Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao
MỤC TIÊU:
- Nắm được cơ sở khoa học của các phương pháp vệ sinh cá nhân.
- Biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, biết phòng chống một số bệnh thường gặp để bảo vệ cơ thể một cách có hiệu quả.
NỘI DUNG:
1.VỆ SINH BẢO VỆ DA
1.1 Một số điểm về chức năng sinh lý của da:
Da thuộc hệ cơ quan bảo vệ ngoại vi. Da bao bọc toàn bộ cơ thể( có diện tích 1,4 –
1,7 m2) và chiếm 7% trọng lượng cơ thể người). Da là bề mặt tiếp xúc với môi trường, là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng:
- Chức năng che chở và bảo vệ.
- Chức năng cảm giác.
- Chức năng tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt.
- Chức năng bài tiết.
Ngoài ra da là nơi sản sinh ra một số có hoạt tính sinh học cao như vitamin D, Histamin và một số chất khác. Da và tổ chức dưới da còn chứa đựng mỡ và glycozen.
1.2 Vệ sinh bảo vệ da:
- Thường xuyên tắm rửa, nhất là sau khi lao động và luyện tập TDTT.
- Tắm rửa , ngoài việc làm sạch da còn làm cho tuyến mồ hôi được thông với bên ngoài, thải được chất độc qua mồ hôi, làm điều hòa thân nhiệt hồi phục sức khỏe. Mùa hè nên tắm rửa thường xuyên( ít nhất 1 lần/ngày. Mùa đông ít nhất 2
lần / tuần.)
-Phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh khi tắm:
+ Không tắm ngay sau khi vừa làm việc nặng, luyện tập, mồ hôi ra nhiều, phải nghỉ cho đỡ mệt rồi mới tắm.
+ Không tắm khi mới ăn no hoặc quá đói.
+ Không tắm khi đang quá mệt hoặc đang ốm.
+ Không tắm sau khi uống rượu bia, hoặc dùng các chất kích thích khác.
- Mùa lạnh nên tắm nước ấm, hoặc vận động nhẹ nhàng cho ấm người rồi mới tắm nơi kín gió.
- Cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay trước khi ăn( bằng xà phòng) hoặc sau khi lao
động, đi vệ sinh
- Mái tóc đẹp là mái tóc gọn gàng, sạch sẽ. gội thường xuyên , giữ sạch , khô để tránh nấm tóc.
- Nếu da bị tổn thương, xây xát , chảy máu, cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng vết thương. Bị bệnh ngoài da phải khám ,chữa kịp thời.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Ý nghĩa và tác dụng của việc chăm sóc bảo vệ da ?
2. Cách vệ sinh chăm sóc bảo vệ da trong luyện tập TDTT.
2 . VỆ SINH TRANG PHỤC
Ngoài vấn đề thẩm mỹ, trang phục cần bảo đảm các yêu cầu sau:
2.1.Trang phục( quần áo, giày dép, mũ ) phải có tác dụng bảo vệ cơ thể và tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể:
- Mùa Hè nên mặc quần áo bằng chất liệu vải dễ thấm mồ hôi, dễ thoát nhiệt, màu sáng, rộng rãi.
- Mùa Đông , để giữ nhiệt độ cơ thể cần mặc cho đủ ấm( len, dạ , bông).Quần áo có thể bó sát người nhưng không quá chật, màu sẫm, nên giữ ấm đầu, cổ, ngực và
chân, quần áo phải luôn khô ráo.
2.2.Trang phục phải bảo đảm cho da được sạch sẽ, chống nhiễm khuẩn:
- Thường xuyên giặt quần áo bằng xà phòng, phơi khô nơi có nắng, có điều kiện thì nên ủi, là trước khi mặc.
- Không dùng chung quần áo với người khác, dễ lây bệnh ngoài da.
2.3.Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc:
- Trang phục phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và bảo vệ người lao động.
- Áo quần, giày Thể thao phải gọn nhẹ, vải bền, có trính chất co giản tốt. Nếu chật quá sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, hạn chế vận động. Nếu rộng quá sẽ khó thực hiện động tác.
- Giày , tất(vớ) phải khô, sạch. Không đi giày quá chật hoặc guốc, dép cao gót (nhất là đối với trẻ em).
- Mũ nón mùa hè để tránh nắng nóng, nên chọn loại có màu sáng, có vành.Mùa đông dùng mũ len, bông để giữ nhiệt.
- Quần áo trang phục lứa tuổi học sinh cần gọn gàng , sạch sẽ , giản dị mà đẹp, không nên quá cầu kỳ, đua đòi ảnh hưởng đến học tập.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trang phục cần có những yêu cầu nào ngoài tính thẩm mỹ?
2. Trang phục TDTT cần có những yêu cầu riêng nào để phù hợp với tính chất công việc?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vệ sinh và y học thể dục thể thao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA CƠ BẢN BÀI GIẢNG : VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Giảng viên: TRẦN NGỌC HUY Quảng Ngãi , Năm 2013 Lời nói đầu Để đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ và nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp cho sinh viên có được những tài liệu và nắm chắc những kiến thức có thể vận dụng trong quá trình công tác ở trường phổ thông sau này, chúng tôi tổ chức biên soạn đề cương bài giảng môn vệ sinh và y học Thể dục thể thao dành cho sinh viên hệ cao đẳng – ngành giáo dục thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng sử dụng trong quá trình học tập với hình thức lưu hành nội bộ. Nội dung đề cương bài giảng gồm 2 phần: Phần I: Vệ sinh học thể dục thể thao gồm 5 chương. Phần này bao gồm những kiến thức cơ bản về vệ sinh học như Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường và vệ sinh thể dục thể thao. Phần II: Y học Thể dục thể thao gồm 4 chương nhằm cung cấp kiến thức cơ bản nhất về y học thể dục thể thao,chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao, một số trạng thái bệnh lý thường gặp trong luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, xoa bóp thể thao và thể dục chữa bệnh. Để có được đề cương bài giảng này chúng tôi đã dựa trên cơ sở bộ giáo trình qui định của bộ giáo dục và đào tạo , các tài liệu , sách tham khảo liên quan, đồng thời để phù hợp với khả năng và trình độ của sinh viên chúng tôi cố gắng cô đọng những nội dung chính cần thiết nhất theo hướng rút gọn nhưng vẫn đầy đủ theo nội dung chương trình. Đồng thời để nâng cao năng lực tự học của sinh viên, sau mỗi phần hoặc mỗi bài chúng tôi có soạn một số câu hỏi ôn tập và thảo luận để hướng sinh viên vào những vấn đề trọng tâm của bài học, sinh viên có thể tập tự giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong luyện tập và giảng dạy thể dục thể thao sau này. Thông qua học tập bộ môn này chúng tôi mong muốn sinh viên nắm được những kiến thức để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và hoạt động thể dục thể thao ở trường phổ thông. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những sự đóng góp , chỉ bảo của quí thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tập tài liệu này hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cám ơn. Giáo viên biên soạn Trần Ngọc Huy PHẦN 1 VỆ SINH HỌC TDTT CHƯƠNG 1 : VỆ SINH CÁ NHÂN MỤC TIÊU: - Nắm được cơ sở khoa học của các phương pháp vệ sinh cá nhân. - Biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, biết phòng chống một số bệnh thường gặp để bảo vệ cơ thể một cách có hiệu quả. NỘI DUNG: 1.VỆ SINH BẢO VỆ DA 1.1 Một số điểm về chức năng sinh lý của da: Da thuộc hệ cơ quan bảo vệ ngoại vi. Da bao bọc toàn bộ cơ thể( có diện tích 1,4 – 1,7 m2) và chiếm 7% trọng lượng cơ thể người). Da là bề mặt tiếp xúc với môi trường, là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng: - Chức năng che chở và bảo vệ. - Chức năng cảm giác. - Chức năng tham gia quá trình điều hòa thân nhiệt. - Chức năng bài tiết. Ngoài ra da là nơi sản sinh ra một số có hoạt tính sinh học cao như vitamin D, Histamin và một số chất khác. Da và tổ chức dưới da còn chứa đựng mỡ và glycozen. 1.2 Vệ sinh bảo vệ da: - Thường xuyên tắm rửa, nhất là sau khi lao động và luyện tập TDTT. - Tắm rửa , ngoài việc làm sạch da còn làm cho tuyến mồ hôi được thông với bên ngoài, thải được chất độc qua mồ hôi, làm điều hòa thân nhiệt hồi phục sức khỏe. Mùa hè nên tắm rửa thường xuyên( ít nhất 1 lần/ngày. Mùa đông ít nhất 2 lần / tuần.) -Phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh khi tắm: + Không tắm ngay sau khi vừa làm việc nặng, luyện tập, mồ hôi ra nhiều, phải nghỉ cho đỡ mệt rồi mới tắm. + Không tắm khi mới ăn no hoặc quá đói. + Không tắm khi đang quá mệt hoặc đang ốm. + Không tắm sau khi uống rượu bia, hoặc dùng các chất kích thích khác. - Mùa lạnh nên tắm nước ấm, hoặc vận động nhẹ nhàng cho ấm người rồi mới tắm nơi kín gió. - Cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay trước khi ăn( bằng xà phòng) hoặc sau khi lao động, đi vệ sinh - Mái tóc đẹp là mái tóc gọn gàng, sạch sẽ. gội thường xuyên , giữ sạch , khô để tránh nấm tóc. - Nếu da bị tổn thương, xây xát , chảy máu, cần tuân thủ nguyên tắc vô trùng vết thương. Bị bệnh ngoài da phải khám ,chữa kịp thời. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Ý nghĩa và tác dụng của việc chăm sóc bảo vệ da ? 2. Cách vệ sinh chăm sóc bảo vệ da trong luyện tập TDTT. 2 . VỆ SINH TRANG PHỤC Ngoài vấn đề thẩm mỹ, trang phục cần bảo đảm các yêu cầu sau: 2.1.Trang phục( quần áo, giày dép, mũ) phải có tác dụng bảo vệ cơ thể và tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể: - Mùa Hè nên mặc quần áo bằng chất liệu vải dễ thấm mồ hôi, dễ thoát nhiệt, màu sáng, rộng rãi. - Mùa Đông , để giữ nhiệt độ cơ thể cần mặc cho đủ ấm( len, dạ , bông).Quần áo có thể bó sát người nhưng không quá chật, màu sẫm, nên giữ ấm đầu, cổ, ngực và chân, quần áo phải luôn khô ráo. 2.2.Trang phục phải bảo đảm cho da được sạch sẽ, chống nhiễm khuẩn: - Thường xuyên giặt quần áo bằng xà phòng, phơi khô nơi có nắng, có điều kiện thì nên ủi, là trước khi mặc. - Không dùng chung quần áo với người khác, dễ lây bệnh ngoài da. 2.3.Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc: - Trang phục phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và bảo vệ người lao động. - Áo quần, giày Thể thao phải gọn nhẹ, vải bền, có trính chất co giản tốt. Nếu chật quá sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, hạn chế vận động. Nếu rộng quá sẽ khó thực hiện động tác. - Giày , tất(vớ) phải khô, sạch. Không đi giày quá chật hoặc guốc, dép cao gót (nhất là đối với trẻ em). - Mũ nón mùa hè để tránh nắng nóng, nên chọn loại có màu sáng, có vành.Mùa đông dùng mũ len, bông để giữ nhiệt. - Quần áo trang phục lứa tuổi học sinh cần gọn gàng , sạch sẽ , giản dị mà đẹp, không nên quá cầu kỳ, đua đòi ảnh hưởng đến học tập. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trang phục cần có những yêu cầu nào ngoài tính thẩm mỹ? 2. Trang phục TDTT cần có những yêu cầu riêng nào để phù hợp với tính chất công việc? 3.VỆ SINH RĂNG MIỆNG 3.1 Sơ lược về chức năng và cấu tạo răng: * Cấu tạo răng: - Hình thể ngoài : Răng có màu trắng ngà, gồm 3 phần: Thân răng , cổ răng và chân răng. - Cấu tạo trong: Từ ngoài vào trong gồm có : Lớp men răng,ngà răng, tủy răng. Chức năng : Có 3 chức năng chính: - Ăn nhai( cắn xé , nhai, nghiền thức ăn). - Giúp cho quá trình phát âm - Thẩm mỹ. 3.2 Vệ sinh răng miệng: 3.2.1.Ý nghĩa vệ sinh răng miệng: Miệng là cửa ngõ của đường tiêu hóa, nó là một hốc lớn nằm trước ngã tư hầu nên việc vệ sinh răng miệng liên quan đến cả mũi, đường hô hấp và tiêu hóa. 3.3.2 Nguyên nhân sâu răng và cách vệ sinh răng miệng: Nguyên nhân sâu răng: Do vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn lên men thức ăn bám ở răng, phá hủy men răng, ăn sâu vào ngà răng rồi tủy răng. Phòng bệnh sâu răng: - Hiện nay nước ta áp dụng 4 chính sách lớn để phòng tránh bệnh sâu răng cho cộng đồng: - Flo hóa nước uống: Cho thêm Flo vào nước máy thành phố với tỷ lệ phù hợp. - Sản xuất và khuyến khích sử dụng kem đánh răng có Flo. - Ăn đường ít lần trong ngày và chải răng ngay. - Tiến hành công tác nha học đường gồm những nội dung: + Giáo dục vệ sinh răng miệng: Chải răng hàng ngày vào lúc sáng sớm khi thức dậy và trước lúc đi ngủ. Chú ý chải cả 3 mặt răng với kem có Flo. + Tổ chức súc miệng bằng nước có pha Flo ( 0,2 g Flo/1 lít nước), súc miệng 2 lần/tuần. + Khám răng định kỳ 6 tháng/lần Phát hiện sớm những em có răng sâu để chữa trị kịp thời. Răng sữa bị sâu nên nhổ sớm để răng mọc đều, đúng vị trí, chú ý nắn các răng lệch lạc khi trẻ đổi răng sữa. + Có dấu hiệu viêm lợi , viêm miệng phải đến bác sĩ khám ngay, súc miệng bằng nước muối pha loãng. Cần quan tâm đến chế độ ăn uống của các bà mẹ mang thai( có đầy đủ can-xi) để thai nhi phát triển tốt. Trẻ em cần được nuôi bằng sữa mẹ có đầy đủ can-xi sẽ giúp mầm răng phát triển thuận lợi. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Sơ lược cấu tạo của răng và nêu nguyên nhân sâu răng. 2. Công tác nha học đường gỗm những nội dung gì? 4. VỆ SINH TAI-MŨI-HỌNG 4.1 Khái quát về Tai-Mũi-Họng: - TMH là các cơ quan cảm giác giữ các chức năng rất quan trọng như nghe, ngửi, phát âm và cảm giác thăng bằng cho cơ thể. - TMH còn là cửa ngõ của các giác quan quan trọng khác như tiêu hóa và hô hấp. - TMH là các hốc thông với nhau, tất cả đều được lót, phủ bởi niêm mạc. Các bệnh của tai mũi họng thường bắt đầu từ niêm mạc nên bệnh có thể lan nhanh từ hốc này sang hốc kia và lan xuống đường hô hấp và tiêu hóa. Do vậy mà từ viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, thậm chí là viêm màng não, viêm ruột 4.2 Vệ sinh bảo vệ mũi họng: Dùng khăn sạch để lau mũi, khi xì mũi , nên bịt bên này, xì bên kia. Không xì 2 lỗ mũi cùng lúc vì vi khuẩn có thể vào tai giữa( thông qua vòi Eustachi) làm viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Không hít nước mũi vào vì có thể gây viêm họng, đường ruột. Không ngửi các loại hóa chất độc: Axit mạnh, , các hợp chất có chứa Clo, Brôm có thể gây nhiễm độc. Cần có khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường độc hại. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng, cơ thể thích nghi với thời tiết thay đổi đột ngột. Không hút thuốc lá, uống rượu mạnh vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi họng. 4.3Vệ sinh bảo vệ tai: - Khi tắm xong hoặc vừa mới bơi lội, cần nghiêng đầu cho nước chảy ra. Dùng tăm bông sạch ngoáy tai. - Viêm tai giữa cần được khám , chữa trị ngay - Khi có dị vật rơi vào tai không nên tự lấy ra mà cần đến cơ sở y tế để khám và xử lý. - Không dùng các biện pháp dân gian, lạc hậu để chữa trị viêm tai. - Khi có áp suất không khí thay đổi lớn, nhanh, đột ngột( tiếng nổ lớn, lên cao, xuống thấp), nên bịt 2 tai, há miệng, làm động tác nhai, nuốt để tránh áp lực mạnh tác động lên màng nhĩ làm ù, điếc tai. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu những yêu cầu vệ sinh bảo vệ tai. 2. Nêu những yêu cầu vệ sinh bảo vệ mũi – họng. 5. VỆ SINH MẮT: 5.1. Sơ lược cấu tạo của mắt: - Nhãn cầu. - Các bộ phận phụ thuộc bảo vệ nắt. - Võng mạc và đường dẫn truyền thần kinh. 5.2. Vệ sinh mắt: - Giữ vệ sinh mắt, phòng chống các bệnh viêm nhiễm mắt rất đơn giản nhưng cần có ý thức tốt và tổ chức tốt vệ sinh xã hội. - Mỗi người cần có khăn mặt riêng, dùng nước sạch để rửa mặt hoặc tắm . Khăn mặt và chậu dùng phải sạch, dùng xong phải phơi khăn ở nơi có nắng. - Khi có dịch đau mắt không dùng khăn chậu chung, không dùng khăn bẩn lau mặt , lau mắt, không dụi tay bẩn lên mắt. khi bị đau mắt nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. - Không dùng các phương pháp chữa trị theo dân gian như đánh quặm , đắp thuốc không an toàn hoặc tự pha chế thuốc nhỏ mắt. - Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động, qui trình bảo hộ lao động( có kính che chắn, bảo hộ) - Tránh các trò chơi nguy hiểm: súng cao su, đánh khăng, ném đất đá và các vật sắc nhọn. - Có chế độ ăn uống đủ vitamin A. 5.3. Các bệnh thường gặp ở mắt: 5.3.1 Đau mắt đỏ: Do nhiều nguyên nhân gây nên( vi rút, vi khuẩn, nấm) , chủ yếu là do mắt bị nhiễm bẩn, kích thích ngứa, dụi mắt gây bội nhiễm dẫn đến đau mắt, viêm mắt. Loại đau mắt đỏ do vi-rút gây nên, có thể thành dịch lớn ( có thể kèm các triệu chứng: sốt, viêm họng , mệt mỏi). Dấu hiệu chủ yếu là chói, sợ ánh sáng, cộm rát, chảy nước mắt, nhiều dử mắt,Bệnh đau mát đỏ lây qua đường nước bẩn, chậu , khăn mặt, bể bơi, ao hồ, tay bẩn, bụi bẩn 5.3.2 Đau mắt hột: Là bệnh viêm kết mạc, giác mạc có tính chất kinh niên, lây lan, do một loại vi-rút gây nên. Người bị bệnh mắt hột ít cảm thấy triệu chứng nên chủ quan, chỉ đến khi bệnh chuyển sang các biến chứng lúc đó người bệnh mới để ý đến. Triệu chứng: Mi mắt cộm, có ít dử , bên trong mi mắt có các hột nhỏ lấm tấm, có nước, nhiều nhất ở nếp gấp và 2 góc mi trên. Hột lớn dần và vỡ ra, thành sẹo rồi lành( theo 4 giai đoạn). Cũng có thể có những biến chứng do bội nhiễm, kém vệ sinh, : Sẹo co quắp kéo lông mi gây lông mi xiêu, lông quặm, gây ngứa, dụi mắt, cọ xát vào giác mạc gây mờ đục, sinh màng mộng hoặc viêm bờ mi gây toét mắt, khô mắt , tắc lệ đạo. Nếu không chữa sẽ dẫn đến mù lòa. 5.4 .Tật cận thị và phòng chống cận thị trong nhà trường. Cận thị là một tật khúc xạ của mắt làm cho mắt chỉ thấy được vật ở gần mà không nhìn thấy vật ở xa. 5.4.1 Cơ chế cận thị : Có thể ví mắt như một thấu kính hội tụ, thấu kính này luôn thay đổi độ cong để biến đổi mức chiết quang .Do đó mọi vật ở xa, gần mới hiên rõ trên võng mạc.Cơ chế này là do nhân mắt( thể thủy tinh) phồng lên hay dẹt xuống( gọi là điều tiết). Có 2 trường hợp: - Trường hợp 1:Vì một lý do nào đó mà nhân mắt phồng lên quá mức , không dẹt lại như bình thường thì ảnh của vật cũng hiện trước võng mạc, gây nên cận thị. - Trường hợp 2: Nếu nhãn cầu không có hình cầu như bình thường mà có hình bầu dục đường kính trước sau dài quá 23mm thì ảnh của vật cũng hiện trước võng mạcàcận thị. 5.4.2 Nguyên nhân gây nên cận thị: 5.4.2.1. Nguyên nhân bẩm sinh: Chiếm 30% các trường hợp cận thị. Trẻ em mới sinh ra đã có độ chiết quang cao hay nhãn cầu hình bầu dục. 5.4.2.2.Nguyên nhân mắc phải trong quá trình sống: Chiếm 70% trường hợp cận thị. Chủ yếu là do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ mắt, là tật phổ biến trong học sinh và những người đọc nhiều sách. - Do tư thế ngồi học không đúng, thói quen nhìn gần, cúi nhiều. - Đọc sách khi thiếu ánh sáng, do giấy xấu, mật độ chữ nhiều. - Mắt phải tập trung, căng thẳng, mắt phải điều tiết nhanh trong thời gian kéo dài( làm việc với máy tính , chơi trò chơi điện tử). - Do một số yếu tố khác như sau khi mắc các bệnh cúm, sởi , đậu, khẩu phần ăn thiếu vitamin A. 5.4.3. Biện pháp phòng chống cận thị: + Cần chú ý giữ vệ sinh mắt khi học và làm việc, đảm bảo ánh sáng khi học. + Chú ý đến nguồn sáng thiên nhiên: Diện tích phòng học, qui cách cửa lớn , cửa sổ. Dùng đèn điện đủ sáng, không quá chói, + Bảo đảm khoảng cách giữa mắt và sách vở khi đọc: HS mẫu giáo là 25 cm, HS tiểu học và THCS là 30 cm, HS THPT là 35cm. + Không cúi đầu nhiều, liên tục. Không đọc sách chỗ tối. Đọc 30-40 phút phải cho mắt nghỉ 5 phút. + Trang bị bàn ghế học tập đúng qui cách. + Cải tiến chất lượng sách vở, bảng , phấn + Không nằm khi đọc sách, không đọc sách khi đang đi trên tàu, xe, không đọc ngoài trời nắng. + Phòng ngừa bệnh tật , dịch bệnh cho học sinh. Khẩu phần ăn cần đủ chất, nhất là vitamin A. Ăn thêm trứng, cá ,cà- rốt, dầu cá + Kiểm tra thị lực thường xuyên cho HS để phát hiện cận thị. Những em cận thị phải cho mang kính phù hợp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày sơ lược cấu tạo của nhãn cầu. 2. Khái quát về bệnh đau mắt đỏ và mắt hột. 3. Nêu nguyên nhân, cơ chế gây nên cận thị. Các biện pháp phòng chống tật cận thị trong trường học. 6.VỆ SINH GIẤC NGỦ: 6.1. Tác dụng sinh lý của giấc ngủ: - Vỏ não điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể làm cho cơ thể thành một khối thống nhất và thích nghi với môi trường bên ngoài. - Hoạt động của vỏ não gồm 2 quá trình: hưng phấn và ức chế. + Quá trình hưng phấn làm cho các cơ quan hoạt động tích cực, tế bào não mệt mỏi và tiêu hao nhiều năng lượng. + Quá trình ức chế là quá trình làm trở ngại hoặc làm chậm sự khuếch tán của hưng phấn. Các tế bào não chủ động chuyển sang trạng thái ức chế .Quá trình ức chế làm tế bào não phục hồi và tích lũy năng lượng. Hai quá trình này liên quan mật thiết với nhau làm điều hòa lẫn nhau bảo đảm cho vỏ não hoạt động bình thường. - Ngủ là quá trình ức chế toàn bộ vỏ não, có tính chất bảo vệ các tế bào vỏ não khỏi bị căng thẳ ... ay . - Nhào cơ bằng một tay : Bàn tay mở ,ngón cái choãi ra , bốn ngón còn lại khép vào nhau và đặt tay lên bộ phận đươc xoa bóp . Dùng cả 5 ngón tay véo thịt lên (khi véo 5 ngón tay không được co lại ) rồi đẩy nhóm cơ bị véo sang trái hoặc phải, và lại đè xuống. Năm ngón tay lại từ từ duỗi ra như ở tư thế ban đầu rồi lại miết xuống phần cơ của bộ phận được xoa bóp ,và tiếp tục véo lần thứ hai Chú ý: Khi véo các ngón tay phải duỗi thẳng xoay theo chiều kim đồng hồ (nếu dùng tay trái thì xoay theo chiều ngươc lại) - Nhào cơ bằng hai tay theo hai vòng tròn ngược lại - Véo giật ,véo búng,véo chém . 4. Tác dụng sinh lý và kỹ thuật xoa xát. 4.1. Tác dụng sinh lý . Nếu xoa xát bình thường thì nhiệt độ ở nơi được xoa sẽ tăng lên 1- 3 0C, còn nếu xoa xát để làm nóng thì nhiệt độ có thể tăng lên đến 50C. xoa xát sẽ kích thích các cơ quan thụ cảm của mạch làm tăng tuần hoàn máu, giãn các mạch máu và giúp máu lưu chuyển nhanh hơn. xoa xát còn giúp cơ thể tăng cường lượng ôxi và các chất dinh dưỡng, tăng tính mềm dẻo và độ linh hoạt của các khớp, tăng súc mạnh và sức bền của cơ. động tác này thường được kết hợp thực hiện với xoa vuốt, hoạt động bao khớp và chủ yếu chỉ được thực hiện ở những nơi máu đến ít như các khớp, các gân cơ, dây chằng theo chiều di chuyển của các dây thần kinh. 4.2. Cácđộng tác xoa xát. - Xoa xát bằng các đầu ngón tay - Xoa xát bằng cùi tay - Xoa xát bằng phần mềm của ngón tay cái - Xoa xát bằng một hoặc hai tay phối hợp - Xoa xát theo đưởng zich zắc, xoắn ốc. 5. Tác dụng sinh lý và kỹ thuật đấm, chém , vỗ , mổ . 5.1. Tác dụng sinh lý. Các kỹ thuật này sẽ làm tăng lượng máu đến nơi đợc xoa bóp , hay nói cách khác sẽ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất ở tế bào , làm tăng khả năng co rút của cơ , tăng cường sức mạnh và tác động cơ học của các tác nhân kích thích , tăng trương lực cũng như khả năng hoạt động của các mạch máu và các dây thần kinh. Đấm nhẹ sẽ làm dịu hệ thần kinh trung ương, làm mất đi cảm giác đau đớn, căng thẳng đồng thời cũng giúp các mạch máu giãn ra và tăng nhịệt độ ở nơi được xoa bóp . Nếu động tác được thực hiện trên các nhóm cơ lớn thì các nhóm cơ này cần phải được thả lỏng, còn đối với các nhóm cơ đã mệt mỏi thì không nên sử dụng động tác này. 5.2 Phương pháp thực hiện. - Các động tác đấm, chém, vỗ thường được thực hiện trên các nhóm cơ to( trừ mặt trong đùi ) . - Động tác phải được thực hiện nhịp nhàng và không gây đau. - Sau khi thực hiện các động tác này phải tiến hành xoa vuốt và rung cơ để xoá đi cảm giác đau. - Khi đấm , phải tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục đích xoa bóp để điều chỉnh cường độ thực hiện . Nếu muốn tăng trương lực của các hệ cơ thì phải tiến hành thực hiện từ 3 - 4 lần trong ngày . - Động tác đấm, chém cần được thực hiện theo nhịp độ từ 1 - 3 giây . Trong trường hợp đặc biệt cũng có thể thay đổi cường độ nhưng động tác vẫn phải nhịp nhàng và không gây đau . - Tất cả các động tác đều phải được thực hiện lần lượt bằng hai tay . 6. Tác dụng sinh lý và kỹ thuật rung cơ và lắc cơ . 6.1 . Tác dụng sinh lý. - Động tác này thường được thực hiện sau hoặc xen kẽ với động tác nhào cơ nhằm giúp cho máu và bạch huyết chuyển động được dễ dàng hơn, dịch giữa các tế bào được phân bố đồng đều hơn , gây ức chế thần kinh trung ương, giúp cơ được thả lỏng và giảm bớt sự căng thẳng . 6.2. Phương pháp thực hiện . - Rung, lắc cơ thường được thực hiện rất đơn giản ( cơ được lắc bằng ngón tay cái và ngón tay út còn các ngón khác được nâng lên .) Kỹ thuật rũ cơ thường được thực hiện sau tất cả các động tác khác vào cuối buổi xoa bóp với phương pháp thực hiện tương tự như rung cơ . * Rũ cơ cẳng chân : Người được xoa bóp nằm sấp , xoa bóp viên đứng song song với bộ phận được xoa bóp , tay cầm lấy cổ chân , gập cẳng chân lại một goc 900 rồi nâng chân lên cách giường 1 - 2cm và thực hiện động tác rũ cơ sang hai bên theo chiều ngang . Động tác này cũng có thể được thực hiện với người được xoa bóp trong tư thế ngồi hai tay song song, người xoa bóp đứng đối diện , hai tay cầm lấy các ngón chân rồi kéo căng và rung động với tần số nhanh nhất. * Rũ cơ cẳng tay : Người được xoa bóp nằm ngửa , xoa bóp viên đứng cạnh vùng ngực , tay gần cầm lấy cổ tay của người được xoa bóp , gập cẳng tay một góc 900 rồi nâng tay lên cạnh giường từ 3 -4 cm và thực hiện động tác rũ cơ nhẹ nhàng sang 2 bên theo chiều ngang . Nếu người được xoa bóp ở tư thế ngồi thì người xoa bóp phải đứng đối diên, hai tay cầm lấy các ngón tay của người được xoa bóp , kéo căng và rung động theo tần số nhanh nhất. 7. Hoạt động bị động . Được chia làm 2 loại là hoạt động bị động cục bộ theo chức năng các khớp và hoạt động bị động liên hoàn ( chi trên , chi dưới và toàn thân ) . 7.1. Tác dụng sinh lý . Hoạt động này sẽ làm tăng đàn tính của cơ và dây chằng bám vào khớp , tăng độ linh hoạt của khớp và phòng ngừa các di chứng chấn thương khớp . 7.2 . Phương pháp thực hiện . - Hoạt động bị động cục bộ theo chức năng các khớp được thực hiện bằng các động tác như dạng, khép , gấp , duỗi xoay vào , xoay ra và quay vòng . CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tác dụng sinh lý của các kỹ thuật xoa bóp? 2. Thực hành các kỹ thuật xoa bóp trong chương trình. §3. THỂ DỤC CHỮA BỆNH 1. Cơ sở khoa học của thể dục chữa bệnh: Do cơ thể chúng ta là một khối thống nhất và giữa các cơ quan vận động , thần kinh , dinh dưỡng , nội tiết ... có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, cho nên khi tác động vào hệ cơ bắp thì cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh , các cơ quan nội tiết và qua đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Do cơ sở của điều trị bệnh là làm thế nào điều khiển và điều chỉnh cho được chức năng hoạt động của các cơ quan , cho nên thể dục chữa bệnh đã được coi là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Hoạt động sống bình thường của cơ thể được bảo đảm bằng sự ổn định của môi trường nội môi và các chức năng sinh lý . Vì vậy khi có tác động từ môi trường bên ngoài ( kể cả hoạt động cơ bắp ) trong cơ thể sẽ diễn ra các quá trình biến đổi khác nhau làm thay đổi đặc tính hoá học và vật lý của nội môi . Sự điều chỉnh những biến đổi để giúp cơ thể thích ứng với những yếu tố thay đổi này sẽ được diến ra thông qua các hệ thống điều hoà thần kinh và thể dịch. * Cơ chế thần kinh . Bằng các phản xạ hệ thần kinh sẽ đảm bảo hiệu chỉnh một cách nhanh chóng tất cả các quá trình đang diễn ra trong cơ thể . Khi nhận được các kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua các cơ quan cảm thụ ( thị giác, thính giác, xúc giác... ) và cảm thụ bản thể, các trung tâm thần kinh sẽ điều hoà hoạt động của các cơ quan này ( không có sự tham gia của ý thức) để tạo ra những hành vi hoạt động có ý thức . Khi thực hiện một động tác thì sẽ gây ra một xung động thần kinh nào đó và tuỳ thuộc vào mức độ xung động này mà sẽ tạo ra trạng thái hưng phấn hay ở ức chế của thần kinh trung ương . Trạng thái này cũng có thể lan toả sang các trung khu khác và làm biến đổi chức năng hoạt động của các trung khu này ( tim , phổi...). Như vậy có thể thấy rằng tác động chủ yếu của thể dục chữa bệnh là không qua con đường thần kinh . * Cơ chế thể dịch. Khác với hệ thần kinh , hệ thống thể dịch điều khiển chức năng của các cơ quan nội tạng một cách chậm rãi và kéo dài hơn . Trong quá trình hoạt động của các cơ quan và hệ thống , các sản phẩm của quá trình trao đổi chất ( các chất chuyển hoá và các ion hydrô , kali ) sẽ đi vào máu. Chúng sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào của mô cũng như hệ thần kinh ( trực tiếp đến các trung tâm và thông qua các cơ quan cảm thụ hoá học ) và các tuyến nội tiết ( thông qua các nhân thần kinh có chức năng nội tiết ở vùng dưới đồi ) để tạo ra các hoocmôn nhằm điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng . Một mặt các hoocmôn sẽ làm thay đổi tình trạng chức năng và gây ra những phản ứng nhất định ở hệ thần kinh , nhưng mặt khác hệ thần kinh cũng lại có ảnh hưởng tác động rất lớn tới chức năng của hệ nội tiết. Như vậy ngoài tác động theo con đường thần kinh , các bài tập thể dục chữa bệnh còn kích thích các tuyến nội tiết để điều tiết ( tăng hoặc giảm) hoocmôn . Bên cạnh đó sự co cơ cũng làm sản sinh ra các chất trung gian ( Histamin ,adrenalin, axit lactic ) và những sản phẩm này có thể gây ra những biến đổi chức năng của các cơ quan. Vận động thể lực là một phương tiện duy trì và tá lập hằng định nội môi tốt nhất , mạnh nhất.Đối với các cơ quan vận động ( xương –khớp và hệ thần kinh) thì bản thân sự vận động là điều kiện không thể thiếu được để giữ chức năng bình thường, để phục hồi chức năng sau khi bị thương. Thể dục chữa bệnh còn có một tác dụng khác là: Xóa bỏ được những ý nghĩ ám ảnh về bệnh tật , kích thích người bệnh hoạt động và có nhiều cảm xúc lành mạnh, vui vẻ ,tin tưởng chóng khỏi bệnh. 2.Các hình thức Thể dục chữa bệnh: Thể dục chữa bệnh ứng dụng các bài tập thể dục vào những mục đích chữa bệnh cụ thể. Các hình thức luyện tập thể dục chữa bệnh có thể được chia từ thấp đến cao: - Vận động thụ động. - Vận động chủ động có giúp sức. - Vận động chủ động đơn giản. - Các động tác thể dục. 2.1Vận động thụ động: Khi bệnh nhân chưa đủ sức làm động tác, y sinh phải dùng sức của mình để vận động các chi của bệnh nhân với mục đích : bảo toàn phạm vi hoạt động của khớp, chống xơ dính, co rút dây chằng, tăng cường tuần hoàn cho cơ thể. 2.2Vận động chủ động có giúp sức: Khi các cơ còn yếu hoặc các xung động thần kinh chỉ huy chưa đủ mạnh nên người bệnh chưa thể thắng được trọng lượng các chi và chưa thể hoàn thành một số động tác. Y sinh phải giúp sức cho bệnh nhân. Thời gian vận động chủ động cần giúp sức nói chung không kéo dài, có thể chỉ vài ngày và cơ thể chuyển sang vận động chủ động đơn giản. 2.3 Vận động chủ động đơn giản: Khi bắt đầu tập là các động tác nhỏ , đơn giản, huy động một số ít cơ , phạm vi vận động hẹp, động tác không cần chính xác để bệnh nhân dễ làm.Dần dần chuyển sang động tác phức tạp hơn, nhiều cơ khớp tham gia vận động hơn để rèn luyện phản xạ vận động phức tạp. 2.4 Các bài tập thể dục: Một số hình thức thể dục chữa bệnh thường dùng là 2.4.1 Bài tập thể dục: - Thể dục tay không. - Thể dục với dụng cụ đơn giản ( gậy) Các bài tập thể dục nhằm phát triển sức mạnh, sức bền, tăng cường tính dẻo dai, nâng cao khả năng hoạt động của cơ bắp, hoàn thiện sự phối hợp vận động, sự khéo léo và kích thích quá trình lành sẹo tổ chức mềm và tổ chức xương. Các bài tập thể dục còn rèn luyện hệ tim mạch, hô hấp , thần kinh , giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. 2.4.2 Các động tác thở: Trong các bài tập thể dục chữa bệnh thì các động tác thở rất quan trọng , nó cần thiết đặc biệt khi chữa bệnh tim mạch và hô hấp. 2.4.3 Các động tác thư giãn cơ: Có hai cách thư giãn cơ: - Thư giãn cơ thụ động : Thư gián cơ trong giấc ngủ. - Thư giãn cơ chủ động: Thư giãn cơ có ý thức. Thư giãn cơ làm tăng và hoàn thiện các quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều biến đổi sinh lý có lợi cho cơ thể, làm hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng mất đi và nâng cao khả năng làm việc của con người. 2.4.4 Các bài tập có tính chất thể thao và bài tập thể dục thức dụng: - Bơi lội: Tăng cường hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp, hưng phấn thần kinh, trao đổi chất tăng, hình thể đẹp hơn và là phương pháp rèn luyện cơ thể. - Bơi thuyền: Có tác động mạnh đến tim mạch , tăng cường trao đổi chất, phát triển cơ lưng cơ bụng, cơ vao và cơ chân. Bơi thuyền có thể phục hồi điều chỉnh cử động khớp tay , khớp chân và cột sống. - Điền kinh: Có tác dụng hoàn thiện cơ thể con người. - Xe đạp: Phát triển sức bền. - Đi bộ: là loại vận động tự nhiên, rất phù hợp với sinh lý và nhu cầu vận động của con người.Đi bộ là biện pháp tập luyện rất tốt đối với cơ thể, nó phù hợp với mọi lứa tuổi và là một hình thức vận động có tính chất tự động quen thuộc, không đòi hỏi nổ lực lớn và không gây căng thẳng thần kinh. 2.5 Các trò chơi thể thao: - Bóng y học : Là những quả bóng nhồi bông hoặc cát với trọng lượng khác nhau và được chuyền cho nhau bằng tay. - Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn: Yêu cầu vận động nhanh nhẹn, quan sát tinh tường, phản ứng mau lẹ, tăng sức bền sức mạnh. Đây là một phương pháp rèn luyện toàn diện. 3. Kiểm tra sức khỏe trong thể dục chữa bệnh: Sự kiểm tra , theo dõi, đánh giá sức khỏe trong thể dục chữa bệnh rất quan trọng . Cần có sự kiểm tra đánh giá toàn diện: Khám nội , ngoại khoa, cận lâm sàng, nhất là các xét nghiệm chức năng tim mạch, hô hấp, sức cơ, các xét nghiệm về chức năng gan , thận, bài tiết...chức năng thần kinh- tâm thần. Qua kiểm tra y học thì y sinhthể dục chữa bệnh định ra một chương trình luyện tập vừa sức với bệnh nhân, sắp xếp nhóm tập luyện hoặc tập luyện riêng cho hợp lý. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Cơ sở khoa học của thể dục chữa bệnh ? 2. Trình bày hình thức thể dục chữa bệnh bằng các bài tập thể dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nông Thị Hồng ( chủ biên ) NXB Giáo dục Hà Nội . 1998. 2. SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Vũ Thị Thanh Bình- Phạm Lê Phương Nga. NXB Giáo dục Hà Nội .1998. 3. NHÂN TRẮC HỌC VÀ SỰ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM .Nguyễn Quang Quyền. NXB Y học . Hà Nội .1975. 4. Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Trường ĐH TDTT I. NXB Thể dục Thể thao. Hà Nội .2000. 5. VỆ SINH VÀ Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nông Thị Hồng ( chủ biên ) NXB Đại học sư phạm . 2005.( Sách giáo trình cao đẳng) 6. Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO. Nguyễn Văn Xanh.Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.2005. MỤC LỤC TT Trang PHẦN I : VỆ SINH HỌC Chương 1:VỆ SINH CÁ NHÂN 1.Vệ sinh bảo vệ da 2.Vệ sinh trang phục 3.Vệ sinh răng miệng 4.Vệ sinh tai – mũi – họng 5.Vệ sinh mắt 6.Vệ sinh giấc ngủ 7.Một số điểm vệ sinh đối với nữ giới. Chương 2 :VỆ SINH DINH DƯỠNG 1.Vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng 2.Khẩu phần và nhu cầu năng lượng Chương 3 :VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1.Vệ sinh môi trường không khí 2.Vệ sinh môi trường nước Chương 4 :VỆ SINH TRƯỜNG HỌC 1.Vệ sinh cơ sở học tập và trang bị nhà trường Phổ thông 2. Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống trong nhà trường Chương 5 :VỆ SINH THỂ DỤC THỂ THAO 1.Một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT 2.Một số nguyên tắc vệ sinh chung trong tập luyện và thi đấu TDTT PHẦN II : Y HỌC TDTT Chương 1 : KIỂM TRA Y HỌC THỂ DỤC THỂ THAO 1. Nôị dung-Hình thức và các phương pháp kiểm tra y học TDTT 2. Kiểm tra và đánh giá mức độ phát triển thể chất . 3. Kiểm tra chức năng hệ tim mạch. 4. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp. 5. Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh cơ. 6. Kiểm tra y học sư phạm . 7.Tự kiểm tra y học. Chương 2: CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO 1.Những vấn đề chung về chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao 2.Phương pháp sơ cứu; cấp cứu một số chấn thương phần mềm thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao 3.Phương pháp sơ cứu các chấn thương phần cứng gặp trong tập luyện và thi đấu thể thao Chương 3 :MỘT SỐ BỆNH VÀ TRẠNG THÁI BỆNH LÍ THƯỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ THAO 1.Choáng trọng lực 2. Say nóng 3. Hội chứng đau bụng trong tập luyện và thi đấu thể thao 4. Trang thái hạ đường huyết 88 5. Chuột rút 6. Các phương pháp sơ cấp cứu ( Thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực) Chương 4 :XOA BÓP THỂ THAO VÀ THỂ DỤC CHỮA BỆNH 1. Nguyên lý chung của Xoa bóp thể thao. 2. Tác dụng sinh lý các kỹ thuật xoa bóp. 3. Thể dục chữa bệnh. 89
File đính kèm:
- bai_giang_ve_sinh_va_y_hoc_the_duc_the_thao.doc