Bài giảng Ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp - Chương 2: Các loại hệ thống thông tin

•TPS là nguồn cung cấp dữ liệu chính

•ESS chủ yếu là nơi nhận dữ liệu từ các hệ thống cấp thấp

•Các loại hệ thống khác có thể trao đổi dữ liệu với nhau

•Ex: đơn đặt hàng mà hệ thống bán hàng thu thập có thể được

chuyển qua hệ thống sản xuất như một yêu cầu sản xuất hoặc giao

sản phẩm được khai báo trong đơn đặt hàng hoặc chuyển dữ liệu

cho một hệ thống MIS để lo kết xuất các báo cáo tài chính

•Khi tích hợp các hệ thống này tổ chức có thể có cái nhìn bao quát

toàn xí nghiệp

•Đòi hỏi chi phí cao, thời gian dài và rất phức tạp

pdf 44 trang yennguyen 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp - Chương 2: Các loại hệ thống thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp - Chương 2: Các loại hệ thống thông tin

Bài giảng Ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp - Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
L/O/G/O
Chương 2: Các loại hệ 
thống thông tin
• Các dạng HTTT phân loại theo cấp quản lý
• Các dạng HTTT phân loại theo chức năng nghiệp vụ
• Các HTTT tích hợp trong doanh nghiệp: SCM, CRM, và ERP
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Nội dung
Tương quan giữa các hệ thống
•TPS là nguồn cung cấp dữ liệu chính
•ESS chủ yếu là nơi nhận dữ liệu từ các hệ thống cấp thấp
•Các loại hệ thống khác có thể trao đổi dữ liệu với nhau
•Ex: đơn đặt hàng mà hệ thống bán hàng thu thập có thể được
chuyển qua hệ thống sản xuất như một yêu cầu sản xuất hoặc giao
sản phẩm được khai báo trong đơn đặt hàng hoặc chuyển dữ liệu
cho một hệ thống MIS để lo kết xuất các báo cáo tài chính
•Khi tích hợp các hệ thống này tổ chức có thể có cái nhìn bao quát
toàn xí nghiệp
•Đòi hỏi chi phí cao, thời gian dài và rất phức tạp
Tương quan giữa các hệ thống
2. Các dạng HTTT phân loại theo
chức năng nghiệp vụ
• Các hệ thống tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm (Sales &
Marketing)
• Các hệ thống chế tạo và sản xuất (Manufacturing &
Production)
• Các hệ thống tài chính và kế toán (Finance & Accounting)
• Các hệ thống quản lý nguồn nhân lực (Human Resource)
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Các HTTT nhìn theo góc độ chức năng
• Chịu trách nhiệm bán hoặc phân phối sản phẩm (dịch vụ) 
mà tổ chức tạo ra
• Tiếp thị: Nhận diện khách hàng tiềm năng; xác định nhu 
cầu khách hàng; Quảng cáo khuyến mãi sản phẩm và 
dịch vụ
• Tiêu thụ: Tiếp xúc khách hàng; bán sản phẩm; tiếp nhận 
đơn đặt hàng; theo dõi việc kinh doanh
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm (Sales & Marketing)
Hệ thống Mô tả Cấp tổ chức
Order processing –
xử lý đơn đặt hàng
Nhập liệu, xử lý và theo dõi
đơn đặt hàng
Tác nghiệp
Pricing Analysis –
Phân tích giá thành
Ấn định giá cả đối với các 
sản phẩm và dịch vụ
Quản lý
Sales trend 
forcasting – Dự báo 
xu hướng tiêu thụ
Chuẩn bị dự báo tiêu thụ 
trong 5 năm tới
Chiến lược
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm (Sales & Marketing) -
Ex
• Chịu trách nhiệm sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
• Làm việc với việc hoạch định, triển khai và duy trì các
CSSX
• Thiết lập các mục tiêu sản xuất; thu mua, tồn trữ và
chuẩn bị tư thế sẵn sàng đối với các nguyên vật liệu sản
xuất
• Đặt lịch trình, bố trí thiết bị, cơ sở, vật liệu, nhân công
cần thiết cho việc sản xuất
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống chế tạo và sản xuất (Manufacturing & Production)
Hệ thống Mô tả Cấp tổ chức
Machine control –
kiểm tra máy móc 
thiết bị
Kiểm tra các hoạt động của 
máy móc thiết bị
Tác nghiệp
Production planning 
– lên kế hoạch sản 
xuất
Quyết định khi nào sản xuất
sản phẩm; số lượng, thời
gian
Quản lý
Facilities location –
bố trí vị trí các thiết
bị
Quyết định đặt các thiết bị 
sản xuất mới ở đâu
Chiến lược
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống chế tạo và sản xuất (Manufacturing & Production) - Ex
• Quản lý các tài sản của xí nghiệp (tiền mặt, cổ phiếu, trái
phiếu) với mục tiêu đem lại lợi nhuận đối với các tài sản
này
• Chức năng tài chính hỗ trợ tìm nguồn tài trợ
• Chức năng kế toán duy trì, quản lý sổ sách tài chính
theo dõi dòng chảy tài chính trong công ty
• Có thể trả lời nhanh các câu hỏi:
– Tình hình tài sản hiện hành của công ty
– Dữ liệu vè thu chi, thanh toán lương, các luồng vốn?
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống tài chính và kế toán (Finance & Accounting)
Hệ thống Mô tả Cấp tổ chức
Kế toán công nợ 
khách hàng
Theo dõi tiền 
khách hàng nợ 
công ty
Tác nghiệp
Xây dựng ngân 
sách
Chuẩn bị ngân 
sách ngắn hạn
Quản lý
Hoạch định lợi 
nhuận
Hoạch định kế 
hoạch dài hạn về 
lợi nhuận
Chiến lược
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống tài chính và kế toán (Finance & Accounting)
• Chịu trách nhiệm tuyển dụng, triển khai và duy trì nguồn
nhân lực cho công ty
• Hỗ trợ các hoạt động: nhận diện nhân viên tiềm năng, lưu
trữ lý lịch nhân viên, chuẩn bị chương trình phát triển tài
năng và kỹ năng của nhân viên
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (Human Resource)
Hệ thống Mô tả Cấp tổ chức
Huấn luyện 
và phát triển
Theo dõi huấn luyện nhân viên, 
kỹ năng và đánh giá thành tích
Tác nghiệp
Phân tích 
lương nhân 
viên
Giám sát điều khiển biên độ và 
phân phối tiền công, lương và 
phúc lợi của nhân viên
Quản lý
Hoạch định 
kế hoạch 
nguồn nhân 
lực
Đặt kế hoạch dài hạn đối với 
nguồn lực lao động cần thiết 
với tổ chức
Chiến lược
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (Human Resource) - Ex
3. Các HTTT tích hợp trong doanh
nghiệp: SCM, CRM, và ERP
• Là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt
• Thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, cạnh tranh toàn
cầu thúc đẩy doanh nghiệp phải cho ra sản phẩm nhanh
nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thay đổi của khách hàng
• Luồng thông tin trong tổ chức phải hoạt động nhịp nhàng
 HTTT phải cực mạnh, có thể tích hợp nhiều thông tin
từ nhiều lĩnh vực chức năng, nhiều đơn vị tổ chức, đối tác
khác nhau
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Hội nhập các chức năng trong tiến trình kinh doanh
Ứng dụng CNTT trong quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Chương 2: Các loại hệ thống thông tin
Khái niệm hệ thống tích hợp trong doanh nghiệp
• Là các hệ thống liên kết xuyên suốt nhiều bộ phận chức năng, cấp 
bậc tổ chức và kinh doanh
3.1. Hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng (SCM - Supply Chain Management)
Chuỗi cung ứng là gì?
• Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn
đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
• Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà
sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan
tới nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng?
• Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản
xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các
thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng
nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu
quả nhất trong thị trường đang phục vụ.
Quản lý chuỗi cung ứng
• Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng
nào cần phải quyết định riêng lẻ và hướng
hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực sau: sản
xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin.
• Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là:
tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng
thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”
Hoạt động của chuỗi cung ứng
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Ví dụ
Quản lý chuỗi cung ứng
• Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung
ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách
hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho
chính doanh nghiệp.
• Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với
đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc
khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng
của họ.
Lợi ích chuỗi cung ứng
• Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách
hàng, nhà cung cấp
Hệ thống SCM
• Tính hiệu quả của hệ thống SCM có thể cho phép doanh nghiệp:
- Giảm áp lực từ phía người mua
- Tăng áp lực của chính nó với vai trò là nhà cung cấp
- Tăng chi phí chuyển đổi nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh từ
phía các dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế
- Tạo rào cản đối với các đối thủ mới gia nhập ngành
- Tăng khả năng xây dựng được ưu thế cạnh tranh với chi phí
thấp
Hiệu quả của hệ thống SCM
Hệ thống SCM
Các vấn đề với chuỗi cung ứng Giải pháp được hỗ trợ bởi CNTT
Xử lý theo chuỗi tuần tự chậm Xử lý song song
Chờ đợi giữa các khâu trong chuỗi Xác định nguyên nhân (DSS) và hỗ trợ
truyền thông, hợp tác (PM hỗ trợ nhóm)
Tồn tại những hoạt động ko tạo nên Phân tích giá trị (phần mềm SCM), phần
giá trị mềm mô phỏng
Phân phối các tài liệu giấy tờ chậm Tài liệu điện tử và hệ thống truyền thông
(EDI)
Chậm trễ chuyển hàng từ các kho Sử dụng robot trong các kho chứa, sử
chứa dụng phần mềm quản lý kho hàng
Dư thừa trong chuỗi cung ứng: quá Chia sẻ thông tin qua mạng, tạo các nhóm
nhiều đơn hàng, đóng gói quá nhiều,.. hợp tác được hỗ trợ bởi CNTT
Một số hàng hóa bị hỏng do lưu kho Giảm mức độ lưu kho bằng cách chia sẻ
quá lâu thông tin trong nội bộ và cả với bên ngoài
Hệ thống SCM
Hệ thống SCM
Phần mềm SCM
• Phần mềm hoạch định dây chuyền cung
ứng (Supply chain planning – SCP): Sử
dụng các thuật toán khác nhau nhằm giúp
cải thiện lưu lượng và tính hiệu quả của
dây chuyền cung ứng, đồng thời giảm thiểu
việc kiểm kê hàng tồn kho.
• Phần mềm thực thi dây chuyền cung ứng
(Supply chain execution – SCE): tự động
hóa các bước tiếp theo của dây chuyền
cung ứng.
3.2. Hệ thống quản trị quan hệ
khách hàng (CRM - Customer 
Relationship System)
Định nghĩa CRM
• CRM là một chiến lược giúp các doanh nghiệp
tiếp cận, giao tiếp với khách hàng một cách có hệ
thống và hiệu quả.
• Đồng thời quản lý các thông tin của khách hàng
như thông tin tài khoản, thông tin liên lạc, nhu cầu
khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng một
cách tốt hơn.
• Ngoài ra, còn quản lý thông tin đối tác, đối thủ để
đưa ra các định hướng phát triển tiềm năng, cơ
hội, chiến dịch Marketing, hoạt động của công
ty trong tương lai hiệu quả nhất phù hợp với
nhu cầu khách hàng.
Lợi ích của CRM
• Đối với khách hàng
• Đối với doanh nghiệp
• Đối với nhà quản lý
• Đối với nhân viên
4 P trở thành 4 C
• Product (Sản phẩm) Customer Value (Giá trị)
• Price (Giá cả) Cost to the Customer (Chi phí)
• Promotion (Khuyến mại) Communication (Giao tiếp)
• Place (Địa điểm) Convenience (Sự tiện lợi)
• Quản lý quan hệ với khách hàng
- Cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho khách
hàng bằng cách thường xuyên liên hệ với khách hàng, phân phối
các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thu thập các thông tin và
tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà khách gặp phải, xác định
những mong muốn của khách hàng.
Hệ thống CRM
• Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ
với khách hàng qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
Hệ thống CRM
• CRM không đơn giản là vấn đề về công nghệ, mà là chiến lược, quy
trình nghiệp vụ, và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được
thiết lập ở quy mô toàn doanh nghiệp
• CRM có thể cho phép doanh nghiệp:
- Xác định dạng khách hàng
- Xây dựng các chiến dịch marketing cho từng cá nhân khách hàng
- Đối xử với khách hàng trên phương diện là mỗi cá nhân
- Hiểu rõ về hành vi mua hàng của khách hàng
Hệ thống CRM
• Tập trung vào quản lý toàn diện việc quan hệ khách hàng hiện
tại và khách hàng tương lai
• Tích hợp những quy trình liên quan tới khách hàng và tổng hợp
thông tin khách hàng từ nhiều kênh
• Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn và cung cấp công cụ phân tích
• Đòi hỏi những thay đổi về chu trình bán hàng, tiếp thị, và dịch
vụ khách hàng
• Đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo và ý thức rõ ràng về lợi ích
đem lại từ việc hợp nhất dữ liệu khách hàng
Hệ thống CRM
3.3. Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp
(ERP - Enterprise Resources Planning)
• Là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu cuả
doanh nghiệp
•Thu thập dữ liệu từ một số chức năng chính và lưu trữ dữ liệu trong kho chứa
dữ liệu tổng hợp
Hệ thống ERP
• Lợi ích
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý, nền tảng công
nghệ, và năng lực kinh doanh
- Được thiết kế dựa trên các quy trình nghiệp vụ xuyên chức
năng và có thể cải thiện tình hình báo cáo quản lý và ra quyết định
- Cung cấp một nền tảng công nghệ thông tin duy nhất, hoàn
thiện và thống nhất, chứa đựng dữ liệu về tất cả các quy trình nghiệp
vụ chủ yếu
- Giúp DN thiết lập nền tảng cho việc lấy KH làm trọng tâm
Hệ thống ERP
Thách thức
- Đòi hỏi những khoản đầu tư lớn
- Thay đổi phương thức hoạt động của DN
- Đòi hỏi những phần mềm phức tạp và đầu tư lớn về thời gian, công sức
và tiền bạc
- Khi hệ thống trở nên lạc hậu, việc thay thế sẽ càng khó khăn và tốn kém
- Khuyến khích hình thức quản lý tập trung
Những áp lực dẫn tới việc thực hiện ERP:
- Cần tạo ra một khung xử lý đơn hàng của khách
- Cần tích hợp và chuẩn hóa chức năng trong kinh doanh
Hệ thống ERP
• Phân tích mối liên hệ giữa SCM, CRM và
ERP.
• Tìm hiểu các phần mềm cho quản lý SCM, 
CRM, ERP.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ung_dung_tin_hoc_trong_quan_ly_tai_nguyen_doanh_ng.pdf