
bộ trên trái đất. Không khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo 
nhiều hơi nƣớc tạo ra mƣa. Vì thế, quá trình hoàn lƣu của khí quyển luôn đi kèm với chu 
trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên. 
Các khối không khí có tính chất khác nhau tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất theo 
chiều ngang tạo nên gió và các hiện tƣợng thời tiết khác. Năng lƣợng và hơi nƣớc đi kèm 
với các hiện tƣợng thời tiết trên góp phần điều hòa nhiệt độ và khí hậu của các vùng khác 
nhau trên Trái đất. Hoàn lƣu khí quyển còn có các hiện tƣợng đặc biệt nhƣ bão, giông, 
vòi rồng. 
11 
Nhƣ vậy có thể thấy: Hoàn lƣu khí quyển và chu trình hoàn lƣu nƣớc trong tự nhiên là 
các nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm khí hậu, thời tiết và chúng tác động mạnh mẽ 
tới chất lƣợng môi trƣờng không khí và điều kiện sống của con ngƣời và sinh vật. 
1.2.4. Sinh quyển 
1.2.4.1. Khái niệm 
Năm 1926 nhà địa hóa ngƣời Nga V.N.Vernatxki đƣa ra học thuyết về sinh quyển 
(biosphere): Sinh quyển là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong, bên trên và 
phía trên trái đất hoặc là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp 
với số lƣợng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất. Đây 
là một hệ thống động và rất phức tạp. 
Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm trong tất cả các quyển trái đất và không liên 
tục vì chỉ tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trƣờng nhất định. 
Nhờ hoạt động của các hệ sinh thái mà năng lƣợng ánh sáng mặt trời đã bị biến đổi cơ 
bản để tạo thành vật chất hữu cơ trên trái đất. Sự sống trên bề mặt Trái đất đƣợc phát 
triển nhờ sự tổng hợp các mối quan hệ tƣơng hổ giữa các sinh vật với môi trƣờng tạo 
thành dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Nhƣ vậy, trong sự 
hình thành sinh quyến có sự tham gia tích cực của các yếu tố bên ngoài nhƣ năng lƣợng 
mặt trời, sự nâng lên và hạ xuống của vỏ trái đất, các quá trình tạo núi, băng hà,...Các cơ 
chế xác định tính thống nhất và toàn diện của sinh quyển là sự di chuyển và tiến hóa của 
thế giới sinh vật; vòng tuần hoàn sinh địa hóa của các nguyên tố hóa học; vòng tuần hoàn 
nƣớc tự nhiên. Sinh quyển tồn tại trên trái đất trong mối cân bằng động với các hệ sinh 
thái khác. 
1.2.4.2. Vai trò của sinh quyển 
Sinh quyển đƣợc duy trì và phát triển trong những hệ thống tác động tƣơng hỗ giữa sinh 
vật và môi trƣờng vô sinh xung quanh, nhƣ một thực thể khách quan, xác định trong 
không gian và thời gian, ... khuẩn gây bệnh phụ thuộc vào lƣợng mƣa, nhiệt độ 
không khí, thực vật, ánh sáng mặt trời, độ ẩm của đất Hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng 
các loại vi khuẩn Coli Aerogennes và Bact perfrigens, phát triển trong môi trƣờng phân 
tƣơi, làm vi sinh vật chỉ thị cho độ nhiễm bẩn phân của đất. 
4.3. Bảo vệ môi trƣờng đất 
4.3.1. Bảo vệ và cải tạo đất 
4.3.1.1. Chống xói mòn, giảm bạc màu đất 
Xói mòn là hiện tƣợng lớp đất mặt màu mỡ bị mất đi do gió ở vùng khí hậu khô và do 
nƣớc chảy ở cùng khí hậu ẩm. Ở Việt Nam xói mòn chủ yếu xảy ra do nƣớc vì lƣợng 
mƣa rất lớn, rừng đồi bị phá huỷ và địa hình dốc. Hằng năm trên những đồi trọc bị xói 
mòn mất 200 tấn đất màu mỡ/1 ha đất. Cƣờng độ xói mòn phụ thuộc vào độ dốc, độ che 
103 
phủ của cây Các biện pháp chống xói mòn chủ yếu là làm giảm độ dốc và chiều dài 
sƣờn dốc, trồng lại cây, phục hồi rừng. 
a) Làm giảm độ dốc, chiều dài sƣờn dốc: bằng các biện pháp nhƣ san ruộng bậc thang, 
đào mƣơng, đắp bờ, trồng các cây để ngăn chiều dài dốc ra nhiều đoạn ngắn hơn. Các 
biện pháp thuỷ lợi nhƣ xây dựng đập, hệ thống tƣới tiêu theo các đƣờng đồng mức để 
ngăn nƣớc, xây các đập và giếng tiêu năng tại những vị trí quá dốc là những biện pháo 
chống xói mòn hiệu quả. 
b) Trồng cây, phục hồi rừng: Rừng cây có vai trò lớn trong việc bảo vệ đất nhất là ở 
những vùng có địa hình dốc lớn. Việc phục hồi và trồng lại rừng đƣợc tiến hành trên các 
vùng đồi, rừng bị phá huỷ do khai hoang, khai thác gỗ tại các vùng khai mỏ. Biện pháp 
lâm nghiệp che phủ kín mặt đất, cụ thể là gieo trồng theo hƣớng ngang sƣờn dốc; làm 
luống ngang sƣờn dốc; nếu là cây hàng thƣa thì giữa hàng cây phải có dải cây nông 
nghiệp ngăn ngày; cú trọng giữ rừng ở đầu gnuồn và chỏm đồi; chọn cây phù hợp với đất 
để nâng cao năng suất cây trồng. 
4.3.1.2. Cải tạo đất bị chua hóa 
Bón vôi thƣờng xuyên là biện pháp cải tạo đất chua phổ biến. Căn cứ vào độ chua (pH) 
của đất, mà sử dụng lƣợng vôi thích hợp, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì trong vôi xám 
có cả Ca và Mg. Mặc khác, việc tăng cƣờng bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, 
phân Komix) cũng là phƣơng pháp tốt cải tạo đất chua; nếu có điều kiện lấy đất sét 
nặng trộn với đất mặt cũng là biện pháp cải tạo đất cát, đất bạc màu để tăng khả năng hấp 
thụ của đất. Nếu cải tạo đất chua bằng cách dùng phân hóa học thì nên chọn loại phân 
trung tính hoặc kiềm nhƣ DAP, KNO3, CA(NO3)2, lân nung chảy, Apatic, Phosphorit, 
Urê, NH4NO3,. không dùng phân chua sinh lý nhƣ SA, KCl, K2SO4, Suppe lân 
Trong canh tác phải quản lý nƣớc thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây phủ đất kết 
hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm lƣợng hữu 
cơ trong đất. 
4.3.1.3. Cải tạo đất bị mặn 
104 
Biện pháp thủ lợi: Cần xây dựng 1 hệ thống hoàn chỉnh tƣới tiêu để có thể thực hiện việc 
rửa mặt cho đất, cụ thể là đƣa nƣớc ngọt vào đồng ruộng, cày bừa, sục bùn để hòa tan các 
loại muối tan trong đất rồi ngâm ruộng và tháo nƣớc tiêu. Nếu thực hiện nhiều lần biện 
pháp này, độ mặn sẽ đƣợc giảm đáng kể. Mặc dù đây là biện pháp cần có sự đầu tƣ lớn 
ban đầu nhƣng hiệu quả mang lại cao và có tính bền vững lâu dài. 
Biện pháp nông lý: Một trong số những cách thực hiện phổ biến của biện pháp này là: 
Cày sâu ko lật, xới đất nhiều lần nhằm cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên 
tầng mặt. 
Biện pháp sinh học: Trồng các giống cây chịu mặn phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất 
(trồng cậy chịu mặn cao trƣớc, rồi đến cây chịu mặn thấp sau). Hay còn gọi là cải tạo đất 
mặn bằng luân canh cơ cấu cây trồng. 
Biện pháp hóa học: Na+ là ion quan trọng trong đất mặn và chủ yếu gây nên những tính 
chất lý/hóa xấu cho đất. Ion này đƣợc tồn tại ở các dạng muối hóa tan nhƣ NaCl, 
NaHCO3, Na2SO4 ...., đặc biệt còn ở dạng trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. Vì vậy, 
để cái tạo đất mặn, điều kiện tiên quyết đầu tiên là loại trừ ion Na+ trong đất. Ion Na+ sẽ 
đƣợc loại bỏ khỏi đất bằng cách thay thế ion Ca2+ vào.Một số vật liệu/ chất thƣờng đƣợc 
áp dụng để thay thể ion Ca2+ vào đất thay cho ion Na+ là: thạch cao CaSO4.2H20; hay 
vôi CaCO3. 
4.3.1.2. Xử lý chất thải rắn 
a) Xây dựng chiến lƣợc và lập kế hoạch quản lý chất thải rắn 
Cần phải nghiên cứu đánh giá chính xác hiện trạng chất thải rắn đô thị và công nghiệp 
hiện có của địa phƣơng, cũng nhƣ dự báo chúng trong tƣơng lai 10 – 15 năm tới. Đặc 
biệt làm rõ các vấn đề:các nguồn thải chất thải rắn, trƣớc mắt và lâu dài; lƣợng thải là bao 
nhiêu, trƣớc mắt và lâu dài; thành phần và tính chất của chất thải rắn, trƣớc mắt và lâu 
dài. Từ kết quả nghiên cứu trên tiến hành xây dựng chiến lƣợc và lập kế hoạch quản lý 
môi trƣờng ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp. 
b) Xử lý chất thải rắn do sinh hoạt 
105 
Xử lý chất thải rắn do sinh hoạt là công đoạn cuối cùng của công tác vệ sinh môi trƣờng 
đô thị. Đây là quá trình thu gom, vận chuyển, tập trung và xử lý chế biến. Trong chất thải 
rắn đô thị, thành phần hữu cơ chiếm 40-60%, các loại chất thải có khả năng tái chế chiếm 
8-15%, còn lại là các loại chất thải khác. Để chống lại tất cả các loại ô nhiễm thì việc xử 
lí chất thải rắn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chuyển hoá chất hữu cơ dễ phân huỷ thành 
dạng không hôi thối, dễ sử dụng là điều rất cần thiết. Các loại chất thải rắn đƣợc chế biến 
làm phân bón cho nông nghiệp. 
Có hai phƣơng pháp để chế biến chất thải rắn do sinh hoạt là phƣơng pháp loại trừ và 
phƣơng pháp sử dụng lại. Các phƣơng pháp này gồm các bƣớc: xử lý sơ bộ (tách, phân 
loại, giảm thể tích chất thải), phƣơng pháp sinh học (ủ hiếu khí để xử lý phần hữu cơ của 
chất thải rắn nhờ vi sinh vật), phƣơng pháp nhiệt (đốt rác), phƣơng pháp hoá học (thuỷ 
phân chƣng không có không khí chất thải) và cơ học (ép, nén chất thải để dễ sử dụng và 
vận chuyển). Hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng các biện pháp sinh học nhƣ xử lí hiếu khí tại 
bãi tập trung rác, tích trữ và chôn lấp rác tại các bãi chôn lấp và đốt rác. 
Chôn lấp chất thải rắn là công nghệ thông dụng nhất, đỡ tốn kém nhất nhƣng đòi hỏi có 
diện tích lớn. Chất thải tập trung chôn lấp và phải đáp ứng các điều kiện vệ sinh môi 
trƣờng, không gây ô nhiễm môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc ngầm, nƣớc mặt và không 
khí. Việc lựa chọn bãi chôn rác là hết sức quan trọng phải đáp ứng các yêu cầu nhƣ 
khoảng cách cách ly từ bãi chôn lấp đến khu dân cƣ, công trình văn hoá, tôn giáo, giải trí, 
đến nguồn nƣớc sông, suối, giếng khoan gần nhất là > 400m, cách đƣờng giao thông là 
100 – 300m, khoảng cách từ đáy bãi rác đến tầng nƣớc ngầm có trữ lƣợng lớn > 3m. Bãi 
chôn lấp phải đƣợc tính toán để tập trung và ủ rác trong thời gian 15 đến 20 năm. Để 
giảm diện tích bãi chôn chất thải rắn đƣợc ủ thành nhiều lớp. Khi chất thải cao 2m thì đắp 
đất ủ; xung quanh trên đó trồng cây, cỏ Bãi chôn lấp rác phải có lớp ngăn nƣớc dƣới 
đáy và thành xung quanh, có hện thống đƣờng ống thu nƣớc đáy, có trạm xử lý nƣớc rỉ 
rác trƣớc khi thải ra môi trƣờng xung quanh. Bãi chôn lấp sau khi đóng cửa thì có thể sử 
dụng diện tích đất này để làm công viên, khu du lich sinh tháivà khí sinh học sinh ra 
trong quá trình phân hủy có thể sử dụng làm nhiên liệu. 
c) Xử lý chất thải rắn công nghiệp 
106 
Các loại chất thải rắn tạo nên trong quá trình sản xuất công nghiệp có thể sử dụng lại làm 
nguyên liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất đó hoặc ở một quá trình khác. Các chất thải 
không sử dụng lại đƣợc, tuỳ loại chất thải có thể xử lý theo các phƣơng pháp khác nhau 
Bảng 4.2. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp 
Mức độc hại Đặc điểm chất thải Phƣơng pháp xử lý 
I Không bẩn không độc hại 
Dùng san nền hoặc làm lớp phân cách ủ chất 
thải sinh hoạt 
II Chất hữu cơ dễ oxy hoá Tập trung và xử lý cùng chất thải sinh hoạt 
III 
Chất hữu cơ ít độc và khó 
tan trong nƣớc 
Ủ cùng chất thải sinh hoạt 
IV Các chất chứa dầu mỡ Đốt cùng chất thải sinh hoạt 
V 
Độc hại đối với môi 
trƣờng không khí 
Tập trung trong các poligon đặc biệt 
VI Độc hại Chôn hoặc khử độc trong các thiết bị đặc biệt 
Phƣơng pháp chôn lấp và khử độc: Chôn lấp là công đoạn cuối cùng của hệ thống quản 
lý chất thải rắn. Các chất độc hại trong công nghiệp nhƣ thủy ngân, crôm, chì đƣợc 
trung hoà, xử lý hoặc khử độc trong các công trình thiết bị đặc biệt trong phạm vi nhà 
máy hoặc ngoài nhà máy. Các phế thải đặc biệt độc hại đƣợc chôn trong thùng bê tông 
đặt sâu dƣới đất không thấm nƣớc từ 10 – 12m. Các chất hoạt tính phóng xạ đƣợc thu 
gom riêng vào thùng mặt nhẵn và sau đó vận chuyển đến chỗ chôn lấp trong xe đặc biệt, 
chống phóng xạ. Vấn đề chôn lấp các chất đồng vị phóng xạ trong đất hiện nay vẫn chƣa 
giải quyết triệt để. Ở Mỹ ngƣời ta chôn nó dƣới dạng dịch ximăng trong lớp nham thạch, 
ở Nga ngƣời ta chôn nó dƣới đất giữa hai lớp cách nƣớc 
Đốt chất thải rắn: Đốt chất thải rắn trong các lò đốt không phải là biện pháp ƣu việt vì 
nó có thể làm nhiễm bẩn môi trƣờng không khí nếu hệ thống xử lý khí thải của lò không 
107 
tốt. Song trong điều kiện không có diện tích nhiều thì phƣơng pháp này lại là một 
phƣơng pháp hợp lý. 
Nhiệt độ trong lò đốt thƣờng 800 – 1100oC. Để khử các mùi hôi và độc hại khi đốt chung 
các loại chất thải với nhau cần phải tính toán lƣợng nhiệt đơn vị giải phóng, độ tro, khả 
năng gây nổ. Nhiệt độ bắt lửa, nóng chảycủa từng loại chất thải. 
Xây dựng các lò đốt rác với nhiệt độ cao có thể đốt đƣợc chất thải rắn thông thƣờng, 
cũng nhƣ chất thải rắn nguy hại, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta kết hợp lò đốt rác với 
sản xuất năng lƣợng nhƣ phát điện, cấp nƣớc nóng. 
4.3.2. Các biện pháp xử lý đất 
4.3.2.1. Phương pháp xử lí tại chỗ: 
- Phƣơng pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong không khí 
mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt tính. 
- Phƣơng pháp xử lí bằng thực vật: hoa hƣớng dƣơng hấp thụ urani, một số loại dƣơng xỉ 
hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp thụ chì, cỏ ba lá 
hấp thụ dầu,. 
- Phƣơng pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết các chất 
gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và sử lí riêng. 
- Phƣơng pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện 
- Phƣơng pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên nhƣ các 
quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng để phân hủy các 
chát gây ô nhiễm. 
4.3.2.2. Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí 
- Phƣơng pháp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các chất ô 
nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một cách tự nhiên. 
- Phƣơng pháp nhiệt. 
- Phƣơng pháp trộn với nhựa đƣờng asphalt. 
108 
- Phƣơng pháp đóng khối. 
- Phƣơng pháp bóc và chôn lấp. 
4.3.2.3. Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: 
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản 
xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô 
nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nƣớc cống thành phố, bởi vậy lúc tƣới 
nƣớc cho cây trồng cần phải cẩn thận. 
Cần chọn dùng loại nông dƣợc có hiệu lực cao nhƣng ít độc, ít tồn lƣu trong đất. Loại bỏ 
hoàn toàn các nông dƣợc đã cấm sử dụng. Một hƣớng mới hạn chế dùng thuốc gây ô 
nhiễm là cần mở rộng phƣơng pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phƣơng pháp khác 
(phòng trừ tổng hợp) 
4.3.2.4. Làm sạch hóa đồng ruộng: 
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang 
hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch. 
Tiêu nƣớc vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển 
sang dạng khó tan. 
Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT 
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cƣờng bón phân hữu cơ 
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và 
nông dƣợc, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho 
sinh vật hoạt động phân hủy các nông dƣợc tồn lƣu trong đất 
4.3.2.5. Đổi đất, lật đất: 
Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (nhƣ Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Biện 
pháp này cải tạo triệt để nhƣng khó thực hiện trên diện rộng. 
4.3.2.6. Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật: 
109 
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lƣơng thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh 
hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lƣợng 
chất độc thấp nhất. 
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các hcaats 
có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. 
Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất. 
4.3.2.7. Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón đúng 
cách 
- Bón phân theo kết quả phân tích môi trƣờng 
- Sử dụng giống cây trồng thích hợp 
- Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ) 
- Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm 
- Quản lý nƣớc thích hợp 
- Các nhà máy phải xây ống khói cao để đƣa khí thải lên cao, phải có hệ thông xử lí chất 
thải, để tiết kiệm nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng xử lí chất thải, có thể xây dựng hệ thống 
xử lí chất thải tập trung. 
4.3.2.8. Tuyên truyền bảo vệ môi trường 
Trƣớc hết cần giáo dục ngƣời dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng nói chung và 
môi trƣờng đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trƣờng, cần phải xử lý 
nghiêm khắc Ðiều 184 (BLHS) Tội gây ô nhiễm đất: 
“Ngƣời nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử 
phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của 
cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mƣời triệu đồng đến 
một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba 
năm. 
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 
110 
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mƣời 
năm. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, 
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 
năm. 
111 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Vai trò của tài nguyên đất? Nêu những hiểu biết về tài nguyên đất và thực trạng sử 
dụng tài nguyên đất? 
2. Phân tích 5 yếu tố hình thành đất? 
3. Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái đất và biện pháp khắc phục ô nhiễm 
đất? 
112 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Huy Bá. 1997. Môi trƣờng tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 
2. Lê Thạc Cán.1995. Cơ sở khoa học môi trƣờng. ĐH Mở Hà Nội 
3. Tăng Văn Đoàn. 2006 Kỹ thuật môi trƣờng. NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 4) 
4. Lƣu Đức Hải. 2001. Cơ sở Khoa học môi trƣờng. NXB ĐH Quốc gia HÀ Nội 
5. Lê Văn Khoa. Môi trƣờng và ô nhiễm. NXB Giáo dục Hà Nội 
6. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh. Nguyễn Tiến Dũng. 2000. Chiến lƣợc và chính sách 
môi trƣờng. 
NXB ĐH QG Hà Nội. 
7. Lê Văn Thăng. 2007. Giáo trình Khoa học môi trƣờng đại cƣơng. NXB ĐH Huế. 
8. Luật bảo vệ môi trƣờng. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 
9. Bài giảng Môi trƣờng và Con ngƣời của bộ môn Nông lâm Ngƣ, Khoa Kỹ thuật Công 
nghệ, ĐH Phạm Văn Đồng. 
113 
MỤC LỤC 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_dai_cuong_phan_y_nhi.pdf