Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương III: Công tác chuẩn bị thi công đất - Đặng Xuân Trường

I. Công tác chuẩn bị

1.1. Giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng gồm các việc: Đền bù di dân theo

Nghị định của Chính phủ và các quyết định của địa phương

(phần việc này do chủ đầu tư thực hiện), chặt cây, đào bỏ

rễ cây, phá dỡ công trình cũ nếu có, di chuyển các hệ thống

kỹ thuật (điện, nước, thông tin), mồ mả, ra khỏi khu vực

xây dựng công trình, phá đá mồ côi trên mặt bằng nếu cần,

xử lý thảm thực vật thấp, dọn sạch chướng ngại, tạo thuận

tiện cho thi công.

pdf 49 trang yennguyen 9560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương III: Công tác chuẩn bị thi công đất - Đặng Xuân Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương III: Công tác chuẩn bị thi công đất - Đặng Xuân Trường

Bài giảng Thi công cơ bản và an toàn lao động - Chương III: Công tác chuẩn bị thi công đất - Đặng Xuân Trường
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 48
CHƯƠNG III:
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG ĐẤT
I. Công tác chuẩn bị
1.1. Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng gồm các việc: Đền bù di dân theo
Nghị định của Chính phủ và các quyết định của địa phương
(phần việc này do chủ đầu tư thực hiện), chặt cây, đào bỏ
rễ cây, phá dỡ công trình cũ nếu có, di chuyển các hệ thống
kỹ thuật (điện, nước, thông tin), mồ mả, ra khỏi khu vực
xây dựng công trình, phá đá mồ côi trên mặt bằng nếu cần,
xử lý thảm thực vật thấp, dọn sạch chướng ngại, tạo thuận
tiện cho thi công.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 49
 Trước khi giải phóng mặt bằng phải có thông báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng để cho những người
có công trình ngầm nổi trong khu đất biết để di chuyển.
Sau một thời gian quy định, chủ đầu tư phải là các thủ
tục để di chuyển. Đối với việc di chuyển mồ mả phải theo
đúng phong tục và quy định về vệ sinh môi trường.
 Đối với hệ thống kỹ thuật phải bảo đảm đúng các quy
định di chuyển.
 Khí phá dỡ các công trình nhà cửa, công trình xây dựng
phải có thiết kế phá dỡ bảo đảm an toàn và tận thu vật
liệu sử dụng được.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 50
 Cây to nếu vướng vào công trình phải chặt, hạ hoặc di
chuyển. Phải có biện pháp chặt, hạ hoặc di chuyển bảo
đảm an toàn cho người, máy móc hoặc công trình lân
cận. Rễ cây phải đào bỏ hết để tránh mục, mối làm hư,
yếu nền đất sau này.
 Đối với những gốc cây có đường kính 50cm trở xuống
có thể dùng máy kéo, máy ủi buộc dây cáp để kéo bật
rễ cây hoặc máy ủi có thiết bị đào gốc cây, máy xúc. Đối
với gốc cây đường kính lớn hơn 50cm và loại gốc cây có
rễ phát triển mạnh thì có thể dùng mìn để đào gốc.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 51
 Đá mồ côi nằm trong giới hạn hố móng công trình phải
loại bỏ trước khi tiến hành đào đất. Có thể phá đá mồ
côi bằng nổ mìn.
 Trước khi đào đắp đất, nên bóc hót và trữ lại lớp đất
màu để sau khi xây dựng xong sử dụng lại cho việc
phủ lớp trên của vườn hoa, cây xanh theo quy
hoạch.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 52
1.2. Tiêu nước bề mặt
 Trước khi đào đất hố móng phải làm hệ thống tiêu
nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước
ao hồ, cống rãnh ) ngăn không cho chảy vào hố
móng công trình. Tùy theo điều kiện địa hình và tính
chất công trình mà đào mương, khơi rãnh hoặc đắp bờ
con trạch để tiêu thoát nước. Cần đảm bảo sau mỗi
cơn mưa nước trên bề mặt phải được thoát nhanh.
 Nếu không có điều kiện thoát nước tự chảy, phải bố trí
hệ thống rãnh thoát và bơm tiêu nước. Độ dốc của
mương rãnh thoát nước theo chiều nước chảy ≥ 0,003.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 53
 Để bảo vệ những công trình không bị nước mua tràn
vào, ta đào những rãnh ngăn nước mưa về phía đất
cao và chạy dọc theo các công trình hoặc đào rãnh
xung quanh công trường để có thể thoạt nước mưa
một cách nhanh chóng (hình 3.1).
 Nước chảy xuống rãnh thoạt nước được chảy xuống hệ
thống cống thoát nước gần nhất. Kích thước rãnh
thoát nước phụ thuộc vào bề mặt lưu vực và được xác
định theo tính toán.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 54
Hình 3.1. Tạo rãnh thoát nước mặt
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 55
 Để tiêu nước bề mặt cho các hố móng đã đào xong do
gặp mưa hay do nước ngầm, người ta tạo rãnh xung
quanh hố móng với độ dốc nhất định tập trung về các
hố thu, rồi đặt máy bơm để tiêu nước.
 Đối với những hố móng có kích thước lớn thì ta có thể
bố trí nhiều hố thu gom nước tại các góc của hố móng
(hình 3.2).
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 56
Hình 3.2. Hệ thống thoát nước mặt cho hố móng
1. Rãnh; 2. Hố ga gom nước; 3. Ống bơm; 4. Máy bơm
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 57
II. Hạ mực nước ngầm
2.1. Mục đích
 Khi đào hố móng hoặc thi công các công trình nằm
dưới sâu trong lòng đất mà đáy hố móng hoặc công
trình nằm dưới mực nước ngầm, nước ngầm chảy
vào hố móng hoặc công trình gây cản trở cho quá
trình thi công hoặc sụt lở vách đất  Cần thiết kế
biện pháp hạ mực nước ngầm (hình 3.3).
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 58
 Hạ mực nước ngầm là làm cho mực nước ngầm hạ
thấp cục bộ ở một vị trí nào đó, bằng phương pháp
nhân tạo, đào giếng sâu trong tầng chứa nước và hạ
thấp mực nước trong đó bằng cách bơm liên tục tạo
nên hình phễu trũng.
 Một giếng chỉ làm khô được một phạm vi hẹp nhất
định nào đó, muốn làm khô một vùng thì xung
quanh khu vực đó phải được là hệ thống giếng và từ
các giếng được bơm liên tục.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 59
Hình 3.3. Nước ngầm trong hố móng và hạ mực nước ngầm
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 60
2.2. Một số biện pháp hạ mực nước ngầm
a. Phương pháp giếng thấm
 Đào những giếng bao quanh hố móng. Độ sâu của
giếng được ấn định theo điều kiện đảm bảo hạ mực
nước ngầm thấp hơn đáy hố đào. Đề phòng vách giếng
sụt lở, cần lát những tấm ván gỗ xung quanh giếng,
ván gỗ được đóng thành các thùng bốn mặt hở hai đáy,
vừa đào giếng vừa lắp thùng gỗ xuống. Dùng máy bơm
li tâm hút nước từ giếng ra.
 Phương pháp giếng thấm áp dụng trong trường hợp
diện tích hố móng nhỏ, đất nền có hệ số thấm lớn, độ
sâu hạ mực nước ngầm không quá 5m.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 61
b. Phương pháp giếng lọc với máy bơm hút sâu
Cấu tạo
 Giếng lọc với máy bơm hút sâu: Là bộ thiết bị bao
gồm các bộ phận như ống giếng lọc, tổ máy bơm đặt
trong mỗi giếng, ống tập trung nước, trạm bơm và
ống xả nước. Máy bơm phổ biến dùng loại máy bơm
trục đứng.
 Ống giếng lọc: Là ống bằng thép đường kính từ 200
÷ 450mm, phía dưới có nhiều khe nhỏ để hút nước
gọi là phần lọc. Phần lọc có chiều dài tùy theo địa
chất có thể kéo dài từ 6 ÷ 15m.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 62
 Máy bơm trục đứng được đặt sâu trong ống giếng.
Hiện nay loại máy bơm phổ biến là máy bơm trục
đứng có nhóm bánh xe công tác đặt ở thân máy và
bắt chặt vào trục đứng chung với ống hút có lưới ở
đầu dưới.
Nguyên lý
Nước ngầm sau khi theo các khe nhỏ của ống giếng lọc
chảy vào trong ống sẽ được máy bơm trục đứng liên
tục hút lên trên.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 63
c. Kỹ thuật hạ giếng
 Nếu đất thuộc loại cát pha sét hay cát hay loại đất dễ bị
xói lở thí áp dụng biện phái xói bằng tia nước để hạ ống.
Khi đó ở đầu dưới ống lắp thêm một mũi ống để phun ra
những tia nước áp lực và nối ống đó với một ống dẫn
nước cao áp (8÷16atm). Nước phun ra từ mũi ống sẽ
phá vỡ kết cấu của đất và ống giếng tự tút xuống đến độ
sâu thiết kế thì vặn ông dẫn nước cao áp ra rồi lấy lên.
 Khi hạ ống trong đất lẫn sỏi, sau khi xói nước các lẫn sỏi
sẽ lấp khỏa trống xung quanh ống, tạo ra màng lọc tự
nhiên.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 64
 Trường hợp đất thiếu những thành phần tạo ra màng lọc
tự nhiên, muốn làm tăng bề mặt hút nước, tăng khả năng
làm việc của giếng, ta tạo ra xung quanh giếng một
màng lọc cát sỏi bằng cách đổ các hạt có đường kính từ
3÷10mm xung quanh ống giếng theo một ống bao. Ống
bao này rộng hơn giếng từ 80 ÷100mm. Đổ sỏi ngay sau
khi hạ xong ống xuống độ sâu quy định, rồi bơm nước áp
lực nhỏ để có thể dễ dàng rút ống bao lên.
 Nếu đất rắn thì phải khoan lỗ để đặt ống giếng. Sau khi
hạ xong ống giếng thì lắp máy bơm hút sâu vào trong
ống giếng.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 65
Hình 3.4. Giếng lọc máy bơm hút sâu
a. Cấu tạo: 1. Ống giếng; 2. Máy bơm trục đứng; 3. 
Lưới dây thép; 4. Lưới lọc; 5. Lớp cát lọc; 6. Thành giếng 
b. Hạ giếng bằng phương phái xói nước: 
1. Ống giếng; 2. Phần lọc; 3. Ống dẫn nước cao áp; 4. Mũi ống 
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 66
d. Ưu và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm
 Hiệu suất cao, năng suất lớn
 Có thể nâng nước lên cao (80÷100m).
 Mỗi giếng có thể hạ mực nước ngầm độc lập
Nhược điểm
 Công tác hạ ống phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí
cao
 Máy bơm nhanh hư hỏng nếu hút nước có lẫn cát.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 67
e. Áp dụng
 Khi hạ mực nước ngầm xuống sâu mà các loại thiết bị
khác không có khả năng thực hiện
 Khi địa chất phức tạp (đất nứt nẻ, đất phức tạp, đất sét,
đất sét pha cát xen kẽ những lớp cát) những trường hợp
này phải đổ nhiều loại vật liệu thấm nước xung quanh
ống lọc.
 Khi hố móng rộng, lượng nước thấm lớn.
 Khi thời gian loàm việc trong hố móng kéo dài.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 68
3. Phương pháp dùng ống kim lọc hút nông
a .Cấu tạo (như hình 3.5)
Hình 3.5. 
Cấu tạo ống kim lọc
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 69
Hệ thống kim lọc gồm 3 phần:
 Đoạn ống trên: Là ống thép hút dẫn nước được nối lại
với nhau từ nhiều đoạn ống có đường kính 50÷68mm, số
đoạn này tùy thuộc vào độ sâu cần đạt đoạn lọc. Đoạn
ống trên nối với bơm hút hay bơm đẩy cao áp.
 Đoạn lọc: Gồm hai ống thép lồng nhau. Ống trong
không đục lỗ, được nối với ống trên. Ống ngoài được đục
lỗ và có đường kính lớn hơn đường kính ống trong một
chút. Bên ngoài đoạn lọc được cuốn dây thép và được
bao bởi lưới lọc.
 Đoạn cuối: Gồm có van vành khuyên, van cầu và bộ
phận xói đất.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 70
b. Nguyên lý
Hạ ống kim lọc
 Đặt thẳng đứng để đầu kim lọc đúng vào vị trí thiết kế.
Dùng búa gõ nhẹ để phần đầu cắm vào trong đất.
 Cho bơm nước cao áp vào trong ống lọc. Dưới áp suất
lớn nước được nén vào trong kim lọc, đẩy van vành
khuyên đóng lại và nén van cầu mở ra. Nước phun ra
ngoài theo các lỗ răng nhọn.
 Các tia nước phun ra với áp suất cao làm xói lở đất ở đầu
kim lọc và đẩy chúng lên mặt đất. Dưới trong lượng bản
thân kim lọc từ từ chìm vào trong lòng đất.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 71
Hoạt động hút nước ngầm của ống kim lọc
 Chèn vào xung quanh phần lọc một lớp sỏi và cát hạt to
để tạo thêm lớp lọc. Chèn một lớp đất sét trên miệng lỗ
để giữ không cho không khí lọt vào trong ống kim lọc.
 Cho máy bơm hút hoạt động, dưới tác dụng của chân
không, van cầu bị hút đóng lại. Nước ngầm ở ngoài thấm
qua lưới lọc vào trong ống ngoài đẩy van vành khuyên
mở ra, chảy vào ống trong và được hút lên.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 72
Sơ đồ bố trí kim lọc
 Sơ đồ kết hợp hai tầng hạ nông: Hệ thống ống kim lọc có
thể hạ mực nước ngầm từ 4÷5m, đề hạ sâu hơn ta kết
hợp nhiều tầng kim lọc xuống thấp dần.
 Sơ đồ bố trí đối với mặt bằng hẹp: Bố trí một hàng ống
kim lọc chạy dọc công trình.
 Sơ đồ bố trí với mặt bằng rộng: Bố trí hệ thống kim lọc
xung quanh hố móng.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 73
Hình 3.6. Sơ đồ kết hợp hai tầng kim lọc hạ nông
1. Mực nước ngầm trước khi hạ; 2. Mực nước ngầm sau khi hạ; 
3. Hệ thống kim lọc
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 74
Hình 3.7. Sơ đồ bố trí hệ thống ống kim lọc
(a) Bố trí theo vòng khép kín; (b) Bố trí theo chỗi
1. Ống kim lọc; 2. Ống gom nước; 3. Máy bơm; 
4. Mực nước ngầm trước khi hạ; 5. Mực nước ngầm sau khi hạ.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 75
4. Phương pháp dùng ống kim lọc hút sâu
a. Cấu tạo (như hình 3.8)
Ống kim lọc hút sâu có cấu tạo khác với kim lọc hút
nông là đường kính to hơn, phần thân ống và phần lọc
dài hơn, trong ống lọc có thêm một ống thứ hai mang
miệng phun nhằm đưa nước lên cao.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 76
Hình 3.8. 
Ống kim lọc hút sâu
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 77
b. Nguyên lý (như hình 3.9)
 Đầu tiên hạ ống lọc ngoài (ống 1), có phần lọc và phần
chân xuống đất bằng phương pháp xói nước tương tự
như khi hạ ống kim lọc hút nông.
 Sau đó thả vào ống (1) một ống nhỏ hơn (ống 2) mang
miệng phun (3) ở phần dưới.
 Máy bơm đẩy nước cao áp với áp suất từ 7,5 ÷8 (atm)
vào ống kim lọc, nước chảy trong khoảng trống giữa hai
ống (1) và (2) rồi đến miệng phun. Tia nước chảy qua
các lỗ nhỏ của miệng phun và phun lên với một lưu tốc
rất lớn, làm giảm áp suất không khí trong khoảng không
gian phía dưới của ống trong, hút theo nước ngầm dưới
đất lên cao.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 78
 Hỗn hợp nước ngầm và nước ban đầu được hút lên chảy
vào một hệ thống ống dẫn đến bể chứa nước. Máy bơm
lại lấy nước trong bể này để bớm vào ống kim lọc làm
nước mồi. Nước thừa trong bể sẽ được bơm dẫn đi nơi
khác.
 Đối với những nơi đất cát, đất cát lẫn sỏi thì không cần
đổ màng lọc xung quanh ống kim lọc hút sâu. Nhưng khi
dùng nó ở những nơi đất sét phan cát, đất ít thấm thì
phải đổ màng lọc xung quanh ống.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 79
Hình 3.9. 
Sơ đồ làm việc 
của hệ thống kim lọc 
hút sâu
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 80
c. Phạm vi áp dụng
 Dùng để hạ mực nước ngầm xuống sâu, khi mà ống kim
lọc hút nông không thực hiện được,
 Dùng ống kim lọc hút sâu có thể hạ mực nước ngầm
xuống độ sâu 18m. Tuy nhiên không nên dùng thiết bị
này để hạ mực nước ngầm xuống quá sâu vì phải cần
một lượng nước mồi quá lớn.
 Trong trường hợp nguốn nước thấm lớn (trên 5 lít/ giây
cho một ống kim lọc) và thời gian hạ mực nước ngầm
khá dài thì nên áp dụng phương pháp ống giếng lọc có
máy bơm hút sâu, vì nó có hiệu suất cao hơn phương
pháp ống kim lọc hút sâu.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 81
III. Định vị công trình
3.1. Cắm trục định vị
Từ cọc mốc chuẩn, cao tình chuẩn (được bên mời
thầu bàn giao), dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng
định vị, triển khai các trục của công trình theo hai
phương bằng máy trắc đạc, thước thép, ni vô, quả
dọi, dây thép Φ1 (hình 3.10).
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 82
Hình 3.10. Hệ cọc đơn định vị
(a) Cọc gỗ ; (b) Cọc thép - 1. Đinh định vị tim; 2. Rãnh định vị tim; 
3. Cọc gỗ 40x40x1000; 4. Coc thép Þ20; 5. Bê tông giữ cọc
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 83
 Mỗi một trục được xác định bởi hai cọc (hay nhiều cọc
tùy theo mặt bằng công trình). Các cọc định vị này được
bố trí tại những vị trí sao cho dễ nhìn thấy, không ảnh
hưởng đến công tác thi công và được bảo vệ cẩn thận
trong suốt quá trình thi công.
 Các cọc định vị có thể làm bằng gỗ với tiết diện
40x40x1000 hay được làm bằng thép Φ20.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 84
 Khi cắm trục định vị dùng hệ thống cọc đơn như trên có
ưu điểm là ít gây cản trở trong quá trình thi công, dễ bảo
quản. Tuy nhiên việc dùng cọc đơn có nhược điểm là
trong quá trình định vị tim trục của công trình, việc đóng
cọc xuống đất (để vạch tim) rất khó chính xác, thường
nếu không để ý khi đóng xong cọc thì đường tim của
công trình không còn nằm trên đầu cọc nữa (vì cọc đã bị
đóng lệch). Để tránh hiện tượng này trong quá trình
đóng phải thường xuyên kiểm tra bằng máy kinh vĩ.
 Ngoài hệ thống cọc đơn, ta còn dùng giá ngựa để đánh
dấu tim, trục định vị (hình 3.11).
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 85
Hình 3.11. Giá ngựa
Giá ngựa có ván ngang liên kết trên đầu cọc,
Giá ngựa có ván ngang liên kết trên thân cọc
1. Cọc; 2. Thanh ngang; 3. Đinh làm dấu tim; 4. Đinh liên kết; 
5. Bê tông giữ chân cọc
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 86
Hình 3.12. Hệ thống giá ngựa để định vị công trình
1. Mặt bằng công trình; 2. Giá ngựa; 3. Đinh; 4. dây căng
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 87
 Giá ngựa đơn: Gồm hai cột và một tấm ván được bào
nhẵn, thẳng đóng ngang vào phía sau cột, để khi căng
dây ván không bị lôi giật khỏi cột. Cũng có thể đóng ván
nằm trên hai đầu cột.
 Giá ngựa kép: Hệ thống gồm nhiều giá ngựa đơn ghép
lại với nhau. Để đánh dấu tim trục công trình ta dùng
chì vạch trên ván ngang rồi dùng đinh để đóng làm dấu
và dùng để căng dây sau này.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 88
3.2. Giác móng công trình
 Dựa vào các bản vẽ thiết kế móng, tính chất của đất để
xác định kích thước hố đào.
 Từ các trục định vị triển khai các đường tim móng
 Từ đường tim phát triển ra bốn đỉnh của hố đào.
 Dùng vôi bột rãi theo chu vi của hố đào.
 Tại mỗi hố đào, hay nhiều hố gần nhau phải có một cao
độ chuẩn để tiện kiểm tra cao trình hố móng.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 89
IV. Chống vách đất hố đào
4.1. Mục đích
 Đào theo độ dốc tự nhiên để tránh hiện tượng sụt lở mái
dốc hố đào sẽ làm tăng khối lượng đào cũng như đắp
dẫn đến tăng giá thành công trình.
 Địa hình không cho phép đào hố có mái dốc vì có những
công trình xung quanh (thường gặp trong các công trình
xây chen).
 Trong trường hợp hố đào có độ sâu không lớn, đất có độ
kết dính tốt, đất bị nén chặt theo thời gian ta có thể đào
vách thẳng đứng mà không cần phải chống vách đất.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 90
4.2. Các biện pháp chống vách đất hố đào thẳng đứng
4.2.1. Chống vách đất bằng ván ngang
a. chuẩn bị và thi công
 Ván tấm ghép lại với nhau thành những mảng có chiều
rộng từ 0,5 ÷ 1m
 Đào hố móng xuống sâu từ 0,5 ÷ 1m tùy theo từng loại
đất sao cho vách đất không bị sụt lở
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 91
 Tiến hành chống đỡ bằng cách ép sát các tấm ván song
song với mặt đất vào các mặt của hố đào rồi dùng các
thanh chống đứng đỡ ở phía ngoài, dùng các thanh néo
(khi mặt bằng phía trên rộng rãi), thanh văng ngang (nếu
hố đào hẹp) hay thanh chống xiên (nếu hố đào rộng) để
đỡ hệ ván lát ngang.
 Tấm ván trên cùng phải đặt cao hơn mặt đất khoảng 5 ÷
10 cm để ngăn không cho đất đá trên mặt rơi xuống hố
móng (hình 3.13).
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 92
Hình 3.13. Chống chéo hỗ trợ chống đứng
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 93
 Đối với thanh chống xiên và thanh văng ngang thường
ảnh hưởng đến mặt bằng thi công, thanh néo chỉ áp
dụng khi mặt bằng thi công rộng rãi đủ chỗ để liên kết
thanh néo với vùng đất ổ định xung quanh.
 Tiếp tục đào sâu từng đợt 0.5 ÷ 1m rồi lại chống đỡ
vách đất cho đến độ sâu thiết kế.
b. Phạm vi áp dụng
Khi đào hố ở những loại đất có độ kết dính nhỏ, không có
nước ngầm hoặc có nước ngầm ít. Chiều sâu hố đào từ 2 ÷
4m.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 94
Hình 3.14.
Phương pháp néo néo thành hố
Hình 3.15. 
Chống vách đất bằng ván lát ngang
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 95
2. Chống vách đất bằng ván lát dọc
a. Chuẩn bị và thi công
 Ván tấm được vót nhọn một đầu
 Các thanh chống ngang, nẹp đứng gối tựa
 Dùng ván dọc đóng dọc theo chu vi cần đào hố
 Tiến hành đòa đất theo độ sâu thiết kế
 Dùng nẹp ngang liên kết các tấm ván lại với nhau
 Dùng các thanh chống đứng để đỡ các nẹp ngang
 Dùng các thanh chống ngang, thanh néo hay văng ngang 
đỡ các thanh đứng.
© 2017 BY 
Đặng Xuân Trường 96
b. Phạm vi áp dụng
Khi đào hố ở những loại đất có độ kết dính nhỏ, rời rạc, đất 
ẩm ướt hoặc đất chảy, chiều sâu hố đào từ 2 ÷ 4m.
Hình 3.16. Chống vách đất bằng ván lát đứng
(a) Dùng chống xiên (b) Dùng thanh néo

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_cong_co_ban_va_an_toan_lao_dong_chuong_iii_con.pdf