Bài giảng Rủi ro đầu tư - Chương 3: Quản lý rủi ro đầu tư - Hồ Ngọc Ninh

NỘI DUNG

• Nhận diện rủi ro

• Đo lường, phân tích và đánh giá rủi ro (định tính

và định lượng)

• Các chiến lược quản lý rủi ro (xử lý rủi ro)

• Kiểm soát rui ro

Nhận diện rủi ro

• Nhận diện rủi do là việc xác định các đe dọa hoặc các cơ

hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án

đi kèm với sự bất định của chúng.

• Việc nhận diện rủi ro có nhiều người tham gia và vì vậy

các kỹ thuật phân tích nhóm cần được sủ dụng:

 Kỹ thuật tập kích não( Brainstorming Technique):

 Kỹ thuật Delphi

 Kỹ thuật nhóm định danh (Nominal Group Technique):

 Phỏng vấn chuyên gia

pdf 10 trang yennguyen 6780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Rủi ro đầu tư - Chương 3: Quản lý rủi ro đầu tư - Hồ Ngọc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Rủi ro đầu tư - Chương 3: Quản lý rủi ro đầu tư - Hồ Ngọc Ninh

Bài giảng Rủi ro đầu tư - Chương 3: Quản lý rủi ro đầu tư - Hồ Ngọc Ninh
1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT
BỘ MÔN KẾ HOẠCH VÀ ĐẨ TƯ
CHƯƠNG 3
QUẢN LÝ RỦI RO ĐẦU TƯ
Hồ Ngọc Ninh
GIỚI THIỆU CHUNG
Giảng viên: 
TS. HỒ NGỌC NINH
Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư
Khoa Kinh tế & PTNT
Phone: 0989454296
Email: hongocninh@gmail.com
Website: 
2NỘI DUNG
• Nhận diện rủi ro
• Đo lường, phân tích và đánh giá rủi ro (định tính
và định lượng)
• Các chiến lược quản lý rủi ro (xử lý rủi ro)
• Kiểm soát rui ro
Nhận diện rủi ro
• Nhận diện rủi do là việc xác định các đe dọa hoặc các cơ
hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án
đi kèm với sự bất định của chúng. 
• Việc nhận diện rủi ro có nhiều người tham gia và vì vậy
các kỹ thuật phân tích nhóm cần được sủ dụng:
Kỹ thuật tập kích não( Brainstorming Technique):
Kỹ thuật Delphi
Kỹ thuật nhóm định danh (Nominal Group Technique):
 Phỏng vấn chuyên gia
3Các chiến lược quản lý rủi ro
• Tránh rủi ro
• Phòng ngừa thiệt hại và hạn chế rủi ro
• Tự bảo hiểm
• Phong tỏa rủi ro
• Chuyển giao rủi ro
Kiểm soát rủi ro
• Khi kiểm soát rủi ro, chúng ta cần tiến hành các hành
động nhằm làm mất tác hại của rủi ro. 
• Để có những hành động phù hợp, chúng ta cần cập nhật
liên tục kế hoạch quản lý rủi ro.
4Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Bằng cách sử dụng 4 chiến lược đầu tư cơ bản, phần lớn 
nhà đầu tư sẽ thấy thoải mái với một số rủi ro và biến động 
thị trường:
Tập trung đầu tư dài hạn
Đa dạng hóa khoản đầu tư
Đầu tư định kỳ
Giữ liên lạc với Chuyên viên Tư vấn Tài chính.
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Tập trung đầu tư dài hạn
Một bí quyết để chấp nhận biến động thị trường là tập 
trung vào kết quả dài hạn thay vì các thay đổi thị trường 
hàng ngày.
Điều này có thể rất khó khăn lúc thị trường giảm mạnh 
bởi luồng thông tin xấu hàng ngày. Các nhà đầu tư trải 
qua những hậu quả tài chính khủng hoảng trong năm 
2008 đã nhận thức được sự khó khăn để tập trung vào dài 
hạn.
5Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đa dạng hóa khoản đầu tư
Không loại tài sản nào luôn tốt, vì vậy bạn cần đầu tư vào 
nhiều loại tài sản. Nếu một số khoản đầu tư xuống giá, thì 
những khoản khác có thể lên giá.
Đa dạng hóa là gì?
• Sự đa dạng hóa là dàn trải tiền tiết kiệm của bạn vào nhiều khoản
đầu tư. Nó là phiên bản tài chính của câu ngạn ngữ cũ “Đừng để tất
cả trứng vào một giỏ”. Nếu trứng của bạn để trong một giỏ và giỏ
rơi xuống đất, bạn sẽ chỉ còn trứng vỡ.
• Đa dạng hóa gần giống như là bảo hiểm cho giỏ bị rơi. Bằng cách
đầu tư vào nhiều loại tài sản – như là cổ phiếu, thu nhập cố định,
tiền mặt và hàng hóa, — bạn có thể giảm tác động tổng thể nếu kết
quả hoạt động của bất kỳ loại đầu tư nào đó kém.
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đa dạng hóa khoản đầu tư
Bạn có thể đa dạng hóa trong cùng một loại tài sản, các loại
tài sản và thậm chí trên toàn cầu.
1) Đa dạng hóa trong một loại tài sản.
• Bằng cách đa dạng hóa, bạn có thể giảm độ ảnh hưởng 
khi một chứng khoán có hiệu suất thấp. Bạn có thể làm 
điều này bằng cách mua nhiều trái phiếu, ví dụ nhiều hơn 
một hoặc hai loại.
• Tuy nhiên, sẽ có một giới hạn cho sự đa dạng hóa của
bạn nếu những trái phiếu này là trái phiếu địa phương.
Bạn có thể tăng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng
mua nhiều loại trái phiếu - dài hạn, ngắn hạn, chính phủ,
công ty, và lợi tức cao.
6Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đa dạng hóa khoản đầu tư
2) Đa dạng hóa với nhiều loại tài sản
• Đa dạng hóa cũng có thể giảm rủi ro của một loại tài sản, 
như cổ phiếu. Bạn có thể chọn các khoản đầu tư từ nhiều 
loại tài sản — cổ phiếu, thu nhập cố định, tiền mặt và 
hàng hóa. 
• Loại đa dạng hóa này còn được gọi là phân bổ tài sản.
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đa dạng hóa khoản đầu tư
3) Đa dạng hóa trên toàn cầu.
• Đa dạng hóa cũng có thể giúp giảm ảnh hưởng nếu một
thị trường tài chính bị ảnh hưởng.
• Trong khi đầu tư toàn cầu bao gồm các rủi ro khác, chẳng
hạn như biến động tiền tệ và bất ổn chính trị, đa dạng hóa
trên toàn cầu có thể giúp bù trừ biến động tổng thể của
danh mục đầu tư..
7Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đa dạng hóa khoản đầu tư
4) Quỹ mở- cách dễ nhất để đa dạng hóa. 
• Phần lớn nhiều người không có đủ tiền để đầu tư vào
nhiều cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác, và cũng ít
thời gian và kiến thức tài chính chuyên sâu để nghiên cứu
và theo dõi chúng. Đối với những nhà đầu tư này, các
quỹ mở có thể là lựa chọn hợp lý nhất.
• Quỹ mở được đa dạng hoá theo định nghĩa. Một quỹ có
thể giữ chứng khoán từ hàng trăm nhà phát hành. Quỹ
mở cung cấp một cách dễ dàng và hiệu quả về mặt chi
phí để đa dạng hóa trong cùng một loại tài sản, nhiều loại
tài sản và toàn cầu.
Những hiểu biết về phân bố tài sản
• Phân bổ tài sản một cách hợp lý rất quan trọng đảm bảo lợi nhuận 
dài hạn. Hiểu biết rõ chiến lược này là một trong những yếu tố 
quyết định đầu tư thành công.
• Phân bổ tài sản có nghĩa là phân bổ danh mục đầu tư của bạn cho 
những loại tài sản lớn. Ví dụ như cổ phiếu, thu nhập cố định, hàng 
hóa và tiền mặt để đạt được mục tiêu tài chính và quản lý rủi ro. 
• Ở phần trên, gọi phương pháp này là đa dạng hóa nhiều loại tài sản.
• Chiến lược này có tác dụng vì các loại tài sản khác nhau có lợi 
nhuận và rủi ro khác nhau. Ví dụ, cổ phiếu có tiềm năng tăng 
trưởng và thu nhập, trong khi thu nhập cố định thường đem lại sự 
ổn định và đảm bảo thu nhập. Những lợi ích của các loại tài sản 
khác nhau có thể được kết hợp thành một danh mục đầu tư với mức 
rủi ro bạn có thể chấp nhận được.
8Những hiểu biết về phân bố tài sản
Nguyên tắc cơ bản của chiến lược phân bổ tài sản.
• Lịch sử trên thị trường chỉ ra rằng các loại tài sản có hiệu
suất khác nhau từ năm này qua năm khác. Trái phiếu có
thể có lợi nhuận lớn nhất trong năm nay nhưng trong năm
tới sẽ là cổ phiếu. Hoặc hàng hóa có thể là loại tài sản hấp
dẫn trong một thời gian nhưng sau đấy sẽ bình ổn khi loại
tài sản khác tạo cơn sốt.
• Nhìn vào lợi nhuận trong quá khứ thì nhận xét dễ hơn.
Tuy nhiên, dự đoán loại tài sản nào sẽ lên giá nhiều nhất
trong một năm cố định là một điều khó khăn. Vì lý do đó,
nếu chia khoản đầu tư thành nhiều loại tài sản thì có khả
năng một loại tài sản sẽ tăng cao và các loại tài sản khác
cũng tăng luân phiên trong dài hạn.
Những hiểu biết về phân bố tài sản
Lựa chọn phân bổ tài sản đúng.
• Phân bổ tài sản giúp các nhà đầu tư cân bằng lợi nhuận
với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Phân bổ tài sản nên
dựa vào các mục tiêu đầu tư, thời gian đầu tư, và khả năng
chấp nhận rủi ro.
• Đến tuổi nghỉ hưu, bạn có thể muốn đầu tư vào quỹ trái
phiếu và giữ tiền mặt để có sự ổn định. Nhưng bạn hãy
đừng quên cổ phiếu, bởi vì lạm phát luôn theo sát bạn.
• Nếu bạn không cần tiền vốn trong vòng 2 - 5 năm,
Chuyên viên Tư vấn Tài chính có thể khuyên bạn đầu tư
với một phân bổ tài sản với tỷ lệ cổ phiếu cao. Điều đó
không có nghĩa là bạn chỉ đầu tư vào một cổ phiếu. Bạn
vẫn sẽ có danh mục đầu tư với nhiều loại cổ phiếu.
9Những hiểu biết về phân bố tài sản
Cơ hội để có lợi nhuận tốt dài hạn.
• Khi so sánh các chiến lược đầu tư tron hơn 20 năm qua
cho thấy đầu tư với nhiều loại tài sản đã giúp giảm biến
động tổng thể của danh mục đầu tư và tránh được rủi ro
khi thị trường xuống.
Kế hoạch phân bổ tài sản không nên cứng nhắc.
• Bạn cần xem xét lại danh mục đầu tư với Chuyên viên Tư
vấn Tài chính của bạn định kỳ. Theo dõi và xem xét lại
cách phân bổ tài sản có thể giúp bạn đảm bảo đạt mục
tiêu.
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đầu tư định kỳ
• Còn được gọi là trung bình giá mua, một chương trình đầu tư định
kỳ là một chiến lược tuyệt vời để đối phó với thị trường giảm giá
và chiếm lợi thế khi thị trường tăng giá.
• Bạn không cần phải lo lắng về thời điểm tốt nhất để đầu tư nếu bạn
bỏ ra số tiền giống nhau mỗi tháng, nhưng giống phần lớn các
chiến lược đầu tư, nó không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ bạn
không bị thiệt hại.
• Chiến lược này có thể giảm bớt sự lo lắng khi danh mục đầu tư
giảm giá. Điều tốt khi thị trường giảm giá là bạn mua được cổ
phiếu với giá thấp. Tuy nhiên, chiến lược này đòi hỏi bạn tiếp tục
đầu tư dù thị trường tăng hay giảm. Trước khi bắt đầu kế hoạch
trung bình giá mua này, bạn nên cân nhắc khả năng của mình khi
tiếp tục mua vào trong lúc thị trường và nền kinh tế không ổn định.
10
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Đầu tư định kỳ
• Phương pháp trung bình giá: bạn đầu tư một khoản
tiền cố định một cách định kỳ mà không quan tâm đến
giá của các khoản đầu tư. Với cách tiếp cận này, bạn sẽ
loại bỏ cách phỏng đoán khi cố gắng mua giá thấp và bán
giá cao.
• Bằng cách đầu tư định kỳ, bạn có thể tận dụng cơ hội khi 
thị trường giảm mà không cần phải lo lắng khi nào chúng 
sẽ xảy ra. Tiền của bạn sẽ mua được nhiều chứng chỉ quỹ 
hơn lúc giá thấp và ít chứng chỉ quỹ hơn khi giá cao, điều 
này có nghĩa là giá mua trung bình trên một chứng chỉ 
quỹ sẽ thấp hơn theo dòng thời gian.
Các chiến lược quản lý rủi ro đầu tư
Giữ liên lạc với Chuyên viên Tư vấn Tài chính.
• Nhà tư vấn tài chính được đào tạo để xác định mục tiêu 
tài chính, thời gian đầu tư và mức chấp nhận rủi ro của 
bạn.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_rui_ro_dau_tu_chuong_3_quan_ly_rui_ro_dau_tu_ho_ng.pdf