Bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế

Abstract: In the article, we propose to innovate the content, methods, organizational forms of

fostering teacher, educational management officials to achieve professional title standards, meeting

the requirements of the new general education curriculum and integration sacrifice in the current

period.

pdf 6 trang yennguyen 6040
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế

Bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
27 
Email: leha0376@gmail.com 
BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC 
ĐẠT CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
Lê Thị Lệ Hà - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 
Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 26/5/2019. 
Abstract: In the article, we propose to innovate the content, methods, organizational forms of 
fostering teacher, educational management officials to achieve professional title standards, meeting 
the requirements of the new general education curriculum and integration sacrifice in the current 
period. 
Keywords: Fostering, teacher; manager, innovation, education. 
1. Mở đầu 
Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
(khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi 
mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, 
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã chỉ ra 
những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ nhà giáo và cán bộ 
quản lí giáo dục (CBQLGD), đó là “bất cập về chất 
lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp 
yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục (GD), thiếu tâm 
huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”... 
Có thể nói, chương trình bồi dưỡng nhà giáo đạt 
chuẩn chức danh nghề nghiệp đã được các văn bản chỉ 
đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đề cập 
khá toàn diện kiến thức về lí luận chính trị, quản lí (QL) 
hành chính Nhà nước về GD-ĐT, kiến thức và kĩ năng 
nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và hội nhập quốc tế trong 
GD-ĐT hiện nay. 
Mặt khác, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 
của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết 
định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về việc phê duyệt 
đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ 
thông và ngày 26/12/2018, Bộ GD-ĐT đã ban hành 
Thông tư số 32/2018/TT-BGD-ĐT về việc ban hành 
Chương trình GD phổ thông. Chương trình GD phổ 
thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực người học, tạo môi trường học tập 
và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ 
thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học 
vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn 
nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa 
các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống 
tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa 
và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và 
nhân loại. 
Việc ĐT, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD các 
cấp học đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đáp ứng yêu 
cầu chương trình GD phổ thông mới vừa là mục tiêu, vừa 
là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan 
trọng để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, 
toàn diện GD-ĐT và hội nhập quốc tế. ĐT, bồi dưỡng 
đội ngũ nhà giáo, CBQLGD không chỉ chú trọng đến 
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học 
mà cả kiến thức về lí luận chính trị, kiến thức về QL kinh 
tế, ngoại ngữ, tin học... Phải bồi dưỡng nhà giáo, 
CBQLGD một cách toàn diện, coi trọng tính hiệu quả, 
cần làm cho đội ngũ nhà giáo, CBQLGD ý thức đầy đủ 
rằng, không bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì 
không thể hoàn thành được nhiệm vụ của nhà giáo, 
CBQL trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện 
GD-ĐT và hội nhập quốc tế hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Những điểm khái quát về nhà giáo và cán bộ quản 
lí giáo dục 
2.1.1. Nhà giáo 
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong 
nhà trường và các cơ sở GD khác thuộc hệ thống GD 
quốc dân. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở GD mầm 
non, GD phổ thông, GD nghề nghiệp gọi chung là giáo 
viên. Nhà giáo giảng dạy trong cơ sở GD đại học (gồm 
đại học, cao đẳng) gọi chung là giảng viên. Luật GD năm 
2005 đã quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà 
giáo, quy định những hành vi nhà giáo không được làm, 
quy định việc ĐT, bồi dưỡng và những chế độ chính sách 
đối với nhà giáo. 
2.1.2. Cán bộ quản lí giáo dục 
CBQLGD là người giữ vai trò quan trọng trong việc 
tổ chức, QL, điều hành các hoạt động GD trong cơ quan 
QLGD và ở cơ sở GD. Điều 16 Luật GD năm 2005 đã 
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của CBQLGD đối với sự 
nghiệp GD. CBQLGD bao gồm những người đảm nhiệm 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
28 
các chức vụ có phụ cấp chức vụ trong các cơ sở GD; 
những người làm việc trong các cơ quan QLGD các cấp 
(bộ, sở, phòng GD-ĐT, gồm cả lãnh đạo và chuyên viên). 
Nhà giáo và CBQLGD được Đảng và Nhà nước ĐT 
có trình độ nhất định (gọi là trình độ chuẩn) để thực hiện 
nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực cho thời kì CNH, HĐH đất 
nước. Phát triển sự nghiệp GD là trách nhiệm của toàn 
Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó trách nhiệm 
trực tiếp, trách nhiệm nòng cốt thuộc về ngành GD. Đảng 
và Nhà nước giao phó sứ mệnh lịch sử của sự nghiệp GD 
đó cho đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. 
2.2. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo 
dục hiện nay 
2.2.1. Ưu điểm 
Cho đến nay, ngành GD đã xây dựng được một đội 
ngũ nhà giáo và CBQLGD các cấp tương đối đồng bộ về 
cơ cấu, đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức 
chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, 
đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất 
nước. Các nhà trường bước đầu được đổi mới theo tinh 
thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của 
người học. Nhà giáo đã chủ động trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công 
nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và QL, từng bước 
nâng cao chất lượng GD. Tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên 
chuẩn trình độ ĐT ở các cấp bậc học khá cao (mầm non 
96,5%; tiểu học 99,5%; THCS 99,2%, THPT 99,6%, cao 
đẳng và đại học 99,7%). 
Đội ngũ nhà giáo hầu hết có ý thức chính trị và phẩm 
chất đạo đức tốt, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, 
lành mạnh, trong sáng, tích cực học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm trong thực hiện 
nhiệm vụ được giao. Đội ngũ nhà giáo đã triển khai và 
thực hiện có hiệu quả các hoạt động GD-ĐT ở mọi cấp 
học, trình độ ĐT ở mọi vùng miền, góp phần tích cực vào 
ĐT nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Đội ngũ CBQLGD có trình độ chuyên môn và nghiệp 
vụ QL, có kinh nghiệm trong công tác QLGD, có bản 
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, không ngừng học 
tập nâng cao trình độ, tổ chức triển khai và thực hiện có 
hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách 
của Nhà nước. CBQLGD đã tham mưu, đề xuất tích cực 
có hiệu quả cho cấp uỷ Đảng và chính quyền trong việc 
thực hiện chiến lược phát triển GD phù hợp với điều kiện 
KT-XH của địa phương. 
2.2.2. Những hạn chế và yếu kém 
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn 
diện GD-ĐT đã nêu: Chất lượng, hiệu quả GD-ĐT còn 
thấp so với yêu cầu, nhất là GD đại học, GD nghề nghiệp. 
Hệ thống GD-ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và 
giữa các phương thức GD-ĐT; còn nặng lí thuyết, nhẹ 
thực hành. ĐT thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, 
sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; 
chưa chú trọng đúng mức việc GD đạo đức, lối sống và 
kĩ năng làm việc. Phương pháp GD, việc thi, kiểm tra và 
đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. QLGD-ĐT 
còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và CBQLGD bất 
cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa 
theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển GD, thiếu tâm 
huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 
- Một bộ phận nhà giáo còn thiếu gương mẫu, thiếu 
bản lĩnh chính trị, vi phạm đạo đức, lối sống, chuẩn mực 
của nhà giáo, không đấu tranh, thậm chí còn bị lôi cuốn, 
thỏa hiệp tham gia vào tiêu cực trong thi cử, tiêu cực 
trong xã hội. Ví dụ: Gian lận trong kì thi tốt nghiệp THPT 
năm 2018 tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang hoặc một số 
thầy giáo, cô giáo phạt học sinh bằng các hình phạt quá 
mức cần thiết, khiến dư luận bức xúc, phê phán về đạo 
đức nhà giáo qua các phương tiện thông tin, truyền thông. 
- Một bộ phận CBQLGD yếu kém về năng lực điều 
hành, QL, tính chuyên nghiệp thấp, chủ yếu dựa và kinh 
nghiệm cá nhân. 
- Kiến thức pháp luật còn hạn chế, dẫn đến lúng túng 
trong xử lí, giải quyết các tình huống QL, nhất là về QL 
nhân sự, QL tài chính, hạn chế trong công tác tham mưu, 
xây dựng chính sách, tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện 
và thực thi công vụ. 
- Kĩ năng soạn thảo văn bản, nghiên cứu văn bản 
(nhất là các văn bản quy phạm pháp luật) còn hạn chế, 
dẫn đến thực hiện văn bản, ban hành văn bản thiếu 
chính xác. 
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên có 
thể khái quát như sau: 
- Chậm đổi mới tư duy trong GD. 
- Việc QL nhà giáo và CBQLGD của các cơ quan 
QLGD còn hạn chế. 
- Chưa đổi mới công tác ĐT, bồi dưỡng nhà giáo và 
CBQLGD. Các trường sư phạm chưa đổi mới nội dung, 
phương pháp ĐT, bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu 
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay. 
- Đội ngũ nhà giáo, CBQLGD chưa đáp ứng được 
nhu cầu học tập của xã hội hiện nay. 
- Đời sống của nhà giáo, CBQLGD còn gặp nhiều 
khó khăn. Lương và thu nhập của nhà giáo, CBQLGD 
chưa thực sự làm cho họ chuyên tâm với nghề, với 
công việc. 
2.3. Đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế của giáo dục 
Việt Nam 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
29 
2.3.1. Đổi mới giáo dục 
Đảng ta luôn khẳng định: “GD-ĐT, cùng với khoa 
học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”, “Coi đầu tư 
cho GD là một trong những hướng chính của đầu tư phát 
triển, tạo điều kiện cho GD đi trước và phục vụ đắc lực 
sự phát triển KT-XH”. Chủ trương đó được thể hiện qua 
các văn bản chỉ đạo sau: 
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí 
thư (khóa IX) về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ 
nhà giáo và CBQLGD yêu cầu: “Xây dựng đội ngũ nhà 
giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, 
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng 
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương 
tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc QL, phát triển 
đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp GD để nâng 
cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi 
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. 
- Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 
của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện 
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng 
phát triển GD-ĐT đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi 
mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung ĐT của các 
trường và khoa sư phạm. Xây dựng một số trường sư 
phạm thực sự trở thành trường trọng điểm đủ sức làm đầu 
tàu cho cả hệ thống các cơ sở ĐT giáo viên. Tăng đầu tư 
cơ sở vật chất nâng cấp các trường, các khoa sư phạm. 
Không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ số lượng 
giáo viên cho cả hệ thống GD. Đẩy mạnh công tác ĐT, 
bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD ở tất cả các cấp học, bậc 
học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên 
môn, nghiệp vụ. Chuẩn hoá trong ĐT, tuyển chọn, sử 
dụng nhà giáo và CBQLGD các cấp”. 
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã 
đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD trong 
nhiệm kì 2016-2021 là: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và 
CBQLGD; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy 
động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát 
triển GD-ĐT. Phấn đấu đến năm 2030, nền GD Việt 
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. 
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của 
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới 
căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã chỉ 
ra các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQLGD: 
“Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư 
tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ 
giáo viên Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các 
yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển 
phẩm chất, năng lực của người học Đổi mới chương 
trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, 
hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. 
Đổi mới nội dung GD theo hướng tinh giản, hiện đại, 
thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; 
tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễnXây 
dựng quy hoạch, kế hoạch ĐT, bồi dưỡng đội ngũ nhà 
giáo và CBQLGD gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, 
bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực 
hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và 
trình độ ĐT Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và 
CBQLGD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. 
- Nghị quyết số 88/2014/QH13, nội dung đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông bao gồm: 
Đổi mới mục tiêu GD phổ thông (chủ yếu là đổi mới cách 
tiếp cận và thực hiện mục tiêu) theo chương trình hai giai 
đoạn: mục tiêu GD cơ bản và mục tiêu GD định hướng 
nghề nghiệp; Đổi mới nội dung GD phổ thông; Tiếp tục 
đổi mới phương pháp GD; Đổi mới căn bản hình thức và 
phương pháp đánh giá chất lượng GD. 
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của 
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông khẳng định: 
“Chương trình và sách giáo khoa mới xây dựng theo 
hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát 
triển cả phẩm chất và năng lực; chú trọng GD tinh thần 
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối 
sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng 
nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực 
ngoại ngữ, tin học và kĩ năng sống, làm việc trong điều 
kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy 
thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ 
GD và công nghệ thông tin”. 
2.3.2. Hội nhập quốc tế 
Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế tập trung, bao 
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa, đã “mở cửa”, hội nhập khu vực ASEAN, gia nhập 
APEC, gia nhập WTO và mới đây đã kí hiệp định CP 
TPP; đã hội nhập và cam kết quốc tế trên nhiều lĩnh vực 
khác nhau như: WHO, UNESCO, UNICEF 
2.4. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ 
quản lí giáo dục 
2.4.1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động 
ĐT, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD đạt chuẩn chức 
danh nghề nghiệp đáp ứng chương trình GD phổ thông 
mới, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và hội 
nhập quốc tế. 
2.4.2. Bảo đảm nâng cao năng lực nghề nghiệp; ý thức 
trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và CBQLGD các cấp học, 
bậc học; gắn ĐT, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử 
dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và 
CBQLGD, đặc biệt là nhà giáo và CBQLGD công tác tại 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
30 
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều 
kiện KT-XH đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, 
năng lực làm việc. 
2.4.3. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho 
người đứng đầu cơ quan QLGD, người đứng đầu các cơ 
sở ĐT, bồi dưỡng và người đứng đầu các cơ sở GD mầm 
non, phổ thông, GD nghề nghiệp, GD đại học tham gia 
hoạt động ĐT, bồi dưỡng một cách tích cực. 
2.4.4. Xây dựng hệ thống các cơ sở ĐT, bồi dưỡng nhà 
giáo và CBQLGD các cấp học, bậc học phù hợp với chức 
năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để 
các cơ sở ĐT, bồi dưỡng có đủ năng lực tham gia ĐT, 
bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD. 
2.4.5. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về 
ĐT, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD ở trong nước, đồng 
thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các 
nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam. 
2.5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và 
cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh nghề 
nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ 
thông mới và hội nhập quốc tế 
2.5.1. ĐT, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, năng 
lực QL, quản trị nhà trường tiếp cận với nền GD tiên tiến 
trên thế giới. Phải thực hiện chuẩn hóa trình độ trong đội 
ngũ nhà giáo và CBQLGD. Mỗi nhà giáo, CBQLGD 
phải được bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức 
danh nghề nghiệp đã được quy định. CBQLGD phải 
được bồi dưỡng tiếp cận với phương pháp QL mới, QL 
theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GD, 
QL theo xu thế hội nhập quốc tế với chất lượng cao. 
2.5.2. ĐT, bồi dưỡng để nâng cao bản lĩnh chính trị, 
phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần tự 
chủ, tự tin trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện 
GD-ĐT và hội nhập quốc tế. 
2.5.3. ĐT, bồi dưỡng những kiến thức chung về chương 
trình GD phổ thông mới, về đổi mới nội dung, phương 
pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập 
của người học theo hướng hình thành phẩm chất và năng 
lực người học. Bồi dưỡng những kiến thức chung về hội 
nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế trong GD. 
2.6. Một số nội dung và giải pháp đổi mới bồi dưỡng 
nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục đạt chuẩn chức danh 
nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục 
phổ thông mới 
2.6.1. Nội dung, giải pháp về công tác quản lí 
Nội dung: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự QL 
Nhà nước và sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ 
chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể đối với quá 
trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và hội nhập 
quốc tế. Hoàn thiện hệ thống GD quốc dân theo hướng 
hệ thống GD mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội 
học tập từ Trung ương đến cơ sở. 
Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đáp ứng yêu 
cầu đổi mới GD-ĐT; Tăng cường cơ sở vật chất, huy 
động các nguồn lực tài chính, đẩy mạnh công tác xã hội 
hóa GD; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD-ĐT 
và dạy nghề; 
Giải pháp: Các trường đại học có ĐT sư phạm, cao 
đẳng sư phạm phối hợp với các Sở GD-ĐT tham mưu 
cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản pháp 
quy về công tác ĐT, bồi dưỡng giáo viên các cấp. 
Ví dụ, tại Nghệ An, tính đến cuối năm 2017 có 
13.113 giáo viên tiểu học, 11.575 giáo viên trung học cơ 
sở, 4842 giáo viên trung học phổ thông có nhu cầu bồi 
dưỡng phát triển năng lực theo chuẩn chức danh nghề 
nghiệp. Sở GD-ĐT, Sở Nội vụ đã tham mưu và UBND 
tỉnh Nghệ An đã ban hành Đề án “ĐT, bồi dưỡng nhà 
giáo, CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn 
diện GD phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 
năm 2025”. Căn cứ vào Đề án, các Sở, Ban ngành có liên 
quan tham mưu, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 
07/KH-UB ngày 05/01/2018 về việc thực hiện Đề án ĐT, 
bồi dưỡng nhà giáo, CBQLGD trên địa bàn tỉnh Nghệ 
An. Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh, căn cứ vào 
chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có, Trường Cao 
đẳng sư phạm Nghệ An được UBND tỉnh Nghệ An giao 
nhiệm vụ bồi dưỡng nhà giáo, CBQL tại Quyết định số 
628/QĐUB ngày 12/2/2018. 
2.6.2. Đổi mới nội dung bồi dưỡng 
- Nội dung: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ 
các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát 
triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục 
tiêu đổi mới GD-ĐT, cần xác định rõ và công khai mục 
tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương 
trình, ngành và chuyên ngành ĐT; Đổi mới phương pháp 
dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT, kịp thời 
nhân rộng các mô hình, phương pháp dạy học sáng tạo, 
hiệu quả; Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa 
học và công nghệ, đặc biệt là khoa học GD và khoa học 
QL; Tăng cường công tác ĐT nghề, góp phần nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực; Chủ động hội nhập và nâng 
cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT và dạy nghề. 
- Giải pháp: Trên cơ sở xem xét về chương trình GD 
phổ thông mới, bám sát chuẩn chức danh nghề nghiệp 
giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông 
để xác định những vấn đề đặt ra cho nhà giáo, CBQLGD 
khi QL hoạt động GD theo chương trình mới. Trong 
chương trình GD phổ thông mới, nhà giáo, CBQLGD 
cần phải được trang bị những kiến thức về lí luận dạy 
học, QL hiện đại, nghiệp vụ QL thiết thực mang tính 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
31 
chuyên nghiệp, đặc biệt cần có các kĩ năng QL của thế kỉ 
XXI: kĩ năng giao tiếp và liên nhân cách; định hướng đạo 
đức và trí tuệ; kĩ năng QL sự thay đổi; kĩ năng khơi dậy 
động lực và tạo động lực; kĩ năng truyền cảm hứng; có 
tầm nhìn chiến lược; kĩ năng phân tích và giải quyết vấn 
đề; kĩ năng xây dựng tư duy toàn cầu; dám nghĩ, dám 
làm; nhạy bén với các xu thế thị trường; sử dụng công 
nghệ thông tin, có năng lực hoạt động thực tiễn, năng 
lực đối ngoại... để trở thành nhà giáo, CBQL có đủ bản 
lĩnh biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của 
Nhà nước thành hiện thực; trở thành nhà QL trong sạch 
và thạo việc, thực hiện đúng chức trách một cách 
chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc minh bạch 
và hiệu quả. 
Trong nội dung chương trình cần lưu ý những nội 
dung hướng dẫn cách phân cấp, phân quyền trong nhà 
trường để mỗi tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên 
môn hoặc cá nhân mỗi giáo viên được tự chủ, linh hoạt 
và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Về phương thức 
QL, nên chuyển từ việc QL giám sát chặt chẽ quá trình 
thực hiện sang QL kết quả để nâng cao tính chủ động cho 
đội ngũ giáo viên, viên chức trong trường, nhất là việc 
xây dựng và thực thi chương trình GD phổ thông tổng 
thể gắn với vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, trách 
nhiệm của mình. 
Để giúp nhà giáo có tầm nhìn khái quát về chương 
trình GD phổ thông mới đồng thời bước đầu tiếp cận với 
những thay đổi trong phương pháp giảng dạy, phương 
pháp kiểm tra, đánh giá HS theo định hướng hình thành 
phẩm chất và năng lực người học, trong phạm vi bài viết 
này, chúng tôi đề xuất điều chỉnh, bổ sung thêm một số 
chuyên đề trong bồi dưỡng nhà giáo (đối với GD phổ 
thông) đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp với các nội 
dung cụ thể sau: 
Chuyên đề 1: Tổng quan về chương trình GD phổ 
thông mới 
Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào các vấn đề 
sau: 
- Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và 
Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT; 
- Cấu trúc nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới 
các cấp học, bậc học; 
- Những yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa mới ở trường phổ thông. 
Chuyên đề 2: Tổ chức hình thành và phát triển phẩm 
chất, năng lực cho HS phổ thông Việt Nam. 
Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào các vấn 
đề sau: 
- Khái niệm về phẩm chất, năng lực. 
- Những phẩm chất, năng lực cần hình thành cho HS 
phổ thông Việt Nam. 
- Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho 
HS phổ thông. 
Chuyên đề 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trải 
nghiệm hướng nghiệp cho HS phổ thông. 
Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào các vấn 
đề sau: 
- Ý nghĩa, đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, trải 
nghiệm hướng nghiệp; 
- Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, 
trải nghiệm hướng nghiệp cho HS phổ thông; 
- Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm 
hướng nghiệp của HS phổ thông. 
Chuyên đề 4: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ 
chức, phương tiện dạy học theo định hướng hình thành, 
phát triển phẩm chất, năng lực của HS phổ thông. 
Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào các vấn đề 
sau: 
- Định hướng, mục đích, yêu cầu đổi mới phương 
pháp, hình thức, phương tiện dạy học; 
- Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức, 
phương tiện dạy học; 
- Đánh giá kết quả đổi mới phương pháp, hình thức, 
phương tiện dạy học. 
Chuyên đề 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học 
tập của HS phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực. 
Nội dung bồi dưỡng này cần tập trung vào các vấn đề 
sau: 
- Định hướng, mục đích, yêu cầu đổi mới kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập của HS phổ thông; 
- Tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập của HS phổ thông; 
- Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra 
đánh giá kết quả học tập của HS. 
Bên cạnh các chuyên đề đã nêu ở trên, ở các tỉnh/ 
thành phố có thể có những chuyên đề riêng như chuyên 
đề về nội dung, phương pháp dạy học, chương trình GD 
địa phương theo quy định của chương trình GD phổ 
thông mới. 
Việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn 
chức danh nghề nghiệp, bên cạnh nội dung theo quy định 
theo chúng tôi, cần chú ý lựa chọn những nội dung, 
chuyên đề gắn với định hướng đổi mới chương trình GD 
phổ thông và phù hợp với đặc thù của từng môn học, cấp 
học từng vùng miền nhằm góp phần nâng cao năng lực 
nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của nhà giáo. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 27-32 
32 
2.6.3. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng 
Nội dung: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng nhà giáo, 
CBQLGD theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của 
học viên, phát huy tính độc lập, sáng tạo của họ, giúp học 
viên nắm được cách học, cách tự học; giúp học viên vận 
dụng tốt tri thức vào công tác giảng dạy và QLGD, huấn 
luyện các kĩ năng QL ở các mặt nghiệp vụ cụ thể; khai 
thác tính “tự phát hiện”, “tự học” trong học tập; đổi mới 
phương pháp bồi dưỡng gắn liền với đổi mới cách thức 
kiểm tra - đánh giá trong ĐT - bồi dưỡng. 
Giải pháp: Các hướng đổi mới phương pháp bồi 
dưỡng cụ thể: 
- Tăng cường phương pháp dạy học phát hiện và giải 
quyết vấn đề; dạy học kiến tạo; dạy học theo dự án; 
- Thực hiện tốt phương châm: bồi dưỡng tạo điều 
kiện để học viên suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo 
luận nhiều hơn ở mỗi bài giảng và được thực hiện thông 
qua các biện pháp cụ thể; 
- Đổi mới mục tiêu bồi dưỡng của từng bài giảng, tập 
trung nhiều hơn vào việc hình thành năng lực hoạt động, 
giúp học viên tự phát hiện và giải quyết vấn đề, giải quyết 
tình huống QLGD thực tế một cách chủ động và sáng tạo; 
- Đổi mới hoạt động bồi dưỡng của giảng viên: Giảng 
viên thiết kế, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của 
học viên theo mục tiêu cụ thể của mỗi bài giảng cần đạt; 
tổ chức hoạt động trên lớp: hoạt động cá nhân, hoạt động 
nhóm, tìm tòi, phát hiện; định hướng điều chỉnh các hoạt 
động trên lớp của học viên. Thiết kế việc sử dụng phương 
tiện trực quan, hiện tượng thực tế, tình huống có thật về 
QLGD; tạo điều kiện cho học viên được vận dụng nhiều 
hơn tri thức của mình để giải quyết các vấn đề có liên 
quan đến QLGD; 
- Đổi mới hoạt động học tập của học viên theo hướng 
học viên là chủ thể tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến 
thức và kĩ năng. 
2.6.4. Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng 
Thực hiện các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp 
với nguyên tắc và phương pháp dạy học dành cho người 
lớn: tăng cường tính thực hành, hoạt động tương tác, hoạt 
động nhóm, giải quyết vấn đề, đánh giá tin cậy, học tập 
thực địa... Áp dụng các hình thức tổ chức dạy học trong 
điều kiện cụ thể cho phép như: thảo luận nhóm, seminar, 
tạo điều kiện và không khí thuận lợi để học viên tranh 
luận với giảng viên với bạn và tự đánh giá cũng như đánh 
giá lẫn nhau. Thực hiện quy trình giảng bài trên lớp để 
tích cực hóa hoạt động học tập của học viên. 
3. Kết luận 
Với quan điểm đầu tư cho phát triển GD-ĐT là đầu 
tư cho con người, nhằm tạo điều kiện cho GD đi trước và 
phục vụ đắc lực sự phát triển KT-XH của đất nước, 
chúng ta cần đầu tư bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 
cho đội ngũ nhà giáo, CBQLGD. Chú trọng xây dựng và 
thực hiện quy hoạch, kế hoạch ĐT, bồi dưỡng đội ngũ 
nhà giáo và CBQLGD, nhằm tạo bước chuyển biến mới 
về chất lượng và hiệu quả GD. Đồng thời, thường xuyên 
chú trọng chỉ đạo sàng lọc, lựa chọn để xây dựng đội ngũ 
nhà giáo, CBQLGD đảm bảo có năng lực về chuyên môn 
nghiệp vụ, về trình độ QL đáp ứng yêu cầu đổi mới GD 
và hội nhập quốc tế hiện nay. 
Việc ĐT, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL của ngành GD 
được phát triển theo hướng giúp nhà giáo, CBQLGD đạt 
chuẩn chức danh nghề nghiệp, giúp họ tổ chức thực hiện tốt 
chương trình GD phổ thông mới, yêu cầu đổi mới căn bản, 
toàn diện GD và hội nhập quốc tế, cần trang bị cho họ kiến 
thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kĩ năng, hình thành 
phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tạo ra năng lực hành 
động mới tương ứng cho mỗi nhà giáo và CBQLGD. Nhà 
giáo, CBQLGD ngày nay phải là những người thầy, nhà 
lãnh đạo và QL có tri thức và năng lực QL hướng đến tính 
chuyên nghiệp trên tinh thần tương tác và hợp tác. Bồi 
dưỡng nhà giáo, CBQLGD còn là hoạt động nhằm khắc 
phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, bổ sung những 
thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi nhà giáo, CBQLGD, giúp 
họ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trình đổi mới 
căn bản, toàn diện GD-ĐT và hội nhập quốc tế hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Quốc hội (2014). Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 
28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa 
giáo dục phổ thông. 
[3] Chính phủ (2017). Nghị định số 101/2017/NĐ-CP 
ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công 
chức, viên chức. 
[4] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 
404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về việc phê duyệt đề 
án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục 
phổ thông. 
[5] Bộ GD-ĐT (2012). Quyết định số 382/2012/QĐ-
BGDĐT, ngày 20/01/2012 về việc ban hành 
chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục. 
[6] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGD 
-ĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương 
trình giáo dục phổ thông. 
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Tài liệu bồi dưỡng chuẩn chức 
danh nghề nghiệp giảng viên chính. NXB Đại học 
Sư phạm. 

File đính kèm:

  • pdfboi_duong_nha_giao_can_bo_quan_li_giao_duc_dat_chuan_chuc_da.pdf