Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Xác định được những đặc trưng tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau;

Xác định và phân tích được các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của con người ở mỗi lứa tuổi;

Xác định được một số rối nhiễu tâm lý có thể có ở mỗi lứa tuổi khác nhau.

 

ppt 67 trang yennguyen 7461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CON NGƯỜI 
Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe 
Trường ĐH Y tế công cộng 
Xác định được những đặc trưng tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau; 
Xác định và phân tích được các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của con người ở mỗi lứa tuổi; 
Xác định được một số rối nhiễu tâm lý có thể có ở mỗi lứa tuổi khác nhau. 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Là quá trình hình thành, phát triển của các yếu tố, quá trình, thuộc tính, trạng thái tâm lý của mỗi cá thể. 
Quá trình này đi từ đơn giản đến phức tạp theo những quy luật có liên quan, phụ thuộc lẫn nhau. 
Các đặc điểm tâm lý khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của con người. 
Phát triển tâm lý là gì? 
Sự trưởng thành/phát triển về thể chất (điều kiện cần): 
Sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh trung ương. 
Các yếu tố môi trường: 
Tự nhiên 
Xã hội: tác động của gia đình, bạn bè, phong tục tập quán, giá trị, nguyên tắc ứng xử, phương thức nuôi dạy con... 
Điều kiện phát triển tâm lý 
Thuyết phân tâm học (Freud) 
Thuyết phát triển nhận thức (Piaget) 
Thuyết tâm lý-xã hội (Erikson) 
Một số lý thuyết về phát triển tâm lý 
Thuyết phân tâm học (Freud) 
1856 - 1939 
Giai đoạn vận động cảm giác: 0-2 tuổi (Sensorimotor stage) 
Giai đoạn tiền thao tác: 2-6,7 tuổi (Preoperational stage) 
Giai đoạn thao tác cụ thể: 7-11,12 tuổi (Concrete operational stage) 
Giai đoạn thao tác hình thức: 12-15,16 tuổi (Formal operational stage) 
Thuyết phát triển nhận thức (Piaget) 
1896 - 1980 
Sơ sinh (mới sinh - 18 tháng) 
Trẻ nhỏ (2 - 3 tuổi) 
Trước tuổi đi học (3 - 5 tuổi) 
Tiểu học (6 - 11 tuổi) 
Vị thành niên (12 - 18 tuổi) 
Trưởng thành (19 - 40 tuổi) 
Trung niên (40 - 65 tuổi) 
Người già (65 trở lên) 
Thuyết tâm lý - xã hội (Erikson) 
1902 - 1994 
Sơ sinh (0-1 tuổi) 
Trẻ nhỏ (1-3 tuổi) 
Trước tuổi đi học (3-6 tuổi) 
Tiểu học (6-12 tuổi) 
Vị thành niên (12-20 hoặc 25 tuổi) 
Trưởng thành (20 hoặc 25-45 tuổi) 
Trung niên (45 hoặc 50-65 hoặc 70 tuổi) 
Người già (trên 65 tuổi) - Việt Nam (60 trở lên) 
(R. B. Murray et.al. (2001) Health Promotion strategies through life span , 7 th edition, Prentice Hall) 
Các giai đoạn phát triển của con người 
Trước sinh 
Thơ ấu (0 - 11,12 tuổi) 
Tuổi vị thành niên (13,14 - 18,19 tuổi) 
Tuổi trưởng thành (20 - 40 tuổi) 
Tuổi trung niên (40 - 60 tuổi) 
Tuổi già (trên 60 tuổi) 
Các giai đoạn phát triển tâm lý 
Giai đoạn trước sinh 
Tế bào trứng 
Phôi thai 
Bào thai 
Giai đoạn trước sinh 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi: 
Gen và di truyền 
Các nhân tố môi trường: 
Tình cảm, trạng thái tâm lý của người mẹ 
Các nhân tố có khả năng gây dị tật bẩm sinh: thức ăn, đồ uống, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... 
Thời thơ ấu (0 – 11, 12 tuổi) 
Giai đoạn bế bồng (0-3 tuổi) 
Học mẫu giáo (3-6 tuổi) 
Đi học (6-12 tuổi) 
Giai đoạn 0-3 tuổi 
Giai đoạn trẻ phát triển tính tự chủ và ngôn ngữ . 
Mối quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ, anh chị, đặc biệt là quan hệ gắn bó với mẹ. 
Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua sự vận động của miệng, tay, chân. 
Thiếu sự chăm sóc của mẹ sẽ làm cho trẻ luôn sợ sệt, ám ảnh, là nguyên nhân của những rối loạn hành vi, rối nhiễu quan hệ xã hội sau này. 
Giai đoạn 3-6 tuổi 
Giai đoạn trẻ phát triển nhân cách và các quá trình nhận thức . 
Ngôn ngữ phát triển phong phú hơn. 
Quan hệ xã hội chủ yếu vẫn trong gia đình. 
Tìm hiểu thế giới xung quanh qua các hoạt động, vận động tay chân gắn với các thao tác cụ thể. 
Trẻ muốn được độc lập, muốn tự mình làm mọi việc và muốn tự đáp ứng các nhu cầu cá nhân. 
Giai đoạn 6-12 tuổi 
Trẻ bắt đầu đi học, gia nhập vào các mối quan hệ xã hội mới, xuất hiện dấu hiệu tự khẳng định bản thân. 
Trường học là môi trường xã hội thứ hai đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. 
Thời thơ ấu: Sự phát triển về xã hội và nhân cách 
Sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ gắn chặt với các quan hệ về xã hội và xúc cảm với người chăm sóc trẻ, đặc biệt là bố mẹ . 
Quan hệ gắn bó về cảm xúc với bố mẹ giúp trẻ bước vào quá trình xã hội hóa, tiếp thu các quy tắc, giá trị của xã hội mà trẻ đang sống. 
Mối quan hệ cảm xúc, sự gắn bó/chia tách với mẹ/người chăm sóc trẻ có ảnh hưởng đến nhân cách sau này của trẻ. 
Câu chuyện của bé Na 
Bé Na, 8 tuổi, chị của bé Bi (1 tháng tuổi). 8 năm sau khi sinh bé Na thì mẹ mới sinh được bé Bi nên cả nhà rất vui mừng, ai cũng tập trung sự chú ý vào bé Bi. Nhiều khi mọi người còn đùa bé Na là “ra rìa” rồi vì bố mẹ đã có em Bi. Hôm làm đầy tháng bé Bi, ông bà, cô chú ai cũng có quà cho Bi. Đến bữa cơm cả nhà không thấy bé Na đâu. Mẹ đi tìm khắp nhà thì thấy bé Na đang nằm trên gác xép đọc sách. Mẹ giận quá lôi bé Na xuống nhà mắng. Sáng hôm sau, mẹ gọi bé Na dậy đi học thì thấy bé cứ nằm mê mệt. Phát hiện chai thuốc ho trên bàn học của bé không còn một giọt nào, mẹ vội đưa bé vào bệnh viện. Lúc bé Na tỉnh dậy, mẹ ôm bé vào lòng hỏi: “ Thuốc ho ngọt con thích uống lắm sao ?”. Lúc đó bé Na mới thỏ thẻ: “ Tại ba mẹ yêu cu Bi hơn nên con muốn uống cái đó để ngủ cho quên, không bao giờ dậy nữa ”. 
Câu chuyện của bé Tuấn, 10 tuổi 
Một hôm mẹ của Tuấn nhận được giấy mời của thầy giáo chủ nhiệm lớp thông báo con trai chị chép bài của bạn khi thi môn Toán. Vốn nóng tính, đợi con đi học về chị bắt con nằm sấp trên giường, không hỏi han gì mà cứ thế đánh con. Vừa đánh chị vừa nói: “ Copy này, tao đánh cho mày chừa cái thói ăn cắp ”. Tuấn vừa khóc tức tưởi vừa nói “ Con không ăn cắp ”. Bữa tối không thấy Tuấn ra ăn cơm, chị vẫn giận con nên mặc kệ. Đến 10h tối chị mới ghé mắt vào phòng con thì không thấy ai trong phòng. Tìm khắp nhà không thấy con đâu chị mới thực sự hốt hoảng. Chạy sang hàng xóm nhờ mọi người tìm giúp. Cuối cùng chị cũng tìm thấy con đang nằm ngủ co quắp trên ghế đá công viên cách nhà 1km, đầu gối lên chiếc túi bên trong có mấy bộ quần áo. 
Rối nhiễu tâm lý là gì? 
Là vấn đề tâm lý nghiêm trọng và kéo dài, trong đó suy nghĩ, cảm xúc hay hoạt động của cá nhân hoàn toàn khác hẳn với những người khác trong cùng lứa tuổi đó, và vấn đề tâm lý này gây ra rất nhiều khó khăn cho cá nhân trong cuộc sống thường ngày. 
(Giáo trình Tâm lý học sức khỏe, trường ĐHYTCC, 2005) 
Biểu hiện rối nhiễu tâm lý thời thơ ấu 
Trẻ hồi hộp, buồn bã, lo lắng, bối rối. 
Sợ tiếp xúc với người khác, chạy trốn cái nhìn, tránh sự tiếp xúc cơ thể, chỉ cảm thấy an toàn trong bối cảnh quen thuộc. 
Buồn nôn mỗi buổi sáng khi đến trường 
Mất ngủ khi nghĩ đến bài kiểm tra ngày hôm sau 
Cài chặt cửa, chùm chăn kín đầu khi bố mẹ vắng nhà vào buổi tối 
v.v 
Biểu hiện rối nhiễu tâm lý thời thơ ấu 
Rối nhiễu chức năng sinh học 
Rối loạn ăn uống: biếng ăn, phàm ăn 
Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, thức giấc giữa đêm, ngủ nhiều 
Rối loạn bài tiết: đái dầm 
Rối nhiễu ngôn ngữ: nói ngọng, nói lắp, chậm nói so với tuổi, nói không rõ, nói quá nhiều nhưng không biết trả lời mà chỉ là nhắc lại lời người khác 
Rối nhiễu vận động: chậm đi 
Biểu hiện rối nhiễu tâm lý thời thơ ấu 
Tự kỷ: 
Thu mình, ngại tiếp xúc với những người xung quanh 
Chơi một mình, không đòi hỏi, không la hét 
Lo hãi: sợ trường học, sợ bóng tối, sợ tiếng động lạ 
Nguyên nhân của rối nhiễu tâm lý 
Nguyên nhân sinh học: 
Yếu tố gien: tiền sử bệnh của gia đình 
Khiếm khuyết hoặc chấn thương ở não 
Thương tổn trong thai kỳ 
Các yếu tố khác: dinh dưỡng kém, nhiễm độc (VD: chì)... 
Nguyên nhân của rối nhiễu tâm lý 
Nguyên nhân tâm lý: 
Những sang chấn tâm lý nghiêm trọng như bị lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục. 
Mất cha/mẹ từ khi còn nhỏ 
Bị bỏ rơi 
Nguyên nhân của rối nhiễu tâm lý 
Nguyên nhân môi trường: 
Cuộc sống nghèo khổ 
Thay đổi công việc, trường học, chỗ ở 
Mong đợi của xã hội hoặc của các giá trị văn hóa 
Lạm dụng thuốc 
Vấn đề xâm hại trẻ em 
Xâm hại thể chất 
Bỏ rơi/không quan tâm 
Xâm hại tâm lý 
Xâm hại tình dục 
Lạm dụng lao động 
Vấn đề xâm hại trẻ em 
Xâm hại thể chất : trên người trẻ có những vết thâm tím, vết sẹo, hoặc những dấu vết không có lý do... 
Bỏ rơi/không quan tâm : trẻ bị bỏ đói thường xuyên dẫn đến kiệt sức, thiếu quần áo, thiếu sự chăm sóc về y tế khi cần... 
Xâm hại tinh thần : trẻ bị ngược đãi bằng những ngôn từ nặng nề  trẻ cảm thấy không được yêu thương/chăm sóc. 
Lạm dụng lao động : trẻ bị bắt làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại. 
Vấn đề xâm hại trẻ em 
Xâm hại tình dục : người lớn (cùng phái hoặc khác phái) dụ dỗ cho bánh kẹo, tiền bạc, vật chất  để sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, bắt trẻ nhìn bộ phận sinh dục của họ hoặc thực hiện hành vi giao cấu, bắt xem các sản phẩm đồi trụy, nói chuyện khiêu dâm, gạ gẫm bằng lời 
 Việc bị xâm hại tình dục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tâm sinh lý của trẻ (rối nhiễu tâm lý)  trẻ thiếu tự tin vào bản thân, sống thu mình lại, sợ hãi, tìm kiếm tình yêu thương từ bất kỳ ai, có nguy cơ lạm dụng chất kích thích, dễ bị trầm cảm, lo âu và nguy cơ tự tử cao. 
Phát hiện trẻ bị xâm hại 
Trẻ đột nhiên ngủ nhiều hơn bình thường hoặc không ngủ. 
Kém điều khiển về bài tiết 
Trở nên hiếu động quá mức 
Sợ ở một mình, sợ/không thích gần một vài người nào đó 
... 
 Cán bộ YTCC cần nhạy cảm với vấn đề xâm hại trẻ em để có thể nhận biết những dấu hiệu ban đầu của việc trẻ bị xâm hại để bảo vệ trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 
Các chương trình can thiệp 
Can thiệp tập trung vào trẻ em: 
Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-12 tuổi) 
Can thiệp tập trung vào người chăm sóc trẻ: 
Trẻ trong độ tuổi trước đi học 
Can thiệp tập trung vào môi trường xã hội: 
Liên quan đến chính sách xã hội nói chung 
Chính sách/can thiệp cho các trường học 
Vị thành niên (VTN): 13-19 
Thời kỳ quá độ từ thời trẻ em sang giai đoạn người lớn, 
Những thay đổi về thể chất 
Những thay đổi về thể chất kèm theo sự trưởng thành về tính dục. 
Vị thành niên 
Biến đổi trong cách suy nghĩ cũng diễn ra rất mạnh: 
khả năng tư duy trừu tượng 
lập luận suy diễn, muốn được độc lập 
tự chủ và tự khẳng định mình 
VTN có một vị trí xã hội mới: 
Quan hệ xã hội hướng ra ngoài gia đình 
Bắt đầu xây dựng bản sắc cá nhân và hình ảnh bản thân 
Khả năng tư duy trừu tượng, lập luận suy diễn được hình thành 
Vị thành niên 
VTN muốn tự khẳng định mình và không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. 
Chúng muốn hoà nhập vào thế giới người lớn. 
Nhưng chưa thực sự có khả năng tự lập, thiếu kinh nghiệm sống, chưa có việc làm, 
Đây là mâu thuẫn của lứa tuổi này và dễ trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự khủng hoảng lớn về tâm lí. 
Những ứng xử thiếu khéo léo, phù hợp của người lớn đối với VTN trong giai đoạn này có thể gây tổn thương tâm lý, gây “sốc” khiến trẻ đi đến chỗ tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ. 
Vị thành niên 
Sự phát triển nhận thức 
Giai đoạn thao tác hình thức (Piaget) 
Tư duy trừu tượng, tư duy lôgíc xuất hiện và phát triển. 
Cho phép suy nghĩ một cách có lựa chọn, khoa học và triệt để. 
Cho rằng chỉ có suy nghĩ, quan điểm của họ là có lý. 
Cho rằng những cảm xúc và tư duy của họ là duy nhất. 
Ngôn ngữ của VTN phát triển trong giai đoạn này: 
Cho phép VTN có thể hiểu và lí giải được các hoạt động của người lớn 
Lĩnh hội được ngày càng nhiều tri thức, kinh nghiệm 
Vị thành niên 
Sự phát triển về mặt xã hội: 
Mối quan hệ bố mẹ và con cái nhìn chung vẫn tích cực 
Mối quan hệ với bạn bè trang lứa ngày càng trở nên quan trọng 
Ảnh hưởng nhiều đến các giá trị, các chuẩn mực và những kì vọng của VTN 
Củng cố nhân cách 
Vị thành niên 
Sự hình thành bản sắc cá nhân : 
Quá trình liên tục trong suốt cuộc đời 
Giai đoạn đầu tuổi VTN, “cái tôi” bắt đầu có những thay đổi 
Trừu tượng hơn; phản ánh phẩm chất cá nhân, giá trị, niềm tin và mục tiêu cá nhân 
Ví dụ: “rất yêu động vật và mong trở thành một nhà thú y” 
Vị thành niên 
Những thay đổi về cảm xúc 
Phát triển nhanh về thể chất, mở rộng các mối quan hệ xã hội và xu hướng vươn lên làm người lớn khiến VTN hình thành mối quan tâm đến những ý thích, nguyện vọng của bạn khác giới. 
Những xúc cảm, tình cảm với bạn khác giới có tính hai mặt: vừa quan tâm đến nhau nhưng lại vừa phân biệt nam nữ. 
Vị thành niên 
Những thay đổi về cảm xúc 
Có thái độ tò mò với những quan hệ đang nảy sinh, với sự phát triển về giới tính bản thân 
Giao tiếp với bạn bè và sự phát triển tình bạn ở thiếu niên có giá trị rất lớn 
Có thể chiếm hết vị trí của học tập, của quan hệ đối với người thân 
Cách biểu hiện xúc cảm của VTN mang tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi 
Vị thành niên 
Phụ huynh thường cảm thấy lo lắng vì con đang tách dần khỏi mình 
Nếu người lớn ứng xử không khéo thì sẽ dẫn đến hình thành nên những hành vi, thái độ chống đối ở VTN 
Vị thành niên 
Độ tuổi 16-19 
Phát triển thể chất vào giai đoạn hoàn chỉnh 
Giảm dần của việc tăng chiều cao, 
Cơ thể trở nên cân đối, khoẻ mạnh, 
Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, 
Cơ bắp phát triển, 
Các yếu tố giới tính ổn định hơn. 
Sự phát triển trí tuệ ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên đã đạt ở mức cao và đang dần hoàn thiện 
Tạo cơ hội tư duy độc lập, tư duy khái quát hóa và tư duy sáng tạo phát triển, 
Chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và cuộc sống 
Vị thành niên 
Vai trò xã hội của VTN/TN thay đổi một cách cơ bản: 
Độc lập hơn và phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn đối với gia đình, 
Có ý thức trong việc chọn nghề nghiệp tương lai 
Bắt đầu có khả năng lao động để kiếm sống 
Tự ý thức phát triển mạnh ở giai đoạn này 
Có khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực xã hội (thể chất, tâm lý và đạo đức) 
Ngầm so sánh mình với những người xung quanh 
Đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của người lớn 
Vị thành niên 
Tình bạn ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên có lí trí và bền vững hơn ở tuổi thiếu niên (đặc biệt cùng tuổi và giới) 
Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, và đặc biệt là tình yêu nam nữ bắt đầu được bộc lộ 
Việc duy trì được bầu không khí ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ-con cái, phụ thuộc: 
Hiểu biết của người lớn đối với VTN 
Thái độ ứng xử ân cần và tế nhị của người lớn 
Vị thành niên – Hành vi nguy cơ 
Nhận thức về nguy cơ của VTN thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ nhỏ 11-13 
VTN nhỏ tuổi thường bốc đồng hơn nhóm lớn 
VTN nhỏ tuổi chịu áp lực nhóm nhiều hơn VTN lớn 
VTN nam dễ có hành vi nguy cơ hơn nữ 
Vị thành niên – Rối nhiễu tâm lí 
Trầm cảm 
Những cảm giác buồn rầu, không hài lòng, tự cô lập mình, thất vọng về cuộc sống nói chung. 
Khi những cảm giác này trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến những rối nhiễu về tâm lý. 
VTN bị trầm cảm trở nên ủ rũ, chán nản và hay tự phê phán mình trong nhiều tuần 
Không tham gia các hoạt động vui vẻ 
Luôn ở trong trạng thái mất năng lượng, không muốn ăn 
Rối loạn giấc ngủ 
Ví dụ: Điều tra trên học sinh 6-8 ở Hà Nội: 
ĐTB trầm cảm = 14.93 /60 
15.4% có ĐTB >= ĐTB+1SD 
Rối nhiễu tâm lí 
Thảo luận: (10’) 
Đánh giá về tình trạng trầm cảm của VTN/TN Việt Nam? 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm trong nhóm VTN/TN Việt Nam? 
Rối nhiễu tâm lí 
Trầm cảm 
Hậu quả 
Trầm cảm làm cản trở quá trình phát triển của VTN 
Nguy cơ lạm dụng thuốc gây nghiện, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông 
Khó khăn trong quá trình học ở trường và cuộc sống tương lai 
Nguy cơ tự sát cao, công kích người khác 
Nhận biết hiện tượng trầm cảm ở tuổi mới lớn rất khó vì biểu hiện đa dạng 
Rối nhiễu tâm lí 
Trầm cảm – nguyên nhân? 
Áp lực của học tập như kết quả thi kém, không thi đậu được vào trường như mong muốn, hoàn cảnh gia đình khó khăn... 
Đa số trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâu thuẫn với khả năng có hạn của mình. 
Sự quan tâm của bố mẹ bị giảm sút cũng làm trẻ thêm hoang mang. 
Rối nhiễu tâm lí 
Trầm cảm: Một số yếu tố ảnh hưởng: 
Người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng (li thân, li hôn); 
Bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội. 
Lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi. 
Tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người 
Yêu quá sớm, bị lên án, phê phán 
Tính công kích – trầm cảm là vòng luẩn quẩn làm tình trạng trầm cảm nặng nề hơn 
Rối nhiễu tâm lí 
Tự sát: 
Ý định - mưu toan tự sát: 
thường được một người nào đó sắp xếp một cách cẩn thận để tự kết thúc cuộc sống của họ 
VTN là giai đoạn có rất nhiều nguy cơ: 
Trầm cảm, lo âu là nguy cơ của hành vi tự sát 
Những biểu hiện có thể dự đoán: thể hiện ý tưởng tự sát; đe dọa tự sát; tặng những món quà không bình thường; biểu hiện trầm cảm, mất ngủ triền miên, kém tập trung và chán ăn; xu hướng rút lui khỏi các hoạt động xã hội. 
Rối nhiễu tâm lí 
Tự sát: 
Phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tự sát ở VTN 
Dựa vào các dấu hiệu 
Cha mẹ, các nhà giáo dục và những người chăm sóc phải biết lắng nghe, đồng cảm, sự thấu hiểu, sự quan tâm, trợ giúp, ứng xử với VTN phù hợp 
Trị liệu: 
Tâm lí trị liệu 
Dùng thuốc 
Cải thiện các mối quan hệ, môi trường sinh hoạt, học tập theo hướng tích cực 
Trưởng thành (20-40 tuổi) 
Các khía cạnh của sự phát triển tâm lí dần vào ổn định 
Phát triển mạnh nhất về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, đạo đức xã hội và hoàn thiện nhân cách 
Định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. 
Trưởng thành 
Độc lập với những người khác 
Khi có gia đình: có những vai trò và trách nhiệm mới 
Phát triển các mối quan hệ sâu sắc và thân thiết với người khác. 
Tình cảm sâu sắc; tình dục với người khác giới 
Thiếu khả năng yêu thương, quan tâm đến những người khác dẫn đến tình trạng sống cô độc hoặc thiếu mối quan hệ thân thiết thực sự và lâu bền. 
Trung niên (41-60 tuổi) 
Vai trò ổn định trong nghề nghiệp và xã hội 
Các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ nghề nghiệp trở nên rộng nhất. 
Ổn định về hiệu suất lao động, nghề nghiệp 
Thường là giai đoạn thành công nhiều hơn trong sự nghiệp 
Con người nhìn lại mình, đúc rút chân lý, bài học kinh nghiệm 
Trung niên 
Một số biến đổi: 
Cơ thể không còn được cân đối 
Nguy cơ mắc bệnh cao hơn (cao huyết áp, chức năng hoạt động của thận và phổi giảm; tóc rụng và bạc 
Hoạt động thần kinh trung ương cũng suy giảm nhất là vào giai đoạn cuối, từ 55 đến 60 tuổi 
Ở phụ nữ, từ 45 đến 55 tuổi diễn ra thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh 
Suốt thời kỳ này, người phụ nữ thường dễ mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tính tình có những biểu hiện thất thường: buồn rầu, dễ cáu giận, dễ thay đổi. 
Trung niên 
Nhiệm vụ quan trọng: 
Dạy bảo cho thế hệ tiếp theo 
Con cái của họ thường trong độ tuổi VTN/TN 
Có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn 
Sự nghiệp của cha mẹ và chăm sóc, nuôi dạy con cái 
Thành công/Thất bại trong dạy dỗ con cái có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của những người trung niên 
Các bậc cha mẹ cần có kiến thức và kĩ năng giáo dục con cái một cách khoa học 
Trung niên 
Vấn đề ly hôn: 1 dạng khủng hoảng tâm lí 
Xu hướng tăng 
Nguyên nhân 
không tương đồng giữa vợ và chồng về các mục đích sống, lối sống, tình dục, ghen tuông 
những vấn đề khác: thu nhập thấp, những kỳ vọng không thực tế về mối quan hệ vợ chồng, vấn đề mang thai vào thời điểm kết hôn 
Trung niên 
Li hôn - Hậu quả: 
Mối quan hệ gia đình trở nên bị xáo trộn 
Tổn thương cho cả hai bên, đặc biệt là người phụ nữ 
Tổn thương đối với trẻ 
Dẫn đến sự kém thích nghi đối với các mối quan hệ xã hội, khó khăn trong giao tiếp 
Nảy sinh các rối nhiễu tâm lí 
Trung niên 
Vấn đề chăm sóc cha mẹ già 
Có thể gây ra những vấn đề tâm lí 
Vấn đề thất nghiệp và nghỉ hưu 
Mất việc gây căng thẳng tâm lí nặng nề; dễ nóng giận, buồn rầu 
Đối với một số người nghỉ hưu làm họ sống trong những điều kiện kinh tế khó khăn. 
Một số người không cần làm việc để kiếm tiền, nhưng họ không muốn nghỉ hưu bởi họ cảm thấy mất đi vai trò trong xã hội 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Người già thường ở vị trí được kính trọng 
Họ thích kể lại những kỷ niệm mà họ có trong suốt cuộc đời và truyền đạt lại kinh nghiệm cho thế hệ kế tiếp 
Người già thường thích những quan hệ gần gũi với những người bạn già và tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng 
Nhiều người già có những cảm xúc tiêu cực, lo lắng, mất tự tin và cảm giác cô đơn 
Họ trải qua những kinh nghiệm buồn, bao gồm cả những lúc ốm đau và cái chết của vợ/chồng hoặc bạn bè. 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Sức khỏe thể chất suy giảm: 
Quá trình đồng hóa, dị hóa giảm, hoạt động của các cơ quan nội tạng giảm sút; 
Cơ bắp nhão, xương dễ gãy; 
Đi lại khó khăn; 
Hay mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh cao huyết áp, đột quỵ hay bệnh khớp. 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Mối quan hệ xã hội: 
Mối quan hệ xã hội của người già bị thu hẹp đáng kể 
Con cái trưởng thành và có thể sống riêng 
Nếu không có sự quan tâm đúng mức của con cái thì dễ làm cho người già cảm thấy cô đơn, trống vắng. 
Giảm sút về khả năng giao tiếp, ví dụ như nếu họ bị đột quỵ nhẹ hoặc mất khả năng nhìn/nghe, cũng là một hạn chế về phạm vi giao tiếp xã hội với những người già khác 
Người già có thể sẽ cảm thấy không thoải mái trước những thay đổi về giá trị và hành vi cua 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) 
Cùng với thời gian, họ cũng mất đi khả năng nhớ những người và địa điểm đã từng rất quen thuộc với họ. 
1% người già 65-74 tuổi và ở 10% >75 tuổi 
Có thể thích nghi với những thay đổi này nếu họ có một gia đình hạnh phúc hoặc có sự hỗ trợ xã hội từ phía bạn bè của họ và ngược lại (lo âu, buồn chán, muốn chết, nhất là ở những người có bệnh mạn tính và ốm yếu) 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Nhu cầu cơ bản của người già 
Chế độ ăn uống, ở phù hợp, thuận tiện 
An toàn cho cuộc sống 
Được tôn trọng và được chấp nhận từ người khác, đặc biệt là từ người thân 
Mối quan hệ mật thiết với người thân, con cháu, vợ chồng, bạn bè. 
Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm của những người thân, người già dễ nảy sinh cảm giác cô đơn và đôi khi có thể tăng thêm quá trình lão hóa. 
Tiếp cận tốt với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ 
Hỗ trợ về thể chất trong gia đình như xe lăn và khu vệ sinh, thiết bị rửa đặc biệt. 
Tuổi già (>60 tuổi) 
Cái chết 
Cái chết xã hội: đặc điểm là người hấp hối có nhu cầu tự cách ly, co mình lại, ngày càng cách xa với người sống 
Cái chết tâm lý: đây là lúc một người mất đi hầu hết khả năng giao tiếp với những người xung quanh họ 
Chết não 
Chết sinh lí 
Tóm lại 
Khái niệm phát triển tâm lý. 
Các lý thuyết về phát triển tâm lý. 
Giai đoạn phát triển tâm lý thời kỳ trước sinh, thơ ấu, vị thành niên, trưởng thành, trung niên, người già. 
Một số rối nhiễu tâm lý. 
Câu hỏi? 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_suc_khoe_bai_2_cac_giai_doan_phat_trien.ppt