Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình - Nguyễn Ngọc Thắng

1.1. Các bước xây dựng công trình

Gồm ba phần chính:

 Phần chuẩn bị: Lập hồ sơ pháp lý.

 Phần thiết kế: Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC

 Phần thi công: Kỹ thuật và tổ chức.

Kinh phí chi vào các việc như: Thăm dò, khảo sát và

thiết kế không vượt quá 8% tổng số vốn đầu tư xây dựng.

Số tiền lớn còn lại (92%) sẽ được dùng vào việc thi công

xây lắp công trình.

Do đó, việc lập kế hoạch tổ chức thi công cần phải làm

tốt để sử dụng hợp lý số vốn đầu tư, không gây ra lãng phí.

pdf 9 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình - Nguyễn Ngọc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình - Nguyễn Ngọc Thắng

Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình - Nguyễn Ngọc Thắng
12/25/2018
1
TS. Nguyễn Ngọc Thắng
M: 0912.357024
Email: nguyenngocthang@tgu.edu.vn
Fb:  facebook.com/thangxdtgNăm 2019
TỔ CHỨC THI CÔNG
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình.
Chương 2: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng.
Chương 3: Bố trí thiết bị trên công trường.
Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường.
Chương 5: Thiết kế tổ chức kho bãi và nhà tạm công trường.
Chương 6: Thiết kế tổ chức hệ thống điện, nước công trường.
Chương 7: Lập kế hoạch tiến độ thi công công trình.
2
12/25/2018
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ 
TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(2 tiết)
3
1.1. Các bước xây dựng công trình
Gồm ba phần chính:
 Phần chuẩn bị: Lập hồ sơ pháp lý.
 Phần thiết kế: Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC
 Phần thi công: Kỹ thuật và tổ chức.
Kinh phí chi vào các việc như: Thăm dò, khảo sát và
thiết kế không vượt quá 8% tổng số vốn đầu tư xây dựng.
Số tiền lớn còn lại (92%) sẽ được dùng vào việc thi công
xây lắp công trình.
Do đó, việc lập kế hoạch tổ chức thi công cần phải làm
tốt để sử dụng hợp lý số vốn đầu tư, không gây ra lãng phí.
4
1. CÁC VẤN ĐỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
12/25/2018
3
1.2. Xây dựng công trình
 Là sự tổng hợp của nhiều loại công việc như: khai thác
và gia công vật liệu, sản suất các cấu kiện, vận chuyển
vật liệu và cấu kiện, xây lắp vật liệu và cấu kiện vào
công trình 
 Cần có kế hoạch cụ thể ở tất cả các khâu công tác để
đảm bảo điều hành được nhịp nhàng trong mọi công
việc.
5
1.3. Một điều cần chú ý:
 Điều kiện thi công xây lắp lại luôn luôn thay đổi.
 Tùy theo từng hoàn cảnh, thời tiết, khí hậu, mùa vụ
(mưa, khô) địa phương xây dựng, khối lượng công tác,
đặc điểm công trình, thời gian hoàn thành hoặc khả
năng cung cấp năng lực, vật liệu, máy móc thiết bị và
các nhân tố khác nữa mà người ta có thể xây dựng
công trình bằng nhiều biện pháp khác nhau.
 Vì vậy, ở mỗi công trường đều yêu cầu cần có sự tổ
chức chu đáo, có kế hoạch thi công thích hợp, đồng thời
người cán bộ phụ trách thi công phải biết vận dụng linh
hoạt các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các kinh nghiệm
sản xuất một cách sáng tạo.
6
12/25/2018
4
2.1. Nhiệm vụ
Muốn có số liệu để thiết kế tổ chức thi công ta phải tiến
hành các công việc sau đây:
 Điều tra tình hình kỹ thuật trong vùng như:
 Điều kiện khí tượng, địa chất, thủy văn.
 Khả năng sử dụng đất và những công trình có sẵn.
 Tình hình về nguồn điện và nguồn nước ở các cơ
sở lân cận.
 Tình hình vật liệu địa phương.
 Tình hình giao thông vận tải và các ga, trạm, bến bãi
trong vùng.
7
2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC TCTC
 Lập số lượng và khối lượng xây dựng tạm thời:
 Lượng mưa, hướng gió chủ đạo ở địa phương xây
dựng.
 Sức chịu tải của nền đất, mức nước ngầm ở vùng
xây dựng.
 Tình hình nhà tạm, kho tàng trong khu vực thi công.
 Tình hình đường sá, cầu cống ở xung quanh.
8
12/25/2018
5
2.2. Thiết kế tổ chức thi công
Để chuẩn bị cho thi công ta phải có bước thiết kế, tức là
thiết lập các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp tổ chức
thi công gồm có:
 Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công.
 Thiết kế giải pháp tổ chức thi công.
 Lập dự toán chi tiết phục vụ thi công.
9
2.3. Nội dung thiết kế tổ chức thi công
 Thuyết minh: Giới thiệu công trình và điều kiện thi
công, các biện pháp kỹ thuật và giải pháp tổ chức. Chú ý
đến các khối lượng công việc, các phương án và so
sánh phương án, thời hạn thi công và giá thành công
trình.
 Tiến độ thi công: Chú ý đến yêu cầu kỹ thuật, quy trình,
quy phạm; các nhu cầu về nhân lực, vật liệu, cấu kiện,
máy móc, thời gian.
 Tổng mặt bằng thi công: Chú ý đến các yếu tố: hướng
gió chủ đạo, quy mô xây dựng, đường vận chuyển, các
công trình tạm, hệ thống điện nước, các phương án
phòng hỏa và đảm bảo môi trường sống.
10
12/25/2018
6
Cụ thể gồm:
1. Tính toán và tổng hợp mọi yêu cầu sơ bộ cho công tác
thi công như: khối lượng công trình, nhân công, vật liệu,
vốn xây dựng cho từng công trình hoặc toàn bộ công
trường, thời hạn xây dựng đã được khống chế.
2. Lựa chọn và quyết định phương án tổ chức thi công xây
lắp công trình, công trường: lựa chọn biện pháp kĩ thuật,
xác định yêu cầu về máy móc thiết bị, nhân công, vật liệu,
tổ chức khu vực thi công, tổ chức lao động, lập kế hoạch
chỉ đạo cụ thể và lập biện pháp an toàn lao động cho
phương án chọn.
11
3. Lập kế hoạch tổng tiến độ hoặc kế hoạch tiến độ thi
công công trình đơn vị theo yêu cầu xây dựng, đảm bảo
thời hạn thi công đã khống chế (ngày khởi công và ngày
hoàn thành công trình), đảm bảo điều hoà và cân đối về
nhân lực, máy thi công.
4. Thiết kế và tổ chức xây dựng các công trình tạm thời
phục vụ cho quá trình thi công như: khu làm việc, khu vệ
sinh chung, khu nhà ở của công nhân viên, kho bãi chất
chứa vật liệu v.v
5. Tổ chức thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện,
nước phục vụ thi công và sinh hoạt trên công trường. Thiết
kế và xây dựng hệ thống đường giao thông tạm trên công
trường để vận chuyển và cung cấp vật tư phục vụ cho thi
công.
12
12/25/2018
7
13
6. Thiết kế và tổ chức xây dựng các xưởng sản xuất phụ
trợ, các trạm gia công bán thành phẩm phục vụ công tác thi
công.
7. Thiết kế bố trí tổng mặt bằng thi công.
8. Cơ cấu bộ máy quản lí chỉ đạo thi công, quản lý hành
chính và phương tiện văn phòng trên công trường, công
trình.
9. Lập các loại kế hoạch: tiền vốn, vật tư, nhân lực, máy
móc thiét bị và các thủ tục khác liên quan đến công tác xây
dựng nếu cần.
3.1. Cơ giới hóa thi công, tự động hoá sản xuất, tổ
chức lao động khoa học
 Mục đích:
 Rút ngắn thời gian xây dựng.
 Nâng cao chất lượng công trình.
 Giúp người lao động thoát khỏi lao động nặng nhọc
để nâng cao năng suất lao động.
 Đảm bảo ATLĐ và giảm rủi ro trong sản xuất.
 Bảo vệ môi trường.
14
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG
TỔ CHỨC THIẾT KẾ THI CÔNG
12/25/2018
8
3.2. Vấn đề cơ giới thi công rất hạn chế
 Nguyên nhân:
 Máy móc thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa thi công
rất thiếu, do đó việc lựa chọn máy khó phù hợp.
 Công nghệ thi công lạc hậu, chưa phát triển hoà
nhập với thế giới.
 Vật liệu xây dựng cũng khan hiếm nên cũng dẫn
đến giá thành cao.
 Trình độ sử dụng máy cho công nhân còn thấp nên
năng suất máy chưa đạt được yêu cầu của định
mức đã đề ra.
15
3.3. Phương hướng
 Trong thiết kế:
 Thiết kế hợp lý, sử dụng vật liệu địa phương, sản
xuất vật liệu tại chỗ.
 Nghiên cứu áp dụng kết cấu mới tiên tiến: Bê tông
ứng suất trước, kết cấu bằng vật liệu mới, vật liệu
cường độ cao, vật liệu nhẹ: 3D, composite 
16
12/25/2018
9
 Trong thi công:
 Tăng cường công nghệ hóa, hiện đại hóa, cơ giới
hóa các công tác để tăng năng suất, rút ngắn thời
gian thi công, hạn chế các công tác, các phương
pháp thủ công.
 Áp dụng phương pháp mới: phương pháp Top down
(to bottom), tường trong đất, cốp pha trượt, nâng
sàn, lắp ghép.
17
 Giảm chi phí gián tiếp, hành chính:
 Đơn giản hóa các thủ tục, giảm các phòng ban, bộ
phận gián tiếp, công tác gián tiếp.
 Nâng cao chất lượng quản lý giám sát, thực hiện qui
trình ISO, kiểm toán, đấu thầu trong xây dựng cơ
bản.
18

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_thi_cong_chuong_1_khai_quat_ve_to_chuc_xay.pdf