Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Trần Thị Thu Thủy

Chương 1. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP 1.1. Một số điểm cần thiết trong cơ học cổ điển 1.1.1. Hệ quy chiếu quán tính

Người ta quy ước gọi hệ quy chiếu trong đó định luật quán tỉnh được nghiệm đúng là hệ quy chiều quán tính. Nói một cách chặt chẽ, trong tự nhiên không có hệ quy chiếu quán tính. Nhưng thực nghiệm xác nhận; hệ quy chiếu gắn với Trái Đất được coi gần đúng là hệ quy chiếu quán tính khi bỏ qua ảnh hưởng do chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và quay quanh trục riêng của nó.

Các hệ quy chiếu đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều đối với hệ quy chiếu quán tính cũng là hệ quy chiếu quán tính. 1.1.2. Nguyên lí tương đối và phép biến đổi Galiléo

Tổng quát hóa các sự kiện thực nghiệm, Galileo đã phát biểu thành nguyên lý Galiléo:

“Không thể bằng các thực nghiệm cơ học thực hiện trong hệ quy chiếu quản tỉnh mà ta có thể phát hiện được hệ quy chiếu đó đang đứng yên hay đang chuyển động thẳng đều”.

Thực vậy, nếu thực hiện các thí nghiệm trên một toa tàu chuyển động thẳng đều đối với mặt đất thì các hiện tượng sẽ xảy ra giống hệt như khi tàu đứng yên đối với mặt đất. Cụ thể, một vật thả rơi vẫn rơi theo phương thẳng đứng, một vật nằm yên trên sàn tàu vẫn tiếp tục nằm yên. Khi đó, nếu đoàn tàu chạy rất êm và được đóng kín thì người ngồi trên toa tàu không thể biết chắc đoàn tàu đang đứng yên hay đang chuyển động thẳng đều.

* Phép biến đổi Galiléo • Không gian và thời gian theo cơ học cổ điển Theo quan niệm của cơ học cổ điển: - Thời gian có tính chất tuyệt đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. - Vị trí không gian của chất điểm có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy

chiếu.

 

pdf 118 trang yennguyen 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Trần Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vat_ly_dai_cuong_2_tran_thi_thu_thuy.pdf