Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương vào các công trình chịu tải trọng nhỏ

Tóm tắt

Trong bài báo này chúng tôi muốn giới thiệu một loại móng mới, được gọi là “móng kim

cương”. Móng kim cương được ứng dụng nhiều ở Hoa Kỳ. Nhưng ở nước ta, chưa có công

trình nào nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cũng như lý thuyết tính toán. Dựa vào kiến thức

nền móng, chúng tôi đã chế tạo loại móng này và xây dựng trình tự tính toán, kiểm toán và thử

tải. Khả năng chịu tải của móng kim cương được so sánh với móng nông để chứng minh tính

khả thi của loại móng này.

pdf 10 trang yennguyen 11400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương vào các công trình chịu tải trọng nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương vào các công trình chịu tải trọng nhỏ

Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương vào các công trình chịu tải trọng nhỏ
Trần Minh Phụng.... Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương... 
 NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÓNG KIM CƯƠNG 
 VÀO CÁC CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI TRỌNG NHỎ 
 Trần Minh Phụng(1), Phạm Văn Nam(2) 
 (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một; (2) Trường Đại học Lạc Hồng 
 Ngày nhận 29/12/2016; Chấp nhận đăng 29/01/2017; Email: phungtm@tdmu.edu.vn 
Tóm tắt 
 Trong bài báo này chúng tôi muốn giới thiệu một loại móng mới, được gọi là “móng kim 
cương”. Móng kim cương được ứng dụng nhiều ở Hoa Kỳ. Nhưng ở nước ta, chưa có công 
trình nào nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cũng như lý thuyết tính toán. Dựa vào kiến thức 
nền móng, chúng tôi đã chế tạo loại móng này và xây dựng trình tự tính toán, kiểm toán và thử 
tải. Khả năng chịu tải của móng kim cương được so sánh với móng nông để chứng minh tính 
khả thi của loại móng này. 
Từ khóa: móng kim cương, cọc xiên, sức chịu tải, kiểm toán móng, thử tải cọc 
Abstract 
 A STUDY OF DIAMOND PIER FOUNDATION AND ITS APPLICATION TO 
 LIGHTLY LOADED BUILDINGS 
 In this paper, the authors aim to give a presentation of a new type of foundation called 
"Diamond Pier". This type of footing is widely used in the United States. Yet in our country, 
there have been no studies either on the use of this type of footing or on the theoretical basis for 
calculation and design. A model of this foundation has been built for testing and a procedure 
for calculation, design checking and load testing has been created. The bearing capacity of 
Diamond Pier footing are compared to that of a shallow footing to demonstrate the feasibility 
of use of this type of foundation. 
1. Đặt vấn đề 
 Móng kim cương được ứng dụng nhiều tại Mỹ, trong các công trình xây dựng cầu nhỏ, 
công trình nhà cửa, các công trình tạm, các con đường trong khu du lịch... Ở nước ta đề tài 
móng kim cương còn rất mới lạ. Chưa có công trình nào nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế hay 
lý thuyết tính toán về loại móng này. Vì vậy cần nghiên cứu thiết kế “móng kim cương” sao 
cho phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ quan, điều kiện xây dựng, khí hậu ở nước ta, đặc 
biệt là giá thành và thời gian thi công. Từ những yêu cầu đó chúng tôi thấy cần nghiên cứu và 
sớm đưa loại móng này vào áp dụng thực tiễn trong công tác thiết kế và thi công. 
2. Kết cấu hệ thống móng kim cương 
 Vật liệu xây dựng thông thường được sử dụng cho móng kim cương là thép, bê tông và 
thép ống không gỉ. Đối với bê tông ta nên sử dụng bê tông có cường độ cao để đảm bảo tính 
bền cho khối móng kim cương trong quá trình sử dụng và đặc biệt là trong quá trình thi công 
nên sử dụng mác từ 300 trở lên. Đối với ống thép. Do ống thép được đóng vào trong đất, chịu 
 100 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
sự ảnh hưởng oxi hóa. Theo thời gian ống thép sẽ bị ăn mòn và phá hoại, để khắc phục nhược 
điểm đó ta nên sử dụng ống thép được mạ kẽm, crôm. Khi đó tuổi thọ của ống thép được tăng 
lên đồng nghĩa với tuổi thọ của công trình cũng được tăng lên. Trên thị trường hiện nay ống 
thép mạ kẽm được phân phối bởi nhiều công ty trong cả nước. Ống thép được sản suất từ thép 
cường độ cao 350-450 MPa, ống thép mạ kẽm có nhiều quy cách, đường kính từ D21, 27, 34, 
42, 49, 60, 76, 90, 114, 168, 219 và nhiều kích cỡ khác, với chiều dày từ 0.9mm đến 5mm. Đối 
với thép đặt trong khối móng kim cương được bố trí theo dạng vòng khép kín, nên có thể sử 
dụng thép có đường kính nhỏ để thiết kế thuận tiện cho việc gia công. Chiều sâu chôn móng 
phụ thuộc vào người thiết kế, kết cấu phía trên mặt đất bao gồm một phần khối móng kim 
cương và hệ liên kết với kết cấu phía trên. Hệ liên kết với kết cấu phía trên có nhiều dạng, như 
hệ liên kết sử dụng bảng mã, bát một phương, bát 2 phương hoặc có thể là cốt chờ (cốt thép). 
Hệ liên kết với kết cấu phía trên sử dụng bulông kết hợp với bảng mã thích hợp cho các công 
trình nhà xưởng, nhà kho, mà ở đó sử dụng cột là thép. Đối với các nhà công nhiệp lắp ghép thì 
phương pháp này giúp rút ngắn thời gian thi công và công việc thi công đơn giản [7]. 
 Hình 1. Cấu tạo và thi công móng kim cương 
 Hình 2. Móng kim cương cho công trình nhà và công trình cầu 
3. Tính toán khả năng chịu lực 
 Cọc trong móng kim cương được thiết kế với góc xiên α. Độ xiên của cọc giúp cọc tăng 
khả năng chống đỡ các ngoại lực xiên. Khi tải ngang đổi chiều do gió, do lực hãm của xe, do áp 
lực nước chảy trong vùng có ảnh hưởng thủy triều Sức chịu tải của cọc xiên có thể tính theo 
 Q q A f A
công thức quen thuộc như [3]: U p p s s (1); trong đó qp : là cường độ đất nền tại mũi 
 101 
Trần Minh Phụng.... Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương... 
 f
cọc; Ap : là diện tích tiết diện ngang của cọc; s : là lực ma sát giữa đất và cọc ở độ sâu z; As : 
 f ,, tg c ,
Là diện tích xung quanh của cọc, s n a a (2). Với:  n là ứng suất pháp thẳng góc với 
mặt cọc ở độ sâu z. Tại độ sâu này ta nhận thấy ellipse ứng suất có ½ trục dài là ứng suất chính 
 , , ,
đại  v , và ½ trục ngắn là ứng suất chính tiểu  h nên  h < bất chấp độ xiên của cọc là bao 
 f
nhiêu. Do vậy để đơn giản tính toán và thiên về an toàn, có thể sử dụng công thức tính s như 
 ,,,,tg  c f  tg  c
cọc thẳng đứng. h a a s n a a (3). 
 Tương tự, cũng có thể sử dụng công 
thức tính sức chịu tải đơn vị của đất nền ở 
mũi cọc q p của cọc thẳng đứng để tính cho 
cọc xiên. 
Hình 3. Hình ảnh cọc xiên chịu tác 
dụng của lực ma sát và lực mũi cọc. 
 3.1. Sức chịu tải do chỉ tiêu cường độ của đất nền 
 3.1.1. Sức chịu tải do ma sát xung quanh thân cọc [3] 
 (4); trong 
 QS u  f si l i
đó, u là chu vi tiết diện ngang cọc: 
u 2 R ; li là chiều dài đoạn cọc 
cắm trong lớp đất thứ i và fsi là 
ma sát đơn vị trung bình giữa đất 
và cọc trong lớp đất thứ i. 
 Hình 4. Mô phỏng cọc xiên qua các 
 lớp đất. 
 Hình 5. Cọc ống thép. 
 Cọc thép rỗng: được làm bằng thép không gỉ, có đường kính ngoài D, có đường kính 
trong d. 
 H
 Chiều dài của cọc thép trong từng lớp đất : l i 
 i cos 
 D H
 Diện tích xung quanh của cọc trong từng lớp đất : A i 
 si cos 
 Lực ma sát đơn vị trung bình giữa đất và cọc trong lớp i. 
 ,,
 fsi (1 sin ) OCR  vi tg  ai c ai (5) 
 , , , , ,
 Với:  h k0  vi (1 sin )  vi . vi : là ứng suất có hiệu theo phương đứng do 
trọng lượng bản thân của đất đặt tại trung điểm của lớp đất đang tính : 
 , H i ,
 fsi :  vi  i  v(i 1) 
 2
 OCR : là tỉ số cố kết trước của lớp đất thứ i ≥ 1. 
 Lực dính và góc nội ma sát: 
 102 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 - Cọc bê tông cốt thép: ai cai c 
 - Cọc thép: (0.67  0.83) c (0.67  0.83) c 
 ai i ai i
 Chú ý: Nếu có mực nước ngầm trong một lớp đất thì phân làm hai lớp để tính. 
  Qs A si f si A s1 f s 1 A s 2 f s 2 ....... A sn f sn (6) 
 3.1.2. Sức chịu tải do mũi cọc: Qp A p q p 
 D2
 Diện tích tiết diện ngang cọc: Ap (xem cọc thép là cọc đặc) Ap 
 4
 Cường độ đất nền tại mũi cọc (Sức chịu tải đơn vị): qp 
 Theo Terzaghi: [1] 
 ,
 - Cọc vuông: qp 1.3 c N C  vp N q 0.4 d N 
 - Cọc tròn: q 1.3 c N , N 0.3 d N 
 p C vp q  
 ,
 Theo TCXD 205:1998: [4] q p c NC  vp N q  d N 
 Với: d là cạnh hình vuông, đường kính hình tròn hoặc chiều sâu chôn móng. Nc, Nq , Nγ 
là các hệ số phụ thuộc vào góc nội ma sát φ. σ'vp là ứng suất có hiệu theo phương đứng tại mũi 
 ,
cọc.  vp ( i zi ) (7) 
 Vậy sức chịu tải do mũi cọc tính theo TCXD 205:1998 
 2
 D ,
 Qp () c N C  vp N q d N (8)
 4
 3.1.3. Sức chịu tải cực hạn: QQQu s p 
 QQQ
 3.1.4. Sức chịu tải cho phép: usp 
 Qa 
 FFFs ss sp
 Fs: Hệ số an toàn tổng (FS=2-3). FSS : Hệ số an toàn phần chịu tải do ma sát ( FSS =1.5-2). 
Fsp: Hệ số an toàn do mũi cọc (Fsp=2-3).
 3.2. Sức chịu tải của cọc theo vật liệu: [5] PARvl () S S 
 Dd22
 Cường độ của cọc thép: RRs sc . Diện tích tiết diện ngang cọc: A 
 s 44
 Dd22
 Sức chịu tải của cọc theo vật liệu: PARR ( ) ( ( )) 
 vl S S s 44
 Với Ф là hệ số xét đến ảnh hưởng của uốn dọc. 
 2 (9) 
 1.028 0.0000288  0.0016  
 LL
  oo(10)
 dr 
 Lo: là chiều dài tính toán của cọc. 
 (L0 = υ x l. υ: là hệ số độ mảnh). 
 Hình 6. Hệ số độ mãnh trong các 
 trường hợp 
 103 
Trần Minh Phụng.... Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương... 
 3.3. Nội lực tác dụng lên đầu cọc 
 3.3.1. Tính toán theo móng cọc dài thấp với các cọc xem như thẳng đứng [5] 
 tt tt tt 
 N đ M đx M đy
 Pi 2 yi 2 xi (11) 
 n p  yi  xi
 Với np là số lượng cọc, xi, yi là tọa độ cọc thứ i so với trọng tâm nhóm cọc. 
 Tải trọng ban đầu tác dụng lên đỉnh móng như sau: Lực ngang: Htt, Moment: Mtt, Lực 
 tt tt tt
đứng: N . Tổng hợp lực quy về bệ móng. Lực đứng: NNDFđ  tb f đ . Lực ngang: 
 tt tt tt tt tt
HHđ . Moment: Mđy M y H x h 
 3.3.2. Xét góc xiên trong cọc 
 cos( )
 PP, (với các cọc có góc xiên dương). 
 iicos 
 , cos( )
 PPii (với các cọc cógóc xiên âm). 
 cos  
Hình 7. Thể hiện góc α và  (à góc giữa 
phương thẳng đứng và phương hợp lực giữa 
Pi & H; à góc giữa phương thẳng đứng 
và phương cọc (góc xiên của cọc)). 
 3.3.3. Kiểm tra sức chịu tải của cọc 
 P A R
 Pmax Qa vl s s
 , Pmin< 0 cọc chịu nhỗ. Pmin Qa (nhô) với Q (nhô) Q 
 P 0 a Q (nhô) s
 min a
 FSS
 Nếu không thỏa tăng kích thước cọc. 
 3.3.4. Kiểm tra bền cho cọc ống thép [2], [6] 
 Tải trọng p tác dụng tại đầu cọc phát sinh 
lực P3: P3 P tg 
 Ứng suất có hiệu theo phương đứng tại cao 
trình mũi cọc của đất bị động. 
 20
 P13  L tg (45 )
 2 (12) 
 Áp lực đất bị động tác dụng vào đầu c ọc: 
 1 2 2 0  áp lực đất chủ động áp lực đất bị động 
E13 ( L tg (45 ) 
 22 Hình 8. Mô hình lực tác dụng lên ống thép 
 104 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 Ứng suất có hiệu theo phương đứng tại cao trình mũi cọc của đất chủ động 
 20
 P23  L tg (45 ) (13)
 2 
 1 
 Áp lực đất chủ động tác dụng vào đầu cọc: E ( L2 tg 2 (45 0 ) 
 2322
 Coi cọc là dầm conson có ngàm là khối móng. Ta có momen gây ra tại đầu ngàm là:
 22 
 MELELPLHBMO 1 3 2 3 3 3 (14)
 33 
 Ứng suất của thanh thép tại vị trí ngàm : 
 MO D 2
  y W (1 4 )
 W x (15)
 x ; 64 
 Moment kháng uốn. 
 dr
 (16)
 DR 
 Với: d, D: là đường kính trong và đường kính ngoài cọc ống thép. 
 B : là chiều cao khối móng. 
 Để cọc thép không bị phá hoại thì phải thỏa mãn điều kiện:   
4. Thử tải 
 4.1. Địa điểm, địa chất nơi thử tải 
 Địa điểm: Công trình xây dựng cơ sở 6 Trường Đại học Lạc Hồng (trước kia có tên là 
công trình Ký túc xá Trường Đại học Lạc Hồng), đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Bửu Long, 
thành phố Biên Hòa. Địa chất: bản địa chất khu vực khảo sát có độ sâu 20m, gồm 5 lớp đất. 
Lớp đất thứ nhất có chiều dày 3.2m, có lực dính c=24.3 (kN/m2), góc nội ma sát φ=17001’, 
trọng lượng riêng tự nhiên γ=18.7 (kN/m3), trọng lượng riêng khô γ=14 (kN/m3), sử dụng bê 
tông cấp B30, mực nước ngầm ở độ sâu 6m. 
 4.2. Tiến hành thử tải 
 Tiến hành thử tải cho khối móng kim cương có kích thước phần bê tông 35 35 35cm, 
với 4 ống thép có chiều dài là 1250 mm, đường kính ngoài 42 mm, đường kính trong 38mm. 
 Tiến hành công tác thử tải. 
 Bước 1: Xác định vị trí thử tải và tim móng. 
 Bước 2: Dùng xẻng đào đất tới độ sâu Df độ sâu đặt móng Df= 20 (cm). 
 Bước 3: Đặt khối móng kim cương vào vị trí kiểm tra sao cho khối móng không bị đặt 
lệch và nghiêng, lấp đất chặt xung quanh phần móng được chôn dưới đất. 
 Bước 4: Đưa ống thép vào các lỗ của móng kim cương. Dùng búa tạ đóng các cọc xuống 
tới khi khoảng cách còn lại của ống thép là 5cm thì dừng lại. 
 Bước 5: Tiến hành lắp hệ thống đo độ lún và tạo mặt phẳng trên móng kim cương để đặt 
tải trọng. Công việc đặt tải trọng phải được thực hiện an toàn. Đặt tải phải đúng trọng tâm, 
chính xác, đảm bảo an toàn khi thử tải. Công việc quan sát và ghi nhật ký phải được kiểm tra 
liên tục trong suốt quá trình thử tải. 
 Bước 6: Tiến hành chất tải. Dùng cần cẩu để chất tải lên móng kim cương. Tiến hành chất 
tải từ từ rồi quan sát chuyển vị theo phương đứng. Do điều kiện thử tải có hạn nên ta chỉ thử tải 
với tải trọng nén đúng tâm. 
 105 
Trần Minh Phụng.... Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương... 
Hình 9. Đóng cọc vào đất 
và lắp đặt hệ thống đo độ 
lún. 
Hình 10. Đặt tải lần 1 và 
 lần 2 lên móng kim 
 cương. 
 Bảng 1. Giá trị độ lún quan sát thử tải (Σ lún = 0,037) 
 STT Gia tải [kg] Thời gian quan sát [phút] Độ lún [m] 
 1 420 10 0,002 
 2 1000 15 0,01 
 3 1420 15 0,005 
 4 2400 15 0,02 
 4.3. Kết quả tính toán cho mô hình thử tải trên cơ sở lý thuyết 
 Lực dọc: Ntt = 5.0(kN), Lực ngang: Hx = 0 (kN), Hy = 0 (kN), Moment: My = 0 (kN), Mx 
= 0 (kN). Địa chất như vị trí thử tải cọc. 
 4.3.1. Sức chịu tải do chỉ tiêu cường độ của đất nền 
 Sức chịu tải do ma sát xung quanh thân cọc: QS u  f si li 
 u: Là chu vi tiết diện ngang cọc. 
 2
 u 2 R 2 3.14 (0.042 2) 0.132(m ) 
 li : Là chiều dài đoạn cọc cắm trong lớp đất thứ i. 
 fsi : Là ma sát đơn vị trung bình giữa đất và cọc trong lớp đất thứ i. 
 Cọc thép rỗng: Được làm bằng thép không gỉ. 
 Có đường kính ngoài là: D 0.042m 
 Có đường kính trong là: d 0.038m 
 106 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 Chiều sâu chôn móng: D f 0.2m 
 Chiều dày của lớp đất chứa cọc: h l cos 0.9 cos 400 0.69(m) 
 2
 Diện tích xung quanh của cọc. As1 u l 0.132 0.9 0.12(m ) 
 Lực ma sát đơn vị trung bình giữa đất và cọc. 
 , , 2
 fs1 (1 sin ) OCR vi tg ai cai 6.48 tg12.75 18.23 19.69(kN/ m ) 
 Với: , , , , 2
  h k0  vi (1 sin )  vi (1 sin12.75) 8.32 6.48(kN / m ) 
 ’
 σ vi: Là ứng suất có hiệu theo phương đứng do trọng lượng bản thân của đất đặt tại 
 trung điểm của lớp đất đang tính ƒsi . 
 h 0.89
  ,  18.7 8.32(kN/ m2 ) 
 v1 2 2
 Cọc thép: 
 ai (0.67  0.83) i (0.67  0.83) 17.01 (11.39 14.12)
 cai (0.67  0.83) ci (0.67  0.83) 24.3 (16.28  20.17)
 Qs Asi fsi 0.12 19.69 2.36(kN) 
 Sức chịu tải do mũi cọc: Qp Ap q p 
 Diện tích tiết diện ngang cọc:Ap (xem cọc thép là cọc đặc) 
 2 2
 D 3.14 0.042 3 2
 Ap 1.385 10 (m )
 4 4 
 Cường độ đất nền tại mũi cọc (Sức chịu tải đơn vị): qp 
 ,
 Theo TCXD 205:1998: q p c NC  vp Nq  d N 
 Với: d: là chiều sâu chôn móng: d 0.2m 
 Nc, Nq, Nγ là các hệ số phụ thuộc vào góc nội ma sát φ 
 Nc =14.56, Nq =5.45, Nγ =3.50 
 σ'vp là ứng suất có hiệu theo phương đứng tại mũi cọc. 
 , 2 
  vp ( i zi ) 18.7 0.89 16.64(kN/ m )
 Vậy sức chịu tải do mũi cọc tính theo TCXD 205:1998. 
 D2
 Q (c N  , N  d N ) 1.385 10 3 (18.23 14.56 16.64 5.45 18.7 0.2 3.5) 0.51(kN) 
 p 4 C vp q 
 Sức chịu tải cực hạn: Qu Qs Qp 2.36 0.51 2.87(kN)
 Q
 Qu Qs p 2.87 
 Sức chịu tải cho phép: Qa 1.91(kN)
 Fs Fss Fsp 1.5 
 F : Hệ số an toàn tổng ( F =2-:-3).
 S S 
 F : Hệ số an toàn phần chịu tải do ma sát ( F =1.5-:-2).
 SS SS 
 FSP : Hệ số an toàn do mũi cọc ( =2-:-3).
 4.3.2. Sức chịu tải của cọc theo vật liêu 
 P  (A R )
 Cường độ của cọc thép: vl S S 
 Diện tích tiết diện ngang cọc: Rs Rsc 280(MPa) 
 2 2 2 2
 D d 3.14 0.042 3.14 0.038 4 2
 As 2.51 10 (m )
 4 4 4 4 
 107 
Trần Minh Phụng.... Nghiên cứu và ứng dụng móng kim cương... 
 Sức chịu tải của cọc theo vật liệu: 
 2 2
 D d 3 4
 Pvl  (AS RS )  Rs ( ) 0.91 280 10 2.51 10 63.95(kN)
 4 4 
 Với: là hệ số xét đến ảnh hưởng của uốn dọc 
 LL 1.8
 1.028 0.0000288 2 0.0016  0.91 và  oo 42.86 
 dr0.042
 Lo: là chiều dài tính toán của cọc: 
 Ll0  2 0.9 1.8
 υ: là hệ số độ mảnh: υ =2 
 4.3.3. Nội lực tác dụng lên đầu cọc 
 tt
 Nđ
 Xem như lực tác dụng chia đều cho các cọc theo phương thẳng đứng. Pi 
 np
 tt tt
 Tổng hợp lực dọc quy về bệ móng: Nđ N Gbt 5.0 0.766 5.766(kN) 
 2
 Gbt B B h  bt 0.35 0.25 25 0.766(kN)
 Trọng lượng khối bê tông: 
 5.766
 Lực tác dụng thẳng đứng lên: P1 P2 P3 P4 1.44(kN)
 4 
 p 1.44
 Cọc đóng xiên nên lực dọc trục như sau: P, P, P, P, 1 1.88(kN) 
 1 2 3 4 cos cos40
 Sử dụng phần mềm plaxis 2D để tính lún cho khối móng thử tải. Do điều kiện không cho 
phép nên ta chỉ tiến hành thử tải với tải trọng nén đúng tâm. 
 Nhập số liệu đầu vào: Số liệu địa chất được lấy trong hồ sơ địa chất nơi thử tải. Đối với 
tải tập trung ta mô phỏng cho 2 cọc với lực nén p/2 và được phân tích thành tải phân bố đều có 
giá trị bằng 12.5 kN/m. 
 Hình 11. Biểu đồ vùng biến dạng dẻo. Hình 12. Biểu đồ lực dọc 
 Bảng 2. Giá trị thông số đầu vào. 
 Thông số Đơn vị Lớp 1 
 3
 γsat (kN/m ) 18.9 
 3
 γunsat (kN/m ) 18.7 
 c (kN/m2) 24.3 
 φ độ 17001’ 
 υ 0.35 
 108 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 2
 Eoed (kN/m ) 3750 
 H (m) 3.20 
 Rinter 1 
 ψ 0 
 Dựa trên kết quả thử tải thực tế và kết 
quả tính toán trên cở sở lý thuyết, ta thấy khả 
năng chịu lực của móng kim cương qua thử tải 
thực tế lớn hơn từ 3 đến 4 lần so với kết quả 
tính toán trên cơ sở lý thuyết. Vì thế ta cần phải 
dựa vào thực nghiệm và quá trình khai thác để 
đưa ra một hệ số điều chỉnh tải trọng nhằm 
giảm đường kính và chiều sâu cọc, giảm được 
chi phí xây dựng của công trình. 
 Hình 13. Biểu đồ độ lún 
5. Đánh giá kết quả nghiên cứu 
 Qua mô phỏng hình dáng và sự so sánh thực tế bằng thực nghiệm để cho thấy những ưu 
điểm của móng kim cương với các công trình móng khác. Qua tính toán và so sánh chúng tôi 
thấy khả năng chịu tải của móng kim cương gồm 4 cọc thép Ø40mm, dài L=1250 mm làm việc 
tương đương móng nông bê tông cốt thép kích thước 0,8x1,0 (m), chôn sâu 0,5m. Điểm hạn chế 
của vấn đề này là do kinh phí và thời gian có hạn nên chưa được kiểm chứng nhiều trong thực 
tế và trong quá trình khai thác và vận hành công trình. 
 Móng kim cương nên sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ (nhà gỗ, cầu bộ hành 
kết cấu bên trên sử dụng vật liệu gỗ hoặc thép, nhà tạm, nhà xưởng). Giới hạn tải trọng của 
công trình tùy thuộc vào kích thước của ống thép và hồ sơ địa chất của đất nền. Cần nghiên cứu 
thêm về khối móng quy ước và tính bền cho khối bê tông để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 
công trình và tiếp tục thực nghiệm, quan sát quá trình sử dụng thực tế để đưa ra hệ số điều 
chỉnh tải trọng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Châu Ngọc Ẩn (2010), Nền móng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ chí Minh. 
[2] Lê Mục Đích (2011), Sổ tay công trình sư, NXB Xây Dựng. 
[3] Nền và Móng (2006), Trường Đại học Đà Nẵng 
[4] TCXDVN 205:1998 (2002), Móng Cọc – Tiêu Chuẩn Thiết Kế, NXB Xây dựng. 
[5] Tiêu chuẩn 22TCN 272-05, Một số vấn đề trong tính toán sức chịu tải cọc, NXB Giao thông 
 Vận tải. 
[6] Vương Hách (2011), Sổ tay sử lý sự cố công trình, NXB Xây Dựng. 
[7] Tài liệu internet: www.diamondpier.com 
 109 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_va_ung_dung_mong_kim_cuong_vao_cac_cong_trinh_chi.pdf