Bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý

- Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của

đời sống tâm lý con người.

- Nhận thức là một quá trình, ở con ngườiquá

trình này thường gắn với một mục đích nhất định,

nên nhận thức là một hoạt động.

- Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận

thức là phản ánh hiện thực khách quan

Quá trình phản ánh hiện thực khách quan

(phản ánh các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ

của sự vật hiện tượng) được gọi là quá trình nhận

thức hay hoạt động nhận thức.

pdf 177 trang yennguyen 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý

Bài giảng Tâm lý học nhận thức - Quản Thị Lý
MÔN: TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC
Th.S Quản Thị Lý
Khoa Tâm lý – Giáo dục
Nhận thức 
Tình 
cảm
Hành động 
ý chí
Đời sống tâm lý
- Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của
đời sống tâm lý con người.
- Nhận thức là một quá trình, ở con ngườiquá
trình này thường gắn với một mục đích nhất định,
nên nhận thức là một hoạt động.
- Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận
thức là phản ánh hiện thực khách quan
Quá trình phản ánh hiện thực khách quan
(phản ánh các thuộc tính, các mối liên hệ, quan hệ
của sự vật hiện tượng) được gọi là quá trình nhận
thức hay hoạt động nhận thức.
Tri giác
Cảm giác
Tư duy
Tưởng tượng
HOẠT 
ĐỘNG 
NHẬN 
THỨC
NHẬN THỨC CẢM TÍNH
NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Trí nhớ
+ Nhận thức cảm tính:
Đây là giai đoạn đầu, sơ đẳng.
Phản ánh những thuộc tính bề ngoài,
những mối liên hệ, quan hệ không gian, thời
gian và trạng thái vận động của sự vật hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của con người.
Gồm 2 quá trình cảm giác và tri giác.
+ Nhận thức lý tính:
Là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính.
Phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật
của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách
quan trước đó con người chưa biết.
Gồm 2 quá trình tư duy và tưởng tượng
- Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức
lý tính, ngược lại nhận thức lý tính chi phối lại
nhận thức cảm tính.
- Ngoài hai giai đoạn trên, hoạt động nhận
thức còn có quá trình trí nhớ.
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 5: Trí nhớ
Chương 1: Cảm giác
Chương 2: Tri giác
Chương 3: Tư duy
Chương 4: Tưởng tượng
Chương 1
1. Về kiến thức. Sau khi học xong SV trình
bày được định nghĩa về cảm giác, các đặc điểm của
cảm giác và nội dung các quy luật của cảm giác.
2. Về kỹ năng : Áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn để rèn luyện, phát triển cảm giác.
3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn
luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển cảm
giác cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục.
A.MỤC TIÊU HỌC TẬP
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hội đồng bộ môn tâm lý – giáo dục học, Đề
cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu
dùng trong các trường Đại học sư phạm - Hà Nội
1975
2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý
học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS
có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nôi 2003.
3. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) Tâm lý học đại
cương – Dùng cho các trường đại học và cao đẳng
sư phạm – Hà Nội 1995
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình tâm
lý học đại cương – NXB ĐHSP 2006
5. GS.Phạm Tất Dong, PGS. PTS .Nguyễn Hải
Khoát, PGS. PTS .Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học
đại cương - Bộ GDĐT Viện Đại học mở Hà Nội - Hà
Nội 1995
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, tập 1,
sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục
7. Bùi Văn Huệ - Giáo trình tâm lý học – NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Bài tập thực hành 
tâm lý học, NXB giáo dục 1990.
1.1 Khái niệm chung về cảm giác.
1.2 Phân loại cảm giác.
1.3 Các quy luật cơ bản của cảm giác.
C. NỘI DUNG
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢM GIÁC
1.1.1 Cảm giác là gì?
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh
một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự
vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác
quan của ta.
Cảm giác là gì?
Cảm giác là một
quá trình tâm lý
Phản ánh
một cách riêng lẻ
Từng thuộc tính
bề ngoài 
của SV,HT
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢM GIÁC
vào giác quan của ta
VÍ DỤ MINH HOẠ
Đặt một vật vào lòng bàn
tay của người bạn một vật bất kì
với yêu cầu trước đó người bạn
phải nhắm mắt lại, bàn tay
không được nắm lại hay sờ bóp
thì chắc chắn người bạn sẽ
không biết chính xác đó là vật gì,
mà chỉ có thể biết được vật đó
nặng hay nhẹ, nóng hay
lạnhTức là mới chỉ có cảm
giác.
Đây 
là???
Kết thúcNảy sinh Diễn biến
1.1.2 Đặc điểm của cảm giác
 Là một quá trình tâm lý
Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động
của từng giác quan riêng lẻ.
Ví dụ: Thầy bói xem voi
Đặc điểm của cảm giác
Cảm giác phản ánh
hiện thực khách
quan một cách trực
tiếp.
Đặc điểm của cảm giác
Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm
giác của con vật vì cảm giác ở người có bản chất xã hội. Bản
chất xã hội của cảm giác ở người thể hiện:
 Đối tượng phản ánh: Ngoài SVHT vốn có trong tự nhiên
còn có cả những SVHT do lao động của loài người tạo ra.
 Cơ chế sinh lý: Không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ
nhất mà còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ
hai.
 Chịu sự chi phối của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác
của con người.
 Được phát triển mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của hoạt động
và giáo dục, của kinh nghiệm, tri thức
1.1.3. Bản chất xã hội của cảm giác.
1.1.4 Cơ sở sinh lý của cảm giác
về nãodây TKHT
XĐTK
Đối tượng
(Vật KT)
Tạo cảm giác
1
2
3
Các 
giác 
quan
Cảm giác là kết quả hoạt động của toàn bộ
máy phân tích. Bộ máy phân tích gồm có ba bộ
phận:
- 1 là bộ máy thu nhận kích thích (gồm các giác
quan).
- 2 là đường thần kinh hướng tâm
- 3 là trung tâm thần kinh trung ương (bộ não)
Cơ sở sinh lý của cảm giác
 Là hình thức định hướng đầu tiên của con người
trong hiện thực khách quan.
 Là nguồn gốc cung cấp những nguyên liệu cho các
hình thức nhận thức cao hơn.
 Là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt
động (trạng thái hoạt hoá) của vỏ não, đảm bảo
hoạt động tinh thần của con người được bình
thường.
 Là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc
biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
1.1.5. Vai trò của cảm giác
Thính giác
Thị giác
Khứu giác
Vị giác
Mạc giác
1.2. Phân loại cảm giác
1.2.1. Những cảm giác bên ngoài
Những cảm giác bên ngoài
Nảy sinh do sự tác động
của các sóng ánh sáng.
Cho ta biết hình thù khối
lượng, độ sáng, độ xa màu
sắc của sự vật.
Nó giữ vai trò cơ bản
trong sự nhận thức thế giới
bên ngoài của con người.
Cảm giác nhìn (Thị giác):
Những cảm giác bên ngoài
Cảm giác nghe (thính giác):
Nảy sinh do sóng âm.
Phản ánh những thuộc tính về
âm thanh, như cao độ, cường
độ và âm sắc.
Có vai trò quan trọng: giúp
nghe được tiếng nói, giao tiếp
được với người khác, kiểm tra
được ngôn ngữ để hiệu
chỉnh
Những cảm giác bên ngoài
Cảm giác ngửi (khứu
giác)
Do các phân tử của các
chất bay hơi tác động lên
màng ngoài của khoang
mũi, qua không khí gây nên
Cho biết tính chất của
mùi.
Ai ngửi 
hoa 
nhiệt 
tình 
bằng bé 
honk?
Những cảm giác bên ngoài
Cảm giác nếm ( vị giác)
Nảy sinh do tác động của
các thuộc tính hóa học của các
chất hòa tan trong nước lên cơ
quan thụ cảm vị giác ở lưỡi,
họng, vòm khẩu gây nên.
Cho ta biết vị của thức ăn,
đồ uống.
Những cảm giác bên ngoài
Cảm giác da (mạc giác):
Nảy sinh do kích thích
cơ học, nhiệt học.
Cho ta biết sự đụng
chạm, sức ép của vật vào
da cũng như nhiệt độ của
vật.
Cảm giác da gồm 5
loại: Cảm giác đụng chạm,
cảm giác nén, cảm giác
nóng, cảm giác lạnh, cảm
giác đau.
Cảm giác 
vận động 
và cảm giác 
sờ mó
Cảm giác 
thăng bằng
Cảm giác 
rung
Cảm giác 
cơ thể
1.2.2. Những cảm giác bên trong
Cảm giác vận động
phản ánh những biến đổi
xảy ra trong các cơ quan
vận động, báo hiệu về mức
độ co của cơ và vị trí của
các phần trong cơ thể.
Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó
Những cảm giác bên trong
Những cảm giác bên trong
Cảm giác sờ mó là sự kết
hợp cảm giác vận động và
cảm giác đụng chạm.
Bàn tay với tư cách là cơ
quan sờ mó trước tiên xuất
hiện ở khỉ, nhưng chỉ có ở
người thì mới phát triển đầy
đủ và trở thành công cụ lao
động và là khí quan nhận
thức.
Những cảm giác bên trong
Cảm giác thăng bằng
Cho ta biết vị trí và phương
hướng chuyển động của đầu ta
so với phương của trọng lực.
Cơ quan của cảm giác thăng
bằng nằm ở tai trong (ba ống bán
khuyên) liên quan chặt chẽ với
các nội quan khác.
Cảm giác rung:
Do các dao động của không khí (khi các vật
thể bị rung động hay chuyển động) tác động lên
bề mặt thân thể gây ra.
Nó phản ánh sự rung động của các sự vật.
Những cảm giác bên trong
Những cảm giác bên trong
Cảm giác cơ thể:
Là cảm giác
phản ánh tình trạng hoạt
động của các cơ quan cơ
quan nội tạng.
Gồm cảm giác
đói, no, khát, buồn nôn, và
đau ở các cơ quan nội
tạng
Quy luật thích 
ứng 
cảm giác
Quy luật tác động
lẫn nhau giữa các 
cảm giác
Quy luật ngưỡng 
cảm giác
Quy luật 
cơ bản của 
cảm giác
1.3. CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA CẢM GIÁC
1.3.1. Quy luật ngưỡng cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối
Ngưỡng sai biệt
Ngưỡng 
Cảm 
giác
Quy luật ngưỡng cảm giác
a. Ngưỡng tuyệt đối (ngưỡng cảm giác)
Là giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra 
được cảm giác. 
Ngưỡng tuyệt đối được chia làm 2 loại
- Ngưỡng dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ 
để gây cảm giác.
- Ngưỡng trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở 
đó vẫn còn gây cảm giác.
Phạm vi từ ngưỡng dưới đên ngưỡng trên là vùng 
cảm giác được. Trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
Cường độ kích thích 
tối thiểu đủ gây ra
cảm giác
Cường độ kích thích
tối đa vẫn còn gây 
cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối (ngưỡng cảm giác)
Quy luật ngưỡng cảm giác
Ngưỡng tuyệt
đối phía dưới
Ngưỡng tuyệt 
đối phía trên
Vùng cảm giác được
Có 1 vùng phản ánh tốt nhất
Quy luật ngưỡng cảm giác
b. Ngưỡng sai biệt.
Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ
hoặc tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự
khác nhau giữa hai kích thích.
Hay nói khác là tỉ lệ giữa lượng kích thích tối
thiểu thêm vào đủ gây một cảm giác mới trên lượng
kích thích cũ.
Quy luật ngưỡng cảm giác
Chú ý:
- Những ngưỡng trên là khác nhau ở mỗi loại 
cảm giác khác nhau và mỗi người khác nhau là 
khác nhau.
- Những ngưỡng trên có thể thay đổi theo lứa 
tuổi, trạng thái sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý, tính 
chất nghề nghiệp và do việc rèn luyện của mỗi 
người.
Quy luật ngưỡng cảm giác
c. Mối quan hệ giữa ngưỡng cảm giác với 
độ nhạy cảm của cảm giác.
+ Độ nhạy cảm của cảm giác: là khả năng cảm
nhận được kích thích nhỏ nhất tác động vào giác
quan.
+ Độ nhạy cảm sai biệt: là khả năng cảm nhận
được sự khác nhau nhỏ nhất giữa hai kích thích.
Ngưỡng tuyệt phía dưới và ngưỡng sai biệt có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm
giác và độ nhạy cảm sai biệt.
1.3.2. Quy luật thích ứng cảm giác
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm
của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của
cường độ kích thích
- Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ
nhạy cảm.
- Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ
nhạy cảm.
1.3.3. Quy luật tác động lẫn nhau giữa những 
cảm giác
 Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động 
qua lại lẫn nhau theo các quy luật.
Kích thích
Yếu Mạnh
Cơ quan phân tích này Cơ quan phân tích này
Tăng độ nhạy cảm 
của cơ quan phân 
tích khác
Giảm độ nhạy cảm 
của cơ quan phân 
tích khác
Quy luật tác động lẫn nhau giữa những cảm giác
- Có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp ở những cảm 
giác cùng loại hay khác loại.
- Sự tác động qua lại ở những cảm giác cùng loai 
gọi là hiện tượng tương phản.
Có 2 loại tương phản
Tương phản đồng thời
Tương phản nối tiếp
Thảo luận: Các quy luật của cảm giác và ứng
dụng của những quy luật đó trong đời sống, trong
công tác.
Hướng dẫn: SV cần nêu được
 Cảm giác có những quy luật nào?
 Nội dung của từng quy luật.
 Tóm tắt những hiểu biết cơ bản từ quy luật.
 Từ những hiểu biết đó nêu ứng dụng của chúng
vào đời sống và công tác
Hướng dẫn ôn tập
1. Định nghĩa cảm giác. 
2. Các đặc điểm của cảm giác.
3. Bản chất xã hội của cảm giác.
4. Vai trò của cảm giác.
5. Phân loại cảm giác.
6. Các quy luật của cảm giác và ứng dụng của 
chúng trong đời sống , công tác.
Chương 2
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức. Sau khi học xong SV trình bày
được định nghĩa về tri giác, các đặc điểm của tri
giác và nội dung các quy luật của tri giác.
2. Về kỹ năng : Áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn để rèn luyện, phát triển tri giác.
3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn
luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển tri giác
cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục.
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Hội đồng bộ môn tâm lý – giáo dục học, Đề
cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu
dùng trong các trường Đại học sư phạm - Hà Nội
1975
2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý
học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS
có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nôi 2003.
3. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) Tâm lý học đại
cương – Dùng cho các trường đại học và cao đẳng
sư phạm – Hà Nội 1995
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình tâm
lý học đại cương – NXB ĐHSP 2006
5. GS.Phạm Tất Dong, PGS. PTS .Nguyễn Hải
Khoát, PGS. PTS .Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học
đại cương - Bộ GDĐT Viện Đại học mở Hà Nội - Hà
Nội 1995
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, tập 1,
sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục
7. Bùi Văn Huệ - Giáo trình tâm lý học – NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Bài tập thực hành 
tâm lý học, NXB giáo dục 1990.
2.1 Khái niệm chung về tri giác.
2.2 Phân loại tri giác.
2.3 Quan sát và năng lực quan sát
2.4 Các quy luật cơ bản của tri giác.
C. NỘI DUNG
Tri giác
là một 
quá trình tâm lý
Phản ánh 
một cách trọn vẹn
Các thuộc tính
bề ngoài 
của sự vật
hiện tượng
2.1.1. Tri giác là gì?
2.1.Khái niệm chung về tri giác
vào giác quan của ta
Khái niệm chung về tri giác
Là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách
trọn vẹn những thuộc tính bề ngoài của sự vật
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của ta.
Đây là mức phản ánh cao hơn cảm giác
nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính.
 Là một quá trình tâm lý
 Phản ánh những thuộc tính bề ngoài.
 phản ánh HTKQ một cách trực tiếp
 Phản ánh SVHT một cách trọn vẹn
 Phản ánh SVHT theo một cấu trúc nhất định.
 Là quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động 
của con người
2.1.2. Đặc điểm của tri giác
2.1.3. Cơ sở sinh lý của tri giác
Là những phản xạ có điều kiện – những
đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình
thành trên vỏ não khi có sự vật hiện tượng
của thế giới khách quan tác động vào các
giác quan.
2.1.4. Vai trò của tri giác
• Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính.
• Là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng
hành vi và hoạt động của con người trong môi trường
xung quanh.
• Tri giác (đặc biệt là hoạt động quan sát) cung cấp
cho con người những thông tin cần thiết để tiến
hành tư duy và tưởng tượng.
• Quan sát là hình thức tri giác cao nhất đã trở
thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng
của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn.
Vai trò của tri giác
2.2. Phân loại tri giác
Theo cơ quan phân tích, 
có tri giác: nhìn, nghe, 
ngửi, sờ mó
Có 
2 
cách
Theo đối tượng được phản 
ánh, có tri giác: không gian, 
thời gian, vận động ,con 
người.
Phân loại tri giác
Tri giác
thời gian
Tri giác
vận động
Tri giác
con người
Tri giác
không gian
Theo cách 2
 Là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại
khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí của các vật
với nhau.
 Có vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại
của con người với môi trường, là điều kiện cần
thiết để con người định hướng trong môi trường).
2.2.1. Tri giác không gian
Tri giác không g ... c quan – hình ảnh: Là loại tư duy mà việc giải
quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của SVHT.
 Tư duy trừu tượng: Là loại tư duy phát triển ở mức cao
nhất, chỉ có ở người, mà việc giải quyết nhiệm vụ phải dựa
trên các khái niệm, các mối quan hệ lôgíc và gắn bó chặt
chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện.
Các loại tư duy
Cách 2
Theo 
hình thức 
biểu hiện và 
phương thức 
giải quyết 
nhiệm vụ.
Tư duy thực hành
Tư duy hình ảnh cụ thể
Tư duy lý luận
Các loại tư duy.
Cách 2:
 Tư duy thực hành: Là loại tư duy mà việc giải quyết
nhiệm vụ đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể,
phương thức giải quyết là những hành động thực hành.
 Tư duy hình ảnh cụ thể: Là loại tư duy mà nhiệm vụ
được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải
quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực
quan đã có.
 Tư duy lý luận: Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm
vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng,
những tri thức lý luận.
Thảo luận: Tại sao tư duy được xếp vào mức độ
nhận thức lý tính?
Hướng dẫn: SV cần trình bày được:
 Tư duy là gì? Bản chất phản ánh của tư duy là
gì? Và phương thức, sản phẩm phản ánhlà gi?
 Khẳng định tư duy có những đặc điểm mới khác
về chất so với cảm giác, tri giác .
 Tư duy có vai trò quan trọng hơn cảm giác, tri
giác.
Hướng dẫn ôn tập
1. Định nghĩa tư duy. 
2. Các đặc điểm tư duy và rút ra KLSP.
3. Vẽ sơ đồ tóm tắt các giai đoạn tư duy và phân 
tích sơ đồ đó.
4. Các thao tác tư duy.
5. Các sản phẩm tư duy.
6. So sánh tư duy với tưởng tượng.
Chương 4:
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức. Sau khi học xong SV trình bày
được định nghĩa tưởng tượng, các đặc điểm của
tưởng tượng và các cách sáng tạo hình ảnh mới
trong tưởng tượng.
2. Về kỹ năng : Áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn để rèn luyện, phát triển tưởng tượng
3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn
luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển trí
tưởng tượng cho học sinh trong quá trình dạy học,
giáo dục.
1. Hội đồng bộ môn tâm lý – giáo dục học, Đề
cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu
dùng trong các trường Đại học sư phạm - Hà Nội
1975
2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm
lý học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên
THCS có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nôi
2003.
3. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) Tâm lý học
đại cương – Dùng cho các trường đại học và cao
đẳng sư phạm – Hà Nội 1995
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình
tâm lý học đại cương – NXB ĐHSP 2006
5. GS.Phạm Tất Dong, PGS. PTS .Nguyễn
Hải Khoát, PGS. PTS .Nguyễn Quang Uẩn - Tâm
lý học đại cương - Bộ GDĐT Viện Đại học mở
Hà Nội - Hà Nội 1995
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học,
tập 1, sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB
Giáo dục
7. Bùi Văn Huệ - Giáo trình tâm lý học –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Bài tập thực 
hành tâm lý học, NXB giáo dục 1990.
C. NỘI DUNG
4.1. Khái niệm chung về tưởng tượng
4.2. Các loại tưởng tượng.
4.3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
Mời các bạn tri giác những bức 
tranh sau và cho biết ý kiến của 
mình về những bức tranh đó: 
 Là hình gì?
 Hình trong bức tranh là có thật 
hay do đâu mà có?
VẬY TƯỞNG TƯỢNG LÀ GÌ?
Là một quá trình tâm lý phản
ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây
dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
4.1. Khái niệm chung về tưởng tượng
4.1.1.Tưởng tượng là gì?
• Về nội dung phản ánh: Là phản ánh cái mới, chưa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội.
• Về phương thức phản ánh: Tạo ra những hình ảnh mới
(biểu tượng mới) trên cơ sở những biểu tượng đã biết
nhờ các phương thức hành động chắp ghép, liên hợp,
nhấn mạnh, loại suy...
• Về sản phẩm phản ánh: Là các biểu tượng của tượng
tượng – Đó là một hình ảnh mới, khái quát do con người
tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
Tưởng tượng là gì?
Phân tích định nghĩa ta thấy ở tưởng tượng:
Chỉ nảy sinh 
trước
hoàn cảnh 
có vấn đề
Là 1 quá trình 
nhận thức được
bắt đầu và 
thực hiện chủ yếu
bằng hình ảnh
nhưng mang tính 
gián tiếp và 
khái quát cao 
Liên hệ 
chặt chẽ với 
nhận thức 
cảm tính
4.1.2. Các đặc điểm của tưởng tượng
4.1.3. Vai trò của tưởng tượng
Cho phép con người hình 
dung được kết quả trung gian 
và cuối cùng của lao động
Hướng con người 
về tương lai, kích 
thích con người hoạt 
động
Ảnh hưởng đến việc học 
tập, giáo dục đạo đức, 
phát triển nhân cách
Các loại tưởng tượng 
Tích cực và tiêu cực Ước mơ và lý tưởng
Tích cực Tiêu cực Ước mơ Lý tưởng
Tái
tạo
Sáng
tạo
Có 
chủ định
Không
chủ định
Có lợi Có hại
4.2. Các loại tưởng tượng
4.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
a. Tưởng tượng tích cực:
 Tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích
tính tích cực thực tế của con người
 Gồm 2 loại:
 Tưởng tượng tái tạo: Tạo hình ảnh chỉ là mới đối với cá
nhân người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người
khác.
 Tưởng tượng sáng tạo: Xây dựng hình ảnh mới, độc lập
với cả cá nhân lẫn xã hôi, được hiện thực hóa trong các sản
phẩm độc đáo, có giá trị.
b. Tưởng tượng tiêu cực
 Vạch ra những chương trình hành vi không được
thực hiện
 Tạo ra những hình ảnh không được thể hiện
trong cuộc sống.
4.2.1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
Tưởng tượng tiêu cực: Xảy ra theo 2 hướng
 Có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí thể
hiện hình ảnh trong cuộc sống. Đó là sự mơ mộng.
VD: Một người có vóc dáng không cân đối nhưng
luôn mơ trở thành một người mẫu nổi tiếng.
 Không chủ định xảy ra khi con
người ở trạng thái không hoạt động.
VD: Khi ngủ nằm mơ, hoang tưởng,
ảo giác.
4.2.2. Ước mơ và lý tưởng
a. Ước mơ
 Là quá trình độc lập, không hướng 
vào hành động hiện tại.
 Có 2 loại:
 Ước mơ có lợi: có tác dụng thúc đẩy 
cá nhân hành động, biến ước mơ thành hiện thực
VD: Ước mơ được điểm cao
 Ước mơ có hại: Do không dựa vào khả năng thực 
tế, gọi là mơ mộng, có thể làm cá nhân thất vọng, 
chán nản.
 Có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước
mơ.
 Là hình ảnh mẫu mực, chói lọi, cụ thể, hấp
dẫn của tương lai mong muốn. Là động cơ
thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
b. Lý tưởng
Ước mơ và lý tưởng
4.3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.1.Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật
hay các thành phần của sự vậtnhằm làm thay
đổi hình dáng của nó so với hiện thực.
Ví dụ:
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.2. Nhấn mạnh
Là cách tạo
hình ảnh mới bằng
việc nhấn mạnh đặc
biệt hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm
chất hay một quan
hệ nào đó của sự
vật này so với sự vật
khác.
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.3. Chắp ghép (kết dính)
Là phương pháp ghép
các bộ phận của nhiều sự
vật hiện tượng khác nhau lại
để tạo ra hình ảnh mới, các
bộ phận không bị cải biến đi
mà chỉ ghép nối kết dính
một cách giản đơn.
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.4. Liên hợp
Là cách tạo
hình ảnh mới bằng
việc liên hợp các
bộ phận của nhiều
sự vật với nhau,
các bộ phận bị cải
biến và sắp xếp lại
trong tương quan
mới
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.5. Điển hình hóa
Là cách tạo hình
ảnh mới phức tạp, là
một sự tổng hợp sáng
tạo mang tính chất khái
quát những thuộc tính
và đặc điểm cá biệt,
điển hình của nhân
cách.
Mẹ con chị Dậu và đàn chó
Điển hình hóa
Chí Phèo và Thị Nở
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
4.3.6. Loại suy (tương tự).
Tạo hình ảnh mới bằng mô phỏng, bắt chước.
Thảo luận: 1. So sánh cảm giác với tri giác
2. So sánh tư duy với tưởng tượng
Hướng dẫn: SV cần nêu được
 Định nghĩa các quá trình đó.
 Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các quá trình
đó. Muốn vậy phải dựa trên các tiêu chí sau: Nguồn
gốc nảy sinh, nội dung phản ánh, phương thức
phản ánh, sản phẩm phản ánh, mức độ phản ánh,
vai trò
Câu hỏi ôn tập
1.Tưởng tượng là gì? Nêu các đặc điểm
của tưởng tượng
2.Trình bàycác loại tưởng tượng.
3.Trình bày các cách sáng tạo mới trong
tưởng tượng.
4. So sánh tư duy với tưởng tượng.
5. So sánh nhận thức cảm tính với nhận
thức lý tính.
Chương 5:
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức. Sau khi học xong SV trình bày
được trí nhớ là gì?Các quá trình trí nhớ.
2. Về kỹ năng : Áp dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn để rèn luyện, phát triển trí nhớ
3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện
bản thân nhằm hình thành, phát triển trí nhớ cho
học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục.
1. Hội đồng bộ môn tâm lý – giáo dục học, Đề
cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu
dùng trong các trường Đại học sư phạm - Hà Nội
1975
2. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý
học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS
có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nôi 2003.
3. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) Tâm lý học đại
cương – Dùng cho các trường đại học và cao đẳng
sư phạm – Hà Nội 1995
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình tâm
lý học đại cương – NXB ĐHSP 2006
5. GS.Phạm Tất Dong, PGS. PTS .Nguyễn Hải
Khoát, PGS. PTS .Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học
đại cương - Bộ GDĐT Viện Đại học mở Hà Nội - Hà
Nội 1995
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, tập 1,
sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục
7. Bùi Văn Huệ - Giáo trình tâm lý học – NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Bài tập thực hành 
tâm lý học, NXB giáo dục 1990.
C. NỘI DUNG
5.1. Khái niệm chung về trí nhớ
5.2. Các quá trình trí nhớ.
5.3. Các loại trí nhớ
5.4. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ.
5.1. Khái niệm chung về trí nhớ
5.1.1.Trí nhớ là gì?
Là một quá trình tâm lý phản ánh những
kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu
tượng. Bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện
sau đó ở trong óc những cái mà con người đã
cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy
nghĩ trước đây.
Khái niệm chung về trí nhớ
Từ định nghĩa cho thấy trí nhớ có:
 Nội dung phản ánh là các SVHT đã tác động vào ta trước 
đây. Hay nói khác là phản ánh vốn kinh nghiệm.
Vốn kinh nghiệm có thể là hình ảnh cụ thể, là rung
động, trải nghiệm
 Sản phẩm phản ánh là các biểu tượng.
 Biểu tượng là hình ảnh của SVHT nảy sinh lại ở trong óc
khi không có sư tác động trực tiếp của chúng vào giác quan.
 Biểu tượng vừa mang tính trực quan vừa mang tính khái
quát.
Các 
quan điểm 
TLH về sự 
hình thành 
trí nhớ
Thuyết liên tưởng về trí nhớ
Tâm lý học Ghestal về tri nhớ
Tâm lý học hiện đại về trí nhớ
Khái niệm chung về trí nhớ
5.1.2.Các quan điểm tâm lý học về sự hình thành 
trí nhớ.
Khái niệm chung về trí nhớ
5.1.3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
Lý luận về sự hình thành những đường liên hệ thần
kinh tạm thời được coi là lý luận về cơ chế hình thành trí nhớ
cá nhân.
 Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ.
 Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời
được thành lập là cơ sở sinh lý của giữ gìn và tái hiện.
 Tất cả những quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào
mục đích của hành động
Khái niệm chung về trí nhớ
5.1.4. Vai trò của trí nhớ
 Giúp con người tiếp thu, tích lũy vốn kinh
nghiệm.
 Vận dụng được những tri thức đã tiếp thu vào
cuộc sống.
 Lưu giữ kết quả nhận thức, dấu vết xúc cảm
 Nhờ trí nhớ con người có hiện tại, quá khứ và cả
tương lai.
Các 
quá trình
trí nhớ
5.2.Các quá trình trí nhớ
Sự ghi nhớ
Sự giữ gìn
Sự tái hiện
Sự quên
Các quá trình trí nhớ.
5.2.1. Sự ghi nhớ (tạo vết).
 Là đưa tài liệu vào ý thức.
 Gắn tài liệu mới với những kiến thức hiện có.
Kiểu ý nghĩa
 Diễn ra theo 2 hướng
Không chủ định
Có chủ định
Ghi nhớ có chủ định
Kiểu máy móc
Các quá trình trí nhớ.
5.2.2. Sự giữ gìn (củng cố vết).
 Là quá trình củng cố vững cắc những dấu vêt đã
hình thành được trên vỏ não trong quá trình ghi
nhớ.
 Có 2 hình thức
Giữ gìn tiêu cực
Giữ gìn tích cực
Các quá trình trí nhớ.
5.2.3. Sự tái hiện (làm sống lại vết).
 Là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi
lại trên đây
 Có 3 loại
Nhận lại
Nhớ lại
Hồi tưởng
Sự tái hiện
Các quá trình trí nhớ
 Nhận lại: Là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng
được lặp lại.
 Nhớ lại: Là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại
đối tượng.
 Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất
nhiều của trí tuệ
Đây là sự nhớ lại có mục đích, có kế hoạch, có ý thức đòi
hỏi phải có sự chọn lọc , cải biên, chế biến và có sự sắp xếp
lại, phải khắc phục khó khăn, nỗ lực ý chí.
Các quá trình trí nhớ.
5.2.4. Sự quên (không làm sống lại được vết).
 Quên là không tái hiện lại được những nội dung 
đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.
 Không có quên hoàn toàn, tuyệt đối.
 Quên có nhiều mức độ.
 Quên có nhiều nguyên nhân.
Quên diễn ra theo nhiều quy luật.
Cách 1
Căn cứ vào 
nội dung 
phản ánh 
trong trí nhớ
5.3. Các loại trí nhớ. Có 4 cách phân loại:
Trí nhớ vận động 
Trí nhớ cảm xúc
Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ từ ngữ
Các loại trí nhớ
 Trí nhớ vận động: Phản ánh những cử động và
hệ cử động mà ta đã tiến hành trước đây.
 Trí nhớ cảm xúc: Phản ánh những rung cảm,
những trải nghiệm đã qua của con người.
 Trí nhớ hình ảnh: Phản ánh những biểu tượng thị
giác, thính giác, khứu giáccủa các SVHT đã tác
động vào ta trước đây.
 Trí nhớ từ ngữ - lôgic: Phản ánh những ý nghĩ,
tư tưởng đã qua của con người. Ý nghĩ, tư tưởng
không têể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, vì vậy
gọi là trí nhớ từ ngữ - lôgíc.
Cách 2
Căn cứ vào 
tính mục 
đích 
Các loại trí nhớ
Trí nhớ không chủ định
Trí nhớ có chủ định
Các loại trí nhớ
 Trí nhớ không chủ định: Là loại trí nhớ mà trong
đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một tài liệu nào
đó được thực hiện không theo mục đích định trước.
 Trí nhớ có chủ định: Là loại trí nhớ có mục đích
khi ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một tài liệu nào đó.
Cách 3
Căn cứ vào 
thời gian 
củng cố và 
giữ gìn 
tài liệu 
Các loại trí nhớ
Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ thao tác
Các loại trí nhớ
 Trí nhớ ngắn hạn: Là trí nhớ mà biểu tượng
của nó chỉ lưu lại trong não với khoảng thời gian
rất ngắn, ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ.
 Trí nhớ dài hạn: Là loại trí nhớ mà những biểu
tượng của SVHT được lưu giữ lâu dài trong trí óc.
 Trí nhớ thao tác:
 Về thời gian: Sau trí nhớ ngắn, trước trí nhớ dài.
 Về mặt bản chất: Là trí nhớ làm việc.
Cách 4
Căn cứ 
vào 
phương 
thức nhớ 
Các loại trí nhớ
Trí nhớ trực tiếp
Trí nhớ gián tiếp
Các loại trí nhớ
 Trí nhớ trực tiếp: Là nhớ tài liệu cụ thể một cách
trực tiếp không thông qua các ký, tín hiệu và ngôn
ngữ.
 Trí nhớ gián tiếp: Là loại trí nhớ đặc trưng ở
người, thông qua ngôn ngữ, ký, tín hiệu
5.4. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ
 Sự khác biệt cá nhân trong các quá trình trí nhớ.
Thể hiện ở:
 Đặc điểm của các quá trình trí nhớ.
 Ở đặc điểm của nội dung trí nhớ
 Sự khác biệt các nhân ở kiểu trí nhớ. Thể hiện ở:
 Kiểu trí nhớ trực quan – hình ảnh.
 Kiểu trí nhớ từ ngữ - trứu tượng.
 Kiểu trí nhớ trung gian. 
Thảo luận: Các quá trình trí nhớ
Hướng dẫn: SV cần nêu được
 Trí nhớ bao gồm những quá trình nào?
 Từng quá trình đó là gì?.
 Mỗi quá trình đó diễn ra như thế nào?.
Hướng dẫn ôn tập
1.Trí nhớ là gì? 
2. Vai trò của trí nhớ.
3. Các quá trình trí nhớ.
4. Các cách phân loại trí nhớ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_nhan_thuc_quan_thi_ly.pdf