Bài giảng Tài chính công - Phạm Thị Ý Nguyện (Phần 1)
CHƯƠNG 1
KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG
1.1. Khu vực công
1.1.1. Khái niệm khu vực công
Trong đời sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều rất cần đến những loại hàng
hóa do khu vực công cung cấp, như: giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng Vậy, khu
vực công là gì?
Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: khu
vực công và khu vưc tư nhân. Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ khu vực công được sử
dụng tương đương như là khu vực nhà nước hay khu vực của chính phủ. Tất cả khái
niệm này đều hàm ý khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế, chính trị, xã
hội do nhà nước quyết định. Theo Joseph E. Stigitz, một cơ quan hay đơn vị được xếp
vào khu vực công có đặc điểm sau:
- Trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan
công lập đều trực tiếp hay gián tiếp được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định.
- Các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có tính
chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Ví dụ: chính phủ
có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thi hành nghĩa vụ quân sự, tịch thu tài sản
Theo đó, có thể nêu ra một số hoạt động thuộc khu vực công:
- Hệ thống các cơ quan công quyền:
+ Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước, gồm các cơ quan lập pháp, tư
pháp và hành pháp.
+ Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh.
+ Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công: giáo dục, y tế, thể dục thể thao
- Hệ thống các lực lượng kinh tế nhà nước:
Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị được nhà nước cấp vống hoạt
động, các đơn vị công ích
1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản
Khi nghiên cứu về quy luật khan hiếm, kinh tế học đã chỉ ra các vấn đề cơ bản
mà các nền kinh tế phải giải quyết để phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm của mình:
Sản xuất cái gì? Sản xuất cái đó như thế nào? Sản xuất cái đó cho ai? Quyết định các
vấn đề đó như thế nào?
Như mọi lĩnh vực của kinh tế học, khi vực công cũng liên quan trực tiếp đến giải
quyết các vấn đề cơ bản trên trong quá trình phân bổ nguồn lực công. Phân bổ nguồn
lực của khu vực công liên quan đến sự lựa chọn công, vai trò của chính phủ và cách
thức can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế 2
Đối với khu vực công, khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế
học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề:
- Xác định các hoạt động mà khu vực công có thể tham gia và cách thức tổ chức
các hoạt động đó.
- Dự đoán và tiên liệu các tác động hay hậu quả các hoạt động của chính phủ có
thể gây ra cho nền kinh tế và khu vực thư nhâ.
- Đánh giá các kịch bản của chính sách công. Có thể dựa vào phương pháp thực
chứng hay phương pháp chuẩn tắc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính công - Phạm Thị Ý Nguyện (Phần 1)
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: Th.S Phạm Thị Ý Nguyện Năm 2019 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG ............................................................... 1 1.1. Khu vực công ........................................................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm khu vực công .................................................................................... 1 1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản ................................................... 1 1.1.3. Khu vực công và vai trò của chính phủ .............................................................. 2 1.2. Khái niệm và đặc điểm Tài chính Công ................................................................ 3 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 3 1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................................ 4 1.3. Sự phát triển Tài chính Công ................................................................................ 4 1.3.1. Tài chính công cổ điển ....................................................................................... 4 1.3.2. Tài chính công hiện đại ...................................................................................... 6 1.4. Bản chất và chức năng Tài chính Công ................................................................. 7 1.4.1. Bản chất ............................................................................................................. 7 1.4.2. Chức năng .......................................................................................................... 8 1.5. Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính quốc gia ............................... 10 CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI ............................................. 13 2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc ................................................. 13 2.2. Hiệu quả Pareto .................................................................................................. 13 2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 13 2.2.2. Các điều kiện đạt hiệu quả Pareto..................................................................... 14 2.3. Các định lý về hiệu quả trong kinh tế học phúc lợi .............................................. 20 2.3.1. Định lý thứ nhất ............................................................................................... 20 2.3.2. Định lý thứ hai ................................................................................................. 22 2.3.3. Thất bại của thị trường trong phân bổ nguồn lực .............................................. 25 2.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng ............................................................ 27 2.4.1. Khái niệm công bằng ....................................................................................... 27 2.4.2. Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng .......................................................... 28 2.4.3. Đo lường sự bất bình đẳng ............................................................................... 28 CHƯƠNG 3 NGOẠI TÁC ............................................................................................................. 34 3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 34 3.2. Lý thuyết ngoại tác ............................................................................................. 34 3.2.1. Ngoại tác tiêu cực ............................................................................................ 34 2 3.2.2. Ngoại tác tích cực ............................................................................................ 36 3.3. Những giải pháp của khu vực tư về vấn đề ngoại tác ........................................... 38 3.3.1. Giải pháp và định lý Coase............................................................................... 38 3.3.2. Những hạn chế của giải pháp Coase ................................................................. 39 3.4. Khu vực công giải quyết vấn đề ngoại tác ........................................................... 39 3.4.1. Đánh thuế điều chỉnh ....................................................................................... 40 3.4.2. Trợ cấp ............................................................................................................ 40 3.4.3. Điều tiết lượng sản xuất ................................................................................... 41 3.5. Sự khác nhau giữa cách tiếp cận giá cả và số lượng để giải quyết vấn đề ngoại tác .................................................................................................................................. 42 3.5.1. Mô hình cơ bản ................................................................................................ 42 3.5.2. Đánh thuế và điều tiết lượng sản xuất ............................................................... 43 CHƯƠNG 4 HÀNG HÓA VÀ CHI TIÊU CÔNG .......................................................................... 48 4.1. Hàng hóa công .................................................................................................... 48 4.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 48 4.1.2. Phân loại .......................................................................................................... 48 4.1.3. Cung cấp hàng hóa công .................................................................................. 49 4.2. Khái niệm và vai trò chi tiêu công ....................................................................... 51 4.2.1. Khái niệm chi tiêu công ................................................................................... 51 4.2.2. Phân loại chi tiêu công ..................................................................................... 52 4.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu công .............................................. 53 4.2.4. Vai trò chi tiêu công ......................................................................................... 53 4.3. Đánh giá chi tiêu công ........................................................................................ 54 4.3.1. Mục đích đánh giá ............................................................................................ 54 4.3.2. Nội dung đánh giá ............................................................................................ 54 4.4. Quản lý chi tiêu công .......................................................................................... 56 4.4.1. Khái niệm quản lý chi tiêu công ....................................................................... 56 4.4.2. Các phương thức quản lý ................................................................................. 57 4.4.3. Chiếu lược quản lý ........................................................................................... 59 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG .................................... 63 5.1. Khái niệm phương pháp phân tích ....................................................................... 63 5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích lợi ích – chi phí đầu tư công ..................... 63 5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án ...................................... 63 5.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ................................................................................... 65 5.2.3. Tỷ suất lợi tức và chi phí trong 1 dự án đầu tư ................................................. 65 3 5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án công ................................................................ 65 5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công ................................................................ 65 5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các DA của khu vực công ............................. 67 CHƯƠNG 6 KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ .................................................. 71 6.1. Thuế và sự phân phối thu nhập ............................................................................ 71 6.1.1. Mô hình cân bằng cục bộ ................................................................................. 71 6.1.2. Mô hình cân bằng tổng quát ............................................................................. 81 6.2. Thuế và hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 86 6.2.1. Định nghĩa gánh nặng phụ trội ......................................................................... 87 6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội ............................................................................ 90 6.2.3. Gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào thu nhập ............................................... 91 6.3. Phân tích thuế tối ưu ........................................................................................... 92 6.3.1. Thuế hàng hóa tối ưu ....................................................................................... 92 6.3.2. Thuế thu nhập tối ưu ........................................................................................ 96 1 CHƯƠNG 1 KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG 1.1. Khu vực công 1.1.1. Khái niệm khu vực công Trong đời sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều rất cần đến những loại hàng hóa do khu vực công cung cấp, như: giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng Vậy, khu vực công là gì? Từ khi nhà nước ra đời, nền kinh tế - xã hội được chia thành hai khu vực: khu vực công và khu vưc tư nhân. Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ khu vực công được sử dụng tương đương như là khu vực nhà nước hay khu vực của chính phủ. Tất cả khái niệm này đều hàm ý khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội do nhà nước quyết định. Theo Joseph E. Stigitz, một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công có đặc điểm sau: - Trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều trực tiếp hay gián tiếp được công chúng bầu ra hoặc được chỉ định. - Các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không thể có được. Ví dụ: chính phủ có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thi hành nghĩa vụ quân sự, tịch thu tài sản Theo đó, có thể nêu ra một số hoạt động thuộc khu vực công: - Hệ thống các cơ quan công quyền: + Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước, gồm các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp. + Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh. + Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công: giáo dục, y tế, thể dục thể thao - Hệ thống các lực lượng kinh tế nhà nước: Hệ thống các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị được nhà nước cấp vống hoạt động, các đơn vị công ích 1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản Khi nghiên cứu về quy luật khan hiếm, kinh tế học đã chỉ ra các vấn đề cơ bản mà các nền kinh tế phải giải quyết để phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm của mình: Sản xuất cái gì? Sản xuất cái đó như thế nào? Sản xuất cái đó cho ai? Quyết định các vấn đề đó như thế nào? Như mọi lĩnh vực của kinh tế học, khi vực công cũng liên quan trực tiếp đến giải quyết các vấn đề cơ bản trên trong quá trình phân bổ nguồn lực công. Phân bổ nguồn lực của khu vực công liên quan đến sự lựa chọn công, vai trò của chính phủ và cách thức can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế 2 Đối với khu vực công, khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học trong phân bổ nguồn lực cần chú ý đến các vấn đề: - Xác định các hoạt động mà khu vực công có thể tham gia và cách thức tổ chức các hoạt động đó. - Dự đoán và tiên liệu các tác động hay hậu quả các hoạt động của chính phủ có thể gây ra cho nền kinh tế và khu vực thư nhâ. - Đánh giá các kịch bản của chính sách công. Có thể dựa vào phương pháp thực chứng hay phương pháp chuẩn tắc. 1.1.3. Khu vực công và vai trò của chính phủ Quá trình phát triển và hoàn thiện chức năng của nhà nước gắn liền với sự phát triển của xã hội từ nền kinh tế hành hóa giản đơn, tự do cạnh tranh đến nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong nền kinh tế hàng hóa đơn giản và kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, nhà nước chỉ có chức năng cai trị với những hoạt động cơ bản: quản lý hành chính, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Các hoạt động kinh tế nằm ngoài chức năng của nhà nước. Quy mô kinh tế lúc bấy giờ nhỏ bé và chịu sự chi phố hoàn toàn bởi cơ chế tự điều tiết của thị trường. Tư tưởng tự do kinh tế, kinh tế nằm ngoài phạm vi quan tâm của nhà nước mất dần chỗ đứng vào đầu thế kỷ XX và nhường chỗ cho một quan điểm mới: nền kinh tế cần có sự can thiệp của nhà nước, nhà nước phải trở thành một chủ thể kinh tế, phải có vai trò tích cực hơn. Trong tác phẩm kinh tế học của mình, Samuelson cũng khẳng định nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nếu không có sự can thiệp của nhà nước thì giống như chỉ vỗ tay bằng một bàn tay. Nhà nước trong giai đoạn hiện đại có nhiều chức năng với nhiều sứ mệnh khác nhau. Nhà nước mang sứ mệnh của người cảnh sát và của quan tòa trong việc giữ gìn trật tự, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm phát luật của các thế lực trong và ngoài nước và phán xét các hành vi đó; nhà nước mang sứ mệnh của một nhà sản xuất trong việc tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội; nhà nước lại có sứ mệnh phải chăm lo cho phúc lợi và an sinh xã hội. Tóm lại, nhà nước không chỉ là một hệ thống cai trị với các cơ quan quản lý hành chính và an ninh mà còn là một hệ thống phục vụ, một hệ thống điều chỉnh chủ động và có quyền lực tồn tại bên cạnh cơ chế thị trường để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đó là mô hình kinh tế hỗn hợp: chính phủ - khu vực công và khu vực tư. Trong thực tiễn tuy cùng là mô hình kinh tế hỗn hợp nhưng vai trò của chính phủ ở mỗi nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển có khác nhau. Nhìn chung, có thể khái quát sự thay đổi vai trò chính phủ từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến nay như sau: 3 - Giai đoạn 1950 – 1970 Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nền kinh tế đều cho rằng chính phủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và thiết lập chính sách phát triển kinh tế theo mô hình hướng nội. Trong mô hình này, chính phủ được coi là người quyết định sự phân bổ mọi nguồn lực trong xã hội thông qua các chương trình kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh; khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng bành trướng trong hê thống kinh tế và lấn át hoạt động kinh doanh của khu vực tư. Tuy nhiên, xét kết quả cuối cùng về phát triển kinh tế, mô hình kinh tế kế hoạch hóa ... ảm phúc lợi xã hội, chính phủ nên điều chỉnh chính sách chi tiêu công của mình. - Tác động đến thu nhập và thay thế. Đối với mỗi chương trình chi tiêu công của chính phủ, việc phân biệt tác động thay thế và tác động thu nhập là rất hữu dụng trong hoạch định chính sách chi tiêu. Khi chương trình trợ cấp của chính phủ làm cho các cá nhân giảm tiêu dùng một hàng hóa nào đó và thay thế bằng một hàng hóa khác, gọi là tác động thay thế; khi chương trình chi tiêu của chính phủ làm cho các cá nhân lợi hơn nhưng không làm thay đổi giá cả hàng hóa mà họ mua, gọi là tác động thu nhập. Trong một số trường hợp, chính phủ muốn khuyến khích hoặc kìm hãm một số hoạt động kinh tế nào đó, thì chính phủ có thể thực hiện chính sách chi tiêu công sao cho có thể đạt tới mục tiêu tác động thay thế lớn. Còn nếu chính phủ chỉ quan tâm chủ yếu đến việc làm thế nào để mọi người cũng được lợi, thì chương trình chi tiêu công ưa thích nhất là gây tác động thu nhập. - Tác động đến phân phối. Trong mỗi chương trình chi tiêu công của chính phủ, có thể có nhiều đối tượng hưởng lợi ở những mức độ khác nhau, nhưng không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định một cách chính xác. Tuy vậy, khi đánh giá tác động về phân phối cần quan tâm hơn đến việc nâng cao thu nhập cho những tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội. (4) Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả Trong nhiều chương trình chi tiêu công luôn có sự lựa chọn hay đánh đổi giữa các mục tiêu hiệu quả và công bằng. Những bất đồng ý kiến về mục tiêu của các chương trình thường xuất phát từ sự khác nhau về nhận thức các giá trị có tính chuẩn tắc trong việc cân nhắc giữa công bằng và hiệu quả. (5) Quá trình chính trị Trong một xã hội, quá trình chính trị có tác động nhất định đến việc xây dựng và thực hiện các chương trình công. Nhìn chung, các chương trình công được chấp nhận là do sự thỏa hiệp giữa các cá nhân, các nhóm người tham gia xây dựng và thực thiện các chương trình của chính phủ. Các chủ thể này có những mục tiêu và quan điểm khác nhau về sự vận hàng của nền kinh tế. 4.4. Quản lý chi tiêu công 4.4.1. Khái niệm quản lý chi tiêu công Quản lý chi tiêu công là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định của nhà nước đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công nhằm thực hiện tốt các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước. 57 Chi tiêu công trực tiếp trả lời câu hỏi nhà nước chi cho cái gì. Quản lý chi tiêu công là hoạt động có tính chủ quan của nhà nước trong việc tổ chức điều khiển quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công để thỏa mãn nhu cầu. Nói khác hơn, quản lý chi tiêu công trả lời câu hỏi nhà nước chi như thế nào. Xét về phương diện cấu trúc, quản lý chi tiêu công bao gồm hệ thống các yếu tố sau: - Chủ thể quản lý: nhà nước là người trực tiếp tổ chức, điều khiển quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính công. - Mục tiêu quản lý + Mục tiêu tổng quát. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo. + Mục tiêu chi tiết. ∙ Phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà nước. ∙ Nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công. ∙ Thực hiện công bằng xã hội. - Công cụ quản lý + Các chính sách kinh tế - tài chính. + Pháp chế kinh tế – tài chính. + Chương trình hóa các mục tiêu, dự án - Cơ chế quản lý. Là phương thức mà qua đó nhà nước sử dụng các công cụ quản lý tác động vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính để hướng vào đạt những mục tiêu đã định. - Nội dung quản lý + Phân cấp chi giữa cấp chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. + Soạn lập ngân sách dựa trên cơ sở dự báo thu nhập và kế hoạch phân bổ nguồn lực, gắn kết ngân sách với việc đưa ra chính sách. + Cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi. + Kế toán, báo cáo và đánh giá thực hiện. + Kiểm toán và giám sát của cơ quan lập pháp và các cơ quan khác. 4.4.2. Các phương thức quản lý Lập ngân sách là một công cụ quan trọng của quản lý chi tiêu công, nó tạo nền tảng cho việc quản lý, phân bổ một cách khôn ngoan các nguồn lực hạn hẹp của quốc gia và đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực này nhằm đạt được kết quả theo chiến lược mong muốn của chính phủ. 4.4.2.1. Lập ngân sách theo khoản mục Trong phương thức soạn lập ngân sách theo khoản mục, chi tiêu ngân sách được khoản mục hóa. Những khoản mục này luôn luôn được chi tiết và định rõ số tiền cho 58 một cơ quan cụ thể hoặc cho các tiểu mục được phép chi là bao nhiêu. Điểm quan trọng nhất trong lập ngân sách theo khoản mục là quy định cụ thể mức chi tiêu theo từng khoản mục chi tiêu trong quy trình phân phối ngân sách nhằm bắt buộc các cơ quan, đơn vị phải chi tiêu theo đúng khoản mục quy định và cơ chế trách nhiệm giải trình chú trọng vào quản lý các yếu tố đầu vào. Trong hệ thống đó, bộ tài chính đóng vai trò là người kiểm soát thông qua việc tạo lập các quy trình cụ thể được thiết lập để ngăn chặn việc chi tiêu quá mức. Ưu điểm của hệ thống lập ngân sách theo khoản mục: Đơn giản và khả năng kiểm soát chi tiêu bằng việc so sánh dễ dàng với các năm trước thông qua việc ghi chép chi tiết các yếu tố đầu vào. Nhược điểm: (i) chỉ nhấn mạnh đến khâu lập ngân sách với các khoản chi tiêu có tính tuân thủ mà chính phủ đưa ra; (ii) sự phân phối không trả lời được câu hỏi tại sao tiền phải chi tiêu; (iii) ngân sách chỉ được lập trong ngắn hạn; (iv) không chú trọng đúng mức đến tính hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động trong cung ứng hàng hóa công. 4.4.2.2. Lập ngân sách theo công việc thực hiện Lập ngân sách theo công việc thực hiện phân bổ nguồn lực theo những khối lượng hoạt động của mỗi tổ chức, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc thực hiện với chi phí bỏ ra. Lập ngân sách thực hiện cho phép ngân sách được xây dựng không gia tăng thêm mà cơ bản là dựa vòa khối lượng công việc tiên đoán trước. Những người quản lý có thể lập dự toán ngân sách đơn giản bằng việc ngân chi phí đơn vị với khối lượng công việc được yêu cầu trong năm tiếp theo. Lập ngân sách theo công việc thực hiện thể hiện sự thay đổi từ quy trình lập ngân sách dựa vào kiểm soát chi tiêu đến việc lập ngân sách dựa trên cơ sở những quan tâm về quản lý. Ý nghĩa quan trọng của lập ngân sách theo công việc thực hiện là nó nhấn mạnh đến sự tổng hòa những thông tin hoạt động vào trong quá trình lập ngân sách. Lập ngân sách theo công việc thực hiện được thiết kế hướng vào thực hiện tất cả mục tiêu, trong khi nguồn lực còn giới hạn cho nên nó không quan tâm đúng mức đến tính hiệu lực của chi tiêu NSNN. 4.4.2.3. Lập ngân sách theo chương trình Lập ngân sách theo chương trình thiết lập một hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết chi phí chương trình với kết quả của những chương trình đầu tư công. Điểm mấu chốt của lập ngân sách theo chương trình là chương trình – một mục tiêu của chính sách công cùng với những bước cần thiết để đạt được nó. Ngân sách được phân loại theo các khoản mục chương trình, hơn là theo những mối quan hệ có tính tổ chức. Lập ngân sách theo chương trình đòi hỏi các mục tiêu chương trình phải kéo dài hơn một 59 năm ngân sách. Lập ngân sách theo chương trình yêu cầu phải đo lường tính hiệu lực, nghĩa là đo lường đầu ra và tác động đến mục tiêu. 4.4.2.4. Lập ngân sách theo kết quả đầu ra Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra, qua đó giúp cho các cơ quan nhà nước và chính phủ thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả và hiệu lực. Lập ngân sách theo kết quả đầu ra là bước kế tiếp và có tính phân tích hơn đối với phương thức lập ngân sách theo công việc thực hiện và lập ngân sách chương trình thông qua các tiến trình: - Xác định và đo lường chi tiết (đánh giá chi phí đầy đủ và xác định số lượng) và báo cáo những đầu ra (hàng hóa công) được tạo ra bởi các cơ quan nhà nước. - Miêu tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan nhà nước và kết quả mong muốn đạt được theo chiến lược phát triển của chính phủ. - Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chương trình. Lập ngân sách theo chương trình cung cấp một nền tảng quan trọng cho sự lập ngân sách kết quả đầu ra bằng việc chuyển những báo cáo nhiệm vụ và kế hoạch chiến lược của các cơ quan nhà nước thành: - Báo cáo những mục tiêu và chiến lược của chương trình và tiểu chương trình. - Miêu tả chi tiết các hoạt động chương trình và tiểu chương trình. - Những chỉ tiêu quan trọng thực hiện chương trình được báo cáo một cách công khai. 4.4.3. Chiếu lược quản lý 4.4.3.1. Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể Nội dung kỷ luật tài chính tổng thể: - Yêu cầu giới hạn tổng chi tiêu phải được thiết lập dựa vào các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô như: quy mô GDP; tỷ suất thu/GDP; sự gia tăng chi hàng năm trong tổng GDP; tỷ lệ nợ/GDP; tỷ lệ tiết kiệm đầu tư/GDP; mức độ thâm hụt cán cân thanh toán Giới hạn tổng chi tiêu ngân sách phải được tăng cường trong suốt quá trình thực hiện ngân sách và được duy trì, giữ vững ổn định trong dài hạn. - Yêu cầu chi ngân sách phải được thiết lập một cách độc lập và trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần (từng khoản mục chi tiêu ngân sách) Việc xây dựng khuôn khổ tài chính luôn luôn là trách nhiệm của các cơ quan trung ương. Trần chi tiêu tài chính tổng thể nên đưa vào trong các cuộc thảo luận của nội các chính phủ để phân tích tính hợp lý của chính sách tài chính trong những năm ngân sách tiếp theo. Trong quá trình lập kế hoạch, mức trần có thể được điều chỉnh sao 60 cho phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội, nhưng sự điều chỉnh được kiềm chế ở mức tối thiểu để đảm bảo tính minh bạch. Sau khi trần chi tiêu tổng thể đã được bên lập pháp phê duyệt, các cơ quan hành pháp phải tăng cường các biện pháp để thực thi và thường xuyên kiểm tra chi tiêu thực tế trong suốt quá trình chấp hành ngân sách nhằm phát hiện sớm những điểm gây áp lực đến mức trần chi tiêu tổng thể. Một sự ràng buộc quan trọng nữa đối với những người hoạch định chính sách là yêu cầu họ phải tổng hợp tất cả những khoản chi tiêu thực tế vào dự toán ngân sách trong suốt quá trình chấp hành ngân sách và công khai khi kết thúc năm ngân sách. Tính toàn diện và minh bạch là những điều kiện cần thiết cho kỷ lật tài chính tổng thể hữu hiệu. 4.4.3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên của chiến lược. Đối với một nền kinh tế, do nguồn lực tài chính có giới hạn, cho nên chính phủ cần phải đánh đổi và lựa chọn giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Thử thách đặt ra là cấu trúc sắp xếp thể chế như thế nào để tạo ra động lực cho sự phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược chặt chẽ và nâng cao chất lượng thông tin cần thiết để thực hiện điều đó có hiệu quả. Chính phủ phải xây dựng các thể chế để hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách chiến lược hợp lý. Cụ thể: - Bộ máy hành pháp phải có năng lực quản lý để dẫn dắt đất nước và giải trình thích đáng về quyết định chính sách. - Cần thiết phải có một diễn đàn để các quyết định được đưa ra được ràng buộc bởi nguôn lực hiện hữu trong trung hạn và trong đó các chính sách phải cạnh tranh với nhau về ý tưởng và nguồn tài trợ. - Các bộ, ngành chủ quản có quyền quyết định đưa các chương trình vào trong quá trình soạn lập ngân sách. - Đối với những quốc gia mà nguồn viện trợ giữ vai trò quan trọng, công tác quản lý viện trợ phải tiếp cận toàn diện và chặt chẽ. Để hỗ trợ cho những sắp xếp thể chế, cần có thông tin về: - Chi phí của những chính sách mà chính phủ đang thực hiện trong thời gian trung hạn. - Thông tin đầu ra và đầu vào của mỗi chính sách đó. - Thông tin chi phí, đầu ra và đầu vào của các đề xuất chính sách mới. 4.4.3.3. Kết quả hoạt động – tính hiệu quả và hiệu lực Chiến lược này đòi hỏi nhà nước phải cung cấp hàng hóa công với mức chi phí hợp lý để đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Để nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý chi tiêu công đòi hỏi: 61 - Người quản lý được trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt động của họ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ về kết quả. - Người quản lý có đủ năng lực và chủ động đề ra những giải pháp làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng đầu ra cung cấp cho xã hội. - Tạo ra những đòn bẩy kinh tế khuyến khích người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động. Các thể chế cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công: - Cần giới hạn chi phí hoạt động. - Thiết lập hệ thống thông tin minh bạch - Chuyển dần từ kiểm soát chi phí đầu vào sang việc kiểm soát các yếu tố đầu ra. Những kết quả cần được chi tiết hóa trong ngân sách và trong những bản báo cáo tài chính có liên quan, qua đó tạo điều kiện cho người quản lý thấy trước kết quả thực hiện và giúp cho chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế. - Phải tách bạch giữa người mua và người cung cấp. Đồng thời tăng cường vai trò kiểm soát của thị trường. - Tăng cường kiểm soát bên trong và bên ngoài, trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực. 62 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu 5 hàng hóa công do nhà nước cung cấp mà anh (chị) đang được hưởng lợi? 2. Các loại hàng hóa dưới đây, loại nào là hàng hóa công, loại nào là hàng hóa tư. Tại sao: a. Vùng hoang dã mà không có người làm chủ. b. Cung cấp nước đô thị c. Ti vi công cộng d. Internet 3. Có hai gia đình trên một hòn đảo là gia đình Ân và Bình. Để chống lại bọn cướp biển, Ân và Bình quyết định xây dựng một bức tường bao quanh đảo. Lợi ích cận biên của bức tường trên đối với Ân là 12 - Z, và với Bình là 8 - 2Z. Trong đó, Z là độ dày của tường. Biết rằng, chi phí cận biên của mỗi mét độ dày tường là $10. a. Vẽ đường lợi ích cận biên của Ân, của Bình và đường tổng lợi ích cận biên của hai người đó. b. Vẽ đường chi phí cận biên. c. Nếu hai gia đình Ân và Bình không hợp tác với nhau, thì bức tường có được xây không? Vìsao? d. Độ dày của tường là bao nhiêu là có hiệu quả nhất? Và chi phí phân bổ cho mỗi người là bao nhiêu? 4. Hệ thống đường bộ là một hàng hóa công. Mọi người lái xe đề có quyền sử dụng hàng hóa đó. Tuy nhiên, việc lái xe thường gặp khó khăn do xe cộ đi lại đông đúc. Theo anh (chị), để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên mở rộng thêm đường hay nên thu phí đường bộ? Vì sao? 5. Năm 1980, chính quyền của bang Caliphonia (Mỹ) đã tổ chức đấu thầu giữa các công ty tư nhân để chọn một trong các công ty đó đảm nhiệm dịch vụ phòng cháy, chữa cháy của bang (chính quyền trả tiền). Khi đó, chính quyền của liên bang Mỹ đã phản đối việc này và cho rằng: Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy phải do các công ty nhà nước đảm nhiệm. Theo anh (chị): a. Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy có phải là hàng hóa công hay không? b. Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy nên để khu vực công hay khu vực tư sản xuất? c. Nên chăng, nhà nước chỉ cần xác định các yêu cầu đối với Dịch vụ phòng cháy, chữa cháy, sau đó ký hợp đồng với các công ty tư nhân để họ sản xuất dịch vụ này cho bang?
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_cong_pham_thi_y_nguyen.pdf