Bài giảng Nguyên lý thiết kế nhà ở (Phần 2) - Lê Hồng Quang
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG :
4.1.1 Khái niệm:
Nhà ở riêng lẻ, thường là nhà thấp tầng, là loại nhà ở độc lập phục vụ
cho một gia đình, có ngôi nhà chính từ 1- 4 tầng. Mỗi gia đình sở hữu một
khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Ở thành
phố loại nhà này chiếm khoảng 30% đến 40% , còn ở nông thôn loại nhà
này chiếm từ 80 % đến 90%. [4]
Theo QCVN 03-2012, nhà ở riệng lẻ là công trình được xây dựng trong
khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy
định của pháp luật, kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
Nhà ở riêng lẻ bao gồm : [ Phụ lục A, trang 19,QCVN 03-2012 ]
- Biệt thự : biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự cao cấp, biệt thự
du lịch .
- Nhà ở liên kế: nhà liên kế mặt phố (nhà phố), nhà liên kế có sân vườn.
- Nhà ở nông thôn truyền thống
4.1.2 Phân loại:
Căn cứ vào lối sống, cách tổ chức mặt bằng , vị trí xây dựng, cũng như
mức thu nhập kinh tế của từng gia đình người ta có thể phân loại như sau:
- Nhà ở nông thôn : nhà vườn, trang trại , biệt thự v.v
- Nhà ở đô thị : nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư.
4.2 NHÀ Ở NÔNG THÔN TRUYỀN THỐNG :
Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, mỗi gia đình tiểu nông
thường sống trên một khuôn viên độc lập khép kín, được tổ chức với kiến trúc
từ 1 đến 2 tầng, gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như: nhà chính, nhà ngang,
chuồng trại, sân phơi
- Các phòng sinh hoạt chung: là nơi tiếp khách, chỗ để bàn thờ, thường có
1 gian hoặc 3 gian.
- Phòng ngủ: tập quán không ngăn thành các phòng riêng trong ngôi nhà
ở nông thôn (tập quán này cần phải xem xét lại)
- Bộ phận bếp và kho: bộ phận này gồm bếp và kho, bên cạnh đó là giếng
nước hoặc bể nước sinh hoạt. Nhà bếp và kho thường bố trí ở khối nhà
ngang.
- Bộ phận chuồng trại vệ sinh: gồm chuồng gà, vịt, trâu, bò, hố xí hai
ngăn. Bộ phận này có thể kết hợp với bếp hoặc tách riêng.
- Sân vườn: tác dụng của sân vườn rất quan trọng, dùng làm nơi phơi thóc,
ngũ cốc, rơm rạ sân vườn, ao cá không những đem lại sản phẩm cho
người nông dân, mà còn góp phần cải tạo vi khí hậu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý thiết kế nhà ở (Phần 2) - Lê Hồng Quang
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 81 CHƯƠNG 4 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở RIÊNG LẺ Trong chương này, chủ yếu tập trung giới thiệu các loại hình nhà ở riêng lẻ phổ biến tại các đô thị lớn, phần nhà ở nông thôn sinh viên tự đọc thêm 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG : 4.1.1 Khái niệm: Nhà ở riêng lẻ, thường là nhà thấp tầng, là loại nhà ở độc lập phục vụ cho một gia đình, có ngôi nhà chính từ 1- 4 tầng. Mỗi gia đình sở hữu một khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Ở thành phố loại nhà này chiếm khoảng 30% đến 40% , còn ở nông thôn loại nhà này chiếm từ 80 % đến 90%. [4] Theo QCVN 03-2012, nhà ở riệng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở. Nhà ở riêng lẻ bao gồm : [ Phụ lục A, trang 19,QCVN 03-2012 ] - Biệt thự : biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự cao cấp, biệt thự du lịch . - Nhà ở liên kế: nhà liên kế mặt phố (nhà phố), nhà liên kế có sân vườn. - Nhà ở nông thôn truyền thống 4.1.2 Phân loại: Căn cứ vào lối sống, cách tổ chức mặt bằng , vị trí xây dựng, cũng như mức thu nhập kinh tế của từng gia đình người ta có thể phân loại như sau: - Nhà ở nông thôn : nhà vườn, trang trại , biệt thự v..v - Nhà ở đô thị : nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư. 4.2 NHÀ Ở NÔNG THÔN TRUYỀN THỐNG : Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, mỗi gia đình tiểu nông thường sống trên một khuôn viên độc lập khép kín, được tổ chức với kiến trúc từ 1 đến 2 tầng, gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như: nhà chính, nhà ngang, chuồng trại, sân phơi - Các phòng sinh hoạt chung: là nơi tiếp khách, chỗ để bàn thờ, thường có 1 gian hoặc 3 gian. - Phòng ngủ: tập quán không ngăn thành các phòng riêng trong ngôi nhà ở nông thôn (tập quán này cần phải xem xét lại) - NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 82 - Bộ phận bếp và kho: bộ phận này gồm bếp và kho, bên cạnh đó là giếng nước hoặc bể nước sinh hoạt. Nhà bếp và kho thường bố trí ở khối nhà ngang. - Bộ phận chuồng trại vệ sinh: gồm chuồng gà, vịt, trâu, bò, hố xí hai ngăn. Bộ phận này có thể kết hợp với bếp hoặc tách riêng. - Sân vườn: tác dụng của sân vườn rất quan trọng, dùng làm nơi phơi thóc, ngũ cốc, rơm rạsân vườn, ao cá không những đem lại sản phẩm cho người nông dân, mà còn góp phần cải tạo vi khí hậu. 4.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc bộ: Mỗi nhà có rào dậu, cổng ngỏ riêng không xâm phạm đất đai của nhau. Nhìn chung nhà ở dân gian đồng bằng Bắc bộ là một quần thể gồm có ngôi nhà chính được sắp xếp theo hướng chính là nam hay đông - nam, xung quanh là những công trình phụ có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau theo một nguyên tắc nhất định (chữ nhất, chữ nhị, chữ đinh L, chữ nôm U ) mối quan hệ này thông qua 1 sân rộng là trung tâm bố cục. Cổng nhà luôn đặt sang bên nách nhà để tạo sự kín đáo. Trong trường hợp cổng nhìn thẳng vào nhà chính gian giữa phải được sử lý khéo léo bằng bức bình phong, hay hòn non bộ mặt nước Chỗ làm gạo, sản xuất, bếp và chuồng súc vật được bố trí nay tại các nhà ngang (nhà phụ). Thường hạn chế mở cửa ở phía bắc (phía sau nhà), cửa đi chính thường mở về phía sân trước (phía nam hay đông – nam), cửa làm theo lối cửa bức bàn, mở suốt cả gian nhà bằng nhiều cánh. Hình 4.1: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 83 Mái chủ yếu làm bằng ngói, ít khi làm bằng lá, rơm. Nền nhà cao từ 45cm – 60cm. Chân cột chịu lực kê trên tảng đá hay ximăng. 4.2.2 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Trung bộ: Nhà ở đồng bằng miền Trung có nhiều nét tương đồng với nhà ở ở đồng bằng Bắc bộ. Nhưng khí hậu của miền Trung thì khác hẳn, gió lào về mùa hạ đã ảnh hưởng lớn đến không khí, tạo nên khí hậu nóng khô, mưa bão nhiều. Nhà ở truyền thống miền Trung rất đa dạng và phong phú trong phạm vi học phần, chúng ta tham khảo nhà ở truyền thống Huế. Nhà ở truyền thống Huế thường có bố cục theo hình chữ U, nhà giữa thường là nơi thờ tổ tiên, tiếp khách và cũng là nơi ngủ của ông chủ. Cánh phía đông dành cho đàn bà và cánh phía tây dành cho đàn ông. Nhà chính có cửa mở rộng ra sân qua hàng hiên. Nhà phụ thường đặt tách biệt có kho bếp, nơi ở của người giúp việc. Bố cục nhà chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy. Hình 4.2: Hình 4.3 a: Tổ chức mặt bằng nhà ở truyền thống ở Huế. [ Nguồn : Kts. Võ Đình Diệp ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 84 4.2.3 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Nam bộ (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long): Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thường bị ngập nước định kỳ. Các điểm dân cư nằm trong khu vực xung quanh là kênh rạch chằng chịt. Vì thế nhà thường được xây dựng theo các xóm nhỏ hoặc rải theo các đường giao thông và kênh rạch sông ngòi. (Hình 4.4 a). Nhà ở được xây dựng ít kiên cố, mặt bằng bố cục theo hình đơn giản, tập trung các sinh hoạt vào một nhà như kiểu nhà chữ đinh, nhà ba gian, nhà bát dần, nhà mái nối(nối đội), nhà thảo bạt. (Hình 4.4 b) Hình 4.3 b: Kiến trúc nhà vườn Huế . [ Nguồn : tác giả sưu tầm ] Hình 4.4 a : Phân lô đất xây dựng nhà vườn nông thôn Tây Nam bộ Hình 4.4 b: Các dạng kiến trúc nhà ở truyền thống nông thôn Nam bộ [ Nguồn:Kts. Võ Đình Diệp ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 85 Kết cấu nhà bằng khung gỗ đơn giản, một số nơi là nhà sàn và chiều cao phục thuộc vào mực nước lũ của địa phương. Cách bố cục không gian bên trong có những nét độc đáo: Phòng khách có bàn thờ tổ tiên ở chính giữa , tiếp sau là các phòng ngủ, chỗ ăn, kho thóc, bếp thường đặt ở nhà sau ( nhà sau thường nằm kế bên và nhỏ hơn nhà trước ), có mái thấp hơn nhà trước. (Hình 4.5 ) 4.3 NHÀ LIÊN KẾ: 4.3.1 Tổng quan về nhà liên kế: 4.3.1.1 Khái niệm: Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà mà các căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với nhà bên cạnh, tạo thành dãy nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt bằng và mặt đứng cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng. 4.3.1.2 Đặc điểm: - Nhà liên kế thường được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích mỗi lô khoảng 60 m² (4mx15m) – 120 m² (6mx20m), có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến 6m) để tiết kiệm đường Hình 4.5 : [ nguồn : Nhà ở nông thôn Nam bộ - Võ Đình Diệp, 1984 ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 86 ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với không gian đường phố và các tiện nghi đô thị. - Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3,5m. - Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 –80 % - Vì các ngôi nhà ghép liền sát nhau, vai kề vai, lưng kề lưng nên chỉ tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai mặt nhà . - Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của mình - Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu mà có những cách hợp khối khác nhau: xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau - Cứ 6-10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và tường ngăn giữa các ngôi nhà . Số tầng của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng. - Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch phân lô và địa hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu cho cảnh quan khu ở. - Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở , hoặc có thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế. 4.3.1.3 Phân loại: - Nhà liên kế chỉ có chức năng ở ( mặt nhà rộng 3.5m – 5m) Hình 4.6: Nhà liên kế 3 tầng có sân trước NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 87 - Nhà liên kế ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ (mặt mhà rộng 4 m – 6m) - Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6m - 8m) Hình 4.7 : Khu nhà liên kế tại quận 9, TP.HCM Hình 4.8 : Nhà liên kế kết hợp thương mại (shop house) , dự án The Manor Central Park, Hànội Thiết kế :Cty Kiến trúc Kume Sekkei (Nhật Bản) [ nguồn: themanorcentralpark .vn ] Hình 4.9 : Nhà liên kế sân vườn , dự án Foshan Times Fantasy [ nguồn: Endless Dwelling ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 88 4.3.2 Những vấn đề của nhà liên kế trong đô thị: 4.3.2.1 Hiệu quả kinh tế xã hội - Đóng góp cho đô thị một quỹ nhà ở lớn với tiêu chuẩn nhà từ trung bình, khá đến cao cấp. - Nhà liên kế có tính xã hội hóa cao, kết hợp giữa ở với làm ăn sinh sống và có thể tự phát triển ở mức độ cho phép. Thu nhập của phần lớn cư dân ở các đô thị chưa cao lắm trong khi nhu cầu cuộc sống và giá cả thị trường ngày càng tăng. Vì thế giải pháp nhà mặt phố, nhà liên kế vẫn còn phù hợp với hiện trạng kinh tế quốc dân. - So với chung cư cao cấp, biệt thự thì nhà liên kế có chi phí dịch vụ thấp hơn, phù hợp với với thu nhập của người lao động. Do đó trong quy hoạch các khu đô thị mới, người ta thường bố trí nhà liên kế bám theo trục đường chính để có thể buôn bán hay làm dịch vụ tăng thu nhập, cải thiện mức sống. - Trong quá trình đô thị hóa, cấu trúc và quy mô gia đình rất đa dạng. Theo điều tra xã hội học thì hiện nay ở các thành phố lớn có trên 6 kiểu gia đình khác nhau và quy mô gia đình có sự chênh lệch rất lớn. Do đó nhu cầu về diện tích, không gian chức năng trong nhà ở cũng khác nhau và không ngừng thay đổi. Chỉ có nhà mặt phố trong đó bao gồm nhà phố riêng lẻ và nhà liên kế là có thể phát triển theo “chiều thứ ba”, tức là phát triển theo chiều cao nhằm tăng diện tích ở, tạo ra các không gian sinh hoạt cho từng cá nhân và phần nào đáp ứng được chu kỳ phát triển của gia đình. Chính các yếu tố trên là ưu điểm rất lớn về mặt kinh tế -xã hội, mang tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loại hình nhà mặt phố. 4.3.2.2 Hiệu quả cảnh quan đô thị: - Các nguyên tắc tổ chức kiến trúc nhà liên kế trong đô thị góp phần cho việc phát triển môi trường đô thị tốt, mang lại lợi ích công cộng , sự tiện nghi, môi trường sống trong lành. - Nhà liên kế với hình thức kiến trúc đồng bộ sẽ góp phần làm phong phú hơn cho không gian đô thị về thẩm mỹ kiến trúc, sinh động trong nhịp điệu mặt đứng và tạo hình thể đa dạng của các ô phố trong khu nhà ở. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 89 - Do được xây dựng đồng loạt, thống nhất về kiểu dáng và cao độ cho từng cụm nhà, kiến trúc nhà liên kế sẽ tạo ra các dãy phố mới, trật tự và hài hòa trong không gian tổng thể của khu đô thị mới. 4.3.2.3 Xu hướng và triển vọng: - Nhờ có khả năng tổ chức không gian linh hoạt nên nhà liên kế dễ đáp ứng các nhu cầu phát sinh của gia đình. Độc lập và cơ động lại có khả năng sinh lợi giúp cho loại hình nhà ở này luôn ứng phó kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là xã hội Á Đông - lấy gia đình làm tế bào cơ bản như nước ta - thì về lâu dài khó có loại hình nhà ở khác thay thế hoàn toàn cho nó. - Xu hướng kết hợp từ 2 đến 3 căn liên kế hoặc tăng chiều rộng lên 5m - 8m /căn sẽ đáp ứng nhu cầu mỡ rộng không gian mua bán. - Về mặt công năng, vẫn có thể kết hợp không gian ở (tầng lầu) với không gian kinh doanh - dịch vụ (tầng trệt ), hoặc tăng thêm diện tích cho không gian kinh doanh - dịch vụ ( trệt và tầng lửng). - Nhà liên kế có thể được xem là loại “nhà ở sinh lợi”, phát triển bám theo các trục giao thông trong đô thị, là một hiện thực khách quan và cũng là lối sống thực dụng tại đô thị các nước đang phát triển như Việt Nam. 4.3.2.4 Một số hạn chế: - Mật độ xây dựng khá cao từ 70% - 80%, trong khi đó mật độ cư trú lại thấp sẽ gây lãng phí cho quỹ đất đô thị (250 – 300 người/ha so với 350 – 400 người/ha của chung cư thấp tầng). - Do các khu nhà liên kế thường được quy hoạch bám sát mạng lưới đường giao thông để mỗi nhà đều có lối ra vào riêng nên diện tích mặt đường của khu nhà liên kế thường lớn hơn 40% - 50% so với khu chung cư . Hình 4.10 : Kiến trúc đồng bộ, nhất quán tạo ra nét hài hòa và ngăn nắp cho cảnh quan khu nhà ở . NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 90 - Nhà liên kế kết hợp kinh doanh sẽ tạo nên các dãy phố với nhiều cửa hàng liên tiếp , xuất hiện nhiều chỗ ra vào trên đường phố gây cản trở giao thông , đặc biệt là đối với các khu vực đông dân cư có lưu lượng giao thông lớn. - Nhà liên kế khó có thể tạo ra một môi trường sống riêng biệt yên tĩnh, xa tiếng ồn và tránh bụi bặm. Thiếu cây xanh, tổ chức thông thoáng chiếu sáng cho căn hộ còn hạn chế (do bố trí lưng kề lưng), thiếu không khí trong lành dẫn đến chất lượng môi trường ở kém. Diện tích sàn xây dựng vượt quá nhu cầu ở cũng gây lãng phí. - Sự pha trộn, lai tạp trong phong cách kiến trúc sẽ làm giảm giá trị căn nhà, sự đơn điệu của mặt tiền dãy phố làm giảm tính đa dạng của cảnh quan đô thị, ảnh hưởng không tốt đến thị hiếu thẩm mỹ trong xây dựng nhà ở. 4.3.3 Các yêu cầu chung khi thiết kế nhà liên kế 4.3.3.1 Hướng nhà : - Hướng nhà là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế vì có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt và không khí trong nhà. Việc chọn hướng nhà phải được nghiên cứu trước trên mặt bằng quy hoạch khu nhà ở, dựa vào bức xạ mặt trời và chế độ gió tại địa phương. - Hướng nhà sẽ là tối ưu khi nó đem lại một lượng bức xạ mặt trời tối thiểu vào mùa hè, cải thiện vi khí hậu trong nhà. Muốn vậy, khi chọn hướng nhà cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau: + Hạn chế tối đa bức xạ mặt trời lên các bề mặt nhà và chiếu nắng vào các phòng trong mùa nóng + Đảm bảo thông gió tự nhiên cho phần lớn các phòng, đặc biệt là phòng ngủ vào mùa nóng. - Xác định hướng nhà không chỉ theo yêu cầu chống nhiệt mà còn phải tính đến hướng gió chủ đạo tại địa phương, đảm bảo thông gió tốt về mùa nóng. Nhà có mặt đứng vuông góc với hướng gió sẽ tiếp nhận một cách đầy đủ vận tốc và áp lực gió, còn khi tạo với hướng gió một góc 45 thì chỉ tiếp nhận 50% Hình 4.11 : Sự đơn điệu trong hình khối, chi tiết và màu sắc của dãy nhà liên kế NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 91 áp lực. Do đó, góc giữa hướng gió chủ đạo và hướng nhà chỉ nên thay đổi trong giới hạn 30 . - Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tại miền Nam ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ứng với gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ứng với gió Đông Nam ) thì hướng nhà Nam – Bắc và Bắc - Nam là hướng lợi nhất về bức xạ mặt trời, giảm bớt chi phí cho kết cấu chống nắng, chống chói và chiếu sáng tự nhin. Còn hướng nhà Tây Nam – Đông Bắc và Đông Nam – Tây Bắc là hướng lợi nhất về thông gió tự nhiên, nhưng sẽ chịu những phí tổn cao hơn cho kết cấu che nắng, chống mưa hắt. - Trong nhà liên kế chỉ có một hoặc hai mặt tường tiếp giáp với không gian bên ngoài ( mặt tiền và mặt hậu), do đó giải pháp che nắng và cách nhiệt chủ yếu tập trung vào mái nhà và hai mặt tường trước và sau nhà. + Đối với mặt trước và sau nhà : yêu cầu che nắng và che mưa tạt ... hể phân thành các loại: cầu thang chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín (giữa nhà), cầu thang ngoài trời. Số lượng, kích thước, vị trí thang phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng, số tầng của tòa nhà, số người , giải pháp thoát người. Nhưng chiều rộng (thông thủy) của 1 vế thang công cộng được nhiều nước qui định ít nhất là 1,2m và do đó chiều rộng buồng thang ít nhất là 2,4 m. Chiếu nghỉ và chiếu tới không hẹp hơn 1,2m. Hệ thống giao thông theo phương ngang gồm: lối vào chính, sảnh tòa nhà nơi bố trí hộp thư của các căn hộ, quầy tiếp tân, bảo vệ Sảnh và hành lang chung ở các tầng. Khoảng cách từ cửa thang máy đến tường đối diện không nên nhỏ hơn 2,1m. Hành lang có chiều rộng theo tính toán thoát người khi có sự cố, không hẹp hơn 1,2m Hình 5.24:. Mặt bằng điển hình của một chung cư cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị .[ Nguồn : kienviet.net ] Hình 5.25:. Mặt bằng trệt tổ chức giao thông thoát hiểm tách biệt cho : Thang bộ từ trên xuống và Thang bộ từ dưới hầm lên NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 138 5.4.2 Yêu cầu về Phòng cháy chữa cháy Tổ chức PCCC trong chung cư cần chú ý các điều cơ bản sau : - Phải đảm bảo khoảng cách an toàn để thoát hiểm từ cửa căn hộ xa nhất đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m. - Thang thoát hiểm: tùy qui mô mặt bằng đơn nguyên, có thể là 1 hoặc 2 thang. Trường hợp mặt bằng có 2 thang, nên thiết kế có 1 thang tiếp giáp với bên ngoài. - Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau: + Đi từ các căn hộ tầng trệt trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài; + Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng trệt) ra hành lang có lối thoát. - Cầu thang , phòng đệm hoặc hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang; + Có đèn chiếu sáng sự cố chạy bằng nguồn điện riêng. 5.4.3 Yêu cầu về hệ thống kết cấu : Với nhà thấp tầng, ngoại trừ một số công trình có yêu cầu đặc biệt, hiện nay phần lớn các dự án chung cư chủ yếu vẫn dùng các giải pháp kết cấu thông dụng như : Hình 5.26:. Mặt bằng điển hình 8 căn hộ với 02 thang thoát hiểm : một thang kín, một thang hở NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 139 5.4.4 Yêu cầu về hệ thống thu rác : Đối với chung cư thấp tầng và nhiều tầng, thường bố trí các ống thu rác dạng gain thẳng đứng : mỗi tầng có các cửa thu rác đổ xuống tầng hầm hay sân nơi có các xe hay bồn nhận rác. Việc bố trí các cửa thu rác phải hết sức cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, mỹ quan, tiện dụng và hết sức đề phòng hỏa hoạn vì các loại khí sinh ra từ rác MỞ RA PHÒNG ĐỂ ỐNG THU RÁC MỞ RA a) b) - Vách cứng có ưu điểm là kích thước dẹp hơn cột không ảnh hưởng trang trí nội thất nên vách cứng thường được đặt vào vị trí tường ngăn giữa các căn hộ. - Trong thực tế, các dự án thường áp dụng giải pháp kết hợp giữa 2 hệ kết cấu trên.(hình 5.27b) - Vật liệu kết cấu thông thường là BTCT, BTCT dự ứng lực hoặc thép hình. Hình 5.28:. Mặt bằng bố trí gain thu rác với minh họa cho hệ thống thu rác, cửa đổ rác. Hình 5.27: a) Khung chịu lực + lõi cứng, b) Vách cứng chịu lực + lõi cứng NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 140 5.4.5 Yêu cầu về hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc : Hệ thống cấp điện cho nhà chung cư ngoài nguồn điện chính từ lưới điện thành phố ( nguồn động lực) còn có nguồn điện dự phòng từ máy phát điện. Nguồn điện dự phòng thường sử dụng khi phải ngắt nguồn chính để : - kiểm tra, bảo trì, sửa chữa khắc phục sự cố của nguồn điện động lực - khi có sự cố cháy nổ , nguồn động lực sẽ ngưng hoạt động do bị tự động ngắt điện bởi các thiết bị bảo vệ. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang dùng nguồn điện dự phòng cho chiếu sáng thoát hiểm, vận hành thang máy cứu hỏa. Ngoài ra còn có hệ thống viễn thông và thông tin liên lạc bao gồm : mạng điện thoại – tổng đài điện thoại, cáp truyền hình, thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh (chảo parabol) , mạng internet-wifi ; hệ thống âm thanh công cộng (Public Alrm); hệ thống báo cháy trung tâm; hệ thống quản lý và điều khiển tòa nhà (BMS-Building Management System ); hệ thống kiểm soát ra vào ( ACS- Access Control System ) 5.4.6 Yêu cầu về hệ thống cấp và thoát nước : Để đảm bảo nước sinh hoạt và PCCC đủ áp lực lên đến các tầng cao cần bố trí bể chứa nước và máy bơm áp lực cao ở tầng hầm hoặc khu kỹ thuật ở tầng trệt. Trên mái hoặc sân thượng cũng cần có bể chứa nước để phân phối cho các tầng bên dưới theo hệ thống ống trục đứng và ngang của các tầng. Hệ thống thoát nước bao gồm máy bơm nước bẩn từ bể xử lý nước thải và máy bơm thoát nước mưa, nước rửa sàn tầng hầm. Ngoài ra còn có máy bơm chữa cháy. 5.5 TỔNG QUAN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG : 5.5.1 Khái niệm : Chung cư cao tầng là loại nhà ở được hình thành từ nhiều căn hộ có không gian khép kín riêng biệt, bố trí liền kề nhau trên cùng một tầng của một tòa nhà có nhiều tầng (>=9 tầng ), phương tiện đi lại chủ yếu bằng thang máy, sử dụng chung một số không gian và dịch vụ công cộng, tạo nên một cộng đồng dân cư . NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 141 Theo TCXDVN 323-2004 “ Nhà ở cao tầng –Tiêu chuẩn thiết kế “ , nhà ở cao tầng là loại nhà ở kiểu căn hộ có chiều cao từ 9 tầng đến 40 tầng. Thiết kế căn hộ trong nhà ở cao tầng cần đáp ứng hai yêu cầu chính : Đa dạng về quy mô căn hộ,đáp ứng nhu cầu ở và phù hợp xu thế phát triển xã hội, thuận tiện sử dụng và quản lý công trình. Đảm bảo điều kiện về tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường, đảm bảo tính độc lập khép kín, tiện nghi an toàn sử dụng. Nguyên nhân sự phát triển nhanh chóng nhà ở cao tầng trong đô thị là do sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tập trung dân cư lớn ở các đô thị và nhu cầu nhà ở luôn tăng cao , trong khi quỹ đất xây dựng đô thị ngày càng thu hẹp. Do đó giải pháp phát triển xây dựng nhà ở cao tầng là một sự lựa chọn tất yếu. Có thể nói chung cư cao tầng là sản phẩm của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và loại hình nhà ở này cũng có những ưu nhược điểm riêng: Ưu điểm : + Tiết kiệm đất xây dựng trong đô thị , tăng diện tích sàn nhà ở, giảm chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, cây xanh, chiếu sáng đô thị. + Hệ số sử dụng đất cao, mật độ cư trú cao hơn so với các loại hình nhà ở khác, hiệu quả đầu tư quỹ nhà ở cao. + Giải phóng không gian mặt đất, tạo sự thông thoáng và tầm nhìn cho người đi bộ, tăng diện tích cây xanh mặt nước, sân bãi. + Tăng tiện nghi cho cuộc sống người dân nhờ có khu thương mại dịch vụ tập trung, tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt căng thẳng cho giao thông đô thị, nâng cao hiệu suất sinh hoạt , làm lợi cho việc khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật , cho công tác quản lý đô thị . + Làm hiện đại phong phú thêm bộ mặt đô thị vì bản thân kiến trúc cao tầng sẽ là các điểm nhấn trong thiết kế quy hoạch cảnh quan đô thị. Từ mái nhà cao tầng có thể tổ chức những điểm nhìn toàn cảnh thành phố, kết hợp các loại hình dịch vụ, giải trí, tham quan NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 142 Nhược điểm : + Yêu cầu thiết kế và xây dựng với kỹ thuật công nghệ cao, chi phí đầu tư xây dựng cao, thời gian thi công kéo dài. + Hệ thống thang máy và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ, chi phí quản lý và vận hành cao. + Con người sống xa mặt đất trong điều kiện không khí loãng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của người già và trẻ em không thuận tiện, ít có thời gian giao tiếp với láng giềng. + Đòi hỏi người dân phải làm quen với văn hóa và lối sống trong nhà cao tầng, biết cách sử dụng thang máy, cách ra vào các cổng có kiểm soát và quản lý, khi có sự cố phải biết cách thoát hiểm từ trên cao xuống và từ dưới hầm lên mặt đất 5.5.2 Phân loại : [4] 5.5.2.1 Phân loại theo số tầng hay độ cao: Hiện nay, tùy theo số tầng mà người ta chia nhà ở cao tầng thành các nhóm : - Nhóm nhà có độ cao thấp: từ 9 tầng - 16 tầng (chiều cao dưới 55m) . - Nhóm nhà có độ cao trung bình: từ 17 tầng-25 tầng (chiều cao dưới 85 m). - Nhóm nhà có độ cao lớn 26 tầng - 40 tầng (chiều cao dưới 120m). - Nhà ở siêu cao tầng : trên 40 tầng (chiều cao trên 120 m) 5.5.2.2 Phân loại theo hình dáng bên ngoài : - Nhà dạng tấm ( Barre ) : các khối hình chữ nhật mỏng, kéo dài với những biến thể của nó với một hướng hay nhiều hướng, trực giao hay gãy khúc. - Nhà dạng điểm hay tháp ( Tour ) : các khối nhà có mặt bằng gọn, vươn theo chiều cao cùng hình thức mặt bằng vuông, chữ nhật, tròn, đa giác, chữ thập, chữ Y, mặt bằng tự do. - Nhà dạng tổ hợp giật cấp: các khối vươn cao theo một hướng, hai hướng hay nhiều hướngcó thể tạo giếng trời, sân trong kết hợp không gian phục vụ công cộng ở phía dưới ngôi nhà , hay chen giữa các tầng cao. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 143 5.5.2.3 Phân loại theo hình dạng mặt bằng : - Dạng hành lang - Dạng đơn nguyên độc lập - Dạng ghép đơn nguyên - Dạng kết hợp đơn nguyên và hành lang 5.5.3 Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc của chung cư cao tầng : Nhà ở cao tầng có một số đặc điểm và yêu cầu quy hoạch-thiết kế kiến trúc khác biệt so với nhà ở thấp tầng và nhiều tầng : - Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc : mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tổng số căn hộ, dân số cư trú, diện tích bãi đậu xe, diện tích thương mại dịch vụ - cây xanh- thể dục thể thao, quy mô nhà trẻ phải được tính toán kỹ ngay trong giai đoạn bắt đầu quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế đơn nguyên. - Hình khối lớn: chung cư cao tầng là một tổng thể với số lượng lớn các căn hộ chồng lên nhau theo chiều cao, hình khối công trình lớn nên yêu cầu khi thiết kế phải xử lý hình khối bên ngoài tốt, đường nét kiến trúc, chi tiết trang trí , vật liệu hoàn thiện có cân nhắc chọn lọc , để hình khối mặt ngoài của công trình góp phần cho mỹ quan đô thị. - Thang máy : là phương tiện giao thông thẳng đứng chủ yếu . Vị trí và số lượng thang máy có ảnh hưởng lớn đến bố cục mặt bằng đơn nguyên và tổ hợp không gian kiến trúc, đến hiệu quả và an toàn trong sử dụng, đến giải pháp kết cấu, hệ thống cấp điện, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn. - Tầng hầm : chủ yếu là bãi đậu xe cho các căn hộ và bố trí các phòng kỹ thuật như : máy phát điện, bể nước ( sinh hoạt và PCCC) , trạm bơm riêng cho nước sạch và nước bẩn, bể tự hoại, bể xử lý nước thải, điều hòa không khí trung tâm.. - Tầng kỹ thuật : do khối bệ hoặc tầng trệt là không gian thương mại dịch vụ, do các trang thiết bị kỹ thuật có yêu cầu đặc biệt riêng, yêu cầu cấp thoát nước , yêu cầu phòng cháy chữa cháy nên cần thiết phải bố trí tầng kỹ thuật ở tầng dưới cùng khối tháp. Đặc biệt tầng trên cùng ( sân thượng) có phòng thang máy, bể chứa nước, quạt hút điều áp buồng thang bộ, kim chống sét. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 144 - Lựa chọn giải pháp kết cấu : cho hệ cọc-móng, vách tầng hầm, khối bệ, khối tháp cần lưu ý đến chi phí và tiến độ thi công , tính hiệu quả của không gian và hình khối kiến trúc, sự phối hợp đồng bộ với các hệ thống kỹ thuật và các trang thiết bị khác của tòa nhà. - Giải quyết các vấn đề của căn hộ : số lượng căn hộ trên một tầng, diện tích sàn hữu dụng của từng căn và của tầng điển hình, chổ đổ rác, xử lý khử mùi thoát khói cho khu phụ trong căn hộ, tạo thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho căn hộ. - Giải quyết các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng : khu thương mại tập trung, các dịch vụ tiện ích cho cư dân , hồ bơi , sân bãi thể thao, công viên cây xanh, đường đi dạo, sân chơi trẻ em NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chính : 1. Phạm Hùng Cường- Lâm Quang Cường- Đặng Thái Hoàng – Phạm Thúy Loan – Đàm Thu Trang ( 2012 ). Quy hoạch xây dựng đơn vị ở, NXB Xây Dựng 2. Đặng Thái Hoàng (2000). Kiến trúc Nhà ở, NXB Xây dựng 3. Trần Văn Khải (2014). Thiết kế môi trường ở, Đại học Kiến trúc TP.HCM 4. Nguyễn Đức Thiềm (2006). Nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà ở, NXB Xây Dựng. 5. Joseph de Chiara – Julius Panero-Martin Zelnik (1995).Time-Saver Standards for Housing and Residential Development, NXB Mc-Graw-Hill. 6. Maureen Mitto – Courtney Nystuen (2007). Residential Interior Design-A guide to planning space , John Wiley & Son, Inc. 7. Quentin Pickard (2006). Cẩm nang Kiến Trúc sư (The Architects’Handbook), NXB Xây Dựng. Tài liệu đọc thêm : 8. Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam : - QCXDVN 01: 2008/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 06 : 2010/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình - TCVN 4451-2012 : Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế - TCVN 9258-2012 : Chống nóng cho nhà ở - hướng dẫn thiết kế - TCVN 9411 - 2012 : Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 266 -2002: Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 9. Các mẫu nhà giới thiệu trong các tạp chí chuyên ngành như :Kiến trúc VN, Kiến trúc - Hội KTS VN, Kiến trúc và Đời sống, Nhà đẹp, Nội thất. 10. Các website : www.archdaily.com, www.contemporist.com, www.freshome.com, www.acrchi.mag.com, www.aasarchitecture.com ; www.homeadore.com NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 146 DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH A/C ( Air Condition) : Điều hòa không khí Ballcony : Ban công Bath : Phòng tắm Circulation zone : Vùng lưu thông Cold / cool : Lạnh / mát Dining : (Phòng) Ăn Driveway : Đường xe chạy Entrance : Lối vào Entree bloc A : Lối đi vào khối A Foyer : Tiền sảnh Frist floor plan : Mặt bằng lầu 1 Front yard : Sân trước Galley kitchen : Nhà bếp dạng hành lang Garage : Nhà để xe Ground floor plan : Mặt bằng tầng trệt Hallway : Hành lang Hot – Arid : Nóng khô Island feature : Nhà bếp ốc đảo Laundry /sewing : (Phòng) giặt ủi / may vá Lawn : Bãi cỏ Living : (Phòng) Sinh hoạt Long facades shade : Mặt tiền dài đổ bóng Maid room : Phòng người giúp việc Master bedroom : Phòng ngủ chính Narrow for shade : Thu hẹp cho bóng râm Optimum : Tối ưu Outdoor foyer : Tiền sảnh ngoài nhà Patio : Hàng hiên Peremial garden : Vườn cây lâu năm Place – setting zone : Khu vực chuẩn bị Plan : Phương án / mặt bằng Porch : Hiên có mái che ( trước lối vào nhà) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 147 Primary wind : Gió chính Promenade : Đường đi dạo Rock garden : Vườn đá Rotate for street shade : Xoay tạo bóng mát đường phố Screen : Tấm chắn / Bình phong Secondary wind : Gió thứ cấp Shared access zone : Vùng dùng chung Single wall kitchen : Nhà bếp tường đơn Sitting zone : Khu vực ngồi Store : Kho Street : Đường phố Street section : Mặt cắt đường phố Table diameter : Đường kính bàn Temperate : Khí hậu ôn hoà Terrace : Sân thượng Tripical – Humid : Nhiệt đới ẩm U-shaped kitchen : Nhà bếp hình chữ U Vegetable garden : Vườn rau Vertical plane : Cây cao Wardrobe : Tủ quần áo Wet /dry Kitchen : Nhà bếp ướt / khô Wide street : Đường phố rộng Winter / Summer wind : Gió mùa đông / mùa hè Winter solar orientation: Hướng mặt trời mùa đông Woodland garden : Vườn trồng cây (cây lớn)
File đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_thiet_ke_nha_o_phan_2_le_hong_quang.pdf