Biểu hiện về trí tuệ xúc cảm của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ đặc biệt, nó có liên quan đến nhận thức, tình cảm và hành động ý chí

của con người. Trí tuệ xúc cảm phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động. Có thể hiểu

trí tuệ xúc cảm là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn đề có liên quan đến

xúc cảm, thể hiện ở năng lực cảm nhận và kiểm soát xúc cảm của bản thân và người khác, phân

biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ trong

cuộc sống”. Nhà trường là nơi bồi dưỡng và phát triển trí tuệ xúc cảm cho người học.

pdf 5 trang yennguyen 2580
Bạn đang xem tài liệu "Biểu hiện về trí tuệ xúc cảm của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu hiện về trí tuệ xúc cảm của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Biểu hiện về trí tuệ xúc cảm của học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53 
49 
BIỂU HIỆN VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG CHUYÊN THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN 
Đinh Đức Hợi*, Nguyễn Thị Yến 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ đặc biệt, nó có liên quan đến nhận thức, tình cảm và hành động ý chí 
của con người. Trí tuệ xúc cảm phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động. Có thể hiểu 
trí tuệ xúc cảm là loại hình trí tuệ thể hiện năng lực của chủ thể đối với các vấn đề có liên quan đến 
xúc cảm, thể hiện ở năng lực cảm nhận và kiểm soát xúc cảm của bản thân và người khác, phân 
biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ trong 
cuộc sống”. Nhà trường là nơi bồi dưỡng và phát triển trí tuệ xúc cảm cho người học. 
Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, học sinh, năng lực 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Cuối của thế kỷ XX, hàng loạt công trình 
khoa học nghiên cứu về cảm xúc đã ra đời. 
Nhờ có nhiều phương pháp đổi mới, như công 
nghệ về hình ảnh chúng ta có thể thấy rõ bộ 
não hoạt động như thế nào, điều gì thật sự 
diễn ra khi chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, 
tưởng tượng và ước mơ. Đôi khi chúng ta hay 
đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ (chỉ số thông 
minh). Vậy cái gì giúp chúng ta thành công 
hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc sống? Đâu là 
những nhân tố tác động? Liệu nó có nằm ở 
năng lực Trí tuệ cảm xúc (emotional 
intelligence) là l loại hình trí tuệ thể hiện năng 
lực của chủ thể với những vấn đề có liên quan 
đến cảm xúc. Với những năng lực đó giúp con 
người nhận biết, sử dụng và kiểm soát được 
cảm xúc ở bản thân và ở người khác từ đó 
giúp chủ thể giải quyết tốt các tình huống 
đang diễn ra trong cuộc sống. Trường Trung 
học phổ thông Chuyên là loại hình trường 
chuyên biệt, đối tượng học sinh THPT chuyên 
là đối tượng học sinh độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, 
có chỉ số thông minh (IQ), chỉ số sáng tạo 
(CQ) ở mức khá cao thể hiện ở việc có năng 
lực nổi trội trong một môn học như Toán, 
Văn, Sinh, Anh, Động cơ học tập, thái độ, 
hứng thú học tập và niềm say mê thể hiện rõ 
đối với một môn học nhất định. Nhờ đó học 
sinh THPT Chuyên thường đạt được những 
thành công đối với môn học họ đam mê. Chỉ 
* Tel: 0915 943456 
số IQ, CQ cao và có những thành công trong 
hoạt động học tập gợi dẫn cho các nhà nghiên 
cứu tâm lý học câu hỏi: liệu học sinh THPT 
có thể nhận thức tốt những cảm xúc của mình 
và đâu là môi trường phát triển trí tuệ xúc 
cảm cho học sinh. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Chúng tôi tiến hành đo trắc nghiệm và khảo 
sát tại Trường THPH Chuyên tỉnh Thái 
Nguyên: là học sinh trường THPT chuyên 
tỉnh Thái Nguyên các khối lớp Chuyên 10, 
11, 12; phân ra thành 2 khối chuyên tự nhiên 
và chuyên xã hội. 
Chúng tôi sử dụng thang đo của MSCEIT để 
đo lường mức độ trí tuệ cảm xúc chung của 
học sinh THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên, 
thang đo đã được dịch ra Tiếng Việt bản dịch 
của tác giả Nguyễn Công Khanh, cùng nhóm 
chuyên gia thẩm định, Việt hóa: Trần Trọng 
Thủy, PGS. TS. Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy 
Tú, Nguyễn Công Khanh. Trí tuệ cảm xúc của 
học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái 
Nguyên được thể hiện và đánh giá thông qua 
4 năng lực sau: Năng lực nhận biết xúc cảm; 
Năng lực hiểu xúc cảm; Năng lực xúc cảm 
hóa ý nghĩ; Năng lực điều khiển và quản lý 
xúc cảm. 
Kết quả mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc 
của học sinh trường THPT chuyên tỉnh 
Thái Nguyên 
Năng lực trí tuệ cảm xúc của một người theo 
thang đánh giá MSCEIT của J. Mayer và P. 
Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53 
50 
Salovey được cấu trúc bởi 4 năng lực thành 
phần: Năng lực nhận thức xúc cảm, năng lực 
hiểu xúc cảm, năng lực xúc cảm hóa suy nghĩ 
và năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm. 
Vì vậy, chỉ số trí tuệ cảm xúc của một người 
tính bằng điểm được tính bằng tổng điểm của 
cả 4 năng lực hợp thành đó. 
Bảng 1 cho thấy: kết quả điểm thô trung bình 
mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh 
trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên là 77 
với độ lệch chuẩn 20. So với điểm lý tưởng 
của thang đo MSCEIT là 141, điểm thô trung 
bình trắc nghiệm của học sinh trường THPT 
chuyên tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng 55%. 
Điều này cho thấy mức điểm của học sinh 
chỉ giữ ở mức điểm trung bình so với điểm 
lý tưởng. 
Xét điểm trung bình EQ trên với thang đánh 
giá Wechsler cho ta đánh giá tổng quan về 
mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh chuyên ở 
nhóm trung bình (90 < EQ = 100 < 109). Tuy 
vậy, độ lệch chuẩn lại rất cao (SD = 15) nói 
lên rằng chỉ số EQ của từng học sinh chuyên 
là không đồng đều, có học sinh đạt điểm rất 
cao nhưng có những học sinh đạt điểm rất 
thấp. Cụ thể như học sinh Phương Việt Bùi 
lớp 11 Anh có chỉ số EQ = 122 điểm thuộc 
nhóm có EQ cao (120 <EQ =122 <129) 
nhưng học sinh nữ lớp 12 Anh chỉ số EQ = 64 
điểm thuộc nhóm có EQ thấp (EQ =64 <89). 
Kết quả khảo sát trí tuệ cảm xúc ở mức trung 
bình cho thấy: học sinh chuyên đạt điểm trung 
bình các năng lực nhận thức xúc cảm, năng 
lực hiểu xúc cảm, năng lực xúc cảm hóa suy 
nghĩ, năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm 
ở mức trung bình. Học sinh đã bắt đầu nhận 
thức được các xúc cảm đang diễn ra trong 
mình và trong người khác nhưng chưa thực sự 
rõ ràng; học sinh còn gặp khó khăn khi hiểu, 
lý giải những xúc cảm diễn ra trong mình, và 
của mọi người trước mọi tình huống gặp phải 
và từ đó khi suy nghĩ, điều khiển, chế ngự và 
quản lý xúc cảm của mình và người khác trở 
nên bối rối, đôi khi lúng túng không làm chủ 
được xúc cảm. 
Kết quả khảo sát về mức độ biểu hiện của 
trí tuệ cảm xúc (trên 4 thành phần của 
năng lực) 
Dựa trên cách đánh giá năng lực trí tuệ cảm 
xúc theo thang đo MSCEIT và cơ sở lý luận 
của trí tuệ cảm xúc ta thấy có thể mức độ biểu 
hiện năng lực trí tuệ cảm xúc của một người ở 
mức trung bình nhưng mức độ biểu hiện năng 
lực trí tuệ cảm xúc của từng thành phần năng 
lực riêng cấu thành năng lực trí tuệ cảm xúc 
của người đó không hoàn toàn đều ở mức 
trung bình. Hoàn toàn có thể, năng lực nhận 
thức xúc cảm của người này đạt chỉ số điểm 
rất cao, hoặc cao còn năng lực hiểu xúc cảm, 
năng lực điều khiển và quản lý xúc cảm lại 
chỉ đạt chỉ số điểm ở mức khá hoặc thấp và 
ngược lại. 
- Bảng so sánh mức độ biểu hiện của từng 
năng lực cấu thành năng lực trí tuệ cảm của 
học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái 
Nguyên được trình bày cụ thể ở bảng 2. 
Bảng 1: Kết quả điểm trung bình của mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc 
ở học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên 
Tổng số (n) X SD 
Điểm thô 48 77.4792 20.04462 
EQ 48 100.32 15.00 
Bảng 2. So sánh mức độ biểu hiện của từng năng lực cấu thành năng lực trí tuệ cảm xúc 
của học sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên 
STT Thang đo 
ĐTB 
 thang đo 
SD Số item 
1 Nhận thức xúc cảm (AE) 26.54 11.61 50 
2 Xúc cảm hóa ý nghĩ (BF) 17.27 5.06 30 
3 Hiểu xúc cảm (CG) 20.73 3.91 32 
4 Điều khiển và quản lý xúc cảm (DH) 12.94 4.35 29 
5 MSCEIT 77.47 20.04 141 
Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53 
51 
Kết quả bảng 2 cho thấy: Trong kết quả điểm 
trung bình item của các thang đo thì điểm 
trung bình của thang đo DH (ĐTB = 12.94) là 
thấp nhất với độ lệch chuẩn SD = 4.35. Thang 
đo DH là thang đo phản ánh mức độ biểu hiện 
năng lực điểu khiển và quản lý xúc cảm. Điều 
này cho ta kết luận học sinh THPT có khả 
năng thấp trong việc điều khiển, chế ngự và 
quản lý xúc cảm của mình và của mọi người. 
Đây là một năng lực quan trọng trong hình 
thành và phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc ở 
mỗi người, chỉ số điểm của năng lực này thấp 
sẽ khiến cho năng lực trí tuệ cảm xúc tổng thể 
không cao. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của 
thang đo DH thấp còn nói lên đa số học sinh 
đều có chỉ số điểm ở năng lực điều khiển và 
quản lý xúc cảm chưa cao. 
Trong kết quả điểm trung bình item của các 
thang đo điểm trung bình của thang đo AE – 
năng lực nhận thức xúc cảm là cao nhất (ĐTB 
= 26.54) cho thấy học sinh chuyên có khả 
năng nhận biết, gọi tên, chỉ ra, phân loại được 
những xúc cảm đang diễn ra trong bản thân 
và trong mọi người ở mỗi tình huống. Điều 
này góp phần nâng cao chỉ số điểm EQ của 
họ. Nhưng thang đo AE lại có độ lệch chuẩn 
cũng cao nhất (SD = 11.61), điều này nói lên 
có sự không đồng đều trong năng lực nhận 
thức xúc cảm của mỗi học sinh. Có học sinh 
nhận thức rất cao, cao và cũng có học sinh 
nhận thức trung bình, thấp. 
Nếu tất cả các năng lực cấu thành năng lực trí 
tuệ cảm xúc của học sinh đều đạt chỉ số điểm 
cao thì mới có thể đạt được chỉ số điểm EQ 
cao. Vì vậy, nhà giáo dục cần chú ý bồi 
dưỡng từng năng lực trí tuệ cảm xúc cho học 
sinh, phát huy năng lực có chỉ số cao và 
không ngừng gia tăng điểm số cho những 
năng lực còn hạn chế. 
- Sự khác biệt về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm 
xúc của học sinh trường THPT chuyên tỉnh 
Thái Nguyên theo khối lớp. 
Ở mỗi lớp, mỗi độ tuổi con người sẽ có mức 
độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc khác nhau. So 
sánh mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc các 
khối lớp với nhau giúp ta nhận thấy sự khác 
nhau này. 
Kết quả so sánh sự khác biệt về mức độ biểu 
hiện trí tuệ cảm xúc qua thang đo MSCEIT 
của học sinh theo khối lớp 10, 11, 12 được thể 
hiện ở bảng 3. 
Kết quả bảng 3 cho thấy: học sinh lớp 10 có 
phần trăm học sinh đạt mức điểm ở nhóm 
điểm trung bình cao nhất (82.4%). Lớp 12 là 
lớp có phần trăm số học sinh đạt mức điểm ở 
nhóm điểm thấp nhiều nhất (58.8%). Có thể 
nhận thấy ở 3 khối lớp, lớp 11 có mức điểm 
khá cao trong đó có 28.6% học sinh đạt mức 
điểm ở nhóm điểm cao, 42.6% học sinh ở 
nhóm điểm khá và 28.6% học sinh đạt mức 
điểm ở nhóm điểm trung bình. Những lý giải 
về việc phân loại đánh giá số điểm học sinh 
đạt được thông qua thang đánh giá của 
Wechsler là sự giải thích cho sự khác nhau 
giữa số điểm EQ trung bình mà mỗi khối lớp 
đạt được. Cụ thể, lớp 11 có số điểm EQ trung 
bình cao nhất (EQ =112), độ lệch chuẩn 9.44 
cho thấy đa số học sinh lớp 11 đều đạt được 
mức điểm 112 này, không có sự chênh lệch 
lớn giữa số điểm của mỗi học sinh. Lớp 12 có 
số điểm EQ trung bình thấp nhất trong 3 lớp 
(EQ = 88), tuy vậy độ lệch chuẩn lại rất lớn 
(SD = 15.84) cho thấy sự chênh lệch lớn về số 
điểm EQ mà mỗi học sinh trong khối 12 đạt 
được, có học sinh đạt điểm khá nhưng lại 
những học sinh chỉ đạt điểm EQ thuộc nhóm 
điểm thấp. 
Bảng 3: Sự khác biệt về mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc qua thang đo MSCEIT theo khối lớp 
STT 
Lớp 
Mức độ 
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 
Tần số % Tần số % Tần số % 
1 Nhóm rất cao 0 0 0 0 0 0 
2 Nhóm cao 0 0 4 28.6 0 0 
3 Nhóm khá 3 17.6 6 42.8 2 11.8 
4 Nhóm trung bình 14 82.4 4 28.6 5 29.4 
5 Nhóm thấp 0 0 0 0 10 58.8 
6 Tổng số học sinh 17 14 17 
EQ 103 SD = 6.76 112 SD = 9.44 88 SD = 15.84 
Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53 
52 
Từ những chỉ số định lượng trên, ta thấy chỉ 
số EQ của học sinh lớp 11 là cao nhất có thể 
do trong 3 khối lớp đây là khối lớp đã quen 
với môi trường học ở trường chuyên THPT, 
học sinh ở khối này không còn gặp khó khăn 
trong việc thay đổi môi trường từ cấp II lên 
cấp III như học sinh lớp 10. Họ đã làm chủ 
được công việc học ở trường và tự gây dựng 
được cho mình những nề nếp học tập phù hợp 
để đạt được kết quả học tập cao nhất. Thời 
gian dành cho việc học được cân đối với thời 
gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn 
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao bổ ích khác. 
Từ những nguyên nhân đó khiến cho chỉ số trí 
tuệ cảm xúc của học sinh khối lớp này cao 
hơn các khối lớp khác. 
Học sinh khối 12, là khối lớp có nội dung 
chương trình học tập nặng nhất trong 3 khối 
lớp. Đặc biệt, lớp 12 là một lớp học quan 
trọng đối với tương lai của mỗi học sinh, họ 
phải tập trung cao độ vào công việc học tập, 
tích lũy tri thức thật chắc và rộng để có thể 
tham gia kỳ thi Đại học của quốc gia, đỗ vào 
trường Đại học mà họ mơ ước hoặc có cơ hội 
theo đuổi con đường đam mê tri thức của họ 
với một môn học cụ thể qua kỳ thi Olimpic 
trong và ngoài nước. Từ đó, chính trong họ có 
rất nhiều áp lực khách quan và chủ quan ảnh 
hưởng, tác động đến hoạt động của mỗi học 
sinh. Ở khối lớp này, có nhiều học sinh rơi 
vào trạng thái tự kỷ, trầm cảm và thường 
xuyên cảm thấy hoang mang và lo sợ trước 
khi đối mặt với những kỳ thi quan trọng trong 
đời họ. Từ những nguyên nhân do hoạt động 
chủ đạo – hoạt động học tập đem lại có thể 
khiến cho khi làm bài tập trắc nghiệm này học 
sinh lớp 12 không thực sự tập trung làm, họ 
có thái độ chưa tích cực, chưa thực sự chú 
tâm suy nghĩ trong thời gian làm từng item 
nên số điểm EQ học sinh đạt được là thấp 
nhất. Bên cạnh đó, có thể trong chính mỗi học 
sinh xúc cảm đang rất hỗn độn, trong thời 
điểm này họ thực sự không có thời gian để 
tâm, lắng nghe xúc cảm trong mình và trong 
người khác nên học sinh lớp 12 gặp những 
khó khăn, trở ngại trong việc xúc cảm hóa ý 
nghĩ hay điều khiển và quản lý xúc cảm của 
bản thân và của người khác. 
Từ thực trạng trên mong rằng nhà trường và 
các nhà giáo dục sẽ quan tâm đến đặc điểm 
tâm sinh lý của học sinh từng khối lớp, đặc 
biệt của học sinh khối lớp 12 tìm ra những 
biện pháp, nội dung dạy học và giáo dục phù 
hợp giúp học sinh có thể cân bằng việc học 
của mình với các hoạt động khác. Giúp học 
sinh không cảm thấy quá áp lực với việc học, 
giảm số học sinh bị tự kỷ, trầm cảm, stress 
trong học tập, góp phần nâng cao chỉ số trí tuệ 
cảm xúc của mỗi học sinh khối lớp này. Hình 
thành một nhân cách toàn diện ở người học. 
KẾT LUẬN 
Để có một năng lực trí tuệ cảm xúc được đánh 
giá ở nhóm mức cao thì phải đảm bảo đạt các 
năng lực thành phần cũng phải đạt ở nhóm 
mức cao. Và cũng rất có thể năng lực trí tuệ 
cảm xúc cao thì năng lực nhận thức xúc cảm 
ở nhóm mức cao nhưng năng lực điều khiển 
và quản lý xúc cảm lại mới chỉ đạt nhóm mức 
trung bình. Vì vậy, nhà giáo dục cần chú ý 
đánh giá chính xác năng lực trí tuệ cảm xúc 
của từng học sinh, của nhóm học sinh để có 
thể tìm ra những mục tiêu nâng cao, phát triển 
năng lực trí tuệ cảm xúc và từ đó xây dựng 
nội dung chương trình, tìm phương pháp, 
phương thức và hình thức tổ chức nâng cao 
phù hợp với đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học 
sinh. Bên cạnh đó, để hiệu quả công việc đạt 
được cao nhất nhà giáo dục cũng cần chú ý 
đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc của mỗi học 
sinh, nhóm học sinh trên từng năng lực riêng 
cấu thành năng lực trí tuệ xúc cảm của một 
người. Từ đó, phát triển những năng lực riêng 
được đánh giá cao và chú trọng nâng cao 
những năng lực riêng chưa có mức đánh giá 
cao, trung bình hoặc còn thấp. Việc nâng cao, 
phát triển năng lực trí tuệ cảm xúc cho học 
sinh trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên 
có ý nghĩ lớn trong việc xây dựng một nhân 
cách toàn diện ở người học mà nhà trường 
cần quan tâm. 
Đinh Đức Hợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 49 - 53 
53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Daniel Goleman (2012), Trí tuệ xúc cảm ứng 
dụng trong công việc (Phương Thúy, Minh 
Phương, Phương Linh dịch, Alpha books hiệu 
đính), Nhà xuất bản lao động – xã hội. 
2. Phan Trọng Nam, (2012), Trí tuệ cảm xúc của 
sinh viên Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ Tâm lý 
học, Bộ giáo dục và đào tạo, Viện khoa học giáo 
dục Việt Nam. 
3. Nguyễn Huy Tú (2003), Trí tuệ cảm xúc – 
bản chất và phương pháp chuẩn đoán, Tạp chí 
Tâm lý học. 
4. Dương Thị Hoàng Yến (2010), Trí tuệ cảm xúc 
của giáo viên Tiểu học, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, 
Viện Tâm lý học – Viện khoa học xã hội Việt Nam. 
5. Nguyễn Thị Yến (2013), Trí tuệ xúc cảm của 
học sinh Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên, 
Thái Nguyên. 
SUMMARY 
EMOTIONAL INTELLECTURAL DEVELOPMENT 
TO STUDENT PRIVATE SCHOOL 
Dinh Duc Hoi*, Nguyen Thi Yen 
College of Education - TNU 
Emotional intelligence is a special type of Intelligence, it is related to cognition, feelings and 
actions will of the people. Intellectual emotional development in humans process and river 
activities. Intelligence can understand emotional intelligence is the type of show the subject's 
capacity for problems related to emotions, reflected in the capacity to feel and control the emotions 
of themselves and others, distinguish them and use this information to guide thinking for solving 
tasks in life. "Where the school is to foster and intellectual development for learners emotional. 
Keywords: intellectual, emotional, students, faculty 
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:27/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 
Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
* Tel: 0915 943456 

File đính kèm:

  • pdfbieu_hien_ve_tri_tue_xuc_cam_cua_hoc_sinh_truong_trung_hoc_p.pdf