Bài giảng Tin học đại cương - Phần I: Tin học căn bản - Chương 5: Hệ điều hành

5.1. Các khái niệm cơ bản

 5.1.1. Khái niệm hệ điều hành

 5.1.2. Tệp (file)

 5.1.3. Quản lý tệp của hệ điều hành

 5.2. Một số hệ điều hành

 5.2.1. Hệ điều hành MS-DOS

 5.2.2. Hệ điều hành Windows

 5.2.3. Hệ điều hành Linux

 5.3. Hệ lệnh của hệ điều hành

pdf 18 trang yennguyen 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Phần I: Tin học căn bản - Chương 5: Hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương - Phần I: Tin học căn bản - Chương 5: Hệ điều hành

Bài giảng Tin học đại cương - Phần I: Tin học căn bản - Chương 5: Hệ điều hành
1Chương 5: 
Hệ điều hành
2
Nội dung chương này
 5.1. Các khái niệm cơ bản
 5.1.1. Khái niệm hệ điều hành
 5.1.2. Tệp (file)
 5.1.3. Quản lý tệp của hệ điều hành
 5.2. Một số hệ điều hành
 5.2.1. Hệ điều hành MS-DOS
 5.2.2. Hệ điều hành Windows
 5.2.3. Hệ điều hành Linux
 5.3. Hệ lệnh của hệ điều hành
3
Nội dung chương này
 5.4. Hệ điều hành Windows
 5.4.1. Sự ra đời và phát triển
 5.4.2. Khởi động và thoát khỏi Windows
 5.4.3. Một số thuật ngữ và thao tác thường sử 
dụng
 5.4.4. Cấu hình Windows (Control Panel)
 5.4.5. Windows Explorer
 5.4.6. Gọi thực hiện chương trình
 5.4.7. Chế độ Command Prompt
 5.4.8. Recycle Bin
4
5.1. Các khái niệm cơ bản
 5.1.1. Khái niệm hệ điều hành
 5.1.2. Tệp (file)
 5.1.3. Quản lý tệp của hệ điều hành
55.1.1. Khái niệm hệ điều hành
 Hệ điều hành là hệ thống chương trình đảm bảo quản lý tài 
nguyên của hệ thống tính toán và cung cấp các dịch vụ 
cho người sử dụng. 
 Thông thường trong các máy tính hiện nay, hệ điều hành 
được cài đặt trên đĩa.
 Nhiệm vụ cụ thể của hệ điều hành là:
 Khởi động máy tính, tạo môi trường giao tiếp cho người sử dụng.
 Tự động điều khiển và kiểm soát hoạt động của các thiết bị (ổ đĩa, 
bàn phím, màn hình, máy in,).
 Quản lý việc cấp phát tài nguyên của máy tính như bộ xử lý trung 
tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào ra
 Quản lý các chương trình đang thực hiện trên máy tính.
 Thực hiện giao tiếp với người sử dụng để nhận lệnh và thực hiện 
lệnh. 
6
5.1.1. Khái niệm hệ điều hành
 Hệ điều hành là phần mềm hệ thống, nên phụ 
thuộc vào cấu trúc của máy tính. Mỗi loại máy tính 
có hệ điều hành khác nhau. Ví dụ: 
 Máy tính lớn IBM360 có hệ điều hành là DOS, TOS.
 Máy tính lớn EC-1022 có hệ điều hành là OC-EC.
 Máy tính cá nhân PC-IBM có hệ điều hành MS-DOS.
 Mạng máy tính có các hệ điều hành mạng NETWARE, 
UNIX, WINDOWS-NT
 
7
5.1.2. Tệp (file)
 Tệp là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau và 
được tổ chức theo 1 cấu trúc nào đó, thường được 
lưu trữ bên ngoài máy tính. 
 Nội dung của tệp có thể là chương trình, dữ liệu, 
văn bản,... 
 Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân 
biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác 
nhau, tên tập tin thường có 2 phần: 
 phần tên (name): bắt buộc phải có của một tập tin
 phần mở rộng (extension): có thể có hoặc không. 
8
5.1.2. Tệp (file) (tiếp)
 Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các 
chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, 
^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người 
tạo ra tập tin đặt. Với MS-DOS phần tên có tối đa 
là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối đa 
128 ký tự. 
 Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký 
tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do 
chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt. 
 Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm 
(.) ngăn cách. 
9Kiểu của file
 Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác 
định kiểu của file: 
 COM, EXE : Các file khả thi chạy trực tiếp được 
trên hệ điều hành. 
 TXT, DOC, ... : Các file văn bản. 
 PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, 
DELPHI, BASIC, ... 
 WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính 
LOTUS, EXCEL ... 
 BMP, GIF, JPG, ... : Các file hình ảnh. 
 MP3, DAT, WMA,  : Các file âm thanh, video. 
10
Kí hiệu đại diện (wildcard)
 Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai 
ký hiệu đại diện: 
 Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên 
tập tin tại vị trí nó xuất hiện. 
 Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong 
tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện. 
 Ví dụ: 
 Bai?.doc Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc,  
 Bai*.doc Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai 
Tap.doc,  
 BaiTap.* BaiTap.doc, BaiTap.xls, BaiTap.ppt, 
BaiTap.dbf, 
 Lưu ý: Nên đặt tên mang tính gợi nhớ 
11
5.1.3. Quản lý tệp của hệ điều hành
 Cấu trúc đĩa từ
 Hệ thống đĩa từ gồm nhiều mặt (side) gắn số hiệu là 0, 
1, Về mặt logic mỗi mặt đĩa có một đầu ghi/ đọc 
(header), đôi khi người ta còn đồng nhất 2 khái niệm 
này. 
 Mỗi mặt chia thành các rãnh (track - các đường tròn 
đồng tâm). Các rãnh được đánh số từ ngoài vào trong 
bắt đầu từ 0. 
 Mỗi rãnh chia thành các cung (Sector), mỗi sector thông 
thường có dung lượng 512 byte. 
 Một từ trụ (cylinder) gồm các rãnh có cùng bán kính 
nằm trên các mặt đĩa khác nhau. 
12
Minh họa
13
Minh họa
14
Tổ chức ghi thông tin trên đĩa
 Thông tin lưu trữ trên đĩa dưới dạng các tệp. Mỗi 
tệp chiếm 1 hoặc nhiều sectors tuỳ dung lượng 
tệp.
 Để thuận lợi cho việc quản lý tệp, hệ điều hành 
cho phép chia đĩa thành các vùng, mỗi vùng chia 
thành các vùng con,.... Mỗi vùng có 1 vùng con 
riêng để lưu trữ thông tin về vùng đó, vùng con 
này được gọi là thư mục (Directory). Tệp được lưu 
trữ ở các vùng, vì vậy ta có thể thấy tổ chức lưu 
trữ này có dạng cây (Tree). Ví dụ:
15
Tổ chức ghi thông tin trên đĩa (tiếp)
16
Thư mục
 Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một 
chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là 
biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ 
dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các 
tập tin có liên quan với nhau có thể được 
xếp trong cùng một thư mục. Sau đây là 
biểu tượng của thư mục hay còn gọi là 
Folder trong Windows 
17
Thư mục (tiếp)
 Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục 
gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và được ký 
hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư 
mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục 
con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin 
trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa 
thư mục con gọi là thư mục cha. 
 Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành. 
 Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của 
tập tin. 
18
Cách xác định tên đầy đủ của tệp
 Tên tệp đầy đủ gồm nơi lưu trữ tệp - đường 
dẫn từ gốc đến tệp (Path) và tên tệp. 
Đường dẫn được chỉ ra nhánh cây thư mục 
chứa tệp, trong đó sử dụng ký hiệu “\” ngăn 
cách tên các thư mục . 
 Ví dụ :
 C:\TC\BIN\B1.C
19
File hệ thống
 Hệ điều hành được phân chia thành các 
phần, phù hợp với các chức năng riêng của 
công việc. Những phần này được lưu trên 
đĩa dưới dạng các tệp (File).
 Ví dụ: Hệ điều hành MS-DOS gồm tập các 
tệp, trong đó có 3 tệp cơ bản:
 MSDOS.SYS - tệp.
 IO.SYS - tệp điều khiển vào ra.
 COMMAND.COM - tệp lệnh. 
20
5.2. Một số hệ điều hành
 Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau 
như MS-DOS, UNIX, LINUX, Windows 95, 
Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, 
Windows 2003, và Windows VISTA là một 
sản phẩm mới của MicroSoft. Mỗi hệ điều 
hành có các đặc trưng khác nhau, tuy vậy 
trong mỗi hệ điều hành có thể tích hợp 
nhiều hình thái giao tiếp người- máy khác 
nhau : dòng lệnh, bảng chọn, biểu tượng, 
21
5.2. Một số hệ điều hành (tiếp)
 5.2.1. Hệ điều hành MS-DOS
 5.2.2. Hệ điều hành Windows
 5.2.3. Hệ điều hành Linux
22
5.2.1. Hệ điều hành MS-DOS
 Hình thức giao tiếp: văn bản - text
 Thực hiện các chức năng bằng câu lệnh
23
5.2.2. Hệ điều hành Windows
 Hình thức giao tiếp: đồ họa (bảng chọn, biểu 
tượng)
 Thực hiện chức năng thông qua giao diện đồ họa 
hoặc phím tắt.
24
5.2.3. Hệ điều hành Linux
 Hình thức giao tiếp: dòng lệnh, đồ họa
 Thực hiện các chức năng: câu lệnh, giao diện 
đồ họa
25
5.3. Hệ lệnh của hệ điều hành
 Thao tác với tệp: Sao chép, di chuyển, xoá, 
đổi tên , xem nội dung tệp 
 Thao tác với thư mục: tạo, xoá, sao chép
 Thao tác với đĩa: tạo khuôn ( Format), sao 
chép đĩa
26
5.4. Hệ điều hành Windows
 5.4.1. Sự ra đời và phát triển
 5.4.2. Khởi động và thoát khỏi Windows
 5.4.3. Một số thuật ngữ và thao tác thường 
sử dụng
 5.4.4. Cấu hình Windows (Control Panel)
 5.4.5. Windows Explorer
27
5.4.1. Sự ra đời và phát triển
 Windows là một bộ chương trình do hãng 
Microsoft sản xuất. Từ version 3.0 ra đời vào 
tháng 5 năm 1990 đến nay, Microsoft đã 
không ngừng cải tiến làm cho môi trường 
này ngày càng được hoàn thiện. 
28
5.4.1. Sự ra đời và phát triển (tiếp)
 Windows 95
 Windows 98, Windows Me
 Windows NT 4.0, WIndows 2000, Windows 
XP, Windows 2003
 Windows Vista
29
5.4.2. Khởi động và thoát khỏi Windows XP
 Khởi động Windows XP:
 Tự khởi động khi bật máy
 Người dùng phải đăng nhập (login): nhập 
username và password vào
 Mỗi người dùng có một tập hợp thông tin thiết 
lập riêng gọi là user profile
 Thoát khỏi Windows XP:
 Đóng tất cả các cửa sổ, chương trình đang mở
 Nhấn Alt+F4 hoặc chọn Start/ Turn off computer
30
5.4.3. Một số thuật ngữ và thao tác thường sử dụng
 Biểu tượng (icon): 
 là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng 
nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng 
chạy trong môi trường Windows. 
 Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng. Tên này 
mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó 
diễn giải cho chức năng được gán cho biểu 
tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng 
dụng). 
31
Biểu tượng
Đây là 
biểu 
tượng
32
Cửa sổ (Windows)
 Cửa sổ là khung giao tiếp đồ họa của 1 ứng 
dụng hoặc 1 lệnh.
 Bố cục của 1 cửa sổ : gồm thanh tiêu đề, 
thanh thực đơn, 1 số thành phần khác phụ 
thuộc vào loại cửa sổ,
 Các hộp giao tiếp
 Các thao tác trên một cửa sổ: di chuyển cửa 
sổ, thay đổi kích thước cửa sổ, phóng to, 
thu nhỏ, phục hồi kích thước cửa sổ, chuyển 
đổi giữa các cửa sổ, đóng cửa sổ... 
33
Cửa sổ (Windows)
34
Hộp hội thoại (Dialogue box)
Tên hộp 
thoại
Ô văn bản 
(Textbox)
Hộp liệt kê 
(Listbox)
Hộp liệt kê thả 
xuống (Drop 
down 
combobox)
Khung hiển thị 
(Preview)
Các lớp 
(tab)
Hộp kiểm tra 
(checkbox)
Nút nhấn 
(Button)
35
Sử dụng chuột trong windows
 Chuột là thiết bị không thể thiếu khi làm việc trong 
môi trường Windows XP. Con trỏ chuột (mouse 
pointer) cho biết vị trí tác động của chuột trên 
màn hình. Hình dáng của con trỏ chuột trên màn 
hình thay đổi theo chức năng và chế độ làm việc 
của ứng dụng. Khi làm việc với thiết bị chuột bạn 
thường sử dụng các thao tác cơ bản sau : 
 Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút 
nào cả. 
 Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái. Dùng để lựa 
chọn thông số, đối tượng hoặc câu lệnh. 
 Double Click (D_Click ): nhấn nhanh nút chuột trái 
hai lần liên tiếp. Dùng để khởi động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tập tin. 
36
Sử dụng chuột trong windows (tiếp)
 Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di 
chuyển đến nơi khác và buông ra. Dùng để chọn một 
khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn 
hình hoặc mở rộng kích thước của cửa sổ... 
 Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột 
phải. Dùng mở menu tương ứng với đối tượng để chọn 
các lệnh thao tác trên đối tượng đó. 
 Chú ý: 
 Đa số chuột hiện nay có bánh xe trượt hoặc nút đẩy ở 
giữa dùng để cuộn màn hình làm việc được nhanh hơn 
và thuận tiện hơn. 
 Trong Windows các thao tác được thực hiện mặc nhiên 
với nút chuột trái, vì vậy để tránh lặp lại, khi nói Click 
(nhấn chuột) hoặc D_Click (nhấn đúp chuột) thì được 
ngầm hiểu đó là nút chuột trái. Khi nào cần thao tác với 
nút chuột phải sẽ mô tả rõ ràng. 
37
5.4.4. Cấu hình Windows (Control Panel)
 Giới thiệu về Control Panel
 Control Panel là một chương trình cho phép 
người sử dụng xem và chỉnh sửa các tham số 
của hệ thống máy tính như dạng hiện của dữ 
liệu ngày tháng, dữ liệu số, thiết lập hoặc thay 
đổi cấu hình cho phù hợp với công việc hoặc sở 
thích của người dùng, cài đặt phần cứng, phần 
mềm. 
 Khởi động: Start / Settings / Control Panel
38
Cửa sổ làm việc của Control Panel
39
Cài đặt và loại bỏ font chữ
 Để cài đặt thêm những Font chữ khác hoặc loại 
bỏ các Font chữ, ta chọn chương trình Fonts
40
Cài đặt và loại bỏ font chữ (tiếp)
 Loại bỏ font chữ. Từ cửa sổ Fonts
 Chọn những Font cần loại bỏ
 Chọn File/ Delete (hoặc nhấn phím Delete). 
 Thêm font chữ mới Từ cửa sổ Fonts, chọn 
lệnh File/Install New Font, xuất hiện hộp 
thoại Add Fonts. Trong hộp thoại này chỉ ra 
nơi chứa các Font nguồn muốn thêm 
bằng cách chọn tên ổ đĩa chứa các tập 
tin Font chữ, sau đó chọn các tên Font và 
Click OK.
41
Thêm font
42
Thay đổi dạng hiện màn hình
 Chọn lệnh Start/ Settings/ Control Panel/ Display 
hoặc R_Click trên màn hình nền (Desktop), chọn 
Properties. Xuất hiện cửa sổ Display Properties với các 
thành phần như sau: 
 Desktop: Chọn ảnh nền cho Desktop bằng cách Click chọn 
các ảnh nền có sẵn hoặc Click vào nút Browse để chọn tập 
tin ảnh không có trong danh sách những ảnh có sẵn. 
 Screen Saver: xác lập màn hình nghỉ
 Settings: Thay đổi chế độ màu và độ phân giải của màn 
hình. - Chế độ màu càng cao thì hình ảnh càng đẹp và rõ 
nét. Các chế độ màu: 64.000 màu (16 bits) , 16 triệu màu 
(24 bits). Chế độ màu trên mỗi máy tính có thể khác nhau 
tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ của card màn hình. Độ 
phân giải càng lớn thì màn hình càng hiển thị được nhiều 
thông tin . 
43
Thay đổi dạng hiện màn hình (tiếp)
44
Cài đặt và loại bỏ chương trình
 Để cài đặt các chương trình mới hoặc loại bỏ các chương
trình không còn sử dụng bạn nhấn đúp chuột vào biểu 
tượng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control 
Pane xuất hiện hộp thoại và thao tác theo chỉ dẫn 
Add or Remove 
Programs
45
Cài đặt và loại bỏ chương trình (tiếp)
46
Cấu hình ngày giờ cho hệ thống
 Bạn có thể thay đổi ngày giờ của hệ thống bằng cách D_Click 
lên biểu tượng đồng hồ trên thanh Taskbar hoặc vào Control 
Panel, chọn nhóm Date/Time - Date & Time: thay đổi 
ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây. 
47
Thay đổi thuộc tính của chuột
 Lệnh Start/ Settings/
Control Panel, rồi chọn 
biểu tượng Mouse
 Lớp Buttons: thay đổi 
phím trái và phím chuột 
phải (thuận tay trái hay 
phải) và tốc độ nhắp đúp 
chuột. 
 Lớp Pointers: cho phép 
chọn hình dạng trỏ chuột 
trong các trạng thái làm 
việc. 
48
Thay đổi thuộc tính của bàn phím
 Lệnh Start/ Settings/ 
Control Panel, rồi 
chọn biểu tượng 
Keyboard
 Repeat delay: thay 
đổi thời gian trễ cho 
phím. 
 Repeat rate: thay đổi 
tốc độ lặp lại khi nhấn 
phím 
49
Thay đổi thuộc tính vùng (Regional Settings)
 Lệnh Start / Settings / 
Control Panel / Regional 
and Language Options 
 Lớp Regional Options: 
Thay đổi thuộc tính vùng 
địa lý, sau đó sẽ kéo theo 
sự thay đổi các thuộc tính 
của Windows. Click chọn 
Customize, cửa sổ 
Customize để thay đổi qui 
ước về dạng số, tiền tệ, 
thời gian, ngày tháng. 
50
Số, tiền tệ, ngày
Number: Thay đổi định dạng số, cho phép định 
dạng việc hiển thị
 Decimal symbol: Thay đổi ký hiệu phân cách 
hàng thập phân. 
 No. of digits after decimal: Thay đổi số các số lẻ ở 
phần thập phân.
 Digit grouping symbol: Thay đổi ký hiệu phân 
nhóm hàng ngàn. 
 Digit grouping: Thay đổi số ký số trong một 
nhóm (3 số / 4 số/ )
 Negative sign symbol: Thay đổi ký hiệu của số 
âm. 
 Negative number format: Thay đổi dạng thể hiện 
của số âm. 
 Display leading zeros: 0.7 hay .7. 
 Measurement system: Chọn hệ thống đo lường 
như cm, inch,  
 List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục 
trong danh sách
Currency: Thay đổi định dạng tiền tệ ($,VND,...) 
 Time: Thay đổi định dạng giờ theo chế độ 12 
giờ hay 24 giờ 
Date: Thay đổi định dạng ngày tháng (Date), cho 
phép chọn cách thể hiện ngày 
51
Cài đặt / loại bỏ máy in
 Cài đặt thêm máy in:
 Với một số máy in thông dụng Windows đã tích hợp sẵn 
chương trình điều khiển (driver) của các máy in, tuy 
nhiên cũng có những máy in mà trong Windows chưa có 
chương trình điều khiển. Muốn sử dụng những máy in 
này ta cần phải gọi thực hiện chương trình Printers 
and Faxes trong Control Panel.
 Các bước cài đặt máy in: 
 Chọn lệnh Start/ Settings/ Printers and Faxes 
 Click chọn Add a Printer, xuất hiện hộp thoại Add
 Làm theo các bước hướng dẫn của hệ thống
52
Cài đặt / loại bỏ máy in (tiếp)
 Loại bỏ máy in đã cài đặt 
 Chọn lệnh Start/ Settings/ Printers and Faxes 
 Click chuột chọn máy in muốn loại bỏ 
 Nhấn phím Delete, sau đó chọn Yes
53
5.4.5. Windows Explorer
 Là một chương trình được hỗ trợ từ phiên bản 
Windows 95 cho phép người sử dụng thao tác với 
các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư 
mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy 
của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống 
mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng). 
 Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, 
xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện 
một cách thuận tiện và dễ dàng 
54
Khởi động chương trình Windows Explorer 
 Thực hiện một trong những cách sau: 
 Chọn lệnh Start/ Programs/ Accessories/ 
Windows Explorer 
 R_Click lên Start, sau đó chọn Explore 
 R_Click lên biểu tượng My Computer, sau đó 
chọn Explore  
55
Cửa sổ làm việc của Windows Explorer 
56
Cửa sổ làm việc của Windows Explorer 
 Cửa sổ trái (Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó 
trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các 
tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa 
mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD... 
 Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết 
đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó 
nhưng không được hiển thị. Nếu Click vào dấu + thì 
Windows Explorer sẽ hiển thị các đối tượng chứa trong 
đối tượng đó. Khi đó, dấu + sẽ đổi thành dấu -, và nếu 
Click vào dấu - thì đối tượng sẽ được thu gọn trở lại. 
 Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được 
chọn tương ứng bên cửa sổ trái 
57
Thanh địa chỉ (Address Bar)
 Cho phép nhập đường dẫn thư mục/ tập tin 
cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện 
hành 
58
Công cụ trên thanh toolbar
59
Thao tác với thư mục và tệp
 Mở tập tin, thư mục
 Chọn tập tin, thư mục
 Tạo thư mục
 Sao chép tập tin, thư mục
 Di chuyển tập tin, thư mục
 Xóa tập tin, thư mục
 Phục hồi tập tin, thư mục
 Đổi tên tập tin, thư mục
 Thay đổi thuộc tính tập tin, thư mục
60
Mở tập tin, thư mục
 Có ba cách thực hiện : 
 Cách 1: D_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục. 
 Cách 2: R_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục và 
chọn mục Open. 
 Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter. 
 Nếu tập tin thuộc loại tập tin văn bản thì chương 
trình ứng dụng kết hợp sẽ được khởi động và tài 
liệu sẽ được nạp vào. 
 Trong trường hợp chương trình ứng dụng không được cài đặt trong máy tính thì Windows sẽ mở 
hộp thoại Open With và cho chọn chương trình kết 
hợp. Nếu tập tin thuộc dạng chương trình ứng 
dụng thì chương trình tương ứng sẽ được khởi động 
61
Chọn tập tin, thư mục
 Chọn một tập tin/ thư mục: Click lên biểu 
tượng tập tin/ thư mục. 
 Chọn một nhóm tập tin/ thư mục: có thể 
thực hiện theo 2 cách: 
 Các đối tượng cần chọn là một danh sách gồm 
các đối tượng liên tục: Click lên đối tượng đầu 
danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift 
và Click lên đối tượng ở cuối danh sách. 
 Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn 
giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương 
ứng. 
62
Tạo thư mục
 Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục / 
ổ đĩa ở cửa sổ bên trái). 
 Chọn menu File/ New/ Folder hoặc 
R_Click/ New/ Folder. 
 Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để 
kết thúc 
63
Sao chép tập tin và thư mục
 Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép. 
Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai 
cách sau: 
 Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng 
đã chọn đến nơi cần chép. 
 Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit/ 
Copy hoặc R_Click và chọn Copy) để chép vào 
Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và 
nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste 
hoặc R_Click và chọn Paste) 
64
Di chuyển tập tin và thư mục
 Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. 
Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai 
cách sau: 
 Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di 
chuyển. 
 Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit/ 
Cut hoặc R_Click và chọn Cut) để chép vào 
Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến 
và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit/ Paste 
hoặc R_Click và chọn Paste).
65
Xóa tập tin và thư mục
 Chọn các thư mục và tập tin cần xóa. 
 Chọn File/ Delete 
 hoặc: Nhấn phím Delete 
 hoặc: R_Click và chọn mục Delete. 
 Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không 
(Yes/ No) 
66
Phục hồi tập tin và thư mục
 Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. 
Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn 
thực hiện các thao tác sau đây: 
 D_Click lên biểu tượng Recycle Bin 
 Chọn tên đối tượng cần phục hồi. 
 Thực hiện lệnh File/ Restore hoặc R_Click và 
chọn mục Restore. 
 Chú ý : Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực 
hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối 
tượng ở trong Recycle Bin. Nếu muốn xoá hẳn tất 
cả các đối tượng trong Recycle Bin, R_Click lên 
mục Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin.
67
Đổi tên tập tin và thư mục
 Chọn đối tượng muốn đổi tên 
 Thực hiện lệnh File/ Rename hoặc nhấn 
phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và 
chọn mục Rename.
 Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc. 
 Chú ý : với tập tin đang sử dụng thì các 
thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể 
thực hiện được. 
68
Thay đổi thuộc tính tập tin và thư mục
 Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay 
đổi thuộc tính và chọn mục Properties 
 Thay đổi các thuộc tính.
 Chọn Apply để xác nhận thay đổi, ngược lại 
thì nhấn Cancel. 
69
5.4.6. Gọi thực hiện chương trình
 Nếu là chương trình thực thi thì ta:
 Kích đúp vào biểu tượng của nó
 Hoặc Start / Run rồi gõ tên chương trình vào
70
5.4.7. Chế độ Command Prompt
 Start / Run, gõ vào cmd rồi nhấn OK
71
5.4.8. Recycle Bin
 Kích đúp vào biểu tượng Recycle bin trên 
màn hình desktop
Làm sạch 
thùng rác
Khôi phục các 
thứ đã xóa
72

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_phan_i_tin_hoc_can_ban_chuong_5.pdf