Bước đầu khảo sát chất lượng nước thải tại một số chợ dân sinh thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

TÓM TẮT

Chất lượng nước thải từ các chợ dân sinh cần được quan tâm đúng mức do mức độ gia tăng ô

nhiễm môi trường đô thị. Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát chất lượng nước thải năm

2018 tại ba chợ dân sinh gồm chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa và chợ Sinh Viên thuộc quận Cầu

Giấy, thành phố Hà Nội. Kết quả quan trắc cho thấy: pH dao động từ 5,3-6,7; DO (0,03-0,39mg/l);

độ dẫn điện (18,1-540 mS/m); TSS (12,5-330,0 mg/l); nitrit (0,04-1,36 mg/l); nitrat (0,08-3,04

mg/l); amoni (0,06-0,98 mg/l); phốtphát (0,14-4,1 mg/l); COD (124,2-2587,3 mg/l); Coliform tổng

số (17,1x103-177x103 MPN/100ml); E. Coli (4x103-100x103 MPN/100ml). Tại một số vị trí quan

trắc, hàm lượng TSS vượt từ 1,2-3,3 lần; mật độ Coliform vượt từ 3,4-35,4 lần so với giá trị cho

phép tại quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT cột B về nước thải sinh hoạt. Như vậy, việc xả thải

trực tiếp nước thải của các chợ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị, do đó chúng cần

phải được xử lý trước khi xả thải vào hệ thống chung đô thị.

pdf 5 trang yennguyen 4620
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu khảo sát chất lượng nước thải tại một số chợ dân sinh thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu khảo sát chất lượng nước thải tại một số chợ dân sinh thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Bước đầu khảo sát chất lượng nước thải tại một số chợ dân sinh thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Lê Như Đa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 115 - 119 
115 
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ CHỢ 
DÂN SINH THUỘC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
Lê Như Đa*, Lê Thị Phương Quỳnh, Hoàng Thị Thu Hà 
1Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
TÓM TẮT 
Chất lượng nước thải từ các chợ dân sinh cần được quan tâm đúng mức do mức độ gia tăng ô 
nhiễm môi trường đô thị. Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát chất lượng nước thải năm 
2018 tại ba chợ dân sinh gồm chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa và chợ Sinh Viên thuộc quận Cầu 
Giấy, thành phố Hà Nội. Kết quả quan trắc cho thấy: pH dao động từ 5,3-6,7; DO (0,03-0,39mg/l); 
độ dẫn điện (18,1-540 mS/m); TSS (12,5-330,0 mg/l); nitrit (0,04-1,36 mg/l); nitrat (0,08-3,04 
mg/l); amoni (0,06-0,98 mg/l); phốtphát (0,14-4,1 mg/l); COD (124,2-2587,3 mg/l); Coliform tổng 
số (17,1x103-177x103 MPN/100ml); E. Coli (4x103-100x103 MPN/100ml). Tại một số vị trí quan 
trắc, hàm lượng TSS vượt từ 1,2-3,3 lần; mật độ Coliform vượt từ 3,4-35,4 lần so với giá trị cho 
phép tại quy chuẩn QCVN14:2008/BTNMT cột B về nước thải sinh hoạt. Như vậy, việc xả thải 
trực tiếp nước thải của các chợ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị, do đó chúng cần 
phải được xử lý trước khi xả thải vào hệ thống chung đô thị. 
Từ khóa: ô nhiễm nước, nước thải, chợ dân sinh, Cầu Giấy, Hà Nội 
MỞ ĐẦU* 
Ở Việt Nam, bên cạnh chuỗi siêu thị được 
phát triển rất nhanh chóng trong những năm 
gần đây, hệ thống chợ tại các đô thị vẫn tồn 
tại khá phổ biến phục vụ mục đích dân sinh. 
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2005, có 
9 chợ loại I (diện tích từ 3000 – 28000 m2), 
29 chợ loại II (diện tích từ 640 – 13000 m2) 
và 87 chợ loại III (diện tích từ 248 - 9500 
m
2). Số lượng chợ trên địa bàn thành phố gia 
tăng nhanh chóng với tổng số chợ đạt 418 chợ 
vào năm 2016 và đạt tới 454 chợ vào năm 
2017 [9]. Và lượng nước thải từ các chợ ngày 
càng gia tăng theo số lượng các chợ. Một số 
chợ đầu mối của các đô thị đã được xây dựng 
hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng 
công suất xử lý hiện nay không đáp ứng nhu 
cầu thực tế [2]. Nguồn nước thải chính từ các 
chợ xuất phát từ việc giết mổ và rửa các loại 
gia cầm, gia súc, hải sản, rau củ quả từ khu 
vực chế biến thực phẩm và nhà vệ sinh công 
cộng. Cho đến nay, rất ít quan trắc về chất 
lượng nước thải tại chợ dân sinh trên địa bàn 
các tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Khảo sát 
*
 Tel: 0964 677823, Email: dalenhu@gmail.com 
sơ bộ tại một số chợ ở Đà Nẵng cho thấy giá 
trị một số chỉ tiêu như hàm lượng TSS, BOD, 
Nitơ, phốt pho ở các chợ cao hơn tiêu chuẩn 
cho phép trung bình từ 2 tới 5 lần, mật độ 
coliform tổng số trung bình cao hơn tiêu 
chuẩn cho phép tới 90 lần [10] 
Với số lượng lớn các chợ, đặc biệt là chợ cấp 
II và cấp III trên địa bàn Hà Nội, chất lượng 
nước thải các khu chợ này cần được quan tâm 
đúng mức. Vì vậy, bài báo này trình bày kết 
quả khảo sát chất lượng nước thải của một số 
chợ dân sinh (cấp II và cấp III) trên địa bàn 
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Các kết quả khảo sát 
cung cấp cơ sở dữ liệu góp phần bảo vệ môi 
trường nước, an toàn thực phẩm và cung cấp 
số liệu cho quy hoạch, xử lý nước thải ở 
thành phố Hà Nội. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 
Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 4 
chợ loại II, 05 chợ loại III. Diện tích các chợ 
nghiên cứu như sau: Đồng Xa: 9700 m2; 
Nghĩa Tân: 5500 m2; chợ Sinh viên: 310m2. 
Đây là những chợ có mật độ khách hàng 
tương đối cao, cung cấp nguồn thực phẩm 
Lê Như Đa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 115 - 119 
116 
hàng ngày cho dân cư các khu vực sở tại và xung quanh. Các chợ được chia ra thành các khu vực 
thực phẩm và hàng hóa. Khu vực thực phẩm gồm các nhà quầy hàng bán thịt tươi, hải sản, rau-quả, 
hoa và các sản phẩm thực phẩm khác. Một số chợ, có khu vực giết mổ, tập trung gia súc, gia cầm, 
tiêu huỷ riêng. 
Lấy mẫu và bảo quản mẫu 
Bảng 1. Vị trí mẫu tại các chợ thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội 
Chợ Tên mẫu Khu vực 
Tọa độ 
Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông 
Nghĩa Tân 
N1.1 Thịt 21o04’54” 105o79’43” 
N1.2 Cá 21
o04’51” 105o79’40” 
N1.3 Rau 21
o04’53” 105o79’43” 
Đồng Xa 
N2.1 Thịt 21o02’35” 105o46’27” 
N2.2 Cá 21
o02’40” 105o46’41” 
N2.3 Rau 21
o01’50” 105o45’55” 
Sinh viên 
N3.1 Thịt 21o02’09” 105o46’54” 
N3.2 Cá 21
o02’08” 105o46’53” 
N3.3 Rau 21
o02’09” 105o46’52” 
Bảng 2. Giá trị một số chỉ tiêu hóa lý của các mẫu nước thải tại ba chợ dân sinh năm 2018 
Chợ Mẫu pH 
T, 
o
C 
DO, 
mg/L 
Độ dẫn điện, 
mS/m 
Độ muối, 
% 
TSS, mg/L 
Nghĩa 
Tân 
N1.1 6,50 24,4 0,39 18,1 0,01 13 
N1.2 6,72 22,0 0,25 273,5 0,14 182 
N1.3 6,55 22,0 0,14 127,4 0,06 126 
Đồng Xa 
N2.1 6,03 24,3 0,03 540,0 0,28 330 
N2.2 5,34 25,3 0,18 92,4 0,05 78 
N2.3 6,56 24,7 0,34 56,0 0,03 42 
Sinh 
viên 
N3.1 6,62 26,0 0,08 267,2 0,13 172 
N3.2 6,54 25,7 0,06 170,7 0,09 224 
N3.3 6,20 25,8 0,25 151,3 0,08 68 
Thấp nhất 5,34 22,0 0,03 18,1 0,01 13 
Cao nhất 6,72 26,0 0,39 540,0 0,28 330 
Trung bình 6,34±0,43 24,5±1,52 0,19±0,13 188,5±157,4 0,10±0,08 137±101 
QC 14: 
2008/BTNMT 
5-9 - - - - 100 
Các mẫu nước thải tại mỗi chợ được thu thập 
trực tiếp tại nguồn thải, ở 3 vị trí khác nhau 
(hàng thịt; khu hàng thủy sản; hàng rau-quả), 
mỗi vị trí lấy 2 lít mẫu (Bảng 1) vào tháng 1 
năm 2018 theo TCVN 5999:1995. Các mẫu 
được bảo quản trong thùng xốp, ở 40C và 
được chuyển ngay về phòng thí nghiệm. 
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 
Một số chỉ tiêu hóa lý như nhiệt độ, pH, độ 
dẫn điện, độ muối, hàm lượng ôxy hoà tan 
DO, độ đục được đo tại hiện trường bằng thiết 
bị WQC-22A (TOA, Nhật Bản). 
Các mẫu nước được lọc bằng giấy lọc 
Whatman GF/F (ϕ47mm). Phần mẫu nước 
lọc được bảo quản riêng biệt trong lọ nhựa 
(PE) để phân tích các chất dinh dưỡng (NO2
-
, 
NO3
-
, NH4
+
, PO4
3-). Mẫu nước không lọc 
dùng để phân tích phốt pho tổng số và các chỉ 
tiêu TSS, COD, Coliform tổng số, và E.coli. 
Hàm lượng các chỉ tiêu như NH4
+
, NO3
- 
, 
NO2
-
, PO4
3-, P tổng, COD được xác định bằng 
phương pháp so màu trên máy Jasco V-630 
(Nhật Bản) theo các phương pháp của Mỹ [1]. 
Mật độ coliform tổng số và E. Coli được xác 
định bằng phương pháp đếm trực tiếp sử dụng 
màng đọc 3M PetrifilmTM E.coli/Coliform 
Plate [1]. 
Lê Như Đa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 115 - 119 
117 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Chỉ tiêu hóa lý 
Kết quả quan trắc cho thấy: pH dao động 
trong khoảng 5,34 – 6,72. Giá trị trung bình 
đạt 6,34 ± 0,43 nằm trong giới hạn cho phép 
theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột 
B; Các giá trị pH và nhiệt độ trong quan trắc 
này gần với kết quả đo tại chợ Agora, 
Philipine (pH=7,1) [6]. DO rất thấp, dao động 
trong khoảng 0,03-0,39 mg/l, trung bình đạt 
0,19 mg/l; Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) 
dao động mạnh từ 13-330 mg/l, giá trị trung 
bình đạt 137 ± 0,13mg/l, cao gấp 1,4 lần so 
với giá trị cho phép của quy chuẩn QCVN 
14:2008/BTNMT cột B. TSS trung bình gần 
với quan trắc của tác giả Jais và cs.[4]: TSS 
tại chợ Parit Raja, Malaysia (132,3mg/l). Độ 
dẫn điện dao động mạnh tương ứng từ 18,1 - 
540 mS/m, trung bình đạt 188,5 ± 157,4mS/m 
(Bảng 2). 
Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P) 
Hàm lượng nitrit quan trắc dao động từ 0,04 - 
1,36 mgN/l, trung bình đạt 0,53 ± 0,44 mgN/l. 
NO2- tại các chợ có thay đổi khác nhau tùy 
vào mật độ số quầy kinh doanh, tùy vào 
lượng nước thải ra tại mỗi khu vực. Tuy nhiên 
có thể thấy các khu vực quầy hàng rau có xu 
thế cao hơn so với khu vực quầy thủy sản. 
Các giá trị quan trắc trong nghiên cứu này cao 
hơn so với hàm lượng nitrit tại chợ Pasar 
Peladang, Skudai, Malaysia (0,04mgN/l) [8]. 
Hình 1. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N) tại 
các vị trí quan trắc 
Hàm lượng nitrat quan trắc dao động từ 0,08-
3,04 mgN/l, trung bình đạt 0,63 ± 0,97mgN/l 
và các giá trị này thấp hơn giá trị cho phép 
của QCVN 14:2008/BTNMT cột B 
(50mgN/l). NO3- tại các chợ này cao hơn 
nhiều so với hàm lượng nitrat tại chợ thực 
phẩm tươi sống Pasar Peladang, Skudai, 
Malaysia (0,01mgN/l) [8]. 
Nitrat và nitrit trong rau phụ thuộc vào loại 
rau, phương pháp sản xuất, lượng sử dụng 
phân bón, mùa vụ ... Nitrat và nitrit cũng 
được sử dụng làm phụ gia thực phẩm (chất 
bảo quản và chất màu). 
Hàm lượng amoni trong nước thải các chợ 
tương đối thấp, dao động từ 0,06-0,98 mgN/l, 
trung bình đạt 0,24 ± 0,29 mgN/l, thấp xa so 
với giá trị cho phép QCVN 14:2008/BTNMT 
cột B (10mgN/l). Các giá trị này cũng thấp 
hơn rất nhiều lần khi so với nước thải tại chợ 
thực phẩm tươi sống Pasar Peladang tại 
Malaysia (98mgN/l) [8]. 
PO4
3-
 trong nước thải tại các điểm ở một số 
chợ dao động từ 0,14-4,09 mgP/l, trung bình 
đạt 1,11 ± 1,39 mgP/l, thấp hơn so với giá trị 
cho phép QCVN 14:2008/BTNMT cột B 
(10mgP/l). PO4
3-
 tại các chợ khảo sát thấp hơn 
nhiều so với chợ Pasar Seremban Jaya, 
Malaysia (27,7 mgP/l). 
Hình 2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (P) tại 
các vị trí 
Phốt pho tổng số (TP) quan trắc trong khoảng 
0,6-5,2 mgP/l, trung bình đạt 2,35 ± 1,63 
mgP/l. TP trong nước thải khu vực trong chợ 
cao nguyên nhân có thể do sử dụng chất tẩy 
rửa tổng hợp và một phần nhỏ do rác thải thực 
phẩm có chứa phốt pho. TP trung bình tại các 
chợ (ngoại trừ chợ Sinh viên) xấp xỉ với TP 
tại chợ dân sinh Parit Raja, Malaysia 
(1,61mgP/l)[4]. 
Trương Thị Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 142(12):17 - 22 
118 
Hàm lượng chất hữu cơ 
Hàm lượng COD dao động rất lớn từ 124 - 
2587 mg/l, trung bình đạt 1076 ± 772 mg/l, 
hiện nay chưa có quy chuẩn quy định hàm 
lượng COD trong nước thải sinh hoạt. Đáng 
chú ý là COD trong nước thải tại khu bán rau 
(NT: 841; DX: 200; SV:662 mg/l) thấp hơn 
nhiều so với khu bán thủy sản (NT: 1740; 
DX: 919; SV:2587 mg/l). Giá trị COD trong 
nghiên cứu này rất gần với giá trị COD đã 
được quan trắc tại một số chợ trên thế giới 
như chợ Pasar Peladang, Skudai, Malaysia 
(1708mg/l) [8]; chợ Parit Raja, Malaysia (456 
mg/l)[4]; chợ IIT Kharagpur, Ấn Độ 
(1150mg/l) [7]. COD cao có thể do nước thải 
từ quá trình giết mổ, rửa thịt như máu, chất 
béo, protein và có thể cao gấp 2-3 lần so 
với nước thải sinh hoạt thông thường [5]. 
Hình 3. Hàm lượng COD tại các vị trí 
Chỉ tiêu vi sinh 
Hình 4. Mật độ TC và E. coli tại các vị trí 
Mật độ coliform tổng số TC dao động trong 
khoảng 17,1x103-177x103 MPN/100ml, trung 
bình đạt 62,8x103 ± 54,7x103 MPN/100ml, 
cao hơn 63 lần so với quy chuẩn 
QCVN14:2008/BTNMT cột B. Một số khảo 
sát tại một vài chợ thành phố Đà Nẵng (chợ 
Hàn và chợ Cồn) cho thấy TC đã vượt xa quy 
chuẩn cho phép [10]. Mật độ E. Coli giữa các 
chợ dao động trong khoảng 4x103-100x103 
MPN/100ml, trung bình đạt 24,8x103 ± 30,2 
x10
3
 MPN/100ml. Nguồn lây nhiễm vi sinh 
vật có thể đến từ phân động vật máu nóng và 
từ lây lan ô nhiễm từ các loài thủy sản. Ensink 
và cs. [3] cũng đã phát hiện mật độ E. coli rất 
cao trong rau do sử dụng nguồn nước thải 
sinh hoạt chưa xử lý trong canh tác rau ở 
Faisalabad, Pakistan. 
KẾT LUẬN 
Kết quả quan trắc nước thải tại một số chợ 
thuộc quận Cầu Giấy trong tháng 1 năm 2018 
cho thấy: pH dao động từ 5,3-6,7; DO (0,03-
0,39 mg/l); độ dẫn điện (18,1-540 mS/m); độ 
muối (0,009-0,280%); TSS (13-330 mg/l); 
nitrit (0,04-1,36 mg/l); nitrat (0,08-3,04 mg/l); 
amoni (0,06-0,98 mg/l); phốtphát (0,14-4,1 
mg/l); COD (124,2-2587,3 mg/l); sunphat 
(12,33-161,04 mg/l); Coliform (17,1x10
3
-
177x10
3
 MPN/100ml); E.Coli (4x10
3
-
100x10
3
 MPN/100ml). TSS tại nhiều chợ 
vượt từ 1,1-1,5 lần; mật độ Coliform vượt từ 
6,2-23,7 lần so với quy chuẩn 
QCVN14:2008/BTNMT cột B. Các kết quả 
khảo sát mới chỉ là bước đầu, cần mở rộng tần 
suất, số lượng chỉ tiêu quan trắc nhằm có kết 
quả toàn diện hơn về chất lượng nước thải các 
chợ dân sinh. Tuy vậy, các kết quả bước đầu 
cho thấy chợ dân sinh cần được xử lý nước 
thải tại chỗ trước khi đổ vào hệ thống cống 
chung của thành phố Hà Nội. Tại một số nước 
Châu Á, giám sát chất lượng và xử lý nước 
thải tại các chợ được quan tâm đúng mức, đã 
góp phần cải thiện chất lượng môi trường 
nước mặt của các thành phố. 
LỜI CẢM ƠN 
Tập thể tác giả cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của 
Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, 
VAST để thực hiện nghiên cứu này. 
Lê Như Đa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 115 - 119 
119 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. APHA, (2012), “Standard Methods for the 
Examination of Water and Waste Water. 22
nd
Edition”, American Public Health Association. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (VEA), (2016), 
“Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2016”, 
Chuyên đề: Môi trường đô thị, 168 trang. 
3. Ensink J.H.J., Mahmood T., Dalsgaard A., 
(2007), “Wastewater-irrigated vegetables: market 
handling versus irrigation water quality”. Tropical 
Medicine and International Health, vol. 12, (2), 
pp 2–7. 
4. Jais N.M., Mohamed R.M.S.R., Apandi 
W.A.W.M., Peralta H.M.M., (2015), “Removal of 
nutrients and selected heavy metals in wet market 
wastewater by using microalgae Scenedesmus 
sp.”, Appl. Mech. Mater, 773–774,1210–1214. 
5. Kundu P., Debsarkar A., Mukherjee S., (2013), 
“Treatment of Slaughter House Wastewater in a 
Sequencing Batch Reactor: Performance 
Evaluation and Biodegradation Kinetics”, BioMed 
Research International, 2013, 134872, 1–11. 
6. Nacua Z.H., Degracia M.A., Sales G.M., 
Galarpe V.R.K.R., (2016), “Preliminary Analyses 
of Wastewater from Selected Public Markets in 
Cagayan de Oro, Philippines”, International 
Journal of Chemical and Environmental 
Engineering, 7, (4), 194-198. 
7. Noori Md.T., Ghangrekar M.M., Mukherjee 
C.K., (2016), “V2O5 microflower decorated 
cathode for enhancing power generation in air-
cathode microbial fuel cell treating fish market 
wastewater”, International Journal of Hydrogen 
Energy. 1-8. 
doi.org/10.1016/j.ijhydene.2015.12.163. 
8. Omar D., Salim M.R., Salmiati, (2016), 
“Nutrient removal of grey water from wet market 
using sequencing batch reactor”, Malaysian 
Journal of Analytical Sciences, 20, (1), 142 – 148. 
9. UBND TP. Hà Nội, (2017), “Cần tăng cường 
quản lý các chợ trên địa bàn thành phố”. 
https://hanoi.gov.vn 
10. Quách Thị Xuân, (2014), “Chợ và các vấn đề 
liên quan – Nghiên cứu điển hình một số chợ ở Đà 
Nẵng”, Tạp chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, 57, tr. 
12-18.
ABSTRACT 
PRELIMINARY MONITORING RESULTS OF WASTEWATER QUALITY AT 
SEVERAL PUBLIC MARKETS IN CAU GIAY DISTRICT, HANOI CITY 
Le Nhu Da
*
, Le Thi Phuong Quynh, Hoang Thi Thu Ha 
Institute of Natural Products Chemistry - Vietnam Academy of Science and Technology 
The wastewater quality from the public market should be monitored due to the increasing level of 
pollution in the urban environment. This paper presented the observation results of the wastewater 
quality in 2018 at three public markets including Nghia Tan, Dong Xa and Sinh Vien in Cau Giay 
district, Hanoi city. The results showed that pH ranged from 5.3 to 6.7; DO (0.03-0.39mg/l); 
conductivity (18.1-540 mS/m); TSS (12.5-330.0 mg/l); nitrite (0.04-1.36 mg/l); nitrate (0.08-3.04 
mg/l); ammonium (0.06-0.98 mg/l); Phosphate (0.14-4.1 mg/l); COD (124.2-2587.3 mg/l); total 
coliform (17.1x10
3
-177x10
3
 MPN/100ml); and E. coli (4x10
3
-100x10
3
 MPN/100ml). At some 
monitoring sites, the TSS content exceeded 1.2-3.3 times; total coliform densities exceeded 3.4 - 
35.4 times than the permissible value of the Vietnamese standard QCVN14:2008/BTNMT column 
B for domestic wastewater quality. The results revealed that wastewater from public markets may 
negatively affect the urban environment, and thus, they need to be efficiently treated before 
discharging into the urban sewer system. 
Keywords: Cau Giay district, Hanoi city, public markets, wastewater, water pollution. 
Ngày nhận bài: 18/10/2018; Ngày hoàn thiện: 08/11/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018 
*
 Tel: 0964 677823, Email: dalenhu@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_khao_sat_chat_luong_nuoc_thai_tai_mot_so_cho_dan_si.pdf