Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - Phạm Thị Hoá

ĐỊNH NGHĨA

Những thuốc dùng để tu bổ thân thể con người khi

khí, huyết, âm, dương bất túc gọi là thuốc bổ dưỡng.

Cần xem khí, huyết, âm, dương hư ở phần nào mà

sử dụng thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương

cho phù hợp.3

THUỐC BỔ KHÍ

Tác dụng:

YHHĐ: Nâng cao sức lực, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan

trong cơ thể.

YHCT: Khí của Tỳ và Phế là 2 nguồn khí cơ bản quan trọng nhất trong cơ thể,

do đó thuốc bổ khí chủ yếu là bổ 2 tạng này (Kiện tỳ, bổ phế)

Công dụng:

Chữa chứng khí hư (khí tỳ, khí phế bị hư) biểu hiện:

Mệt mỏi, vô lực, hô hấp ít khí, cử động là ho suyễn, sắc mặt nhợt nhạt, ăn

không ngon, lười nói chuyện, ruột kêu ong óc, tiện tướt

Nhân sâm, Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo

pdf 80 trang yennguyen 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - Phạm Thị Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - Phạm Thị Hoá

Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - Phạm Thị Hoá
1THUỐC BỔ DƯỠNG
ĐỐI TƯỢNG : DSĐH
BIÊN SOẠN : ThS. Phạm Thị Hoá
2ĐỊNH NGHĨA
Những thuốc dùng để tu bổ thân thể con người khi
khí, huyết, âm, dương bất túc gọi là thuốc bổ dưỡng.
Cần xem khí, huyết, âm, dương hư ở phần nào mà
sử dụng thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương
cho phù hợp.
3THUỐC BỔ KHÍ
Tác dụng:
YHHĐ: Nâng cao sức lực, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể.
YHCT: Khí của Tỳ và Phế là 2 nguồn khí cơ bản quan trọng nhất trong cơ thể,
do đó thuốc bổ khí chủ yếu là bổ 2 tạng này (Kiện tỳ, bổ phế)
Công dụng:
Chữa chứng khí hư (khí tỳ, khí phế bị hư) biểu hiện:
Mệt mỏi, vô lực, hô hấp ít khí, cử động là ho suyễn, sắc mặt nhợt nhạt, ăn
không ngon, lười nói chuyện, ruột kêu ong óc, tiện tướt
Nhân sâm, Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo
4THUỐC BỔ HUYẾT
Tác dụng:
YHHĐ: chữa thiếu máu
YHCT: Tạo huyết, dưỡng huyết
Công dụng:
Chữa chứng huyết hư, biểu hiện:
Đầu váng, mắt hoa, mặt môi trắng nhợt, tai điếc, tai kêu, tim hồi hộp, mất ngủ,
mặt không tươi, chân tay tê dại, vô lực.
Chú ý: "Tỳ ích khí sinh huyết"
Thục địa, Đương qui, Hà thủ ô đỏ, A giao
5THUỐC BỔ ÂM
Tác dụng: Bổ âm, sinh tân dịch
Công dụng: Chữa chứng tâm, can, thận âm hư, biểu hiện:
Nhiễm khuẩn mạn tính, thân thể gầy yếu, hình dung tiều tụy, miệng khô, họng
ráo, da khô, lòng bàn tay chân nóng, cảm giác nóng trong người, mất ngủ,
tiểu đỏ, tiện táo, nóng trong xương, mồ hôi trộm, ho suyễn, gò má đỏ, lưỡi đỏ,
chứng tiêu khát (tiểu đường)
Hoàng tinh, Thiên môn, Bách hợp, Sa sâm, Câu kỷ tử.
6THUỐC BỔ DƯƠNG
Tác dụng:
YHHĐ: Các loại thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng vỏ thượng thận,
tăng sản nhiệt, tăng cường chức năng sinh dục và tăng sức đề kháng của cơ
thể.
YHCT: Làm tăng cường dương khí trong cơ thể, thúc đẩy chức năng khí hóa
trong các phủ tạng. Bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt.
Công dụng: Chữa chứng thận dương hư, biểu hiện:
Eo lưng đầu gối đau, từ eo lưng trở xuống thấy lạnh, chi dưới mềm yếu, tiểu
tiện không thông lợi, đi tiểu rồi còn nhỏ giọt, tiểu nhiều lần không tự chủ, di
tinh, liệt dương, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, lãnh cảm,
vô sinh...
7THUỐC BỔ DƯƠNG
Thuốc thường được phân ra làm hai loại:
* Loại thứ nhất là thuốc trị đau xương cốt, đau lưng mỏi gối, gồm các vị Cẩu
tích, Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Đau xương...
* Loại thứ hai thiên về bổ thận dương, bổ nội tiết, sinh lý, dùng trong các
trường hợp tảo tiết (xuất tinh sớm, hoạt tinh), dương nuy (suy nhược sinh
dục), lãnh tinh (tinh ít, tinh loãng, tinh lạnh).. Gồm các vị Dâm dương hoắc,
Ba kích, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Nhục thung dung...
8TÍNH CHẤT
BỔ ÂM BỔ DƯƠNG BỔ KHÍ BỔ HUYẾT
MÀU SẮC
THỂ CHẤT
Nhầy nhớt
Nhầy, nhớt
Đỏ
VỊ Ngọt Ngọt, cay Ngọt Ngọt
TÍNH Hàn Ôn Bình, Ôn Hàn -> Ôn
QUI KINH
Can, Thận, 
Phế
Thận, Can Tỳ, Phế
Tâm, Can, 
Tỳ
9Thuốc bổ dương thường quy kinh can, thận vì can thận cùng một nguồn, can
tàng huyết, thận tàng tinh, âm của can thận tự sinh lẫn nhau. Can âm sung
túc thì tàng ở thận, thận âm vượng thịnh thì nuôi cho can.
Thuốc bổ khí thường quy kinh tỳ phế vì tỳ sinh khí, khí túc giáng lên phế, tỳ
khí vượng thì phế khí đủ.
Thuốc bổ huyết thường quy kinh tâm, can, tỳ vì tâm chủ huyết, can tàng
huyết, tỳ thống nhiếp huyết
10
CHÚ Ý SỬ DỤNG
Thuốc bổ âm và bổ huyết đa số có tính lạnh, thể chất nhầy nhớt, dễ sinh nê
trệ, ăn uống không tiêu, cần kết hợp thuốc bổ khí, kiện tỳ.
Thuốc bổ dương đa số có tính ôn, táo, có thể gây hao tổn tân dịch, không
nên dùng trong thời gian kéo dài.
Thường dùng thuốc bổ khi bệnh đã lui và bệnh nhân còn yếu.
Tuy nhiên khi chính khí đã suy mà bệnh chưa hết vẫn có thể sử dụng thuốc
bổ để nâng đở thể trạng
Nếu suy nhược lâu ngày cần dùng thuốc từ từ và bắt đầu liều thấp
Nếu âm dương khí huyết hư đột ngột cần dùng ngay liều cao
11
PHỐI HỢP THUỐC
Bổ khí, bổ huyết tuy có đặc thù, tuy nhiên khi dùng cần phối hợp.
“ Huyết không thể tự sinh, phải có thuốc sinh ra dương khí, huyết tự nhiên
vượng” ( Lý Đông Viên)
“ Huyết hư lấy Nhân sâm mà bổ. Dương vượng thì sinh âm huyết” ( Lý Đông
Viên)
Âm dương thường giúp đở nhau, khi dùng cũng cần phối hợp
Ngòai ra cũng cần chú ý tới tạng phủ nào đó hư nhược mà bổ và cũng cần
chú ý tới sự tương hổ của chúng
12
Hỏa
Kim Thổ
Mộc 
Thủy
QUI LUẬT TƯƠNG SINH
13
THUỐC BỔ KHÍ
14
NHÂN SÂM
Panax ginseng C.A.Mey họ Ngũ gia bì Araliaceae
15
BPD: rễ
TPHH: saponin
TD: Chống mệt mỏi, tăng sức lao động trí óc và chân tay, tăng cường
khả năng thực bào của hệ thống võng nội mô, tăng chuyển hóa lympho
bào, tăng kháng thể IgM, qua đó tăng tính miễn dịch. Bệnh nhân bị hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) sử dụng Nhân sâm rất tốt.
CD: Đại bổ nguyên khí
- Trị suy nhược cơ thể, suy tim kiệt sức
- Ho suyễn do phế hư, tỳ vị hư
- Liệt dương
- Tăng khả năng làm việc trí óc
LD: 2 - 12g/ ng
Chú ý, không dùng sâm và các chế phẩm có Nhân sâm khi bị sôi
bụng, tiêu chảy (tỳ hàn). Những người huyết áp thấp dùng tốt, song
người huyết áp cao không nên dùng, với người bị mất ngủ không nên
uống sâm vào buổi tối (do tăng hưng phấn)
16
BẠCH BIỂN ĐẬU
TKH: Lablab vulgaris L.
Họ Đậu Fabaceae
BPD: Hạt
17
TPHH: : Tinh bột, protid, lipid, men, vitamin, các chất vô
cơ
CD:
-Chữa tỳ hư gây tiêu chảy
-Giải độc, chữa trúng độc gây nôn
-Chữa cảm nắng
LD: 8 - 16g/ ng
18
ĐẢNG SÂM
TKH:
Codonopsis tangshen 
Họ Hoa chuông
Campanulaceae
BPD: rễ
19
TPHH: Saponin, đường 
CD: 
Hạ huyết áp
Tăng hồng cầu, bạch cầu
Chữa kém ăn, kém ngủ
Chữa ho do phế khí hư 
Tăng miễn dịch
Chữa phù do thận.
LD: 12 - 20g/ ng
20
HUỲNH KỲ
TKH: Astragalus
membranaceus (Fish) Bunge
Họ Đậu Fabaceae
BPD: rễ
21
TPHH: acid amin, saccarose
TD: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, trong đó có quá trình
chuyển hóa protid của huyết thanh và gan. Nước sắc Hoàng kỳ làm
tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, số lượng IgM, IgE và
cAMP trong máu tăng. Thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao
tính miễn dịch thể dịch.
CD: Chữa suy nhược cơ thể, kém ăn
Chữa sa dạ con, tử cung, lòi dom, tả lỵ lâu ngày
Chữa huyết hư, thiếu máu.
Chữa phù thũng, mụn nhọt.
Tiểu đường
LD: 4 - 12g
Huỳnh kỳ thường chích mật ong
***HK có tác dụng chống ung thư vú, bệnh tiểu đường
22
CAM THẢO BẮC
TKH: Glycyrrhiza glabra L.
Họ Đậu Fabaceae
BPD: rễ
23
TPHH: Glycyrrhizin, glucose, saccarose
CD:
Chữa thiếu máu, đau đầu
Viêm họng cấp và mãn, viêm amidan nhiều đờm, mụn nhọt
Kích thích tiêu hóa - Dẫn thuốc , hoà vị
LD: 4 - 12g/ ng
Dùng lâu sẽ bị phù nề
Kỵ Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo
Làm thuốc bổ tỳ vị phải được chích mật
***CT có tác dụng bảo vệ gan dưới tác động của CCl4 trên súc vật thử
nghiệm, làm giảm lipid máu
24
LƯU Ý KHI DÙNG CAM THẢO BẮC
Dùng lâu ngày gây giảm lượng testosterol gây bất lực
cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù
toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ
mang thai nếu dùng nhiều Cam thảo sẽ dễ bị đẻ non
hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
25
HOÀI SƠN = SƠN DƯỢC
TKH: Dioscorea persimilis
Prain et Burk.
Họ Củ nâu Dioscoreaceae
BPD: rễ củ
26
TPHH: Tinh bột, mucin, maltase.
CD:
-Chữa kém ăn, tiêu chảy, trẻ vàng da bụng ỏng.
-Chữa phế hư gây thở ngắn, mệt mỏi, chữa ho.
-Chữa thận hư dẫn đến di mộng tinh.
-Bệnh tiểu đường.
-LD: 12 - 40g/ ng
Dùng bổ tỳ cần sao vàng
27
BẠCH TRUẬT
TKH: Atractyloides
macrocephala Koidz.
Họ Cúc Asteraceae
BPD: thân rễ
28
TPHH: tinh dầu
CT:
-Chữa tỳ vị hư gây tiêu hóa kém, đầy bụng, buồn nôn, tiêu
chảy.
-Chữa khí hư gây đạo hãn.
-An thai
LD: 6 - 12g/ ng
Sao cám hoặc chích mật bổ Tỳ
Dùng sống giải độc
***BT có tác dụng chống viêm
29
ĐẠI TÁO
TKH: Zyzyphus sativa Mill.
Họ táo ta Rhamnaceae
BPD: quả chín
30
TPHH: : Đường, protit, lipid, vitamin, chất vô cơ
CD:
-Trị tỳ vị hư nhược gây tiêu chảy, liết lỵ
-Trị khí huyết không điều hoà gây ho kéo dài,
hồi hộp, mất ngủ.
LD: 4 - 12 quả / ngày
31
TỨ QUÂN TỬ THANG
CÔNG THỨC
Đảng sâm
Cam thảo trích
Phục linh
Bạch truật
Các vị bằng nhau
Cách dùng: Tán bột làm viên, mỗi lần
uống 8 - 12g, có thể dùng dưới dạng
thuốc thang (mỗi vị 12g)
Chủ trị: chữa tỳ vị khí hư, tiêu hóa kém,
sắc mặt trắng bệch, ăn kém, phân nát, tay
chân mỏi mệt.
Chữa loét dạ dày, viêm dạ dày, tiêu chảy
mãn
Nôn do thai nghén, gia thêm Trần bì
32
BỔ TRUNG ÍCH KHÍ
CÔNG THỨC
Hoàng kỳ 20g
Cam thảo chích 4g
Thăng ma 6g
Đảng sâm 16g
Đương quy 12g
Sài hồ 10g
Bạch truật 12g
Trần bì 6g
Cách dùng: Cho 750ml nước sắc kỹ
còn 250ml chia uống 3 lần trong
ngày. Bài thuốc này có tác dụng
thăng dương ích khí, điều bổ tỳ vị. Tốt
với người khí hư, cơ thể suy nhược,
đặc biệt những người mắc bệnh về
đường tiêu hoá như viêm dạ dày,
viêm ruột mãn tính.
33
THUỐC BỔ HUYẾT
34
THỤC ĐỊA
Sản phẩm chế biến từ rễ cây Địa hoàng (Sinh địa) bằng cách cửu chưng,
cửu sái
35
THỤC ĐỊA
TPHH: rhemanin, iridoit glycosid
CT: Chữa thiếu máu, chóng mặt, tân dịch khô, môi nứt, râu tóc sớm bạc, lưng
gối đau mỏi. Dùng trong bệnh tiểu đường. Chữa thận âm kém gây ù tai, tiểu
đêm, mộng tinh, tự hãn. Kinh nguyệt không đều
LD: 12 - 20g/ ng
36
A GIAO
Chất keo chế từ da Trâu, Bò, Lừa
37
TPHH: các acid amin
CD:
Bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, có thai hay sẩy thai đẻ non.
Chữa ho ra máu, chảy máu cam.
Sinh tân dịch
LD: 4 - 16g/ ng
Lưu ý: Phải làm cho thuốc chảy ra rồi mới cho vào thuốc thang. Không
dùng cho người tỳ vị hư nhược
38
HÀ THỦ Ô ĐỎ
TKH: Polygonum multiflorum
Thunb.
Họ rau răm Polygonaceae
BPD: rễ
39
TPHH: antraglycozid, đạm, tinh bột, chất béo, lecithin.
CD:
Chữa thiếu máu
Chữa đau lưng, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa, viêm gan.
Chữa đại tiện bí táo, trĩ, đại tiện ra máu.
LD: 20 - 40g/ ng
Kiêng ăn Hành, Tỏi, Cải củ
Khi dùng cần chế với nước đậu đen để giảm vị chát se
***HTO có tác dụng chống HIV
40
PHÂN BIỆT HÀ THỦ Ô THẬT GIẢ
Bằng mắt thường, củ Hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với
mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Thể chất cứng chắc, rất
khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu
hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu
hồng, không mùi, vị đắng chát.
Phiến Hà thủ ô giả thường dày khoảng 1 – 3mm, màu nâu hồng hay
nâu tím. Có thể gặp phiến hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong
queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay
dọc, phân bổ đều khắp bề mặt phiến. Thể chất cứng, khó bẻ, vị rất
chát, se lưỡi.
41
42
ĐƯƠNG QUI
Angelica sinensis Apiaceae
43
TPHH: tinh dầu
CD:
- Chữa thiếu máu gây chóng mặt, hoa mắt, da dẻ xanh xao, người gầy
yếu
- Chữa vô sinh
- Chữa thấp khớp
- Chữa huyết hư gây táo bón
- Chữa nhọt đầu đinh.
LD: 6 - 20g
44
BẠCH THƯỢC
Paeonia lactiflora Ranunculaceae
45
TPHH: glycosid, tinh bột, tanin, tinh dầu
CD:
-Thiếu máu,cơ thể mệt mỏi, xanh xao.
Chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu.
Chữa kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng.
Chữa nhức đầu hoa mắt
LD: 6 - 12g/ ng
Bạch thược phản Lê lô
***BT có tác dụng cải thiện lưu thông máu thông qua tác dụng ức chế kết
tập tiểu cầu và đông máu. Còn có tác dụng chống viêm, chữa tiểu đường.
46
TANG THẦM
47
TANG THẦM
Là quả chín của cây Dâu tằm
Morus alba L. họ Dâu tằm Moraceae
CD:
- Chữa thiếu máu, chóng mặt, mắt mờ, mất ngủ.
- Chữa can thận hư suy gây ù tai, di tinh
- Chữa khát, môi miệng khô, da khô, người háo, tiểu
đường, tràng nhạc.
LD: 12 – 20g
48
TỨ VẬT THANG
Thục địa 12g
Bạch thược 12g
Đương quy 12g
Xuyên khung 12g
Thuốc bổ huyết
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống
Trường hợp khí huyết lưỡng hư thì dùng Bát
trân thang tức kết hợp hai bài Tứ quân và
Tứ vật
49
THẬP TOÀN ĐẠI BỔ
Thục địa 12g
Bạch thược 12g
Bạch linh 12g
Đương quy 12g
Đảng sâm 12g
Hoàng kỳ 16g
Xuyên khung 8g
Nhục quế 6g
Cho vào 750ml nước sắc kỹ còn 250ml
chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng bổ khí, bổ huyết
chữa khí huyết lưỡng hư sau khi mắc
bệnh lâu ngày, cơ thể yếu mệt, kém ăn,
mất ngủ, nam giới tay chây tê mỏi, phụ nữ
kinh nguyệt rối loạn.
50
THUỐC BỔ ÂM
51
BÁCH HỢP
Lilium brownii Liliaceae
52
BPD: thân hành
TPHH: : Alkaloid
CD:
Bổ âm, chữa ho lao, thổ huyết, táo bón do tân dịch giảm
Chữa phù thũng do sốt làm tiểu tiện bí
Chữa sốt nóng gây hồi hộp, tim đập nhanh.
LD: 6 - 30g/ ng
53
NGỌC TRÚC
Polygonatum officinale Liliaceae
54
BPD: thân rễ
CT:
Chữa sốt do âm hư gây ho, sốt cao mất tân dịch
Chữa hỏa vị ăn nhiều mau đói.
Chữa ho do viêm phổi, viêm phế quản
LD: 6 - 12g/ ng, sao với rượu
55
SA SÂM
Glehnia littoralis Apiaceae
56
BPD: rễ
TPHH: : Alkaloid
CD:
Chữa sốt cao kéo dài gây ho khan hoặc có đờm lẫn mủ
Sinh tân dịch, chữa lưỡi khô, miệng khát, táo bón
LD: 6 - 12g/ ng
Ho thuộc hàn không dùng
Kỵ Lê lô
57
MẠCH MÔN
Ophiopogon japonicus Convallariaceae
58
BPD: rể củ
TPHH: chất nhày, đường
CD:
Chữa phế suy nhược, sốt cao gây ho, ho ra máu, chảy
máu cam, tiêu đờm.
Chữa táo bón, lợi tiểu
Chứng triều nhiệt (sốt cơn, sốt về chiều hoặc ½ đêm)
LD: 6 - 20g/ ng
Bổ âm, nhuận phế thì dùng sống
Bổ tỳ thì trộn gạo rang lên rồi bỏ gạo đi
59
ĐẠI BỔ ÂM HOÀN
CÔNG THỨC
Thục địa 24g
Quy bản 24g
Tri mẫu 16g
Hoàng bá 16g
Ngày dùng 12-16g.
Tác dụng bổ âm
60
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN 
Thục địa 320g
Sơn thù 160g
Hòai sơn 160g
Phục linh 120g
Trạch tả 120g
Đơn bì 120g
Cách dùng: tán nhỏ thành bột, làm hoàn,
mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với
nước sôi để nguội hay nước muối nhạt. Có
thể dùng thuốc thang với liều thích hợp.
Công dụng: bổ can thận, chữa can thận âm
hư, hoả bốc lên gây lưng đau chân mỏi, hoa
mắt, chóng mặt, ù tai, di tinh, triều nhiệt, lưỡi
khô, họng đỏ, táo bón. Chữa tiểu đường,
cao huyết áp.
61
TRI BÁ ĐIẠ HOÀNG HOÀN
Tức Lục vị địa hoàng hoàn gia Tri mẫu, Hoàng bá
Trị âm hư hoả vượng, triều nhiệt, tiểu đường
KỶ CÚC ĐIẠ HOÀNG HOÀN
Tức Lục vị địa hoàng hoàn gia Câu kỷ, Cúc hoa
Trị can thận bất túc, mắt hoa trông một hóa hai không chính xác, cao
huyết áp, tiểu đường
62
THUỐC BỔ DƯƠNG
63
THỎ TY TỬ
Cuccuta chinensis Lam. Convolvulaceae
64
BPD: hạt khô
TPHH: Glycosid
CD:
- Trị di tinh, họat tinh, liệt dương.
- Trị lưng gối lạnh đau.
-Trị tiểu nhiều lần, không tự chủ, đái dầm, tiêu chảy
mãn
- Trị quáng gà, giảm thị lực.
- Dùng cho người hay bị sẩy thai, đẻ non.
LD: 4 - 12 - 24g
65
ĐỖ TRỌNG
Eucommia ulmoides Oliv. Eucommiaceae
66
BPD: vỏ thân cây Đỗ trọng
CD: 
-Trị đau lưng, mỏi gối, hai chân mỏi, đau nhức trong 
xương, vô lực. 
- Chữa chóng mặt, liệt dương. 
- Chữa cao huyết áp. 
- An thai
LIỀU DÙNG: 8 - 16g
Dùng sống bổ Can, tẩm muối bổ Thận, trị đau lưng, đau 
xương tẩm rượu sao
67
PHÁ CỐ CHỈ
Psoralea corylifolia L. Fabaceae
68
BPD: quả
TPHH: Alkaloid, glycosid, dầu, tinh dầu.
CD:
Trị đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương
Tiểu nhiều lần, cầm tiêu chảy mạn
Dùng ngòai trị lang ben, hói trán
LD: 4 - 12g
69
BA KÍCH
Morinda officinalis How. Rubiaceae
70
BPD: rễ
CD:
Trị đau lưng, mỏi gối, gân cốt mềm yếu
Trị di tinh, liệt dương, chậm có kinh
Tiểu nhiều lần, tiểu dầm
Hen phế quản do thận hư
LD: 4 - 12g
71
ÍCH TRÍ NHÂN
Alpinia oxyphyllata Miq Zingiberaceae
72
BPD: quả
TPHH: tinh dầu
CD:
Trị di tinh, liệt dương
Tiểu nhiều lần, tiểu són, đái dầm
Tiêu chảy mãn, đau bụng do hàn
LD: 4 - 12g
73
NHỤC THUNG DUNG
Cistanches deserticola Y. C. Ma. Orobanchaceae
74
BPD: thân
TPHH: Alkaloid, glycosid, lipid
CD:
Trị di tinh, liệt dương, vô sinh.
Khỏe gân xương, đau lưng, lạnh lưng, gối mềm.
Âm hư gây khát nước, tân dịch giảm, nhuận tràng
LD: 8 - 30g
75
Nhục thung dung là loại thuốc có tác dụng kiềm chế quá trình lão suy và kéo
dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ
huyết áp ở mức độ nhất định và có tác dụng như một loại hormon sinh dục,
có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc
phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm và dẫn tới các bệnh
liên quan.
76
DÂM DƯƠNG HOẮC
Epimedium sagittatum Maxim Berberidaceae
77
BPD: lá
TPHH: : Flavonoit, saponin, tinh dầu
CD:
Trị di tinh, liệt dương, vô sinh.
Lưng gối đau mỏi, đau nhức phong thấp, bán thân bất
tọai
LD: 4 - 12g
78
Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm
tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng
và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết
tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián
tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác còn
có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng,
phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này
cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ
huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy nhờ khả
năng làm tăng lưu lượng động mạch vành.
79
Sao với mỡ dê 20%. Ðem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho
Dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết
mỡ là được; Sao với nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao Dâm
dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi
đen là được. Sao với rượu, 100g cần 20-25ml rượu, phun đều rồi
sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được. Sao với 25% bơ,
đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là
được. Sao thường, cho Dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho
đến khi chuyển màu hơi đen là được.
80
BÁT VỊ HOÀN
CÔNG THỨC
Thục địa 320g
Sơn thù 160g
Hòai sơn 160g
Phục linh 120g
Trạch tả 120g
Đơn bì 120g
Quế nhục 40g
Phụ tử chế 20g
Cách dùng: tán nhỏ thành bột, làm hoàn,
mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần
Công dụng: đau lưng mỏi gối, chân tê lạnh,
bại liệt co rút hoặc phù thủng, tiểu tiện
không thông hoặc tiểu quá nhiều

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuoc_bo_duong_pham_thi_hoa.pdf