Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam

Trong các năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào các

hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với

mục đích gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời

tạo cơ hội đưa sản phẩm nước nhà đến nhiều thị trường ngoài nước

hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ tối ưu hóa lợi ích thuế

quan từ các FTA của các doanh nghiệp Việt lại chưa tương xứng

với kỳ vọng được đặt ra. Bài viết nghiên cứu thực trạng tận dụng ưu

đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh

nghiệp Việt Nam, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nguyên nhân

khiến doanh nghiệp chưa thể tận dụng các ưu đãi thuế từ các FTA để

từ đó đưa ra các gợi ý giúp nâng cao cơ hội sử dụng các Hiệp định

thương mại tự do để tiếp cận thị trường thế giới và làm gia tăng sức

cạnh tranh của hàng hóa Việt. Các gợi ý bao gồm (i) doanh nghiệp,

hiệp hội ngành và các cơ quan chức năng cần thiết lập sự hợp tác

chặt chẽ hơn nhằm phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp các

quy định trong FTA và những vấn đề liên quan đến tối ưu hóa lợi

ích thuế quan từ FTA; (ii) doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn

trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin, kiến thức về FTA cũng như

các ưu đãi được hưởng để sử dụng hiệu quả hơn; (iii) doanh nghiệp

nên áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao

khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ của từng FTA;

(iv) cần có kế hoạch dài hạn phát triển các khu vực sản xuất nguyên

phụ liệu trong nước nhằm đảm bảo khả năng được hưởng ưu đãi thuế

quan từ các FTA trong tương lai của DN Việt Nam (đặc biệt là DN

phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu).

pdf 9 trang yennguyen 9360
Bạn đang xem tài liệu "Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam

Các hiệp định thương mại tự do và vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 193- Tháng 6. 2018
Các hiệp định thương mại tự do và 
vấn đề tận dụng ưu đãi thuế quan của 
doanh nghiệp Việt Nam
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Nguyễn Hồng Hạnh
Ngày nhận: 12/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 07/04/2018 Ngày duyệt đăng: 18/06/2018
Trong các năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào các 
hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với 
mục đích gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời 
tạo cơ hội đưa sản phẩm nước nhà đến nhiều thị trường ngoài nước 
hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ tối ưu hóa lợi ích thuế 
quan từ các FTA của các doanh nghiệp Việt lại chưa tương xứng 
với kỳ vọng được đặt ra. Bài viết nghiên cứu thực trạng tận dụng ưu 
đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của doanh 
nghiệp Việt Nam, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nguyên nhân 
khiến doanh nghiệp chưa thể tận dụng các ưu đãi thuế từ các FTA để 
từ đó đưa ra các gợi ý giúp nâng cao cơ hội sử dụng các Hiệp định 
thương mại tự do để tiếp cận thị trường thế giới và làm gia tăng sức 
cạnh tranh của hàng hóa Việt. Các gợi ý bao gồm (i) doanh nghiệp, 
hiệp hội ngành và các cơ quan chức năng cần thiết lập sự hợp tác 
chặt chẽ hơn nhằm phổ biến, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp các 
quy định trong FTA và những vấn đề liên quan đến tối ưu hóa lợi 
ích thuế quan từ FTA; (ii) doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn 
trong việc tìm kiếm, cập nhật thông tin, kiến thức về FTA cũng như 
các ưu đãi được hưởng để sử dụng hiệu quả hơn; (iii) doanh nghiệp 
nên áp dụng những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao 
khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ của từng FTA; 
(iv) cần có kế hoạch dài hạn phát triển các khu vực sản xuất nguyên 
phụ liệu trong nước nhằm đảm bảo khả năng được hưởng ưu đãi thuế 
quan từ các FTA trong tương lai của DN Việt Nam (đặc biệt là DN 
phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu).
Từ khóa: FTA, quy tắc xuất xứ, tận dụng ưu đãi thuế quan
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
1. Đặt vấn đề 
rong những 
năm gần đây, đã 
có nhiều FTA 
song phương 
và đa phương 
được Chính phủ Việt Nam 
đàm phán và ký kết với kỳ 
vọng tạo điều kiện và cơ hội 
mới cho doanh nghiệp (DN) 
Việt tiếp cận và mở rộng thị 
trường quốc tế. Ví dụ như 
FTA Việt Nam- Hàn Quốc 
với việc Chính phủ Hàn Quốc 
cam kết tự do hóa đến 97,2% 
giá trị nhập khẩu, chiếm 
95,4% số dòng thuế, đặc biệt 
trong đó có nhiều nhóm hàng 
nông, thủy sản là chủ lực 
xuất khẩu của Việt Nam như 
tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt 
đới, và hàng công nghiệp như 
dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ 
khí Hay FTA giữa Việt 
Nam và Liên minh kinh tế 
Á- Âu (VN- EAEU FTA) 
gồm Nga, Armenia, Belarus, 
Kazakhstan và Kyrgyzstan 
cũng đã tạo thêm nhiều cơ hội 
xuất khẩu quan trọng đối với 
các nhóm hàng mà DN Việt 
Nam có thế mạnh như nông 
sản và hàng công nghiệp. Về 
tổng thể, khoảng 90% số dòng 
thuế đã được hai bên cam kết 
cắt giảm, tương đương vào 
khoảng trên 90% kim ngạch 
thương mại song phương. 
Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU 
(EVFTA) đã tuyên bố kết 
thúc hoàn toàn đàm phán và 
các bên dự kiến sẽ sớm hoàn 
thành việc ký kết trong thời 
gian tới. Ngay khi hiệp định 
này có hiệu lực, 27 quốc gia 
thành viên EU sẽ mở cửa thị 
trường đối với hàng hóa Việt 
Nam bằng việc xóa bỏ thuế 
nhập khẩu đối với khoảng 
85,6% số dòng thuế, tương 
đương 70,3% kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam sang EU 
đối với các mặt hàng như dệt 
may, giày dép, chế biến thực 
phẩm Một số chuyên gia 
kinh tế đã đưa ra nhận định 
rằng EVFTA sau khi được ký 
kết sẽ giúp tăng xuất khẩu của 
Việt Nam sang EU từ 30-40%. 
Nếu việc đàm phán và ký kết 
thành công FTA giống như 
mở ra những cánh cửa, bước 
vào năm 2018, Chính phủ và 
DN Việt Nam đã mở được 
cánh cửa giao thương với trên 
50 thị trường đối tác, đem lại 
vô số cơ hội cho các DN khai 
thác và tận dụng. 
Tuy nhiên, trên thực tế, thật 
đáng tiếc khi nhiều DN Việt 
chưa tận dụng mức ưu đãi 
thuế quan lý tưởng của các 
FTA, thậm chí bỏ qua, trong 
quá trình tiếp cận thị trường 
mới và mở rộng thị trường 
đang có. Cụ thể, hàng hóa 
xuất nhập khẩu muốn hưởng 
mức thuế suất ưu đãi (thường 
trong khoảng 0-5%) của FTA 
nào thì bắt buộc phải đáp ứng 
quy tắc xuất xứ được thiết kế 
riêng cho FTA đó. Chỉ khi 
áp dụng đúng, chính xác quy 
tắc xuất xứ, nhà sản xuất, 
xuất khẩu mới có được giấy 
chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu 
đãi để được hưởng thuế quan 
ưu đãi khi xuất khẩu tới các 
nước thành viên FTA. Nói 
cách khác, tận dụng ưu đãi 
thuế quan đối với DN chính là 
làm sao chứng minh hàng hóa 
xuất khẩu đã đáp ứng được bộ 
quy tắc xuất xứ để lấy được 
C/O ưu đãi giúp cho lô hàng 
hưởng mức thuế suất có lợi 
khi nhập khẩu vào thị trường 
đối tác; từ đó, tạo lợi thế cạnh 
tranh cho hàng hóa Việt. C/O 
ưu đãi có thể được ví như 
“cuốn hộ chiếu” của hàng 
hóa xuất nhập khẩu, là căn cứ 
pháp lý quan trọng nhất trong 
quá trình xem xét cho hưởng 
ưu đãi thuế quan FTA của cơ 
quan hải quan nước thành viên 
nhập khẩu. Thế nhưng, số liệu 
của Bộ Công thương về tỷ lệ 
tận dụng các ưu đãi thuế quan 
theo các hiệp định FTA đối 
với hàng xuất khẩu đã chỉ ra 
rằng, sau nhiều năm, tỷ lệ tận 
dụng này dừng ở mức thấp, 
trung bình khoảng 35%. Điều 
này có nghĩa số hàng hóa còn 
lại mặc dù có xuất xứ từ Việt 
Nam nhưng khi được xuất 
sang thị trường đối tác có ký 
kết FTA song phương hoặc 
đa phương với Việt Nam vẫn 
phải chịu mức thuế suất thông 
thường hoặc mức thuế đãi ngộ 
tối huệ quốc (MFN) cao hơn 
nhiều so với mức thuế FTA, 
và vì vậy, gặp phải bất lợi khi 
cạnh tranh với những hàng 
hóa nội địa hoặc có xuất xứ từ 
các quốc gia khác. Ví dụ, một 
chiếc áo khoác có mũ sẽ chịu 
thuế suất nhập khẩu thông 
thường là 45% nhưng thuế 
suất nhập khẩu WTO (thuế 
suất MFN) là 30%; nếu chiếc 
áo này có thể đáp ứng các yêu 
cầu để hưởng ưu đãi FTA thì 
FTA ASEAN- New Zealand 
thuế suất chỉ ở mức 10%, ở thị 
trường Liên minh kinh tế Á- 
Âu thuế suất mặt hàng này là 
0% (Thùy Dương, 2017).
Như vậy, vấn đề tối ưu hóa 
lợi ích có được từ ưu đãi thuế 
quan trong các FTA đối với 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
các DN Việt vẫn luôn là chủ 
đề cần được thảo luận và 
tìm ra giải pháp để những nỗ 
lực đàm phán của Chính phủ 
nhằm tạo điều kiện thuận lợi 
hóa thương mại cho DN Việt 
thực sự mang lại lợi ích cho 
đối tượng được hướng đến.
2. Thực trạng tận dụng ưu 
đãi thuế quan từ các FTA 
của doanh nghiệp Việt Nam
Tính đến những tháng cuối 
năm 2017, Việt Nam đã “có 
được” số FTA đáng kể lên tới 
16 hiệp định. Nhưng đằng sau 
con số ấn tượng này, thực tế 
DN Việt đã tối ưu hóa lợi ích 
thuế quan tới đâu sau khi các 
FTA này được ký kết và có 
hiệu lực? Có thể điểm qua tỷ 
lệ tận dụng ưu đãi thuế quan 
từ một số FTA như sau. 
Trong các FTA mà Việt Nam 
đang thực hiện, hàng hóa xuất 
khẩu hưởng ưu đãi thuế quan 
từ FTA giữa Việt Nam và Chi 
Lê (VCFTA) có tỷ lệ tận dụng 
ưu đãi cao nhất năm 2016, 
đạt mức 64%. Tuy nhiên, đây 
là con số đáng mơ ước của 
nhiều FTA mà Việt Nam là 
thành viên hoặc là đối tác. Ví 
dụ như, tỷ lệ hàng hóa XNK 
được hưởng ưu đãi thuế quan 
từ FTA ASEAN- Trung Quốc 
(ACFTA) chỉ đạt 31% và là 
một trong những FTA có tỷ lệ 
tận dụng lợi ích thấp (Trung 
tâm WTO, 2017).
Đối với Hiệp định Đối tác 
kinh tế Việt Nam- Nhật Bản 
(VJEPA), các DN Việt cũng 
chưa thể tận dụng nhiều ưu 
đãi. Cụ thể, chỉ khoảng 1/6 
trong số 29,3 tỷ USD tổng 
kim ngạch xuất khẩu tới Nhật 
Bản, tương đương 5,1 tỷ USD 
năm 2016 được cấp C/O mẫu 
VJ (Hải Minh, 2017). Trong 
công bố của Cục Xuất nhập 
khẩu (Bộ Công thương) năm 
2016, tỷ lệ tận dụng ưu đãi 
từ VJEPA và Hiệp định Đối 
tác kinh tế toàn diện ASEAN- 
Nhật Bản (AJCEP) của DN 
Việt Nam mới đạt khoảng 
35% (Phan Trang, 2017).
Từ khi có hiệu lực vào tháng 
10/2016, bên cạnh những 
dấu hiệu tăng trưởng tích cực 
trong kim ngạch xuất khẩu 
sang khu vực liên minh kinh 
tế Á- Âu, tỷ lệ tận dụng C/O 
để được hưởng ưu đãi của 
FTA Việt Nam- EAEU tính 
đến cuối tháng 7/2017 mới 
chỉ đạt khoảng 20%. Các 
mặt hàng có tỷ lệ tận dụng 
C/O mẫu EAV cao để xuất 
khẩu sang EAEU bao gồm: 
giày dép (54,3%), rau quả 
(59,2%), thủy sản (69,1%), 
gạo (69,3%), hạt tiêu (75,5%) 
và dệt may (76,1%) (Lê Thúy, 
2017). So với mức tận dụng 
ưu đãi từ các FTA khác mà 
Việt Nam đang thực hiện, tỷ 
lệ này có thể nói là khá khiêm 
tốn.
Hiệp định AANZFTA có vai 
trò rất quan trọng trong việc 
thúc đẩy quan hệ kinh tế, 
thương mại và đầu tư giữa 
ASEAN và Australia, New 
ZeaLand. Hai quốc gia thuộc 
châu Đại Dương này đều là 
thị trường xuất khẩu tiềm 
năng cho nhiều mặt hàng thế 
mạnh của DN Việt Nam như 
nông sản, thủy sản, cà phê, hạt 
điều, máy vi tính, điện thoại, 
sản phẩm điện tử, dệt may, 
giày dép... Quan trọng hơn, 
thuế quan phần lớn những mặt 
hàng này đều được cắt giảm 
về 0%. Từ năm 2014-2016, 
tỉ trọng hàng xuất khẩu của 
Việt Nam vào Australia trung 
bình đạt khoảng 18% tổng 
kim ngạch xuất khẩu từ các 
nước trong khối ASEAN. Tuy 
nhiên, chỉ 21,4% lượng hàng 
hóa nhập khẩu vào Australia 
từ Việt Nam có thể tận dụng 
được ưu đãi thuế quan từ Hiệp 
định AANZFTA (Lê Anh, 
2017). 
FTA Việt Nam- Hàn Quốc 
(VKFTA) và FTA ASEAN- 
Hàn Quốc (AKFTA) là những 
hiệp định có mức cắt, giảm 
sâu về thuế quan đối với nhiều 
nhóm hàng DN Việt có thế 
mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, 
cho đến nay, DN Việt Nam 
vẫn chưa sử dụng được hết 
những ưu đãi từ những FTA 
này. Theo Anh Hoa (2017), 
tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam 
xuất khẩu sang Hàn Quốc sử 
dụng C/O để hưởng ưu đãi từ 
VKFTA chỉ ở mức 15% và từ 
AKFTA là 40% .
Đối với hàng hóa xuất sang 
các nước thành viên ASEAN, 
để được hưởng ưu đãi thuế 
quan, DN Việt Nam phải 
có giấy chứng nhận xuất xứ 
ASEAN mẫu D (C/O mẫu D). 
Hiện tỷ lệ sử dụng C/O mẫu 
D dao động trong khoảng từ 
30-50%, tùy từng nước và 
từng mặt hàng. Ví dụ, khi xuất 
sang thị trường Thái Lan, tỷ 
lệ tận dụng là rất cao, đạt trên 
90% đối với các mặt hàng như 
cà phê, giày dép, hạt điều, gỗ 
và sản phẩm gỗ. Trong khi đó, 
máy móc thiết bị, dụng cụ chỉ 
đạt tỷ lệ tận dụng dưới 30%. 
Còn với sản phẩm dệt may, tỷ 
lệ này là dưới 40% (Lê Anh, 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
2017).
Đối với FTA Việt Nam- 
Lào và FTA Việt Nam- 
Campuchia, tỷ lệ tận dụng 
là rất thấp, lần lượt là 10% 
và 0,03% (Trung tâm WTO, 
2017).
3. Nguyên nhân của hạn chế 
trong tỷ lệ tận dụng ưu đãi 
thuế quan của DN Việt Nam 
3.1. Thiếu thông tin và sự hỗ 
trợ cần thiết
Một trong những nguyên nhân 
dẫn đến việc DN Việt tận 
dụng chưa hiệu quả ưu đãi 
thuế quan trong các FTA là 
việc DN chưa được cung cấp 
đầy đủ thông tin và những hỗ 
trợ cần thiết trong quá trình 
tìm hiểu cũng như thực hiện 
các nội dung trong các Hiệp 
định. 
Trước hết, không thể phủ 
nhận những nỗ lực của các 
cơ quan chức năng, tổ chức 
chính phủ và phi chính phủ 
trong việc cung cấp thông tin 
và hỗ trợ DN tận dụng các ưu 
đãi từ FTA trong thời gian 
qua. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ 
Đậu Anh Tuấn (2016), những 
thông tin về các FTA và hội 
nhập mà DN cần biết vẫn 
thiếu bởi các nguyên nhân 
như: (i) Toàn văn các cam 
kết FTA giữa Việt Nam và 
các đối tác hay FTA mà Việt 
Nam là thành viên dù đã được 
đăng tải trên website của các 
cơ quan bộ, ngành nhưng 
nội dung quá phức tạp, quá 
hàn lâm với các DN; (ii) Tuy 
hàng trăm các hội thảo, đào 
tạo được tổ chức cùng nhiều 
bài báo, chương trình truyền 
hình, ấn phẩm phát hành rộng 
rãi trên khắp cả nước nhằm 
tuyên truyền, phổ biến tới DN 
những cam kết trong các FTA 
nhưng thông tin cung cấp tại 
các khóa đào tạo, hội thảo, 
các phương tiện thông tin đại 
chúng còn giản đơn, sơ sài, 
chưa cụ thể vào từng lĩnh vực, 
khía cạnh mà DN quan tâm.
Hiện nay, các DN cũng gần 
như không thể tìm được một 
đội ngũ luật sư tư vấn chuyên 
nghiệp về nội dung các FTA, 
nên họ thường không biết phải 
xử lý các vấn đề kỹ thuật phức 
tạp như quy tắc xuất xứ như 
thế nào và trong nhiều trường 
hợp phải bỏ qua những ưu 
đãi thuế quan đáng lẽ được 
hưởng. Ngoài ra, nếu ở nhiều 
Hình 1. Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định thương mại của Việt Nam qua các năm
*Chưa có số liệu giai đoạn 2012- 2014
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
5Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
nước, các hiệp hội ngành sẽ 
là những yếu tố quan trọng 
và then chốt giúp phổ biến 
và diễn giải các thông tin 
dạng này cho DN thì ở Việt 
Nam chức năng này đang 
được những chuyên gia của 
Bộ Công thương đảm nhiệm. 
Tuy nhiên, nguồn lực của Bộ 
Công thương là có hạn, nên 
số lượng DN thực sự được 
phổ biến, được hiểu đúng và 
chính xác về các quy tắc kỹ 
thuật phức tạp, và vận dụng 
phù hợp cho sản phẩm của 
mình nhằm đạt được mục đích 
hưởng ưu đãi thuế quan từ các 
FTA là không nhiều.
3.2. Thiếu kiến thức, kinh 
nghiệm và chiến lược kinh 
doanh hợp lý
Để được hưởng ưu đãi thuế 
quan, DN cần chứng minh 
hàng hóa của mình đáp ứng 
các quy tắc xuất xứ trong 
FTA mà DN đang xin hưởng. 
Tuy nhiên, phần lớn các DN 
chưa hiểu rõ và chưa có khả 
năng vận dụng linh hoạt các 
quy tắc xuất xứ. Ví dụ, theo 
quy tắc xuất xứ Hiệp định 
thương mại hàng hóa ASEAN 
(ATIGA), hàng hóa áp dụng 
tiêu chí xuất xứ chuyển đổi 
mã số HS (CTC) nhưng không 
đạt được sự chuyển đổi mã 
số HS thì vẫn được coi là có 
xuất xứ nếu giá trị của tất cả 
các nguyên vật liệu không có 
xuất xứ dùng để sản xuất ra 
sản phẩm đó không vượt quá 
10% của tổng giá trị hàng hoá 
đó tính theo giá FOB. Ngưỡng 
10% được gọi là ngưỡng De 
minimis. Như vậy, nếu hàng 
hóa xuất khẩu của DN không 
thể áp dụng tiêu chí CTC thì 
DN có thể xem xét có thỏa 
mãn ngưỡng De minimis hay 
không khi xin C/O ưu đãi. Thế 
nhưng, theo chia sẻ từ chuyên 
gia của Bộ Công thương trong 
nhiều hội thảo, một lượng lớn 
DN Việt Nam vì không hiểu 
nên không áp dụng được quy 
tắc De minimis và bỏ qua ưu 
đãi thuế quan một cách đáng 
tiếc.
Ngoài ra, trong khi làm 
thủ tục xin C/O ưu đãi, DN 
do thiếu kiến thức và kinh 
nghiệm nên trong nhiều 
trường hợp không được cơ 
quan hải quan xét hưởng thuế 
suất ưu đãi. Đó là câu chuyện 
một DN làm C/O cho sản 
phẩm “vôi sống” với mã HS 
là 25, nhưng DN này ghi tiếng 
Việt của hàng hóa lại không 
bỏ dấu nên C/O được cấp cho 
sản phẩm “voi sống” theo mã 
HS 01 là động vật sống. Kết 
quả là, hàng “vôi sống” xuất 
sang Malaysia bị từ chối ưu 
đãi thuế quan. Nhìn chung, 
khi làm thủ tục xin hưởng ưu 
đãi, DN thường gặp vấn đề 
với mã HS, ngôn ngữ khai 
báo, mẫu chữ ký và con dấu 
Trong một hồ sơ C/O mà màu 
mực con dấu khác nhau cũng 
có khả năng bị cơ quan hải 
quan nước khác từ chối. Đặc 
biệt, hải quan một số quốc gia 
luôn tìm mọi cách để bác C/O 
ưu đãi, áp thuế suất  ... c coi là hiệp định có 
những quy tắc xuất xứ cứng 
nhắc gây nhiều khó khăn đối 
với DN. Thông thường, đối 
với hàng hóa không được sản 
xuất toàn bộ tại nước xuất 
khẩu, quy tắc xuất xứ sẽ liên 
quan tới các quy định như: 
(i) Tiêu chí hàm lượng giá 
trị khu vực (RVC); (ii) Tiêu 
chí chuyển đổi mã hàng hóa 
(CTC)- DN chứng minh đã 
chuyển đổi mã HS của một số 
nguyên liệu, phụ tùng không 
có xuất xứ sau quá trình sản 
xuất, chế biến để nhận ưu đãi 
thuế suất; (iii) Tiêu chí mặt 
hàng cụ thể (PSRs)- tức là 
từng FTA sẽ quy định về quy 
tắc xuất xứ cụ thể cho một 
số mặt hàng nhất định, nếu 
tra trong danh mục PSRs mà 
không thấy mặt hàng của DN 
thì mặc định quay lại để áp 
dụng quy tắc xuất xứ chung. 
Ngoài ra, còn có những quy 
tắc khác để xác định sự phù 
hợp xuất xứ của hàng hóa 
theo quy định của FTA. Đối 
với ACFTA, hiện nay chỉ 
đang áp dụng quy tắc RVC 
40% và quy tắc mặt hàng cụ 
thể PSRs rất ngắn- chỉ có 527 
dòng hàng. DN bị khóa trong 
quy định RVC (40) mà không 
được chuyển sang áp dụng 
CTC.
Hoặc như đối với FTA giữa 
Việt Nam và Liên minh kinh 
tế Á Âu, quy tắc xuất xứ chỉ 
cho phép hàng hóa vận chuyển 
trực tiếp từ Việt Nam sang 
Liên minh kinh tế Á Âu mà 
không được chia nhỏ lô hàng 
ở nước thứ ba cùng nhiều quy 
định ngặt nghèo khác đối với 
sản phẩm dệt may, gỗ
3.4. Tương quan chi phí và 
lợi ích đối với DN 
Một nguyên nhân khác khiến 
các DN không mặn mà với ưu 
đãi của một FTA có thể đến 
từ tương quan giữa chi phí họ 
bỏ ra và lợi ích họ thu về. Như 
đã nêu, một lô hàng chỉ được 
cơ quan hải quan ở nước nhập 
khẩu xét cho hưởng ưu đãi 
thuế quan nếu hồ sơ đi kèm 
với một C/O ưu đãi cho biết 
nước xuất xứ của sản phẩm. 
Để có được C/O này, nhà sản 
xuất hay nhà xuất khẩu phải 
chắc chắn rằng lô hàng đáp 
ứng các quy tắc xuất xứ phức 
tạp trong FTA, đồng thời phải 
chuẩn bị, lưu trữ đầy đủ các 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
7Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
chứng từ liên quan và xuất 
trình tới cơ quan cấp C/O ở 
nước xuất khẩu.
Về cơ bản, nhà xuất khẩu 
tuy phải thực hiện tất cả các 
công việc để có được C/O ưu 
đãi nhưng người hưởng lợi 
khoản tiền tiết kiệm được từ 
thuế nhập khẩu lại là nhà nhập 
khẩu. Như vậy, nếu giữa bên 
xuất khẩu và bên nhập khẩu 
không có mối quan hệ lâu dài 
nào khác, quy mô đơn hàng 
nhỏ, có khả năng sẽ không 
đủ thuyết phục đối với người 
xuất khẩu để họ phải cất công 
và chịu chi phí thực hiện các 
công đoạn xin cấp C/O phức 
tạp dù rằng điều họ nhận được 
là bán được lô hàng.
Về phía các nhà nhập khẩu, 
tuy tiết kiệm được thuế nhưng 
họ cũng có thể sẽ không yêu 
cầu nhà xuất khẩu cung cấp 
C/O ưu đãi để tránh một số 
phiền toái gắn với việc sử 
dụng chúng. Tại thời điểm mở 
tờ khai hoặc trong vòng một 
vài năm sau khi lô hàng được 
thông quan (ví dụ trường hợp 
kiểm tra sau thông quan), cơ 
quan hải quan có thể kiểm 
tra hồ sơ các C/O đang xét 
hoặc đã cho hưởng mức thuế 
thấp hoặc bằng không có 
đảm bảo đáp ứng và tuân thủ 
các nguyên tắc của FTA hay 
không. Cán bộ hải quan có 
thể phát hiện ra những lỗi trên 
C/O, từ những lỗi nhỏ như lỗi 
chính tả cho tới những lỗi có 
tính chất nghiêm trọng như 
khai sai xuất xứ có thể làm 
chậm quá trình được nhận ưu 
đãi thuế của DN, hoặc tệ hơn 
có thể khiến nhà nhập khẩu 
mất quyền được hưởng ưu đãi, 
bị truy thu thuế, bị áp dụng 
các khoản phạt và chế tài bổ 
sung.
Mặc dù việc tuân thủ và đáp 
ứng yêu cầu của các FTA để 
được hưởng ưu đãi thuế quan 
là không hề đơn giản, các 
khoản lợi ích nhìn chung vẫn 
luôn lớn hơn chi phí và những 
phức tạp khi phải tuân thủ các 
quy định. Nếu làm phép so 
sánh, đa phần các dòng hàng 
sẽ có mức thuế suất thông 
thường cao hơn đáng kể so 
với mức thuế suất ưu đãi mà 
FTA cho hưởng; nghĩa là các 
DN tham gia thương mại quốc 
tế nhìn chung sẽ được được 
hưởng lợi lớn hơn, ít nhất là 
trên khía cạnh thương mại, 
nếu tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế 
quan được tăng lên.
4. Gợi ý nâng cao tỷ lệ tận 
dụng ưu đãi thuế quan từ 
các FTA 
Để mức độ sử dụng C/O ưu 
đãi từ các FTA của DN Việt 
Nam đạt tỷ lệ cao hơn, chúng 
tôi đề xuất một số gợi ý sau.
Thứ nhất, cần có sự hợp tác 
tích cực và chặt chẽ hơn giữa 
ba bên DN- Hiệp hội ngành- 
Bộ Công thương và Phòng 
thương mại và công nghiệp 
Việt Nam (VCCI). Trong đó, 
DN sẽ đưa ra những vấn đề, 
vướng mắc cụ thể liên quan 
đến việc hiểu và áp dụng các 
nội dung cam kết FTA; Hiệp 
hội ngành hàng đóng vai trò là 
cầu nối tập hợp và đưa những 
vấn đề, vướng mắc này đến 
các chuyên gia của Bộ Công 
thương và VCCI; Bộ Công 
thương và VCCI sẽ thực hiện 
các công tác hướng dẫn, giải 
thích, cũng như giải đáp các 
vấn đề và vướng mắc của 
DN. Ngoài ra, ba bên cũng 
có thể kết hợp với nhau để tổ 
chức các buổi hội thảo, đào 
tạo trọng tâm vào những khía 
cạnh kỹ thuật phức tạp và 
các vấn đề khác vẫn luôn là 
điểm yếu của DN như vấn đề 
quy tắc xuất xứ, thủ tục xin 
cấp C/O ưu đãi, xây dựng hệ 
thống và lưu giữ chứng từ đáp 
ứng các tiêu chuẩn của nước 
nhập khẩu khi cần kiểm tra và 
xác minh...
Thứ hai, DN cần phải tích 
cực tìm hiểu thông tin, kiến 
thức, kịp thời cập nhật các ưu 
đãi được hưởng để áp dụng 
C/O ưu đãi đạt hiệu quả nhất. 
Trong số các FTA Việt Nam 
đã có, bên cạnh các FTA đa 
phương, số FTA song phương 
với các thị trường xuất khẩu 
lớn (như Nhật Bản, Hàn Quốc, 
và sắp tới là EU) cũng đang 
tăng lên với nhiều mức ưu 
đãi cao hơn và quy định về 
xuất xứ hàng hóa cũng dễ đạt 
được hơn. Ví dụ, hàng hóa 
xuất khẩu từ Việt Nam sang 
Hàn Quốc có thể lựa chọn áp 
dụng giữa FTA ASEAN- Hàn 
Quốc (AKFTA) và FTA Việt 
Nam- Hàn Quốc (VKFTA). 
Vì thế, DN nên xem xét mức 
ưu đãi và yêu cầu đi kèm của 
từng FTA để quyết định xin 
C/O ưu đãi của FTA phù hợp 
và có lợi hơn cho DN. Khi 
tìm kiếm thông tin về các cam 
kết FTA, DN có thể tìm đến 
một nguồn khá đầy đủ, được 
cập nhật, xử lý phù hợp với 
trình độ và sự quan tâm của 
DN là Trung tâm WTO và Hội 
nhập thuộc VCCI Việt Nam 
(website: www.trungtamwto.
vn và www.wtocenter.vn).
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
Thứ ba, DN cần thay đổi và áp 
dụng chiến lược kinh doanh 
hợp lý hơn nhằm gia tăng khả 
năng đáp ứng các tiêu chuẩn 
quy tắc xuất xứ FTA. Mặc dù 
DN Việt Nam đang có lợi thế 
khi chính phủ đã đàm phán 
và ký kết thành công một số 
lượng lớn các FTA nhưng mỗi 
FTA lại có bộ quy tắc xuất 
xứ hàng hóa khác nhau. Vì 
không phải lúc nào cũng có 
thể đáp ứng được yêu cầu về 
nguồn gốc sản phẩm của tất 
cả các FTA nên các nhà xuất 
khẩu cần xem xét và lựa chọn 
thị trường đối tác mà bản thân 
có khả năng đáp ứng điều 
kiện về nguồn gốc xuất xứ 
hàng hóa. Ngoài ra, DN cần 
thay đổi chiến lược trong việc 
nhập khẩu nguyên phụ liệu để 
có thể áp dụng “quy tắc xuất 
xứ cộng gộp” khi xét hưởng 
ưu đãi. Ví dụ, vì cả hai nước 
Việt Nam và Hàn Quốc đều 
có FTA với EU nên DN may 
mặc Việt Nam có thể nhập 
khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn 
Quốc (ví dụ vải), gia công (cắt 
may, khâu) tại Việt Nam để 
xuất khẩu sang thị trường EU 
mà vẫn đáp ứng các yêu cầu 
về xuất xứ hàng hóa và được 
hưởng ưu đãi thuế quan.
Thứ tư, cần có kế hoạch dài 
hạn tăng cường năng lực cung 
ứng nguyên phụ liệu trong 
nước. Về lâu dài để bảo đảm 
cho các DN Việt Nam hiện 
đang phụ thuộc vào nguồn 
cung nguyên phụ liệu nhập 
khẩu như dệt may, da giày, 
được hưởng ưu đãi từ các 
FTA đang có và sẽ có trong 
tương lai phải phát triển được 
sản xuất nguyên phụ liệu 
trong nước. Điều này đòi hỏi 
không chỉ công nghệ kỹ thuật 
và nhân lực cao mà cả một 
lượng vốn lớn. Do đó, cần 
có sự quy hoạch cũng như 
chính sách hỗ trợ và phát triển 
bền vững các vùng sản xuất 
nguyên phụ liệu từ phía chính 
phủ, các Bộ ngành liên quan. 
Ngoài ra, bản thân DN trong 
ngành cũng cần phối hợp với 
nhau, cũng như thu hút đầu tư 
nước ngoài để tăng khả năng 
chuyên môn hóa, thúc đẩy sản 
xuất các loại nguyên phụ liệu 
cho sản xuất xuất khẩu.
5. Kết luận
Việc Việt Nam tham gia đàm 
phán và ký kết một lượng lớn 
các FTA đã mở ra cơ hội đẩy 
mạnh xuất khẩu cũng như gia 
tăng sức cạnh tranh của hàng 
hóa Việt Nam trên thị trường 
các nước đối tác qua các mức 
ưu đãi thuế quan được hưởng 
từ các FTA này. Tuy nhiên, 
thực tế đang chỉ ra rằng DN 
Việt Nam chưa thể tối ưu 
hóa lợi ích thuế quan từ các 
FTA bởi một số nguyên nhân. 
Thứ nhất, DN thiếu thông 
tin và những hướng dẫn, hỗ 
trợ cần thiết từ các cơ quan 
chức năng trong việc tìm 
kiếm, hiểu và áp dụng các quy 
định của Hiệp định để được 
hưởng những ưu đãi về thuế 
suất. Thứ hai, bản thân DN 
Việt Nam còn chưa có đầy 
đủ kiến thức, kinh nghiệm để 
vận dụng các quy tắc xuất xứ- 
công cụ xác định hàng hóa có 
được hưởng ưu đãi thuế quan 
hay không và xử lý các vấn 
đề liên quan khác. Ngoài ra, 
chiến lược kinh doanh không 
phù hợp cũng là một nguyên 
nhân khiến DN Việt Nam 
nhiều lần phải bỏ qua các cơ 
hội được hưởng thuế suất ưu 
đãi. Nguyên nhân thứ ba đến 
từ sự chặt chẽ cũng như độ 
phức tạp của từng FTA gây 
ra những khó khăn nhất định 
trong việc đáp ứng tiêu chí 
xuất xứ của DN. Thứ tư, sự so 
sánh giữa chi phí và lợi ích có 
thể là một nguyên nhân khiến 
DN chọn xin hay không xin 
hưởng ưu đãi từ các FTA.
Tuy nhiên, về cơ bản, sử dụng 
C/O ưu đãi sẽ đem lại nhiều 
lợi ích hơn là chi phí cho DN, 
ít nhất là trên phương diện 
thương mại. Vì thế, cần cân 
nhắc các biện pháp nhằm nâng 
cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế 
quan của các DN Việt Nam 
như (i) DN, hiệp hội ngành 
và các cơ quan chức năng cần 
thiết lập sự hợp tác chặt chẽ 
hơn nhằm phổ biến, hướng 
dẫn về FTA và những vấn đề 
liên quan đến tối ưu hóa lợi 
ích từ FTA tới DN; (ii) DN 
cần tích cực, chủ động hơn 
trong việc tìm kiếm, cập nhật 
thông tin, kiến thức về FTA 
cũng như các ưu đãi được 
hưởng để sử dụng hiệu quả 
hơn; (iii) DN cần áp dụng 
những chiến lược kinh doanh 
phù hợp hơn để nâng cao cơ 
hội đáp ứng các tiêu chuẩn 
về quy tắc xuất xứ của từng 
FTA; (iv) cần có kế hoạch 
về dài hạn phát triển các khu 
vực sản xuất nguyên phụ liệu 
trong nước nhằm đảm bảo khả 
năng được hưởng ưu đãi thuế 
quan từ các FTA trong tương 
lai của DN Việt Nam (đặc biệt 
là DN phụ thuộc nhiều vào 
nguyên phụ liệu nhập khẩu). ■
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
Tài liệu tham khảo
1. Lê Anh, (2017). Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu. Truy cập từ 
Tan-dung-uu-dai-cua-Hiep-dinh-AANZFTA-de-tang-xuat-khau/315481.vgp [Truy cập ngày 27/02/2018]
2. Lê Anh, (2017). Tận dụng quy tắc xuất xứ để tăng xuất khẩu vào ASEAN. Truy cập từ 
tac-xuat-xu-de-tang-xuat-khau-vao-asean [Truy cập ngày 9/3/2018]
3. Thùy Dương, (2017). Doanh nghiệp dệt may cần nỗ lực tận dụng ưu đãi từ các FTA. Truy cập từ 
doanh-nghiep-det-may-can-no-luc-tan-dung-uu-dai-tu-cac-fta.html [Truy cập ngày 5/3/2018]
4. Anh Hoa (2017). FTA Việt -Hàn: Doanh nghiệp Việt “bỏ quên” ưu đãi, doanh nghiệp Hàn Quốc “bao sân”. Truy cập từ 
 [Truy cập ngày 
6/3/2018]
5. Thanh Hoa, (2016). Dệt may khó tận dụng được ưu đãi từ các FTA. Truy cập từ 
may-kho-tan-dung-duoc-uu-dai-tu-cac-FTA-24736.html [Truy cập ngày 6/3/2018]
6. Hải Minh, (2017). Tận dụng cơ hội của FTAs, doanh nghiệp Việt yếu thế. Truy cập từ https://baomoi.com/tan-dung-co-hoi-cua-
ftas-doanh-nghiep-viet-yeu-the/c/23755900.epi [Truy cập ngày 6/3/2018]
7. Tài liệu hội thảo “Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc và Hong Kong: Làm sao để doanh nghiệp hưởng lợi?” 
tổ chức ngày 15/12/2017 tại Hà Nội bởi Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI phối hợp với Chương trình Nghiên cứu Kinh tế 
Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), Công ty sách Omega Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN).
8. Tài liệu hội thảo “Tham vấn về các tác động của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với nền kinh tế Việt 
Nam” tổ chức ngày 2/11/2017 tại Hà Nội bởi Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách 
thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- MUTRAP).
9. Lê Thúy, (2017). Chỉ 20% hàng hoá sử dụng C/O EAV để xuất khẩu sang EAEU. Truy cập từ 
truong-17/Chi-20-hang-hoa-su-dung-CO-EAV-de-xuat-khau-sang-EAEU-41848.html [Truy cập ngày 8/3/2018]
10. Phan Trang, (2017). Kim ngạch thương mại Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục tăng. Truy cập từ 
ngach-thuong-mai-Viet-NamNhat-Ban-tiep-tuc-tang/307474.vgp [Truy cập ngày 4/3/2018]
11. Đậu Anh Tuấn, (2016). Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề hội nhập quốc tế. Truy cập từ 
doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet-nam-va-van-de-hoi-nhap-quoc-te-79824.html [Truy cập ngày 9/3/2018]
12. Trung tâm WTO, (2017). Tình hình tận dụng các ưu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam năm 2016. Truy cập từ http://
www.trungtamwto.vn/tin-tuc/tinh-hinh-tan-dung-cac-uu-dai-thue-quan-theo-cac-fta-cua-viet-nam-nam-2016 [Truy cập ngày 
5/3/2018]
Thông tin tác giả
Nguyễn Hồng Hạnh, Thạc sỹ
Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng
Email: hanhnh@hvnh.edu.vn
Summary
Free Trade Agreements and the issue of tariff preferences utilization by Vietnamese enterprises
This article studies the current status and gives suggestions to improve the utilization rates of tariff preferences 
in Free Trade Agreements (FTAs) by Vietnamese enterprises. Over the years, Vietnamese government has 
made enormous effort to engage itself in a number of multilateral and bilateral FTAs with a view to boosting 
competitive power of Vietnamese merchandise and increasing the opportunities for its goods to get access to more 
foreign markets. However, the fact reveals that current level of FTA tariff preferences utilization by Vietnamese 
companies has not met the expectation. This article systemizes, analyzes, and consolidates the reasons why 
those enterprises have not made good use of tariff preferences in FTAs; therefrom, offers recommendations to 
help increase such utilization rates. The suggestions include (i) a much tighter cooperation among Vietnamese 
enterprises, industry associations and functioning authorities is essential so that the enterprises will be provided 
with information, assistance and guidance to meet requirements in FTAs as well as other matters on utilizing 
tariff preferences; (ii) Vietnamese companies themselves should be more active in searching for and updating 
information and knowledge of FTAs as well as their preferences in order to make better use of them; (iii) business 
strategies of Vietnamese enterprises should be adapted in order to achieve a higher chance of satisfying the rules 
of origin of specific FTAs; (iv) a long-term plan to develop areas producing domestic materials and accessories 
is needed to ensure the grant of future FTAs’tariff preferences to Vietnamese companies (especially those in 
industries currently dependent heavily on imported materials and accessories). 
Key words: FTA, tariff preferences, rules of origin. 
Hanh Hong Nguyen, MEc.
International Business Faculty, Banking Academy

File đính kèm:

  • pdfcac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_va_van_de_tan_dung_uu_dai_thu.pdf