Bài giảng Tin học đại cương - Chương 3: Phần mềm máy tính và hệ điều hành

NỘI DUNG

3.1. Phần mềm máy tính

3.1.1. Khái niệm phần mềm.

3.1.2. Phân loại phần mềm.

3.1.3. Quy trình phát triển phần mềm.

3.1.4. Phần mềm mã nguồn mở.

3.2. Hệ điều hành

3.2.1. Khái niệm hệ điều hành.

3.2.2. Lịch sử phát triển của hệ điều hành.

3.2.3. Phân loại hệ điều hành.

3.2.4. Một số hệ điều hành điển hình.

3.2.5. Quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài.

pdf 55 trang yennguyen 3221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Chương 3: Phần mềm máy tính và hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương - Chương 3: Phần mềm máy tính và hệ điều hành

Bài giảng Tin học đại cương - Chương 3: Phần mềm máy tính và hệ điều hành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
CHƯƠNG 3 
PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
MỤC ĐÍCH 
• Đưa ra khái niệm tổng thể về phần mềm, cách phân loại 
phần mềm, vòng đời phát triển một phần mềm và phần 
mềm mã nguồn mở. 
• Đưa ra khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của hệ 
điều hành; cách phân loại cũng như một số hệ điều hành 
kinh điển. 
• Đưa ra hình thức quản lý dữ liệu, các thao tác cơ bản để 
quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. 
2 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
NỘI DUNG 
3.1. Phần mềm máy tính 
3.1.1. Khái niệm phần mềm. 
3.1.2. Phân loại phần mềm. 
3.1.3. Quy trình phát triển phần mềm. 
3.1.4. Phần mềm mã nguồn mở. 
3.2. Hệ điều hành 
3.2.1. Khái niệm hệ điều hành. 
3.2.2. Lịch sử phát triển của hệ điều hành. 
3.2.3. Phân loại hệ điều hành. 
3.2.4. Một số hệ điều hành điển hình. 
3.2.5. Quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. 
3 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.1.1. Khái niệm phần mềm 
• Phần mềm (chương trình): là tập hợp những câu lệnh hoặc 
chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn 
ngữ lập trình theo một trật tự xác định, kết hợp với các dữ 
liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số 
nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể 
nào đó. 
• Chức năng phần mềm : Gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần 
cứng hoặc cung cấp dữ liệu để phục vụ cho các chương 
trình hay phần mềm khác. 
• Môi trường tương tác giữa người sử dụng với phần mềm: 
giao diện đồ họa, các đoạn văn bản, hình ảnh, biểu tượng, 
Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 4 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Ví dụ: Giao diện đồ họa phần mềm 
5 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.1.2. Phân loại phần mềm 
• Phần mềm hệ thống. 
• Phần mềm ứng dụng. 
• Phần mềm phát triển ứng dụng. 
6 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Phần mềm hệ thống 
• Là các chương trình điều khiển hoặc duy trì các hoạt động 
của máy tính và các thiết bị liên quan. 
• Chức năng: hỗ trợ giao tiếp giữa người dùng, phần mềm 
ứng dụng và phần cứng máy tính. 
• 2 kiểu phần mềm hệ thống: 
– Hệ điều hành: là tập các chương trình phối hợp tất cả các hoạt 
động của các thiết bị phần cứng, tạo môi trường giao tiếp giữa 
người dùng với máy tính và các phần mềm khác (Microsoft 
Windows, Mac OS, hệ điều hành của Apple, ). 
– Chương trình tiện ích: cho phép người dùng thực hiện các công 
việc liên quan tới việc bảo trì máy tính, các thiết bị và các 
chương trình được cài đặt trong máy (quản lý ổ đĩa, máy in và 
các thiết bị khác,). 
7 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Phần mềm ứng dụng 
• Là các chương trình được thiết kế giúp người dùng sử dụng 
một các hiệu quả hơn và (hoặc) hỗ trợ các công việc cá 
nhân. 
• 2 kiểu phần mềm ứng dụng: 
– Phần mềm đặt hàng: phần mềm thiết kế một thí nghiệm, phần 
mềm quản lý khách hàng của một công ty,... 
– Phần mềm đóng gói: phần mềm quản lý thông tin cá nhân, 
nhắc việc, quản lý dự án, các phần mềm kế toán, quản lý hồ 
sơ tài liệu, trợ giúp thiết kế, 
8 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Phần mềm phát triển ứng dụng 
• Là các phần mềm để tạo ra các phần mềm khác 
• Ví dụ: phần mềm nhúng, 
9 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.1.3. Quy trình phát triển phần mềm 
Bao gồm bốn hoạt động cơ bản: đặc tả, phát triển, kiểm thử va ̀ 
cải tiến. 
• Đặc tả phần mềm: Là giai đoạn hiểu va ̀ xác định những dịch 
vụ nào cần có trong hệ thống cũng như xác định những ràng 
buộc đối với việc phát triển va ̀ chức năng của hệ thống. 
• Phát triển phần mềm: Là giai đoạn xác định hệ thống sẽ làm gì 
và hoạt động như thế nào trong các điều kiện phần cứng, phần 
mềm và cơ sở hạ tầng mạng; giao diện người sử dụng, các 
form và các báo cáo sẽ được sử dụng; và các chương trình cụ 
thể, các CSDL, các file sẽ cần. 
• Kiểm thử phần mềm: Là giai đoạn kiểm thử hệ thống (hệ 
thống hiệu chỉnh những sai sót) và kiểm thử chấp nhận (người 
sử dụng thông qua). 
• Cải tiến phần mềm: Là giai đoạn thay đổi phần mềm để đáp 
ứng những yêu cầu thay đổi của người dùng và môi trường 
(phần cứng hoặc phần mềm). 
10 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.1.4. Phần mềm mã nguồn mở 
• Mã nguồn mở (open - source software): Là một khái niệm 
chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã 
nguồn của nó được công bố rộng rãi công khai và cho phép 
mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. 
• Một số phần mềm mã nguồn mở điển hình: 
– Hệ điều hành nguồn mở: LINUX, FreeBSD. 
– Ứng dụng văn phòng: Open Office. 
– Trình duyệt Web: FireFox. 
– Phần mềm máy chủ Web: Apache. 
– Hệ quản trị CSDL: MySQL, PostgreSQL. 
– Ngôn ngữ lập trình nguồn mở: Perl, Python, 
11 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2. Hệ điều hành 
3.2.1. Khái niệm hệ điều hành. 
3.2.2. Lịch sử phát triển của hệ điều hành. 
3.2.3. Phân loại hệ điều hành. 
3.2.4. Một số hệ điều hành điển hình. 
3.2.5. Quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. 
12 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2.1. Khái niệm hệ điều hành 
• Hệ điều hành (Operating System): Là hệ thống các chương 
trình máy tính nhằm điều khiển, quản lý, phân phối việc sử 
dụng tài nguyên của máy tính và giao tiếp với người sử 
dụng. 
• Chức năng Hệ điều hành: 
– Quản lý và điều phối các thiết bị của máy để phục vụ cho công 
việc xử lý. 
– Quản lý thông tin bộ nhớ ngoài. 
– Quản lý các tiến trình. 
– Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng và cung cấp 
các tiện ích cơ bản. 
Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Thao tác in một văn bản dưới sự điều khiển của hệ điều hành 
14 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2.2. Lịch sử phát triển Hệ điều hành 
• Thế hệ 1 (1945 – 1955) 
– Giữa thập niên 1940, Howard Aiken ở Havard và John von 
Neumann ở Princeton, đã thành công trong việc xây dựng máy 
tính dùng ống chân không (lập trình bằng ngôn ngữ máy, dùng 
bảng điều khiển để thực hiện các chức năng cơ bản). 
– Đầu thập niên 1950, phiếu đục lỗ ra đời và có thể viết chương 
trình trên phiếu thay cho dùng bảng điều khiển. 
• Thế hệ 2 (1955 – 1965) 
– Giữa thập niên 1950, ra đời thiết bị bán dẫn. Lần đầu tiên có 
sự phân chia rõ ràng giữa người thiết kế, người xây dựng, 
người vận hành, người lập trình, và người bảo trì. 
– Hệ thống xử lý theo lô ra đời và hoạt động dưới sự điều khiển 
của một chương trình đặc biệt là tiền thân của hệ điều hành 
sau này. 
– Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là 
FORTRAN và hợp ngữ. 
15 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Lịch sử phát triển Hệ điều hành (cont) 
• Thế hệ 3 (1965 – 1980) 
– Ra đời máy tính đầu tiên sử dụng mạch tích hợp (IC) - Máy 
IBM 360. Đồng thời cũng xuất hiện ngày càng nhiều các thiết 
bị ngoại vi dành cho máy và thao tác điều khiển bắt đầu phức 
tạp. 
– Nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động và giải quyết các yêu 
cầu tranh chấp thiết bị Xuất hiện hệ điều hành. 
– Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành chia xẻ thời 
gian như CTSS của MIT. Đồng thời các hệ điều hành lớn ra đời 
như MULTICS, UNIX và hệ thống các máy mini cũng xuất hiện 
như DEC PDP-1. 
16 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Lịch sử phát triển Hệ điều hành (cont) 
• Thế hệ 4 (1980 - nay) 
– Ra đời của máy tính cá nhân: hệ thống IBM PC với hệ điều 
hành MS-DOS và Windows sau này. 
– Các hệ điều hành tựa Unix trên nhiều hệ máy khác nhau như 
Linux cũng được phát triển mạnh mẽ. 
– Ngoài ra, từ đầu thập niên 90 cũng đánh dấu sự phát triển 
mạnh mẽ của hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân 
tán. 
17 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2.3. Phân loại hệ điều hành 
• Hệ thống xử lý theo lô. 
• Hệ thống xử lý theo lô đa chương. 
• Hệ thống chia sẻ thời gian. 
• Hệ thống song song. 
• Hệ thống phân tán. 
• Hệ thống xử lý thời gian thực. 
18 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống xử lý theo lô 
• Thực hiện các công việc lần lượt theo những chỉ thị định 
trước. 
• Sử dụng chương trình (bộ giám sát thường trực) để giám 
sát việc thực hiện dãy các công việc một cách tự động, và 
luôn luôn thường trú trong bộ nhớ chính. 
19 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống xử lý theo lô đa chương 
• Nhằm gia tăng khai thác CPU bằng cách tổ chức các công 
việc sao cho CPU luôn luôn phải trong tình trạng làm việc. 
• Hệ điều hành ra quyết định cho người sử dụng. 
• Hệ điều hành xử lý các vấn đề lập lịch cho công việc, lập 
lịch cho bộ nhớ và cho cả CPU. 
20 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống chia sẻ thời gian 
• Dùng lập lịch CPU và đa chương để cung cấp cho mỗi người 
sử dụng một phần nhỏ trong máy tính. 
– Hệ điều hành chia sẻ cho phép nhiều người sử dụng chia sẻ 
máy tính một cách đồng bộ. 
– Hệ điều hành chia sẻ phức tạp hơn hệ điều hành đa chương, 
do đó phải có các chức năng: quản trị và bảo vệ bộ nhớ, sử 
dụng bộ nhớ ảo. 
– Cung cấp hệ thống tập tin truy xuất on-line, ... 
– Hệ điều hành chia sẻ là kiểu của các hệ điều hành hiện đại 
ngày nay. 
21 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống song song 
• Hệ thống có nhiều bộ xử lý cùng chia sẻ hệ thống đường 
truyền dữ liệu, đồng hồ, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi. Các 
bộ xử lý này liên lạc bên trong với nhau . 
• Ưu điểm: 
– Thuận tiện cho nhiều chương trình cùng làm việc trên cùng 
một tập hợp dữ liệu. 
– Các chức năng được xử lý trên nhiều bộ xử lý, do đó sự hỏng 
hóc của một bộ xử lý sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ 
thống độ tin cậy cao hơn. 
22 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống phân tán 
• Tương tự như hệ thống chia sẻ thời gian nhưng các bộ xử lý 
không chia sẻ bộ nhớ và đồng hồ, thay vào đó mỗi bộ xử lý 
có bộ nhớ cục bộ riêng. 
– Các bộ xử lý thông tin với nhau thông qua các đường truyền 
thông như những bus tốc độ cao hay đường dây điện thoại. 
– Các bộ xử lý trong hệ phân tán thường khác nhau về kích 
thước và chức năng (như máy vi tính, trạm làm việc, máy 
mini,) và được tham khảo với nhiều tên khác nhau (như site, 
node, computer,...). 
– Ưu điểm: 
• Chia xẻ tài nguyên. 
• Tăng tốc độ tính toán . 
• An toàn. 
• Thông tin liên lạc với nhau. 
23 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ thống xử lý thời gian thực 
• Được sử dụng khi có những đòi hỏi khắt khe về thời gian 
trên các thao tác của bộ xử lý hoặc dòng dữ liệu, và 
thường được dùng điều khiển các thiết bị trong các ứng 
dụng tận hiến (dedicated). 
• Hệ thống thời gian thực cứng: công việc được hoàn 
tất đúng lúc và dữ liệu thường được lưu trong bộ nhớ ngắn 
hạn hay trong ROM. 
• Hệ thống thời gian thực mềm: mỗi công việc có một độ ưu 
tiên riêng và sẽ được thi hành theo độ ưu tiên đó. 
24 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2.4. Một số hệ điều hành điển hình 
• Hệ điều hành cho máy tính. 
• Hệ điều hành cho thiết bị di động. 
25 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho máy tính 
• Hệ điều hành MS-DOS. 
• Hệ điều hành Microsoft Window. 
• Hệ điều hành MAC OS. 
• Hệ điều hành UNIX và LINUX. 
26 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành MS-DOS 
• MS-DOS - Microsoft Disk Operating System là hệ điều hành 
của hãng phần mềm Microsoft, có giao diện dòng lệnh 
(command-line interface) được thiết kế cho các máy tính họ 
PC (Personal Computer). 
– PC DOS 1.0 (8/1981): là phiên bản DOS đầu tiên ra đời. 
– MS-DOS 1.25 (5/1982): được biết đến với tên gọi MS-DOS. 
– MS-DOS 5.0 (6/1991): Là phiên bản xuất hiệu nhiều tính năng 
mới như quản lý bộ nhớ (MEMMAKER.EXE), trình soạn thảo 
văn bản (MS-DOS Editor), ngôn ngữ lập trình QBASIC. 
– MS-DOS 6.22 (6/1994):Là phiên bản DOS cuối cùng chạy như 
một HĐH độc lập. 
– MS-DOS 7.0 (8/1995): là nền để cho Windows 95 khởi động, 
và MS-DOS 8.0 đi kèm với Windows ME. 
27 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành MS-DOS (cont) 
• MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, chỉ cho phép chạy một 
ứng dụng duy nhất tại mỗi thời điểm. 
• Một số ứng dụng chạy thường trú (TSR, Terminate and Stay 
Resident) cho MS-DOS có thể thực hiện nhiều thao tác cùng 
lúc (như VietRes). 
28 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành Microsoft Window 
• Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều 
hành độc quyền của hãng Microsoft. 
• HĐH Microsoft Windows đầu tiên (11/1985) với những tính 
năng thêm vào Hệ điều hành MS-DOS giao diện người sử 
dụng đồ họa (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI). 
• Windows khởi đầu được phát triển cho những máy 
tính tương thích với IBM (dựa vào kiến trúc x86 của Intel), 
và được áp dụng kiến trúc này cho hầu hết mọi phiên bản 
của Windows sau này (ngoại trừ Windows NT). 
• Microsoft Windows chiếm ưu thế trong thị trường máy tính 
cá nhân và được cài đặt trên khoảng 80% số lượng máy 
tính trên thế giới. 
29 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Giao diện hệ điều hành Window 
30 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành MAC OS 
• Mac OS (Macintosh Operating System ) là hệ điều hành 
được thiết kế riêng cho dòng máy tính Macintosh của hãng 
Apple Computer, có khả năng xử lý đa nhiệm và cung cấp 
các dịch vụ mạng cơ bản. 
• Hệ điều hành Mac được phát triển trước khi Windows ra đời. 
31 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành MAC OS (cont) 
• Ưu điểm: Độc lập về độ phân giải, có phần mềm nghe nhìn 
Quick Time, có hệ thống sao lưu dữ liệu Time Machine, tiện 
ích tìm kiếm dữ liệu trong máy tính cùng hơn 200 tiện ích 
mới và đặc biệt có tính bảo mật cao nhất từ trước đến nay. 
• Nhược điểm: Cần sự tương đồng cả về phần cứng và các 
phần mềm ứng dụng. 
32 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành UNIX và LINUX 
• Hệ điều hành UNIX được phát triển trong năm 1969 tại AT 
& T Bell Labs. Có độ tin cậy cao trong môi trường đa người 
dùng. 
• Nhiều phiên bản của UNIX được cài đặt trên các hệ thống 
máy tính lớn (mainframes) và máy vi tính 
(microcomputers). 
33 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành UNIX và LINUX (cont) 
• Năm 1991: phiên bản đầu tiên của Linux ra đời. 
• Năm 1994: phiên bản Linux 1.0 ra đời. 
• Linux thường được sử dụng như một hệ điều hành cho các máy 
chủ. 
• Ưu điểm: 
– Khả năng đa nhiệm và đa người dùng. 
– An toàn và đáng tin cậy. 
• Ví dụ: Hệ điều hành Android, Symbian, và Chromium cho các thiết bị 
cầm tay được xây dựng dựa trên nền Linux. 
• Nhược điểm: 
– Không có giao diện thân thiện 
– Các hệ thống phần mềm chạy trên nền Linux còn hạn chế đối 
tượng sử dụng. 
34 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành UNIX và LINUX (cont) 
• Giao diện đồ họa của phiên bản Ubuntu 
35 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động 
• IOS 
• Symbian 
• BlackBerry OS 
• Android 
• Windows Phone 7 
• HP WebOS 
36 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: IOS 
• Là hệ điều hành trên các thiết bị di 
động của Apple. 
– Tuy nhiên, sau đó đã được mở rộng 
để chạy trên các thiết bị của Apple 
như iPod touch, iPad và Apple TV. 
• Đặc điểm: 
– Giao diện sử dụng thông qua thao 
tác bằng tay. 
37 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: Symbian 
• Là hệ điều hành được viết và sử 
dụng cho một số điện thoại di 
động đặc biệt là các điện thoại 
cao cấp của Nokia. 
• Thiết bị cuối cùng chạy Symbian 
là Nokia 808 pureview 
38 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: BlackBerry OS 
• Là nền tảng phần mềm tư hữu 
do Research In Motion phát triển cho 
dòng sản phẩm cầm tay BlackBerry, 
có khả năng đa nhiệm, và được thiết 
kế cho các thiết bị sử dụng phương 
pháp nhập đặc biệt, thường là 
trackball hoặc màn hình cảm ứng. 
– Phiên bản OS 4 hiện tại hỗ trợ MIDP 
2.0, có khả năng kích hoạt không dây 
hoàn toàn và đồng bộ thư điện tử, lịch, 
công việc, ghi chú và danh bạ với 
Exchange, và khả năng hỗ trợ Novell 
GroupWise, Lotus Notes khi kết hợp 
với BlackBerry Enterprise Server. 
39 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: Android 
• Android: dựa trên nền 
tảng Linux, được thiết kế dành cho các 
thiết bị di động có màn hình cảm ứng 
(điện thoại thông minh, máy tính 
bảng). 
– Tuy nhiên, Android đã xuất hiện trên 
TV, máy chơi game và các thiết bị điện 
tử khác. 
40 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: Windows 
Phone 7 
• Windows Phone 7: được phát triển 
dựa trên phần lõi là Windows CE 7 
giống Zune HD, và là thế hệ kế tiếp 
của dòng điện thoại chạy hệ điều 
hành Microsoft Windows Mobile. 
– Giao diện sử dụng dạng lật mở, chú 
trọng tính năng nhập liệu bằng ngón 
tay, kết hợp và mở rộng đầy đủ với 
các thành phần của Zune và Xbox, và 
được hỗ trợ cả Outlook lẫn Office 
41 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Hệ điều hành cho thiết bị di động: HP WebOS 
• HP WebOS: dựa trên hạt nhân Linux, 
và được xem là một hệ điều hành ảo 
chạy trong trình duyệt Web. 
– Được phát triển bởi Palm, và sau này 
được mua lại bởi Hewlett-Packard. 
– Được quản lý dưới dạng các cửa sổ. 
– Được đánh giá tốt hơn so với các hệ 
điều hành khác (như iOS hay Windows 
Phone). 
42 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
3.2.5. Quản lý dữ liệu trên bộ nhớ ngoài 
• Khái niệm tệp và thư mục. 
• Quản lý thư mục và tập tin bằng Windows Explorer. 
43 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Khái niệm tệp và thư mục 
• Tệp là tập hợp thông tin có liên quan với nhau và được lưu 
trữ trong bộ nhớ ngoài của máy tính. 
– Mỗi tệp có một tên và là duy nhất trong một thư mục. 
– Tên tệp gồm 2 phần: Phần tên chính + Phần mở rộng. 
– Ví dụ: Baitap.doc; Bai1.xls, 
• Thư mục là một ngăn logic có công dụng như một ngăn 
chứa được dùng để quản lý và sắp xếp các tệp tin. 
– Thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục con khác. 
44 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Quản lý thư mục và tập tin bằng Windows 
Explorer 
Trạng thái có hiển thị cây thư mục Trạng thái không hiển thị cây thư mục 
45 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Các nút lệnh của Windows Explorer 
 (1) Lui về vị trí đã chọn trước đó 
 (2) Tới vị trí đã chọn trước khi lui về. 
 (3) Chuyển lên vị trí cấp cao hơn. 
 (4) Kích hoạt công cụ tìm kiếm. 
 (5) Thay đổi trạng thái hiển thị cây thư mục. 
 (6) Chọn kiểu hiển thị các trong cửa sổ. 
46 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Thao tác tạo thêm thư mục 
(1) Chọn ổ đĩa bên phần cây thư mục. 
(2) Nhấn nút phải chuột vào khoảng trống trong của sổ bên phải. 
(3) Xuất hiện một Menu, chọn New -> Folder. 
(4) Đặt tên cho thư mục, sau đó nhấn nút trái chuột vào khoảng 
trống trong của sổ để hoàn tất. 
47 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Thao tác thay đổi tên của ổ đĩa, thư mục, tập tin 
(1) Nhấn nút phải chuột vào ổ đĩa, thư mục hoặc tập tin muốn 
thay đổi tên. 
(2) Xuất hiện một Menu, chọn Rename. 
(3) Đặt lại tên mới, sau đó nhấn nút trái chuột vào khoảng trống 
trong của sổ để hoàn tất. 
48 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Sao chép hay di chuyển tập tin (thư mục) 
– Bước 1: Chọn tập tin hoặc thư mục muốn sao chép Nhấn 
nút phải chuột vào một trong các tập tin được chọn xuất 
hiện Menu, chọn Copy (hoặc Cut). 
49 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
• Bước 2: Nhấp đúp chuột vào thư mục đích Nhấn nút phải 
chuột Xuất hiện một Menu, chọn Paste. 
50 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Xóa (Delete) tập tin (hoặc thư mục) 
– Chọn tập tin muốn sao chép Nhấn phím Del (Delete) trên 
bàn phím (hoặc nhấn nút phải chuột, xuất hiện một Menu, 
chọn Delete). 
 Xuất hiện thông báo chọn Yes để 
 đồng ý xóa, chọn No để hủy thao tác. 
51 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Sao chép (copy) 
• Sao chép (Copy) tập tin hoặc thư mục vào thiết bị lưu trữ 
bên ngoài (đĩa mềm, USB,...) 
– Cho thiết bị lưu trữ ngoài vào Chọn tập tin hoặc thư mục 
muốn sao chép Nhấn nút phải chuột vào một trong các tập 
tin được chọn -- Xuất hiện Menu, chọn Send to chọn ổ đĩa 
đích. 
52 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Mở tập tin 
• Nhấn đúp chuột vào tên hoặc nhấn nút phải chuột vào tên 
tập tin và chọn Open. 
• Nếu có nhiều chương trình để mở loại tập tin này thì có thể 
chọn Open With và chọn chương trình để mở. 
53 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
• Hiển thị phần mở rộng của tên tập tin 
– Trong cửa sổ Windows Explorer chọn Tools -> Folder 
Options 
 Chọn Tab View 
 bỏ dấu chọn Hide extensions 
 for known file types. 
 Ok 
54 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 
Bài giảng Tin học đại cương 
Tóm tắt 
• Có 3 loại phần mềm: hệ thống, ứng dụng, phát triển ứng 
dụng. 
• 4 giai đoạn phát triển phần mềm: đặc tả, phát triển, kiểm 
thử va ̀ cải tiến. 
• 5 cách phân loại hệ điều hành: xử lý theo lô, xử lý theo lô 
đa chương, chia sẻ thời gian, song song, phân tán, xử lý 
thời gian thực. 
• 2 hệ thống hệ điều hành điển hình: Hệ điều hành cho máy 
tính (MS-DOS, Microsoft Window, MAC OS, UNIX và LINUX) 
và Hệ điều hành cho thiết bị di động (IOS, Symbian, 
BlackBerry OS, Android, Windows Phone 7, HP WebOS). 
• Dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài thông qua các Tệp 
và Thư mục. 
55 Chương 3: Phần mềm máy tính và Hệ điều hành 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_3_phan_mem_may_tinh_va_he.pdf