Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển

NỘI DUNG CHÍNH

Khái lược về phạm trù triết học

 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Nguyên nhân, kết quả

Tất nhiên và ngẫu nhiên

 Nội dung và hình thức

 Bản chất và hiện tượng

Khả năng và hiện thực

 

ppt 52 trang yennguyen 4341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 6: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Bùi Văn Tuyển
BÀI 6 : CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA 
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAMPHÂN VIỆN MIỀN NAM KHOA LÝ LUẬN & KHOA HỌC CƠ SỞ 
Ths Bùi Văn Tuyển 
Bộ môn: NNLCB CỦA CNMLN 
SĐT: 0976.226.944 
Email: buituyencn27@gmail.com 
Khái lược về phạm trù triết học 
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
Nguyên nhân, kết quả 
Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Nội dung và hình thức 
 Bản chất và hiện tượng 
Khả năng và hiện thực 
NỘI DUNG CHÍNH 
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 
Phép biện chứng duy vật khái quát các quan hệ tương tác, 
 vận động, biến đổi vô cùng đa dạng, phức tạp của sự vật, hiện tượng bằng các cặp phạm trù cơ bản. 
II. Cặp phạm trù: Cái riêng & cái chung 
Cái riêng: mỗi sự vật... 
Cái chung: Cái tồn tại phổ biến 
ở những cái riêng 
Cái đơn nhất: Chỉ có ở mỗi 
cái riêng xác định 
	 1. Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. 
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt, những yếu tố, những quan hệ tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. 
 Cái đơn nhất: Là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tínhchỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác 
Ví dụ 
Cái riêng 
Ví dụ 
Cái chung 
2. Quan điểm của CNDVNBC về mối quan hệ qua lại giữa giữa cái chung và cái riêng và cái đơn nhất 
Cho rằng cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau được thể hiện 
- Thứ nhất: “cái chung” chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu thị sự tồn tại của mình 
Ví dụ: Không có một cái cây nói chung nào tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể; những cây trên đều có những đặc tính chung, có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống. 
- Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung (không có cái riêng tuyệt đối). 
Ví dụ: Một con người là một cái riêng (không thể tồn tại độc lập được mà phải gắn liền với thế giới tự nhiên (vật chất hữu cơ) và xã hội loài người (quan hệ với mọi người). 
Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung vì: ngoài đặc điểm giống với nhiều cái khác, cái riêng còn có cái đơn nhất, cái đặc thù chỉ nó mới có. 
Ví dụ: Giai cấp công nhân Việt Nam là “cái riêng” bên cạnh cái chung với giai cấp công nhân ở các nước trên thế giới bị bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp không có tư liệu sản xuất lao động gắn liền với máy móc và có tính chất xã hội Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những những đặc điểm riêng: xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời gắn liền với việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cho nên gần gũi với giai cấp nông dân, bị chủ nghĩa đế quốc thống trị. Những đặc điểm đó khác với giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. 
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận 
Vì cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung nên không được tuyệt đối hóa cái riêng 
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, nên muốn tìm ra cái chung (bản chất, quy luật, chính sách, v.v..) phải thông qua việc nghiên cứu cái riêng. Mặt khác, khi áp dụng cái chung vào cái riêng cần phải tính đến đặc điểm và những điều kiện tồn tại cụ thể của cái riêng. 
Ví dụ: Xem xét thiệt hại của một vùng nào đó bị thiên tai ta phải xem xét từng hộ dân từng con đường từng chi tiết bị thiệt hại nặng nhẹ rồi sau đó ta mới liên hệ lại với nhau 
III. Nguyên nhân & kết quả 
Khái niệm: Nguyên nhân & kết quả 
Nguyên nhân: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại 
giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính, các yếu tố trong một sự 
vật hoặc giữa các sự vật với nhau 
Gây ra một sự biến đổi nhất định. 
Kết quả: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi nhất định do 
Nguyên nhân tạo ra. 
III. Nguyên nhân & kết quả 
Những sự tác động 
 (Nguyên nhân) 
 từ đó tạo ra 
những biến đổi 
(Kết quả) 
Sự "tương tác"của dòng điện lên "dây tóc" bóng đèn (là nguyên nhân) 
 làm cho dây tóc nóng lên và phát sáng (kết quả) 
Ví dụ 
Bão (nguyên nhân) -> thiệt hại mùa màng (kết quả xấu) 
- Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược 
III. Cặp phạm trù: Nguyên nhân và kết quả 
Mối quan hệ: 
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian 
 Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với ựu hình thành kết quả: 
+ Nguyên nhân chủ yếu – Nguyên nhân thứ yếu 
+ Nguyên nhân bên trong – Nguyên nhân bên ngoài 
+ Nguyên nhân khách quan – Nguyên nhân chủ quan. 
Ví dụ 
+ Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau. 
 Tuy nhiên không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. 
Ví dụ: 
Ngày không phải là nguyên nhân của đêm 
- Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè. 
III. Cặp phạm trù: Nguyên nhân và kết quả 
Ý nghĩa PP luận 
Muốn cải tạo SVHT thì phải hiểu rõ nguyên nhân của nó 
 Trong hoạt động thực tiễn muốn cho kết quả nào ra đời thì phải tạo ra nguyên nhân phát huy tác dụng và ngược lại 
 Cần phải xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề này sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau. 
IV. Cặp phạm trù: Tất nhiên và ngẫu nhiên 
Tất nhiên: là khái niệm triết học dùng để chỉ 
cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự vật quy định 
và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như thế 
chứ không phải thế nào khác. 
Ngẫu nhiên: Là một phạm trù triết học chỉ cái 
không phải do bản chất, kết cấu bên trong sự vật, mà do những 
nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh 
bên ngoài quyết định.Vì vậy nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra 
, có thể xảy ra dưới hình thức này hoặc hình thức khác 
IV. Cặp phạm trù: Tất nhiên và ngẫu nhiên 
Tất nhiên: Cái xuất phát từ 
bản chất, quy luật; 
Ngẫu nhiên: xuất phát từ ngẫu hợp 
của hoàn cảnh 
Tổng giá cả ngang bằng tổng giá trị của hàng hoá (Tất nhiên), 
 nhưng do tác động của cung - cầu cụ thể khác nhau đã làm cho giá cả xoay quanh giá trị (ngẫu nhiên) 
Ví dụ 
+ Là nhà Tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân đó là tất yếu. 
Giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, đủ phân, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa cao đó là tất nhiên. 
Ví dụ: Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao cũng có thể do sâu rầy, bão tố ập tới thì mất trắng đó lại là ngẫu nhiên. 
Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 
+ Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những cái ngẫu nhiên. 
+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. 
+ Không có tất nhiên thuần túy tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy tách rời cái tất nhiên. 
IV. Cặp phạm trù: Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Ý nghĩa PP luận 
Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên không nên đựa vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên cần phải dự báo trước được một số cái ngẫu nhiên. 
 Cần tạo ra những điều kiện thích hợp nhất định để ngăn cản hoặc thúc đẩy sao cho có lợi cho con người. 
V. Cặp phạm trù Nội dung và hình thức 
* Khái niệm: 
Nội dung tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả 
 những mặt, những yếu tố, những quá trình 
tạo nên sự vật 
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức 
tồn tại vàphát triển của sự vật, là hệ thống 
các mối liên hệtương đối bền vững giữa các 
yếu tố của sự vật đó. 
+ Một cái bàn học: Toàn bộ những vật liệu gỗ, đinh là nội dung còn hình thức là sự sắp xếp nguyên vật liệu đó 
Ví dụ+ Nội dung cơ thể sống là toàn bộ yếu tố vật chất (tế bào, khí quan, quá trình tạo nên cơ thể đó). 
Hình thức: là cách sắp xếp trình tự các tế bào của cơ thể để tạo thành con hay cây gì đó. 
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 
+ Không có hình thức không chứa nội dung, cũng như không có một nội dung nào mà không tồn tại trong một hình thức nhất định. 
+ Các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia tạo nê nhình thức. Vì vậy, nội dung, hình thức không tách rời nhau mà gắn bó với nhau chặt chẽ. 
Ý nghĩa phương pháp luận 
- Nội dung và hình thức luôn thống nhất với nhau nên trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức hoặc tuyết đối hóa một trong hai mặt đó.- Nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó, muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó. 
Ví dụ: 
+ Nội dung về kinh tế: xây dựng kinh tế nhiều thành phần. 
+ Hình thức được biểu hiện: 
- Kinh tế nhà nước: giai cấp công nhân 
- Kinh tế tập thể: Giai cấp nông dân 
- Kinh tế tư sản nhà nước: Giai cấp tư sản dân tộc. 
Kinh tế tư sản nước ngoài: Giai cấp tư sản  
 Kinh tế tư nhân 
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 
VI. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng 
*Khái niệm 
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, 
những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn 
định ở bên tron sự vật, quy định sự vận 
động và phát triển của sự vật đó. 
- Còn hiệntượng là biểu hiện của những mặt, 
những mối liên hệ ấy ra bên ngoài 
Ví dụ:Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân, còn những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác là hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân.  
Ví dụ: + Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận 
Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: 
+ Thống nhất trong sự vật: 
- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chất; 
Không có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng và ngược lại, không có hiện tượng không thể hiện bản chất; 
 Bản chất khác nhau bộc lộ qua các hiện tượng khác nhau; 
Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng: 
+ Thống nhất bao gồm mâu thuẫn: 
Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, hiện tượng phong phú hơn bản chất; 
 Hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng dưới dạng cải biến; 
 Bản chất tương đối ổn định, còn hiện tượng biến đổi nhanh hơn bản chất; 
 Bản chất ẩn dấu bên trong còn hiện tượng bộc lộ ra ngoài. 
Ví dụ 
	- Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư sản). 
	- Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ: 
	+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta . 
	+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản. 
	+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động 
Ý nghĩa phương pháp luận 
Trong nhận thức, không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm ra bản chất của sự vật. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng được bản chất. 
 Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng. 
Ví dụ: 
Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. 
Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia. 
Hình ảnh minh họa về chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bóc lột nhân dân các nước 
VII. Cặp phạm trù: Khả năng và hiện thực 
* Khái niệm : 
Phạm trù hiện thực : Được dùng để phản ánh những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.  
- Phạm trù khả năng : Được dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng.  
VII. Cặp phạm trù: Khả năng và hiện thực 
Ví dụ: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh... đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn, cái ghế, hay cái tủ... 
T rong trường hợp này, cái bàn, ghế là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn, ghế... thì tồn tại trên thực sự. Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại. 
Bạn A Học tập chăm chỉ và siêng năng dẫn đến đỗ đại học 
Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời, luôn chuyển hóa lẫn nhau. 
Khả năng trong những điều kiện nhất định thì biến thành hiện thực. 
Hiện thực mới lại mở ra khả năng mới và trong những điều kiện nhất định lại chuyển hóa thành hiện thực 
Ví dụ 
Những năm 1986 – 1990: Là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt (tiền mất giá, giá hàng tăng) => Đây là hiện thực. 
Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy (trước tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống. 
=> Khả năng 
Kinh tế nước ta đã được khắc phục sau những năm 1989 sau đại hội Đảng VI 
VII. Cặp phạm trù: Khả năng và hiện thực 
*Ý nghĩa PP luận 
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tìm khả năng của sự vật ở chính sự vật. 
 Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực là chủ yếu, không nên dựa vào khả năng. 
 Cần dựa vào mọi khả năng có thể để có phương án giải quyết phù hợp. 
 Để thực hiện khả năng phải tạo cho nó các điều kiện cần và đủ 
 Trong xh con người có vai trò rất quan trọng trong việc xác định khả năng cũng như tạo ra điều kiện cho khả năng có thể trở thành hiện thực 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_bai.ppt