Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng diễn ra rất nhanh, tác động mạnh mẽ đến mọi

mặt của đời sống kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương Theo đó, đời sống của những cộng đồng cư dân ven biển và hải đảo với tín ngưỡng thờ cá Voi đã có sự biến đổi phần nào về truyền thống và tâm thức tôn giáo, tín ngưỡng. Từ thực tế quan sát sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa, tác giả khẳng định, cần thiết phải khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa biển đảo, đồng thời, phát huy, khai thác các giá trị đặc sắc của văn hóa biển đảo để góp phần xây dựng nền kinh tế, văn hóa Việt Nam hiện nay.

pdf 5 trang yennguyen 11660
Bạn đang xem tài liệu "Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa

Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa
S 3 (52) - 2015 - Di sn vn h‚a phi vt th
87
1. Đặt vấn đề
Được coi là địa phương tiêu biểu của cả nước
trong công tác quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng
cơ sở hạ tầng đô thị, đô thị hóa ở Đà Nẵng đang
được đẩy mạnh về quy mô cũng như tốc độ và tác
động đến mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa, tạo cho thành phố một bộ mặt mới
mang dáng dấp hiện đại. Với định hướng phát
triển kinh tế biển, du lịch biển, cuộc sống của
những người dân vốn hành nghề đánh cá trên
biển chịu không ít những tác động về không gian
sống, sinh kế cũng như về văn hóa, tín ngưỡng,
nhất là tín ngưỡng thờ cá Voi, một tín ngưỡng
phổ biến, điển hình của cư dân ven biển.
2. Vài nét về đô thị hóa ở Đà Nẵng
Có thể tạm hiểu, đô thị hóa là sự mở rộng của
đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị
hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích
của một vùng hay khu vực. Đi kèm với đô thị hóa
chính là quá trình mở rộng không gian và diện tích
đô thị, sự tăng lên của dân nhập cư từ nhiều luồng
khác nhau
Đô thị hóa là kết quả tất yếu trong tiến trình
hiện đại hóa ở mọi quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây,
trước yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế,
đã có sự bùng nổ về tốc độ đô thị hóa, mà Đà Nẵng
là một trong những "hình mẫu" của cả nước về
công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và
chỉnh trang đô thị (Huỳnh Phước, 2009, tr. 230). Trải
qua 125 năm hình thành và phát triển (tính từ khi
chính quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
thành phố Đà Nẵng - ngày 24/5/1889), nhất là trong
hơn 10 năm gần đây, sau khi trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương, thì quá trình đô thị hóa ở Đà
Nẵng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi cơ
bản diện mạo của thành phố.
Về không gian, phạm vi đô thị được mở rộng,
ranh giới hành chính của các quận, huyện được
phân chia theo định hướng đô thị hóa, theo đó,
diện tích đất của huyện Hòa Vang bị thu hẹp lại,
nhường chỗ cho việc hình thành các quận nội
thành mới (Cẩm Lệ, Liên Chiểu)... Các tuyến đường
chính của thành phố được mở rộng (Điện Biên
Phủ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Linh, Trần
Phú, Bạch Đằng), bên cạnh đó là các tuyến
đường du lịch (Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Lê
Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Phạm Văn Đồng, đường
BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI 
Ở ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THS. LÊ TH THU HIN
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng diễn ra rất nhanh, tác động mạnh mẽ đến mọi
mặt của đời sống kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương Theo đó, đời sống của những cộng đồng
cư dân ven biển và hải đảo với tín ngưỡng thờ cá Voi đã có sự biến đổi phần nào về truyền thống và tâm thức tôn
giáo, tín ngưỡng. Từ thực tế quan sát sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa,
tác giả khẳng định, cần thiết phải khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa biển đảo, đồng thời, phát huy, khai thác
các giá trị đặc sắc của văn hóa biển đảo để góp phần xây dựng nền kinh tế, văn hóa Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: đô thị hóa; Đà Nẵng, tín ngưỡng thờ cá Voi.
ABSTRACT
In recent years, the urbanisation process of Da Nang is rapid, and has its influence to all economic-political,
cultural – social aspects of the area. The life of maritime and island people with whale worship has been changes
in their tradition and religious and belief mentality. From her observation of the changes of the whale worship
in Da Nang during urbanisation process, the author determines the need to restore, safeguard the values of
maritime culture in accordance with the promotion and exploitation of the special values of maritime culture
to build Vietnam’s economy and culture today.
Key words: urbanisation; Da Nang, Whale worship belief.
88
L˚ Th Thu Hin: Bi	n 
i cuchoasaca t˝n ng
ng...
lên khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn
Trà,) cũng được hình thành, vừa tạo cảnh quan
đẹp cho thành phố, vừa tạo điều kiện thu hút các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào xây
dựng các khu du lịch, phát triển các ngành dịch vụ
và sản xuất công nghiệp, góp phần thay đổi thành
phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cũng đã hình thành
một số cây cầu lớn nối liền hai bờ sông Hàn, như
cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước,
cầu Rồng phục vụ du lịch, thông thương, cùng các
hoạt động khác, đã góp phần xóa dần khoảng
cách về kinh tế - xã hội giữa hai bên bờ sông Hàn,
tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các khu đô thị
mới bên kia sông Hàn.
Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
chỉnh trang đô thị cũng đã thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố.
Các ngành công nghiệp, dịch vụ không ngừng phát
triển trong những năm qua. Hiện tại, thành phố đã
hình thành 5 khu công nghiệp tập trung và cụm
công nghiệp Thanh Vinh, trong đó, có 2 khu mới
được hình thành giai đoạn 2001- 2005, đó là khu
công nghiệp Hòa Cầm và khu công nghiệp Dịch vụ
thủy sản Đà Nẵng; 3 khu được đầu tư nâng cấp về
cơ sở hạ tầng và mở rộng diện tích, đó là khu công
nghiệp Hòa Khánh, khu công nghiệp Đà Nẵng và
khu công nghiệp Liên Chiểu.
Quá trình đô thị hóa cũng tạo ra sức hút với
dòng di dân từ nông thôn và các tỉnh khác tới. Tỷ lệ
dân di cư so với dân thành phố tăng từ 3,4% (1997)
lên 16,2% (2008) trong khi diện tích đô thị tăng từ
gần 20% (1997) lên 38% (2008); GDP/người tăng 3,8
triệu đồng/người (1997) lên gần 10 triệu
đồng/người (2008) (Bùi Quang Bình, 2009, tr. 269).
Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu
nhập, điều kiện sống của người dân được nâng lên
và có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ về điện,
nước, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, cùng các cơ
hội nghề nghiệp
Song song với những tiện ích, tiến trình đô thị
hóa ở Đà Nẵng cũng bộc lộ một số nguy cơ tiềm ẩn
rất đáng lo ngại. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng và tái định cư của các gia đình và cá nhân làm
nảy sinh những phức tạp liên quan đến nghề
nghiệp, sinh kế, đời sống của người dân, như mất
việc làm, thay đổi công việc; việc gia tăng dân số
nhanh tập trung vào các quận nội thành làm cho
cơ sở hạ tầng tại đô thị quá tải; ô nhiễm môi trường
gia tăng, làm suy giảm đáng kể chất lượng sống của
người dân. Ở khía cạnh đời sống văn hóa, đô thị hóa
cũng đã khiến nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội
truyền thống bị mai một và dần bị thay thế bằng
những hoạt động giải trí hiện đại, như cà phê, in-
ternet, bi da, siêu thị Bên cạnh đó là các vấn đề về
kiến trúc cảnh quan đô thị, giao thông, giá cả, sự
phân hóa giàu - nghèo, sự tách biệt ngày càng lớn
giữa vùng nội thành và ngoại vi thành phố đang
và sẽ là những vấn đề lớn mà thành phố phải đối
mặt khi quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng ngày càng
được đẩy mạnh
3. Biến đổi của tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà
Nẵng trong quá trình đô thị hóa
3.1. Sự thu hẹp không gian sinh hoạt tín
ngưỡng
Trong phạm vi hẹp, có thể tạm hiểu, đối với tín
ngưỡng thờ cá Voi, không gian sinh hoạt tín
ngưỡng chính là lăng Ông và được định hình hóa
bởi hàng/tường rào. Trong bài viết này, chúng tôi
mới có điều kiện đề cập đến sự biến đổi về phạm vi
của không gian hẹp, tức không gian gốc cấu thành
di tích.
Khởi nguyên, hầu hết lăng Ông được xây cất
gần biển, tách khỏi khu dân cư, nhưng do bão đánh
sụp, khiến người dân phải di dời vào gần làng. Do
đó, không gian thờ tự ban đầu thường ít có hạn
định về phạm vi. Tuy nhiên, theo thời gian, dân cư
ngày một đông đúc, để bảo vệ tính tôn nghiêm của
nơi thờ tự, tạo khoảng cách với xung quanh, đặc
biệt là không gian sinh hoạt thường nhật của người
dân, những tường rào lỏng lẻo được dựng tạm lên.
Sau năm 1975, nhất là bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa - đô thị hóa, không gian tín
ngưỡng thờ cá Voi đã bị xáo động mạnh mẽ, mà
một số biểu hiện cụ thể là:
- Hầu hết các lăng quy mô đều đã bị thu hẹp
diện tích;
- Có sự dịch chuyển và sáp nhập không gian
(lăng Ông Mân Quang sáp nhập vào khu di tích lịch
sử - văn hóa làng Mân Quang, lăng Ông Mỹ Khê
được di dời ra vị trí mới,...).
Không gian sinh hoạt tín ngưỡng thờ cá Ông
bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, vô
hình chung đã ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt
tín ngưỡng của cư dân nơi đây, đặc biệt là vào
dịp lễ hội.
3.2. Đơn giản hóa trong thực hành nghi lễ
Từ góc độ tôn giáo, tín ngưỡng có thể nhận
thấy, nghi lễ là một bộ phận gắn bó mật thiết với
hoạt động thờ cúng. Trên thực tế, hiện nay có xu
hướng “truy tìm” về nghi thức cổ để thực hành cho
S 3 (52) - 2015 - Di sn vn h‚a phi vt th
89
đúng với truyền thống. Mặc dù vậy, để thích ứng
với thời đại, một số phong tục, nghi lễ đã được giản
lược. Chẳng hạn, trong đám tang cá Ông có sự rút
ngắn về thời gian; coi/xem ngày, xin keo chọn ngày
lành táng Ông không nhất thiết phải tuân thủ
nghiêm ngặt như xưa, vì thế, tục làm lễ khấn đảo
tại biển (khi không chọn được ngày tốt) đã không
còn được thực hiện; tục các làng vạn lân cận, kết
nghĩa phải sắm lễ đến đưa Ông, chấm điểm thì nay
không thấy nữa, thay vào đó, người ta mang giỏ trái
cây, lẵng hoa đến lễ, hay bỏ tiền vào thùng “phước
sương” đặt trước bàn thờ.
Ở lễ hội Cầu ngư, có sự thu gọn về thời gian và
quy mô: Thời gian tổ chức đại lễ xưa thường từ 3 - 5
ngày, nay rút lại còn 2 ngày; lại bỏ bớt hoặc hạn chế
các trò dân gian, như chơi u, nhảy chong chóng,
đua thuyền, vì một số làng còn ít thuyền, chủ yếu là
đua ghe, lắc thúng, kéo co, vá lưới và đá bóng trên
bãi biển; tục mời các vạn bạn lân cận đến giao lưu,
thi thố tài năng, vạn thua phải chịu phạt nay đã bãi
bỏ. Một số sinh hoạt văn nghệ dân gian vốn gắn với
lễ hội, như hát Bả trạo gần như không thấy nữa, còn
hát Bài chòi, hát Bội cũng không được tổ chức
thường xuyên vì vấn đề kinh phí. Có làng đã 5, 6
năm nay chưa tổ chức được đại lễ, thậm chí, có làng
không tổ chức lễ Cầu ngư nữa, như làng Mỹ Khê -
Người dân sở tại cho biết:
“Bên lăng Ông ngày 18 tháng 5 (Âm lịch) là ngày
lễ hội nhưng mà bây giờ không tổ chức lớn nữa, nói
chung là không cúng hẳn luôn, chỉ có gần tết cúng
tất niên. Trước đây, ngày 24 tháng Giêng mình cúng
đình, trong lăng cũng cúng, bây giờ họ không tổ
chức được thì nhờ bên đình cúng luôn, làm một
bàn riêng mang đến”.
(Ông Nguyễn Văn Kháng, 70 tuổi, làng Mỹ Khê)
Các lễ nghi trong hội tuy vẫn tuân thủ các bước
như xưa, song, theo hầu hết những người được
phỏng vấn thì việc thực hành diễn ra thiếu nghiêm
trang và bài bản cũng có nhiều điểm khác. Ví như:
“học trò gia lễ” xưa được chọn lựa rất cẩn thận về
gia cảnh, phẩm chất, độ tuổi, nay chỉ cần đáp ứng
về độ tuổi (18 - 20 tuổi), thậm chí có người đã có vợ
con cũng được đưa vào (trường hợp làng Nam Ô).
Ông Nguyễn Văn Giàu (60 tuổi), Tư lễ làng Hà Khê
(phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) cho biết:
“Lớp trẻ bây giờ làm những công việc khác
nhau, khó có ngày tập hợp lại để luyện tập phần
nghi lễ (dành cho học trò gia lễ) nên chỉ tập trước 2
buổi. Khi làm lễ, có lúc hắn quên động tác, mình
phải kín đáo nhắc hắn”.
Mặt khác, do tổ chức vạn ở cư dân ven biển Đà
Nẵng hiện nay cơ bản đã tan rã, nên ở một số nơi,
lễ hội Cầu ngư vốn do Hội Chủ vạn cùng Ban
Quản lý lăng đứng ra tổ chức thì nay do Ban
Khánh tiết làng (quản lý đình, miếu) kiêm nhiệm
(như ở các làng: Thanh Khê, Hà Khê, Mân Quang,
Mỹ Khê), cũng có nơi, như các làng Nam Ô, Tân
Thái vẫn do bên vạn mình tiến hành, song phần
nghi lễ, văn tế lại nhờ tư văn, tư lễ biên soạn và
chỉ đến bày.
3.3. Sự “du nhập” các yếu tố văn hóa hiện đại
Việc xuất hiện của các yếu tố văn hóa hiện đại
trong tín ngưỡng thờ cá Voi phần nào thể hiện sự
thích ứng của cư dân ven biển Đà Nẵng với hoàn
cảnh mới và có thể nhận thấy rõ nhất qua lễ hội.
Trước tiên, đó là sự hỗ trợ của công nghệ, khoa
học kỹ thuật, như loa, âm li, điện nhấp nháy trên
ban thờ, đèn thờ; việc sử dụng giấy mời đánh
bằng máy vi tính để thông báo ngày tổ chức lễ
(làng Tân Thái, Thanh Khê)... Trong lễ vật, có mặt
của những hàng “ngoại nhập”, như rượu Tây, bánh
kẹo, hoa quả ngoại. Trong trang phục tế, áo dài
khăn đóng truyền thống được phối cùng giày Tây.
Nội dung văn khấn và mục đích lễ nhằm cầu
ngư/cầu mùa được kết hợp với lễ ra quân đánh
bắt hải sản của phường...
Trong hội hiện nay, bữa cơm cộng cảm do phụ
nữ trong làng đảm nhận được chế biến chủ yếu từ
nguyên liệu thịt heo và thịt gà, bổ sung thêm tôm,
mực, cá...; đồ uống là bia và nước ngọt; về diễn
xướng, bên cạnh hát Bội, hát Bài chòi còn có các bài
hát hiện đại ca ngợi quê hương đất nước; trong trò
chơi, ngoài đua thuyền, lắc thúng, đua ghe, kéo co,
đẩy gậy, vá lưới còn có trò hiện đại, như đá bóng
trên bãi biển
Sự hiện diện của các yếu tố mới góp phần làm
cho không khí lễ hội mang hơi thở của cuộc sống
đương đại, song ít nhiều đã làm lu mờ và suy giảm
giá trị truyền thống của một lễ hội mang tính chất
cầu mùa, cầu an
3.4. Niềm tin vào tín ngưỡng suy giảm
Dù chưa có điều kiện khảo sát trên diện rộng
bằng bảng hỏi, song qua phỏng vấn trực tiếp một
số người dân ở các làng đánh cá ven biển Đà Nẵng
trước đây, chúng tôi nhận thấy, đã có sự suy giảm
niềm tin vào tín ngưỡng này, thể hiện ở việc cơ sở
thờ tự (như đình làng) ít được tu sửa quy mô, có nơi
hậu tẩm bị xuống cấp (làng Nam Ô), có nơi di tích bị
dịch chuyển hoặc xây lại theo lối đơn giản (làng
Mân Quang), có nơi di tích bị nhà dân “đè lên” (làng
90
L˚ Th Thu Hin: Bi	n 
i cuchoasaca t˝n ng
ng...
Tân Thái); nghi lễ thờ cúng cũng có phần giản lược;
lễ hội bị thu hẹp cả về thời gian và quy mô, người
dân tham dự không nhiều; kinh phí đóng góp hạn
chế, khó huy động. Qua 3 ý kiến của người dân các
làng Mỹ Khê, Nam Ô dưới đây sẽ minh chứng thêm
cho vấn đề này:
- “Ngày 18 tháng 5 (Âm lịch) là ngày hội của
nghề biển, ngày 1 tháng 9 (Âm lịch) là ngày kỵ Ông
nhưng lễ hội Cầu ngư bây giờ không tổ chức nữa,
thành phố cấp tiền làm lại lăng Ông để dân trông
coi hương khói mà thôi. Trước đây, ngày 18 tháng 5
(Âm lịch) tổ chức đua ghe, đua thúng, giật dây kéo
co, cúng ngoài biển ghê lắm, chừ (bây giờ) thấy im
re. Nó “lỏng” vấn đề tâm linh nên bây giờ mình
đứng ra tổ chức cũng khó. Nói thiệt, kẻ tín ngưỡng
thì người ta ủng hộ, những người không tín
ngưỡng thì thờ ơ”.
(Ông Nguyễn Văn Kháng, 70 tuổi, làng Mỹ Khê).
- “Trước đây, trước khi đi biển, ngư dân thường
đến lăng Ông thắp hương cầu khấn, nay đa số chỉ
thắp hương dưới thuyền, thúng. Các hộ nằm trong
diện giải tỏa để xây dựng Khu du lịch sinh thái Nam
Ô đã sống ở nơi khác, một số vẫn tiếp tục đi biển
song không đóng góp vào việc thờ cúng cá Ông
nữa. Nhiều người còn làm nghề biển nhưng khi tổ
chức lễ hội lại không tham dự”.
(Ông Trần Ngọc Vinh, 60 tuổi, làng Nam Ô).
- “Giờ đi biển đã có các phương tiện liên lạc hiện
đại rồi, có gì đánh tín hiệu cầu cứu trong bờ. Vả lại,
mình cầu xin vậy chớ (chứ) cũng có kết quả mấy
đâu. Nay mình thờ Ông giống như thờ ông bà tổ
tiên, người có ơn với nghề vậy”.
(Ông Nguyễn Văn Thắng, 62 tuổi, làng Nam Ô).
Như vậy, quá trình “giải thiêng” đang diễn ra
trong tín ngưỡng thờ cá Voi của cư dân ven biển
Đà Nẵng. Từ chỗ là một tín ngưỡng thờ vị thần
phù trợ cho người đi biển nay thành tín ngưỡng
thờ vị thần có công với nghề biển, “tính thiêng”
giảm dần. Hay nói cách khác, biểu tượng đa diện
của cá Voi dần bị thu hẹp, chỉ còn nổi bật hình
tượng thần chủ của nghề.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này,
trong đó, sự chuyển đổi nghề nghiệp ở bộ phận
những người theo nghề đi biển là tác nhân lớn nhất
dẫn đến sự suy giảm trong tín ngưỡng thờ cá Voi ở
Đà Nẵng.
Đối với bộ phận ngư dân, đô thị hóa với việc thu
hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng không ảnh
hưởng nhiều và trực tiếp đến sự chuyển đổi nghề
nghiệp của họ như những người nông dân hay
buôn bán kinh doanh, song, nó lại tạo cho họ cơ hội
“đổi đời” nhờ bồi thường, bán đất; đồng thời, có
nhiều cơ hội việc làm mới mà họ có thể lựa chọn,
với mức lương cao và ít rủi ro, nguy hiểm hơn nghề
đi biển “hồn treo cột buồm”...
Mặt khác, tâm lý ngại ra khơi xa khiến ngư dân
không dám mạo hiểm thay đổi phương thức khai
thác, do đó, đứng trước những cơ hội nghề nghiệp
mới, rất nhiều người đã bỏ nghề: làng Mỹ Khê chỉ
còn khoảng 50 người, làng Tân Thái, Nam Ô trên
dưới 100 người làm nghề đi biển, trong khi trước
đây gần như cả làng đi biển.
Vì gắn với nghề nên khi cư dân ven biển thay
đổi sinh kế đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại và
phát triển của tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà Nẵng, đã
dẫn đến hiện tượng thiếu người thực hành nghi lễ,
thiếu kinh phí duy trì... Thay đổi sinh kế cũng góp
phần làm phai nhạt niềm tin vào tín ngưỡng thờ cá
Voi. Có thể dẫn lời ông Kháng, làng Mỹ Khê làm
minh chứng:
“Hồi trước, khi đi biển phải ra các lăng cúng lễ
chè, xôi, thịt. Những người trước đây làm nghề
nhưng bây giờ không làm nữa thì ít ra cúng lắm”.
(Ông Nguyễn Văn Kháng, 70 tuổi, làng Mỹ Khê).
Tâm lý trên là một hệ quả của quá trình đô thị
hóa, có thể đưa đến một hệ lụy là làm biến đổi một
số giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của
cộng đồng, trong đó có tín ngưỡng thờ cá Voi.
4. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa biển đảo từ
những biến đổi của tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà
Nẵng trong quá trình đô thị hóa
Là tín ngưỡng đặc thù, gắn với văn hóa biển Việt
Nam nói chung, văn hóa cư dân ven biển Đà Nẵng
nói riêng, tín ngưỡng thờ cá Voi như đã trở thành
một biểu tượng tâm linh của cư dân ven biển. Sự
biến đổi của tín ngưỡng này trong quá trình đô thị
hóa ở Đà Nẵng cho thấy sự vận động để thích nghi
của nó với đời sống xã hội đương đại, mà xu hướng
chủ đạo là đáp ứng nhu cầu thực dụng...
Mặt khác, sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cá Voi
ở Đà Nẵng còn biểu hiện cho xu thế vận động
chung của văn hóa biển đảo Việt Nam trong tiến
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đổi mới đất
nước và đặt ra một số vấn đề đối với công tác bảo
tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng nói riêng, văn hóa
biển đảo nói chung, đó là:
- Thứ nhất, ngư dân là chủ thể của văn hóa, tín
ngưỡng biển đảo, do đó, cách bảo tồn hiệu quả
nhất phải do chính chủ nhân của văn hóa, tín
S 3 (52) - 2015 - Di sn vn h‚a phi vt th
91
ngưỡng này lựa chọn và thực hiện. Vậy nên, cần tạo
điều kiện để ngư dân có thể tiếp tục bám biển, đảm
bảo cuộc sống mưu sinh của mình. Giữ được nghề
thì văn hóa, tín ngưỡng mới có cơ sở và môi trường
thực hành để tồn tại và phát triển.
- Thứ hai, ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước,
cần huy động nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau trong
việc bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng từ phía người dân,
cơ quan, doanh nghiệp và tư nhân ở cả trong và
ngoài nước Thực tế cho thấy, những nơi có tín
ngưỡng thờ cá Voi được bảo tồn tương đối tốt hiện
nay, như Thanh Khê, Hà Khê là do có nguồn kinh phí
từ nhiều nguồn tài trợ này.
- Thứ ba, với 3260 km đường bờ biển, Việt Nam
có nhiều tiềm năng và thực tế đang nỗ lực xây dựng
“thương hiệu” du lịch biển. Quá trình đô thị hóa với
việc chỉnh trang cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơ sở
vật chất - kỹ thuật đã tạo điều kiện cho du khách
tiếp cận với văn hóa tín ngưỡng cư dân ven biển Đà
Nẵng. Do vậy, ngoài mục tiêu văn hóa, cần phục hồi
và khai thác các giá trị văn hóa biển đặc sắc để phục
vụ du lịch và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa
biển đảo.
5. Thay lời kết
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang tác
động không ngừng đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, có cuộc
sống của cư dân ven biển và hải đảo, làm biến đổi
phần nào những giá trị văn hóa truyền thống, như
trường hợp tín ngưỡng thờ cá Voi ở Đà Nẵng.
Những biến đổi đó không đơn thuần chỉ là sự
thay đổi diện mạo, yếu tố bên ngoài, mà đã bắt
đầu có sự dịch chuyển một số yếu tố “bên trong”
- Những yếu tố quan trọng đưa tới sức sống của
tín ngưỡng. Do đó, cần thiết phải khôi phục, bảo
tồn các giá trị văn hóa biển đảo, đồng thời, phát
huy, khai thác các giá trị đặc sắc của văn hóa biển
đảo để xây dựng nền kinh tế, văn hóa Việt Nam
hiện nay./.
L.T.T.H
Tài liệu tham khảo:
1- Nguyễn Chí Bền (2002), “Lễ hội nghinh ông ở xã Bình
Thắng, một cách tiếp cận”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
6, tr. 21 - 40.
2- Bùi Quang Bình (2009), “Vấn đề lao động nhập cư
trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”, trong Kỷ
yếu hội thảo khoa học Đô thị hóa miền Trung - Tây Nguyên và
những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra - Tài liệu lưu hành nội bộ
tại Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, Đà
Nẵng, tr. 267 - 280.
3- Đặng Dùng (2011), Hồ sơ di tích làng Nam Ô, phường Hòa
Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Hội Người cao
tuổi làng Nam Ô chỉ đạo thực hiện.
4- Nguyễn Xuân Đức (2007), “Từ đền thờ đức Ông, đức Bà
ở Cảnh Dương nghĩ về tục thờ cá Voi của người Việt”, Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 4, tr. 21 - 33.
5- Phạm Thúc Hồng (Khảo luận và biên dịch) (2014), Các di
tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng làng Thanh Khê, phường Thanh
Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Ban Nghi lễ
làng Thanh Khê chỉ đạo thực hiện.
6- Nguyễn Xuân Hương (2009), Tín ngưỡng cư dân ven biển
Quảng Nam - Đà Nẵng: Hình thái, đặc trưng và giá trị, Nxb. Từ
điển Bách khoa và Viện Văn hoá, H.
7- Đình Hy (2008), “Đặt vấn đề về nguồn gốc tục thờ cá Voi
tại ven biển Trung Trung Bộ đến Nam Bộ”, trong Văn hóa biển
miền Trung và văn hóa biển miền Tây Nam Bộ (Kỷ yếu hội thảo),
Nxb. Từ điển bách khoa, H, tr. 121 - 128.
8- Lê Văn Kỳ (2008), Văn hóa cư dân ven biển miền Trung, đề
tài cấp Bộ, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu văn hóa.
9- Trần Hồng Liên (chủ biên) (2004), Cộng đồng ngư dân
Việt ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, H.
10- Nguyễn Thăng Long (2008), “Cộng đồng cư dân ven
biển miền Trung với tín ngưỡng thờ cá Voi”, trong Văn hóa biển
miền Trung và văn hóa biển miền Tây Nam Bộ (Kỷ yếu hội thảo),
Nxb. Từ điển bách khoa, H, tr. 129 - 137.
11- Nguyễn Thanh Lợi (2003), “Tục thờ cá Ông ở Bà Rịa -
Vũng Tầu”, trong Thông báo Văn hóa dân gian 2002, Nxb. Khoa
học xã hội, H, tr. 370 - 382.
12- Nguyễn Thanh Lợi (2003), “Giao lưu văn hóa Việt - Chăm
nhìn từ tục thờ cá Ông”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, tr. 24 - 27.
13- Nguyễn Thanh Lợi (2006), “Tục thờ cá Ông ở ven biển
Nam Trung Bộ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr. 52 - 60.
14- Nguyễn Thanh Lợi (2008), “Tục thờ cá Ông ở ven biển
Tây Nam Bộ”, trong Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển
miền Tây Nam Bộ (Kỷ yếu hội thảo), Nxb. Từ điển bách khoa, H, tr.
478 - 499.
15- Lê Quang Nghiêm (1970), Tục thờ cúng của ngư phủ
Khánh Hòa, Sài Gòn.
16- Huỳnh Phước (2009), “Vài nét về đô thị hóa miền Trung
và thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới”, trong Kỷ yếu hội
thảo khoa học Đô thị hóa miền Trung - Tây Nguyên và những vấn
đề kinh tế - xã hội đặt ra - Tài liệu lưu hành nội bộ tại Thư viện
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, Đà Nẵng, tr. 228 -
238.
17- Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2000), Văn hóa dân gian làng
ven biển, Nxb. Văn hóa dân tộc, H.
18- Phạm Văn Tú (2007), “Tín ngưỡng thờ cá Voi ở Cà Mau”,
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tr. 46 - 50.

File đính kèm:

  • pdfbien_doi_cua_tin_nguong_tho_ca_voi_o_da_nang_trong_qua_trinh.pdf