Bài giảng Xây dựng các công trình trên đường

Khái niệm chung

 Công tác chuẩn bị và vận chuyển các cấu

kiện của cống bê tông cốt thép lắp ghép

 Đào hố móng

 Đặt cống

 Xây dựng tường chắn đất

pdf 47 trang yennguyen 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng các công trình trên đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xây dựng các công trình trên đường

Bài giảng Xây dựng các công trình trên đường
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH 
TRÊN ĐƯỜNG
 Khái niệm chung
 Công tác chuẩn bị và vận chuyển các cấu 
kiện của cống bê tông cốt thép lắp ghép
 Đào hố móng
 Đặt cống
 Xây dựng tường chắn đất
KHÁI NIỆM CHUNG
 Việc xây dựng các công trình trên đường 
là một phần quan trọng trong quá trình thi 
công tổng hợp đường ô tô
 Các công trình trên đường bao gồm: Hệ
thống thoát nước (rãnh xây gia cố), cống 
thoát nước ngang đường, tường chắn, 
cầu
KHÁI NIỆM CHUNG
 Trong các công trình cầu cống, thường gặp nhất 
trên đường là cầu nhỏ và cống làm bằng bê 
tông cốt thép.
 Cầu nhỏ và cống thuộc về những công trình nhỏ
và ít phức tạp, thường được xây dựng theo định 
hình
 Cầu trung và cầu lớn là những công trình khối 
lượng lớn, phức tạp nên phải thiết kế và thi công 
cho từng công trình 
 Tường chắn đất cũng thuộc vào các công trình 
đặc biệt, phải được thiết kế và xây dựng riêng 
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi
KHÁI NIỆM CHUNG
Trong xây dựng đường người ta thường phân ra 
2 loại cống: các cống bố trí theo địa hình và các 
cống bố trí theo cấu tạo
 Cống địa hình: đặt ở những vị trí tuyến đường 
cắt ngang những khe suối nhỏ hoặc những chỗ 
địa hình trũng cần thoát nước, trên cống thường 
có một lớp đất đắp rất dày
 Cống cấu tạo: thường đặt ở các đoạn nền đào 
cần phải thoát nước ngang đường để giảm bớt 
khối lượng xây dựng rãnh biên
KHÁI NIỆM CHUNG
 Khi thi công theo phương pháp dây 
chuyền, để đảm bảo cho các máy làm đất 
làm việc thuận lợi thì các cống địa hình 
phải được xây dựng trước công tác xây 
dựng nền đường một bước. Các cống cấu 
tạo thì lại thi công sau khi đào xong nền 
đường 
KHÁI NIỆM CHUNG
Các kiểu kết cấu chủ yếu thường dùng là
các cống bê tông cốt thép lắp ghép
 Tiết diện tròn: đơn, kép hoặc ba bốn ống 
khẩu độ 0,75; 1,00; 1,25; 1,50 và 2,00m
 Tiết diện chữ nhật (cống bản): đơn hoặc 
kép khẩu độ 2,0; 2,5; 3,0 và 4,0m 
 được chế tạo tại nhà máy hoặc bãi bê tông 
đúc sẵn và dùng cần trục lắp đặt vào nơi 
thi công 
KHÁI NIỆM CHUNG
Quá trình thi công xây dựng cống thường gồm 
các bước sau đây:
- Khôi phục vị trí cống tại thực địa
- Vận chuyển và bốc dỡ các bộ phận của cống 
đến địa điểm thi công
- Đào hố móng
- Xây dựng móng hoặc lớp đệm dưới cống
- Lắp đặt cửa ra vào và thân cống
- Đắp các khe hở giữa các cống kép, cống ba 
bằng vật liệu thấm nước hoặc bằng vật liệu bê 
tông
- Xây dựng lớp phòng nước
- Đắp đất trên cống, gia cố lòng suối và cửa cống
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
Nội dung công tác chuẩn bị:
- Khôi phục vị trí cống tại thực địa
- San dọn bãi để các cấu kiện (ống cống, 
móng cống, cửa cống)
- Vận chuyển các cấu kiện từ nơi sản xuất 
ra bãi
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
 Khôi phục vị trí cống tại thực địa: Phải 
dùng các máy trắc đạc để xác định lại:
- Vị trí của tim cống
- Chu vi công trình cống
- Vị trí và cao độ chính xác của các móng 
cửa vào và cửa ra của cống theo các mốc 
cao đạc chung của đường
- Tim rãnh thoát nước tạm thời
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
 San dọn bãi để cấu kiện: Dùng nhân lực 
hoặc máy ủi
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
 Vận chuyển các cấu kiện từ nơi sản xuất 
ra bãi:
- Khi cự ly vận chuyển gần: dùng các công 
cụ vận chuyển cải tiến
- Khi cự ly vận chuyển tương đối xa: dùng ô 
tô vận tải có thành, các đoạn cống được 
dựng đứng hoặc để nằm ngang trong 
thùng xe
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
Khi vận chuyển và bốc dỡ các cấu kiện 
BTCT lắp ghép của cống bằng ô tô cần 
tuân theo các quy định sau:
- Các cấu kiện chở trên ô tô không được 
xếp cao quá chiều cao giới hạn là 3,8m 
(kể từ mặt đường trở lên) và không được 
xếp rộng quá 2,5m. Các cấu kiện có khổ
rộng hơn 2,5m thì không được xếp nhô ra 
ngoài thành xe
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
- Phải xếp đặt các cấu kiện đối xứng với 
trục dọc và trục ngang của thùng xe. Khi 
xếp đặt các cấu kiện không đối xứng thì
phải bố trí cho phía nặng của nó hướng về
phía cabin
- Để cho ống cống không bị vỡ trong quá
trình vận chuyển cần phải chèn đệm và
chằng buộc cẩn thận. Các ống cống có
thể đặt nằm hoặc đặt đứng trong thùng xe 
khi vận chuyển.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
 Khi vận chuyển các đốt cống đặt nằm trên 
thùng xe thì chằng buộc như hình vẽ:
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ VẬN CHUYỂN CÁC 
CẤU KIỆN CỦA CỐNG BTCT LẮP GHÉP
 Khi vận chuyển các đốt cống đặt đứng 
trong thùng xe thì cố định bên trong các 
đốt cống bằng hai giá gỗ đứng bắt chặt 
với đáy thùng xe bằng bulông
 Nếu đường tốt và ít dốc thì có thể không 
cần chằng buộc các đốt cống đặt đứng
 Khi vận chuyển các tấm cửa cống cần 
phải dùng các tấm gỗ xẻ, rơm rạ để đệm 
giữa các tấm bê tông và giữa các tấm bê 
tông với thùng xe
ĐÀO HỐ MÓNG
 Công tác đào hố móng có thể tiến hành 
bằng máy hoặc nhân lực
 Khi thi công bằng máy thì thường dùng 
máy ủi hoặc máy xúc loại nhỏ với dung 
tích gầu từ 0,15-0,35m3 vì khối lượng đào 
đất hố móng không nhiều, dùng các loại 
máy làm đất lớn và năng suất cao là
không hợp lý
ĐÀO HỐ MÓNG
 Tốt nhất là sử dụng máy ủi đa năng hoặc 
máy xúc đào tổng hợp để đào đào hố
móng có chiều rộng dưới 3m
ĐÀO HỐ MÓNG
 Máy di chuyển dọc theo tim cống và đào 
đất đổ thành đống ở một bên hố móng 
cách mép hố từ 0,18-1m; đất được đào 
thành lớp từ 10-15cm đều trên toàn chiều 
rộng của hố móng
ĐÀO HỐ MÓNG
 Nếu chiều rộng móng lớn hơn 3m thì dùng máy 
ủi vạn năng để đào móng.Máy chạy dọc theo tim 
cống đào đất thành lớp dày 10-15cm rồi ủi thành 
đống ở thượng lưu dòng chảy cửa vào của cống
ĐÀO HỐ MÓNG
 Khi hiện trường thi công chật hẹp hoặc đất 
có lẫn nhiều hòn đá mồ côi không thích 
hợp để thi công bằng máy thì có thể đào 
móng bằng nhân lực
ĐẶT CỐNG
 Khi thi công bằng máy thì có thể dùng ô tô 
cần trục hoặc cần trục bánh xích trọng tải 
3-5T để đặt cống
ĐẶT CỐNG
 Trước khi bắt đầu đặt cống phải cắm lại 
tim cống, kiểm tra chất lượng, kích thước 
và độ dốc của hố móng, đặt và thử ô tô 
cần trục
 Sau đó dùng ô tô tự đổ để chở vật liệu làm 
lớp đệm (đá dăm, cát sỏi) đến đổ vào hố
móng rồi dùng máy ủi để san và lu
ĐẶT CỐNG
 Trình tự lắp đặt cống:
- Đặt các khối móng ở cửa ra (phía hạ lưu)
- Đặt đốt cống đầu tiên ở cửa ra
- Đặt các khối BT lắp ghép của cửa ra và trét vữa 
XM ở các khe nối
- Đặt các đốt cống ở giữa
- Đặt các khối móng ở cửa vào (phía thượng lưu)
- Đặt đốt cống cuối cùng cạnh cửa vào
- Đặt các khối BT lắp ghép của cửa vào và trét 
vữa XM ở các khe nối
- Đặt lớp phòng nước và đắp đất trên cống
ĐẶT CỐNG
 Để đảm bảo cho cống không thấm nước 
phải dùng bao tải tẩm nhựa đường để nối 
các đốt cống và làm lớp phòng nước theo 
đúng quy định thiết kế. Lớp phòng nước 
thường đắp bằng đất sét có hàm lượng 
sét lớn hơn 60% và chỉ số dẻo không nhỏ 
hơn 27
ĐẶT CỐNG
 Sau khi đặt cống thì tiến hành đắp đất trên cống 
và đầm chặt
 Chỉ cho phép tiến hành đắp đất sau khi đã 
nghiệm thu cẩn thận chất lượng công tác đặt 
cống
 Phải dùng loại đất đồng nhất với đất của nền 
đường hai bên cống để đắp
 Đất phải đắp đồng thời trên toàn chiều rộng 
cống thành từng lớp chiều dày 15-20 cm và đầm 
chặt cẩn thận từ hai bên cống dần vào giữa để
tạo nên một lõi đất chặt xung quanh cống 
XÂY DỰNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xay_dung_cac_cong_trinh_tren_duong.pdf