Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường - Nguyễn Ngọc Thắng

 Công tác vận chuyển trên công trường rất đa dạng và

phức tạp, từ chủng loại hàng hóa, phương tiện vận

chuyển đến đường sá, cự ly vận chuyển và phụ thuộc

rất nhiều vào trình tự, thời hạn, khối lượng, phương

pháp tổ chức thi công trên công trường.

 Công tác vận chuyển kể cả bốc xếp chiếm tới 50% tổng

khối lượng công tác ở công trường và khoảng 20-30%

giá thành xây dựng công trình.

 Việc vận chuyển trong xây dựng hầu hết là 1 chiều, dễ

tổ chức nhưng lãng phí nên hiệu quả không cao.

pdf 12 trang yennguyen 7700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường - Nguyễn Ngọc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường - Nguyễn Ngọc Thắng

Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường - Nguyễn Ngọc Thắng
12/25/2018
1
TS. Nguyễn Ngọc Thắng
M: 0912.357024
Email: nguyenngocthang@tgu.edu.vn
Fb:  facebook.com/thangxdtgNăm 2019
TỔ CHỨC THI CÔNG
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
Chương 1: Khái quát về tổ chức xây dựng công trình.
Chương 2: Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng.
Chương 3: Bố trí thiết bị trên công trường.
Chương 4: Thiết kế tổ chức vận tải công trường.
Chương 5: Thiết kế tổ chức kho bãi và nhà tạm công trường.
Chương 6: Thiết kế tổ chức hệ thống điện, nước công trường.
Chương 7: Lập kế hoạch tiến độ thi công công trình.
2
12/25/2018
2
CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ TỔ CHỨC
VẬN TẢI CÔNG TRƯỜNG
(2 tiết)
3
 Công tác vận chuyển trên công trường rất đa dạng và
phức tạp, từ chủng loại hàng hóa, phương tiện vận
chuyển đến đường sá, cự ly vận chuyểnvà phụ thuộc
rất nhiều vào trình tự, thời hạn, khối lượng, phương
pháp tổ chức thi công trên công trường.
 Công tác vận chuyển kể cả bốc xếp chiếm tới 50% tổng
khối lượng công tác ở công trường và khoảng 20-30%
giá thành xây dựng công trình.
 Việc vận chuyển trong xây dựng hầu hết là 1 chiều, dễ
tổ chức nhưng lãng phí nên hiệu quả không cao.
4
1. KHÁI NIỆM CHUNG
12/25/2018
3
2.1. Xác định tổng khối lượng hàng hóa phải vận
chuyển đến công trường
 Nhóm vật liệu xây dựng (A), là toàn bộ khối lượng của
các loại nguyên vật liệu sử dụng cho việc thi công xây
dựng công trình, nó được xác định từ dự toán công
trình, từ biểu kế hoạch tiến độ hoặc từ các biểu đồ tài
nguyên
 Nhóm các máy móc thiết bị xây dựng (B), xác định từ
thông số kỹ thuật máy tra ở catalog hoặc có thể ước
lượng theo kinh nghiệm (20-30)%A.
5
2. TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN ĐẾN CÔNG TRƯỜNG
 Nhóm máy móc, thiết bị (C) phục vụ cho việc vận hành
công trình nếu có, đặc biệt là các công trình công
nghiệp.
 Tổng khối lượng hàng cần vận chuyển cần tính thêm
10% dự phòng:
6
12/25/2018
4
2.2. Xác định lượng hàng lưu thông theo phương tiện
vận chuyển và cự ly vận chuyển đến công trường
 Để xác định lượng hàng hóa lưu thông hàng ngày trên
từng tuyến đường, cần phải phân loại tùy theo tính chất,
đặc điểm của hàng hóa; phương thức vận chuyển; theo
địa điểm giao nhận hàng.
 Việc phân loại được lập thành các bảng biểu để tiện sử
dụng:
7
2.3. Lựa chọn hình thức vận chuyển:
 Một là theo phương thức truyền thống, tức là công
trường tự tổ chức vận chuyển lấy hàng hóa như trong
thời kỳ bao cấp.
 Khi này phải lựa chọn phương tiện vận chuyển và tổ
chức vận chuyển (chỉ áp dụng cho các công trường có
quy mô lớn hoặc dạng tổng công ty nhiều chức năng thi
công cùng lúc nhiều công trình)
 Hai là theo phương thức hợp đồng vận chuyển, chủ
hàng sẽ giao hàng tại công trường, phương thức này
hiện nay đang chiếm ưu thế, giảm áp lực cho khâu quản
lý, mang tính cạnh tranh cao
8
12/25/2018
5
2.4. Tổ chức vận chuyển:
a. Chọn phương tiện vận chuyển
Để chọn phương tiện vận chuyển hợp lý, thường phân ra
các loại sau:
 Theo loại hình vận chuyển: Đường sắt, đường bộ,
đường thủy, đường hàng không.
 Theo phạm vi vận chuyển: Vận chuyển ngoài công
trường, vận chuyển trong công trường.
 Theo sức kéo: Thủ công, cơ giới.
9
 Vận chuyển bằng đường sắt giá rẻ, năng suất cao, thích
hợp khi cựly vận chuyển lớn (>100km), khu vực xây
dựng có sẵn mạng lưới đường sắt và trên công trường
đường sắt là loại phương tiện vận chuyển chính thức.
Tuy nhiên việc xây dựng các tuyến đường sắt riêng cho
công trường là rất tốn kém và không khả thi.
 Vận chuyển bằng đường thủy có giá thành rẻ nhất trong
các loại hình vận chuyển, nhưng phụ thuộc thời tiết và
chỉ sử dụng khi có cảng sông, cảng biển tiếp cận công
trình. Vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy nhiều khi
cần phải trung chuyển mới đến được công trường nên
lại phức tạp và tốn kém.
10
12/25/2018
6
 Vận chuyển bằng đường bộ có tính cơ động cao, khả
năng đưa hàng vào tận nơi sử dụng không qua trung
gian, cho phép vận chuyển nhiều loại hàng hóa nhờ sự
phong phú về chủng loại phương tiện, thích hợp vận
chuyển tại chỗ trên công trường.
 Những trường hợp mà theo kinh nghiệm của người tổ
chức công trường thấy hợp lý, thì cũng không cần tính
toán so sánh mà quyết định ngay phương tiện đó.
11
b. Tính số lượng xe vận chuyển (ô tô)
 Chu kỳ vận chuyển của xe:
12
Với
 l: Quãng đường vận chuyển 1 chiều.
 v1, v2, v: Vận tốc của xe khi có tải, không tải và trung bình.
 tx , td , tq: Thời gian xếp, dỡ, quay xe (kể luôn thời gian nghỉ).
12/25/2018
7
 Xác định số chuyến xe có thể chở hàng trong một ngày:
13
Với Tng: Thời gian làm việc của xe trong ngày
 Số lượng xe cần thiết theo tính toán:
Với Q, q: là tổng khối lượng hàng cần vận chuyển trong ngày và
trọng tải xe.
 Số lượng xe cần thiết theo thực tế công trường, có kể
đến sự không tận dụng hết tải trọng xe, một số xe phải
bảo dưỡng
14
Với
 k1: Hệ số kể đến sự không tận dụng hết thời gian (với ô tô lấy 0,9);
 K2: Hệ số kể đến sự không tận dụng hết trọng tải (với ô tô lấy 0,6);
 K3: Hệ số an toàn (với ô tô lấy 0,8).
12/25/2018
8
15
Việc lựa chọn loại xe phụ thuộc đặc điểm tính chất loại hàng
vận chuyển, một số loại xe như hình:
a) Xe ôtô có thùng;
b) Xe ôtô có bệ;
c) Xe ôtô có thùng tự đổ;
d) Xe chở vữa;
e) Xe chở bê tông;
g) Xe chở tấm tường, tấm sàn;
h) Xe chở dầm;
i) Xe chở panen;
k) Xe chở dàn;
l) Xe chở thùn.
16
12/25/2018
9
17
18
12/25/2018
10
19
Hệ thống giao thông công trường (hệ thống đường tạm)
được xây dựng phục vụ cho việc thi công công trình, gồm:
 Hệ thống giao thông ngoài công trường: là đường nối
công trường với hệ thống giao thông hiện có của khu
vực xây dựng.
 Hệ thống giao thông trong công trường: trong phạm vi
công trường.
20
3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG TRƯỜNG
12/25/2018
11
Khi thiết kế quy hoạch mạng lưới giao thông tạm, cần tuân
theo các nguyên tắc chung sau:
 Triệt để sử dụng các tuyến đường hiện có ở khu vực xây
dựng và kết hợp sử dụng các tuyến đường sẽ được xây
dựng thuộc quy hoạch của công trình, bằng cách xây
dựng trước một phần tuyến đường này để phục vụ cho
việc thi công.
 Căn cứ vào các sơ đồ luồng vận chuyển hàng để thiết kế
hợp lý mạng lưới đường, đảm bảo thuận tiện việc vận
chuyển các loại vật liệu, thiết bịgiảm tối đa số lần bốc
xếp.
21
 Đặc điểm của đường công trường là thời gian sử dụng
ngắn, cường độvận chuyển không lớn, tốc độ xe chạy
25-50km/h vì vậy khi thiết kế cho phép sử dụng những
tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn so với đường vĩnh cửu.
 Khi thiết kế đường công trường, phải tuân theo các tiêu
chuẩn hiện hành của Bộ GTVT và các quy định khác của
Nhà nước, ngoài ra có thể sử dụng các thiết kế mẫu về
kết cấu mặt đường công trường trong các bảng tra thi
công.
22
12/25/2018
12
3.1. Thiết kế mạng lưới đường ngoài công trường:
Thiết kế quy hoạch tuyến đường dựa vào các nguyên tắc:
 Tuyến đường có giá thành xây dựng rẻ nhất.
 Khoảng cách vận chuyển là ngắn nhất nếu có thể.
 Cần tận dụng tối đa những đường có sẵn hoặc sẽ xây
dựng cho công trình
Thiết kế cấu tạo đường còn gọi là thiết kế kết cấu đường,
gồm phần móng, phần nền và phần mặt đường. Khi thiết
kế cần dựa vào thời gian sử dụng đường, phương tiện vận
chuyển, tải trọng để cấu tạo đường một cách hợp lý, an
toàn và kinh tế.
23
3.2. Thiết kế mạng lưới đường trong công trường:
 Mạng lưới đường trong công trường hay còn gọi là mạng
lưới đường nội bộ, được thiết kế để phục vụ cho việc thi
công trong công trường.
 Nguyên tắc thiết kế:
 Giảm giá thành xây dựng bằng cách tận dụng những
tuyến đường có sẵn hoặc xây dựng trước một phần các
tuyến đường sẽ xây dựng theo quy hoạch của công trình
để sử dụng tạm.
 Thiết kế phải tuân theo các quy trình, tiêu chuẩn về thiết
kế và xây dựng đường công trường.
24

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_thi_cong_chuong_4_thiet_ke_to_chuc_van_tai.pdf