Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ

Tóm tắt: Bài báo đề xuất một số khái niệm về các đại lượng tài chính cơ bản trong hoạt động

khoa học và công nghệ (KH&CN); nghiên cứu chi tiết về nội hàm các đại lượng để phục vụ cho công

tác đo lường. Cùng với các khái niệm, các phương pháp đo lường tài chính trong hoạt động KH&CN

cũng được xem xét để có thể tính toán chính xác các tổng đầu tư, tổng chi cho hoạt động KH&CN của

quốc gia. Các khái niệm và phương pháp đo lường các đại lượng tài chính trong hoạt động KH&CN

dựa trên các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế UNESCO và OECD. Phương pháp đo lường

các đại lượng tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ như: tổng chi quốc gia, tổng chi quốc

nội cho nghiên cứu và phát triển, được đề xuất nhằm hướng tới thống nhất khái niệm và cách tính

toán các đại lượng thống kê về tài chính cho hoạt động KH&CN của Việt Nam và phục vụ công tác

thống kê KH&CN quốc tế.

pdf 9 trang yennguyen 5300
Bạn đang xem tài liệu "Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ

Các khái niệm và cách đo lường tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
10 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
TS Hồ Ngọc Luật
CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG TÀI CHÍNH 
TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một số khái niệm về các đại lượng tài chính cơ bản trong hoạt động 
khoa học và công nghệ (KH&CN); nghiên cứu chi tiết về nội hàm các đại lượng để phục vụ cho công 
tác đo lường. Cùng với các khái niệm, các phương pháp đo lường tài chính trong hoạt động KH&CN 
cũng được xem xét để có thể tính toán chính xác các tổng đầu tư, tổng chi cho hoạt động KH&CN của 
quốc gia. Các khái niệm và phương pháp đo lường các đại lượng tài chính trong hoạt động KH&CN 
dựa trên các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế UNESCO và OECD. Phương pháp đo lường 
các đại lượng tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ như: tổng chi quốc gia, tổng chi quốc 
nội cho nghiên cứu và phát triển, được đề xuất nhằm hướng tới thống nhất khái niệm và cách tính 
toán các đại lượng thống kê về tài chính cho hoạt động KH&CN của Việt Nam và phục vụ công tác 
thống kê KH&CN quốc tế.
Từ khóa: Tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ; kinh phí hoạt động KH&CN; 
chi hoạt động KH&CN; chi đầu tư phát triển KH&CN; chi sự nghiệp KH&CN; chi tiêu nội vụ; chi phí 
ngoại vụ.
Concepts and methodologies in measuring financial indicators in science and 
technology 
Abstract: The article introduces several concepts of basic financial indicators in science and 
technology activities; analyzes the implications measurement units. It also introduces methodologies 
in measuring finance in science and technology activities to calculate accurately the total national 
investment and expenditure for science and technology. These concepts and methodologies are 
based on the guidance documents of UNESCO and OECD. The article also introduces methodologies 
to measure some financial indicators in science and technology, such as GERD, the gross domestic 
expenditure for research and development, to standardize the concepts and methodologies in 
Vietnam as well as for international S&T statistical activities.
Keywords: Finance in science and technology activities; S&T budget; expenditure for S&T; 
GERD; investment for S&T development; intramural expenditures; extramural expenditures.
Đặt vấn đề
Các khái niệm về tài chính1 và cách thức 
để có thể đo lường các đại lượng tài chính 
1 Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị (Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở); 
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế 
nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau 
của các chủ thể trong xã hội (Giáo trình lý thuyết tài chính, Học viện tài chính).
đó trong hoạt động khoa học và công nghệ 
(KH&CN) tại Việt Nam, cho đến nay, vẫn 
chưa được đề cập, quy định một cách đầy 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
11THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
đủ trong những tài liệu, văn bản chính thức. 
Một số khái niệm như kinh phí (tiền chi phí), 
nguồn cấp kinh phí (ngân sách nhà nước, 
ngoài ngân sách nhà nước, nước ngoài), 
chi phí/chi cho nghiên cứu và phát triển 
(NC&PT) (chi đầu tư phát triển, chi thực 
hiện nhiệm vụ KH&CN, chi cho hoạt động 
của cơ quan và chi khác) đang được hướng 
dẫn tại Tài liệu điều tra thống kê KH&CN 
quốc gia [1,2,3]; hoặc khái niệm về Chi 
đầu tư phát triển, Chi sự nghiệp KH&CN 
được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 
95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ 
chế tài chính đối với hoạt động KH&CN [4] 
Trong hoạt động thống kê KH&CN, việc 
đo lường các chỉ tiêu về tài chính đặt ra tại 
Thông tư số 14/2015/TT-BKHCN của Bộ 
Khoa học và Công nghệ về hệ thống chỉ 
tiêu thống kê ngành KH&CN [5], như “Tổng 
đầu tư xã hội cho hoạt động khoa học và 
công nghệ”, “Chi cho hoạt động khoa học 
và công nghệ”, “Tổng chi trong nước cho 
nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ (GERD)”, đang gặp một số vấn đề 
cần làm rõ từ khái niệm đến phương pháp 
đo lường để tránh tính thiếu, tính không đủ, 
cũng như loại bỏ trùng lắp trong các số liệu 
do các đơn vị báo cáo thống kê cơ sở cung 
cấp. Tiếp theo bài viết “Nhân lực khoa học 
và công nghệ: từ khái niệm của các tổ chức 
quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt 
Nam” [6], bài báo này tập trung đề cập một 
cách tổng quát các khái niệm cần thiết, 
liên quan đến tài chính trong hoạt động 
KH&CN và đề xuất phương pháp tổng hợp 
từ phạm vi một đơn vị thống kê KH&CN 
đến quy mô cả quốc gia nhằm dần từng 
bước chuẩn hóa các khái niệm, phương 
pháp tính để góp phần nâng cao hiệu quả 
hoạt động thống kê KH&CN.
1. Các khái niệm về tài chính trong 
hoạt động khoa học và công nghệ
Thông tin về kinh phí và các nguồn 
cấp kinh phí cho hoạt động KH&CN là rất 
quan trọng, phản ảnh tình hình hoạt động 
KH&CN của một đơn vị thống kê KH&CN, 
của một bộ ngành, địa phương hay cả một 
quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, các tổ 
chức quốc tế như UNESCO [9], OECD [7,8] 
đã khuyến nghị các phương pháp luận tiếp 
cận vấn đề thực tiễn để có thể tiến hành 
triển khai công tác thống kê KH&CN một 
cách thuận lợi. 
Kinh phí và các nguồn cấp kinh phí cho 
hoạt động KH&CN của một nước (hay một 
vùng, một địa phương,) có thể được thu 
thập và tổng hợp dữ liệu theo nhiều cách, 
trong đó có hai cách thu thập chủ yếu:
- Cách thứ nhất là tổng hợp dữ liệu từ 
báo cáo thống kê của các đơn vị thống kê 
KH&CN về các nguồn bố trí kinh phí cho 
hoạt động KH&CN (bố trí từ ngân sách nhà 
nước hàng năm cho KH&CN; từ các quỹ 
phát triển KH&CN; từ hỗ trợ, đầu tư của tổ 
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài,). 
Đây là con số biểu hiện khả năng, dự kiến, 
kế hoạch mà Nhà nước, doanh nghiệp, tổ 
chức và cá nhân có thể bố trí để đơn vị 
thống kê KH&CN tổ chức thực hiện hoạt 
động KH&CN cho một giai đoạn nào đó (ví 
dụ: năm kế hoạch,), gọi là “kinh phí hoạt 
động KH&CN”. Như vậy, khái niệm “kinh 
phí hoạt động KH&CN” trong một thời kỳ 
nhất định của một đơn vị thống kê KH&CN 
là tổng kinh phí (không phân biệt nguồn) 
theo kế hoạch có thể sử dụng cho hoạt 
động KH&CN của đơn vị trong thời kỳ đó. 
Khái niệm này được sử dụng đối với một 
đơn vị, tổ chức hay cả một quốc gia.
- Cách thứ hai là tổng hợp dữ liệu từ số 
chi tiêu thực tế của đơn vị thống kê KH&CN 
để thực hiện hoạt động KH&CN của mình. 
Đây là con số biểu hiện tổng chi phí đã 
được sử dụng (trong năm tài chính) bất kể 
từ nguồn nào để thực hiện các hoạt động 
KH&CN, gọi là “Chi hoạt động KH&CN”. 
Trong thực tế, trong một năm tài chính, 
“chi hoạt động KH&CN” thường không phải 
là con số “kinh phí hoạt động KH&CN’, cho 
dù ở trong khuôn khổ một tổ chức KH&CN 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
12 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
hay trên phạm vi cả quốc gia. Ví dụ như, 
một tổ chức KH&CN được đầu tư kinh phí 
mua sắm một thiết bị khoa học (theo dự 
toán ban đầu), nhưng sau khi mua sắm 
xong, chi phí trả cho việc mua sắm đó thấp 
hơn tổng dự toán ban đầu (ví dụ: do đấu 
thầu, do chênh lệch tỷ giá hối đoái, do giá 
thiết bị giảm,); hoặc kinh phí giải ngân 
thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong năm tài 
chính ít hơn dự toán ban đầu Như vậy, 
chi tiêu thực tế cho hoạt động KH&CN của 
các đơn vị thống kê, ví dụ trong năm tài 
chính, mới là con số chính thức mà thống 
kê KH&CN quan tâm. Do đó, trong thực 
tế, thống kê KH&CN chủ yếu tập trung thu 
thập và tổng hợp dữ liệu về “chi hoạt động 
KH&CN”.
1.1. Chi hoạt động khoa học và 
công nghệ
a. Định nghĩa:
“Chi hoạt động KH&CN” trong một thời 
kỳ (thường là 01 năm) của một đơn vị thống 
kê KH&CN là tổng các khoản chi (bất kể từ 
nguồn kinh phí nào) cho hoạt động KH&CN 
của đơn vị trong thời kỳ đó”.
Khi nói đến “chi hoạt động KH&CN” (ví 
dụ trong năm kế hoạch, năm tài chính) là 
nói đến các khoản chi dưới các hình thức 
khác nhau: bằng tiền, hiện vật, tài sản trí 
tuệ,. Khi tính toán chi hoạt động KH&CN, 
đều quy đổi các loại hình chi phí theo giá trị 
tiền tệ tại thời điểm quan sát. 
b. Các loại chi và khoản chi:
Xét về mục đích sử dụng kinh phí, chi 
hoạt động KH&CN của một đơn vị thống 
kê KH&CN bao gồm hai loại chi: Chi đầu 
tư phát triển KH&CN và Chi sự nghiệp 
KH&CN. Trong từng loại chi có các khoản 
chi cụ thể.
Chi đầu tư phát triển KH&CN của một 
đơn vị thống kê KH&CN là các khoản chi 
đầu tư, mua sắm tài sản cố định nhằm 
tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, phát 
triển tiềm lực KH&CN của đơn vị. Chi đầu 
tư phát triển KH&CN bao gồm các khoản 
chi về xây dựng mới, sửa chữa nhà xưởng, 
phòng thí nghiệm của tổ chức KH&CN, mua 
sắm, thuê mướn trang thiết bị Đầu tư phát 
triển là một chuỗi các hoạt động chi tiêu, 
hao phí các nguồn lực: nguồn lực tài chính, 
nguồn lực vật chất ( đất đai, máy móc thiết 
bị, nguyên nhiên vật liệu...), nguồn lực lao 
động và trí tuệ. Như vậy, đầu tư phát triển 
là những hoạt động sử dụng các nguồn lực 
ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản 
vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, 
hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản 
và nguồn nhân lực sẵn có. Phương thức 
tiến hành các hoạt động đầu tư là xây dựng 
mới, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, 
mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng 
trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân 
lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền 
với hoạt động của các tài sản này...
Chi sự nghiệp KH&CN của một đơn vị 
thống kê KH&CN là các khoản chi thực 
hiện các nhiệm vụ KH&CN và chi khác 
cho hoạt động KH&CN của đơn vị. Chi sự 
nghiệp KH&CN bao gồm các khoản chi về 
tiền lương, tiền công lao động cho nhân lực 
KH&CN, chi đoàn ra, đoàn vào, chi vật tư 
văn phòng, chi công tác phí,, kể cả các 
khoản chi khác cho hoạt động KH&CN của 
tổ chức KH&CN.
Xét về không gian thực hiện chi tiêu, chi 
hoạt động KH&CN của một đơn vị thống kê 
KH&CN có thể phân thành: Chi tiêu nội vụ 
và Chi phí ngoại vụ.
Chi tiêu nội vụ của một đơn vị thống 
kê KH&CN là các khoản chi hoạt động 
KH&CN được thực hiện bên trong đơn vị 
đó, bất kể từ nguồn kinh phí nào. Chi tiêu 
nội vụ là chi phí thực tế trong năm tài chính 
đã chi trả cho các hoạt động KH&CN được 
thực hiện trong phạm vi tổ chức, như các 
chi tiêu để nhân lực chính thức của đơn vị 
thực hiện hoạt động KH&CN và cả các chi 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
13THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
tiêu thuê các cá nhân lao động bên ngoài 
thực hiện các công việc KH&CN do chính 
đơn vị thống kê đó thực hiện (mà không 
phải là các chi tiêu trả cho các đơn vị có 
pháp nhân khác để họ thực hiện nhiệm vụ 
KH&CN do mình giao phó). Chi phí này 
bao gồm cả một số phần trăm nhất định 
của khoản chi mà đơn vị tham gia thanh 
toán cho cơ quan chủ quản (như phí quản 
lý,).
Chi phí ngoại vụ của một đơn vị thống 
kê KH&CN là các khoản chi hoạt động 
KH&CN mà đơn vị đã trả hoặc cam kết 
thanh toán cho các tổ chức (có pháp nhân) 
khác để thực hiện hoạt động KH&CN của 
mình, tức là mua lại kết quả KH&CN của 
họ; hoặc chi trả tài trợ cho các hoạt động 
KH&CN ở ngoài đơn vị. Chi phí ngoại vụ là 
chi phí trong năm tài chính mà đơn vị phải 
trả cho các tổ chức khác (kể cả tổ chức 
nước ngoài) về các công việc KH&CN cụ 
thể tự mình không thể hoàn thành được.
c. Đối tượng thực hiện chi hoạt động 
KH&CN:
Để phân tích, đánh giá tình hình thực 
hiện chi hoạt động KH&CN của quốc gia, 
vùng, địa phương, có thể phân loại các 
đối tượng thực hiện theo thành phần kinh tế 
(nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư 
nước ngoài), lĩnh vực nghiên cứu (Khoa học 
tự nhiên; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; 
Khoa học y, dược; Khoa học nông nghiệp; 
Khoa học xã hội; Khoa học nhân văn), mục 
tiêu kinh tế xã hội (các mục tiêu kinh tế - xã 
hội của quốc gia trong từng thời kỳ; mục 
tiêu thiên niên kỷ;...). Trong từng loại đối 
tượng thực hiện chi hoạt động KH&CN (tức 
là đối tượng sử dụng kinh phí hoạt động 
KH&CN) có thể phân loại ra theo khu vực 
thực hiện, bao gồm: tổ chức NC&PT, cơ sở 
giáo dục đại học, tổ chức dịch vụ KH&CN, 
cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị 
sự nghiệp khác, doanh nghiệp (trong đó có 
doanh nghiệp KH&N).
1.2. Nguồn chi cho hoạt động khoa 
học và công nghệ
Nguồn chi cho hoạt động KH&CN của 
một đơn vị thống kê KH&CN là các nguồn 
cấp kinh phí và có thể chia thành: ngân 
sách nhà nước (bao gồm: ngân sách trung 
ương, ngân sách địa phương và các nguồn 
khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước), 
ngoài nhà nước (kinh phí tài trợ, đầu tư từ 
các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp 
và các tổ chức khác), nước ngoài (kinh phí 
tài trợ, đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nước 
ngoài cho hoạt động KH&CN) và nguồn tự 
có của đơn vị để thực hiện “chi hoạt động 
KH&CN” của đơn vị.
a. Chi hoạt động KH&CN từ ngân sách 
nhà nước
Chi hoạt động KH&CN từ ngân sách nhà 
nước là tổng các khoản chi cho hoạt động 
KH&CN của đơn vị thống kê KH&CN đã 
được thực hiện từ nguồn ngân sách trung 
ương, ngân sách địa phương và các nguồn 
khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước. 
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bao 
gồm các kinh phí cung cấp bởi nhà nước 
trung ương, bộ, ngành hay chính quyền 
địa phương mà có nguồn gốc từ ngân sách 
nhà nước. Nguồn vốn khác của các đơn vị, 
tổ chức KH&CN, tổ chức công lập khác, 
có xuất xứ từ ngân sách nhà nước, bố trí 
cho hoạt động KH&CN (thực hiện nhiệm 
vụ KH&CN,) đều được tính vào nguồn Chi 
cho hoạt động KH&CN từ ngân sách nhà 
nước.
b. Chi hoạt động KH&CN từ nguồn ngoài 
nhà nước:
Bên cạnh các nguồn vốn từ ngân sách 
nhà nước, còn có các nguồn đầu tư khác 
như nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, các 
tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ hoạt động 
KH&CN. Chi hoạt động KH&CN từ nguồn 
ngoài nhà nước là tổng các khoản chi cho 
hoạt động KH&CN của đơn vị thống kê 
KH&CN đã được thực hiện từ nguồn đầu tư, 
tài trợ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam 
(trừ các nguồn đầu tư, tài trợ có nguồn gốc 
ngân sách nhà nước).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
14 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
Doanh nghiệp có thể đầu tư cho hoạt 
động KH&CN từ các nguồn như: Quỹ phát 
triển KH&CN của doanh nghiệp; hoặc từ 
các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
c. Chi hoạt động KH&CN từ nguồn nước 
ngoài:
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân 
nước ngoài đầu tư cho hoạt động KH&CN 
tại Việt Nam dưới các hình thức: đầu tư trực 
tiếp, liên doanh, liên kết với các tổ chức 
KH&CN, doanh nghiệp của Việt Nam hoặc 
ủy thác đầu tư. Trong trường hợp này, dự 
án đầu tư được hưởng các hình thức ưu 
đãi theo quy định pháp luật. Tổ chức và cá 
nhân tài trợ cho khoa học và công nghệ tại 
Việt Nam có thể thực hiện dưới các hình 
thức khác nhau: bằng tiền, hiện vật, tài sản 
trí tuệ. Nhà tài trợ được quyền yêu cầu mục 
đích tài trợ và chỉ định tổ chức, cá nhân 
ở Việt Nam nhận tài trợ phù hợp với quy 
định của pháp luật hiện hành. Chi cho hoạt 
động KH&CN từ nguồn nước ngoài là tổng 
các khoản chi cho hoạt động KH&CN của 
đơn vị thống kê KH&CN đã được thực hiện 
từ nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá 
nhân nước ngoài cho hoạt động KH&CN.
d. Chi hoạt động KH&CN từ nguồn 
tự có:
Nguồn tự có của đơn vị thống kê KH&CN 
là tổng những khoản tài chính mà đơn vị thu 
nhận  ...  chi tiêu nội vụ, chi phí ngoại vụ,
2.1. Đo lường chi hoạt động khoa học 
và công nghệ
Chi hoạt động KH&CN là một đại lượng 
tài chính biểu hiện mức độ kinh phí đã chi 
tiêu để thực hiện các hoạt động KH&CN. 
Số liệu về chi cho hoạt động KH&CN của 
các đơn vị thống kê thường được thu thập 
thông qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở 
về KH&CN, báo cáo hành chính hoặc qua 
điều tra thống kê KH&CN. Chi hoạt động 
KH&CN của một đơn vị thống kê vừa là chi 
tiêu trang trải các hoạt động KH&CN trong 
nội bộ đơn vị thống kê (kể cả chi phí thuê 
trả cá nhân bên ngoài đơn vị để cung cấp 
các dịch vụ KH&CN) (gọi là chi tiêu nội vụ) 
vừa cả chi phí thuê trả đơn vị bên ngoài 
đơn vị thực hiện các công việc KH&CN mà 
đơn vị không tự thực hiện được (gọi là chi 
phí ngoại vụ). 
(a) Chi tiêu nội vụ (ký hiệu là IĐV), bao 
gồm: chi đầu tư phát triển KH&CN; chi sự 
nghiệp KH&CN; chi thực hiện các công 
việc KH&CN do nhân lực của đơn vị thực 
hiện hoặc do thuê mướn nhân lực bên 
ngoài thực hiện (làm việc bán thời gian cho 
đơn vị, thực hiện công việc KH&CN cụ thể) 
và do đơn vị trực tiếp trả tiền công. 
(b) Chi phí ngoại vụ, bao gồm: chi trả 
các hợp đồng KH&CN thuê đơn vị khác 
thực hiện; hoặc chi mua các kết quả nghiên 
cứu khoa học và phát triển công nghệ; mua 
bản quyền sáng chế,; tài trợ các hoạt 
động KH&CN thực hiện bên ngoài đơn vị
2.2. Xác định nguồn để đo lường chi 
hoạt động khoa học và công nghệ
Đối với một đơn vị thống kê KH&CN, 
nguồn chi cho hoạt động KH&CN (chi tiêu 
nội vụ và chi phí ngoại vụ) có thể được chi 
từ các nguồn kinh phí, cụ thể: nguồn tự có 
của đơn vị; ngân sách nhà nước (trung ương 
và địa phương); nguồn ngoài nhà nước 
(doanh nghiệp, đại học và khác); nguồn 
nước ngoài. Kinh phí từ các nguồn có thể 
bố trí thực hiện các hoạt động KH&CN nội 
vụ hoặc ngoại vụ, được trình bày tổng hợp 
tại Bảng 1.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
15THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
Bảng 1. Mối quan hệ các nguồn chi và các hoạt động KH&CN của một đơn vị 
thống kê KH&CN
Các nguồn kinh phí Hoạt động nội vụ Hoạt động ngoại vụ
1. Nguồn kinh phí 
tự có của đơn vị
1.1. Các hoạt động nội vụ được 
chi từ nguồn kinh phí tự có
1.2. Kinh phí tự có chi thực hiện 
các hoạt động ngoại vụ
2.Nguồn ngân 
sách nhà nước
2.1. Các hoạt động nội vụ được 
chi từ ngân sách nhà nước
2.2. Ngân sách nhà nước chi 
thực hiện các hoạt động ngoại vụ
3. Nguồn ngoài 
nhà nước
3.1. Các hoạt động nội vụ được 
chi từ nguồn ngoài nhà nước
3.2. Nguồn ngoài nhà nước chi 
thực hiện các hoạt động ngoại vụ
4. Nguồn nước 
ngoài
4.1. Các hoạt động nội vụ được 
chi từ nguồn nước ngoài
4.2. Nguồn nước ngoài chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ
Để tránh trùng lắp trong khi tính tổng 
chi hoạt động KH&CN của quốc gia, khi 
tổng hợp chi hoạt động của từng đơn vị 
thống kê KH&CN, chỉ tính các khoản chi 
1.1, 2.1, 3.1 và 4.1, mà không tính đến các 
khoản 1.2, 2.2, 3.2 và 4.2. Giả sử, chúng 
ta xem xét tình hình của 03 đơn vị thống kê 
KH&CN A, B, C, trong đó, các nguồn chi 
và các hoạt động của đơn vị B được trình 
bày tại Bảng 2.
Bảng 2. Các nguồn chi và các hoạt động KH&CN của đơn vị B
Các nguồn kinh 
phí
Hoạt động nội vụ Hoạt động ngoại vụ
B1. Nguồn kinh 
phí tự có của đơn 
vị
B1.1. Các hoạt động nội vụ được 
thực hiện bằng nguồn kinh phí tự 
có
B1.2. Kinh phí tự có chi thực hiện 
các hoạt động ngoại vụ
B2. Nguồn ngân 
sách nhà nước
B2.1. Các hoạt động nội vụ được 
thực hiện bằngngân sách nhà 
nước
B2.2. Nguồn ngân sách nhà nước 
chi thực hiện các hoạt động ngoại 
vụ
B3. Nguồn ngoài 
nhà nước
B3.1. Các hoạt động nội vụ được 
thực hiện bằng nguồn ngoài nhà 
nước
B3.2. Nguồn ngoài nhà nước chi 
thực hiện các hoạt động ngoại vụ
B4. Nguồn nước 
ngoài
B4.1. Các hoạt động nội vụ được 
thực hiện bằng nguồn nước ngoài
B4.2. Nguồn nước ngoài chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ
Tương tự, chúng ta cũng có các bảng 
biểu hiện các nguồn chi và các hoạt động 
KH&CN của đơn vị A (với các ký hiệu A1,, 
A4, A1.1,, A4.2) và đơn vị C (với các ký 
hiệu C1,, C4, C1.2,, C4.2).
Nếu đơn vị A có bỏ ra các khoản kinh phí 
A1.2, A2.2, A3.2 và A4.2 để thuê đơn vị B 
thực hiện một số công việc KH&CN. Luồng 
kinh phí biểu hiện các hợp đồng KH&CN 
này có thể được liệt kê cụ thể như sau:
- A1.2 (Kinh phí tự có chi thực hiện các 
hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào B3 (Nguồn 
ngoài nhà nước);
- A2.2 (Ngân sách nhà nước chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào B2 
(Nguồn ngân sách nhà nước);
- A3.2 (Nguồn ngoài nhà nước chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào B3 
(Nguồn ngoài nhà nước);
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
16 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
- A4.2. (Nguồn nước ngoài chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào B4 
(Nguồn nước ngoài).
Tương tự trong cùng thời gian đó, đơn vị 
B có bỏ ra các khoản kinh phí B1.2, B2.2, 
B3.2 và B4.2 để thuê đơn vị C thực hiện 
một số công việc KH&CN. Luồng kinh phí 
biểu hiện các hợp đồng KH&CN này có thể 
được liệt kê cụ thể như sau:
- B1.2 (Kinh phí tự có chi thực hiện các 
hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C3 (Nguồn 
ngoài nhà nước);
- B2.2 (Ngân sách nhà nước chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C2 
(Nguồn ngân sách nhà nước);
- B3.2 (Nguồn ngoài nhà nước chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C3 
(Nguồn ngoài nhà nước);
- B4.2. (Nguồn nước ngoài chi thực 
hiện các hoạt động ngoại vụ) sẽ đi vào C4 
(Nguồn nước ngoài).
Và, giả sử quốc gia có tất cả 03 đơn vị 
A, B và C. Các khoản kinh phí C1.2, C2.2, 
C3.2 và C4.2 của đơn vị C dùng để thuê 
các cơ quan khác (tức là đơn vị A và B) 
thực hiện các công việc KH&CN cho mình. 
Các khoản kinh phí này tương ứng sẽ bổ 
sung vào các nguồn A2, A3, A4 của đơn vị 
A hoặc B2, B3, B4 của đơn vị B.
Khi tính tổng chi cho hoạt động KH&CN 
quốc gia chúng ta tính bằng công thức sau:
Tổng chi hoạt động KH&CN = A1.1+
+A4.1+B1.1++B4.1+C1.1++C4.1
Tức là, chỉ tổng hợp các khoản chi tiêu 
nội vụ mà không tính đến các chi phí ngoại 
vụ, lý do là, chi phí ngoại vụ của đơn vị 
này sẽ bổ sung vào nguồn chi và chi tiêu 
vào các hoạt động nội vụ hoặc một phần 
chuyển thành chi phí ngoại vụ của đơn vị 
khác. Do vậy, nếu cộng cả các chi phí ngoại 
vụ vào Tổng chi cho hoạt động KH&CN 
sẽ trở thành “tính hai lần” và tổng chi hoạt 
động KH&CN có thể lớn tới gấp hai lần so 
với tổng chi cho hoạt động KH&CN thực 
sự.
3. Phương pháp đo lường chi cho hoạt 
động khoa học và công nghệ
Thông qua phương pháp xác định chi 
cho hoạt động KH&CN đã được đề cập ở 
trên, dữ liệu về chi hoạt động KH&CN nội 
vụ được thu thập từ các đơn vị thống kê 
KH&CN thông qua các báo thống kê định 
kỳ (chế độ báo cáo thống kê về KH&CN) 
hoặc qua các cuộc điều tra (điều tra 
NC&PT, điều tra tiềm lực KH&CN). Từ dữ 
liệu này, có thể tổng hợp thành các tổng 
chi quốc gia như: Chi quốc gia cho hoạt 
động KH&CN, Chi quốc nội cho hoạt động 
KH&CN, Chi quốc gia cho NC&PT, Chi 
quốc nội cho NC&PT, 
Để đo lường các đại lượng này, một số 
ký hiệu sau được sử dụng:
- IĐV: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN.
- IĐVIVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam.
- IĐVOVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- IĐVFVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN từ nguồn kinh phí do tổ chức, 
cá nhân Việt Nam cấp.
- IĐVFNN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị thống 
kê KH&CN từ nguồn kinh phí do tổ chức, 
cá nhân nước ngoài cấp.
- IĐVIVN&FVN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị 
thống kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam 
từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân Việt 
Nam cấp.
- IĐVIVN&FNN: Chi tiêu nội vụ của đơn vị 
thống kê KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam từ 
nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân nước 
ngoài cấp.
- IĐVOVN&FVN: Chi tiêu nội vụ của đơn 
vị thống kê KH&CN ở ngoài lãnh thổ Việt 
Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân 
Việt Nam cấp.
3.1. Tổng chi quốc gia cho hoạt động 
KH&CN 
Tổng chi quốc gia cho hoạt động 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
17THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
KH&CN (Gross National Expenditure on 
Science and Technology = GNEST) là 
tổng các chi tiêu cho hoạt động KH&CN 
mà nguồn kinh phí là do các tổ chức hoặc 
cá nhân người Việt Nam cấp trong một thời 
kỳ nhất định (viết tắt là GNEST). GNEST 
bao gồm cả những chi phí cho hoạt động 
KH&CN ở nước ngoài mà do các tổ chức 
hoặc cá nhân người Việt Nam cấp kinh phí; 
và không bao gồm những chi phí cho hoạt 
động KH&CN thực hiện ở Việt Nam nhưng 
do nước ngoài cấp kinh phí. Chi quốc gia 
cho hoạt động KH&CN được đo lường 
bằng cách cộng tổng các chi tiêu nội vụ 
của đơn vị thống kê KH&CN trên lãnh thổ 
Việt Nam và của đơn vị thống kê KH&CN 
ở nước ngoài mà nguồn kinh phí hoạt động 
KH&CN là do các tổ chức hoặc cá nhân 
người Việt Nam cấp. Công thức tính như 
sau:
GNEST = ∑ IĐVFVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVOVN&FVN 
Như vậy, khái niệm GNEST còn có 
thể hiểu là Đầu tư xã hội cho hoạt động 
KH&CN.
3.2. Chi trong nước cho hoạt động 
KH&CN 
Chi trong nước (quốc nội) cho hoạt động 
KH&CN (Gross Expenditure on Science 
and Technology = GEST) là tổng chi tiêu 
nội vụ trên lãnh thổ Việt Nam trong một 
thời kỳ nhất định (viết tắt là GEST). GEST 
bao gồm cả các chi tiêu cho hoạt động 
KH&CN trên lãnh thổ Việt Nam từ tất cả 
các nguồn, nhưng loại trừ chi phí cho hoạt 
động KH&CN do tổ chức, các nhân người 
Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam 
(ví dụ: chi phí mà các tổ chức Việt Nam 
thực hiện hoạt động KH&CN ở nước ngoài, 
tài trợ của các tổ chức hoặc các nhân 
người Việt Nam cho hoạt động KH&CN ở 
nước ngoài). Chi quốc nội cho hoạt động 
KH&CN được đo lường bằng cách cộng 
tổng các chi tiêu nội vụ của các đối tượng 
thực hiện chi cho hoạt động KH&CN (Chi 
tiêu nội vụ của: tổ chức NC&PT, cơ sở giáo 
dục đại học, tổ chức dịch vụ KH&CN, cơ 
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khác, 
doanh nghiệp; Chính phủ, doanh nghiệp, 
đại học và khu vực phi lợi nhuận). Công 
thức tính như sau:
GEST = ∑ IĐVIVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVIVN&FNN 
3.3. Chi quốc gia cho NC&PT 
Chi quốc gia cho NC&PT (Gross 
National Expenditure on R&D - GNERD) 
là tổng các chi tiêu cho hoạt động NC&PT 
mà nguồn kinh phí là do các tổ chức Việt 
Nam cấp trong một thời kỳ nhất định (viết 
tắt là GNERD). GNERD bao gồm cả những 
chi phí cho hoạt động NC&PT ở nước ngoài 
mà do các tổ chức hoặc cá nhân người 
Việt Nam cấp kinh phí; và không bao gồm 
những chi phí cho hoạt động NC&PT thực 
hiện ở Việt Nam nhưng do nước ngoài cấp 
kinh phí. Chi quốc gia cho NC&PT được 
đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu 
nội vụ về NC&PT trên lãnh thổ Việt Nam 
và ở nước ngoài mà nguồn kinh phí hoạt 
động NC&PT là do các tổ chức hoặc cá 
nhân người Việt Nam cấp kinh phí. Công 
thức tính GNERD cũng tương tư như khi 
đo lường đại lượng GNEST, chỉ thay các 
khoản chi cho KH&CN bằng khoản chi cho 
NC&PT:
GNERD = ∑ IĐVFVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVOVN&FVN 
Như vậy, khái niệm GNERD còn có 
thể hiểu là Đầu tư xã hội cho hoạt động 
KH&CN.
3.4. Chi trong nước cho NC&PT 
Chi trong nước (quốc nội) cho NC&PT 
(Gross Expenditure on R&D - GERD) là 
tổng chi tiêu nội vụ về NC&PT trên lãnh thổ 
Việt Nam trong một thời kỳ nhất định (viết 
tắt là GERD).
Chi trong nước cho NC&PT bao gồm 
cả các chi tiêu cho NC&PT trên lãnh thổ 
Việt Nam từ tất cả các nguồn cấp kinh 
phí, nhưng loại trừ chi phí cho hoạt động 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
18 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2018
NC&PT ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (ví dụ: 
chi phí mà các tổ chức Việt Nam thực hiện 
hoạt động NC&PT ở nước ngoài, tài trợ của 
các tổ chức hoặc các nhân người Việt Nam 
cho hoạt động NC&PT ở nước ngoài). Chi 
trong nước cho hoạt động NC&PT được 
đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu 
nội vụ của các đối tượng thực hiện chi cho 
hoạt động NC&PT (Chi tiêu nội vụ của: tổ 
chức NC&PT, cơ sở giáo dục đại học, tổ 
chức dịch vụ KH&CN, cơ quan hành chính 
và đơn vị sự nghiệp khác, doanh nghiệp; 
Chính phủ, doanh nghiệp, đại học và khu 
vực phi lợi nhuận). Công thức tính GERD 
cũng tương tự như khi đo lường đại lượng 
GEST, chỉ thay các khoản chi cho KH&CN 
bằng khoản chi cho NC&PT:
GERD = ∑ IĐVIVN = ∑ IĐVIVN&FVN + ∑
IĐVIVN&FNN 
Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đo lường tài chính 
trong hoạt động KH&CN, ví dụ như tổng 
hợp được các chỉ tiêu 0301:“Tổng đầu tư xã 
hội cho hoạt động KH&CN”, 0302: “Chi cho 
hoạt động KH&CN”,[5], cần thiết phải ban 
hành thống nhất các khái niệm và phương 
pháp đo lường các đại lượng tài chính trong 
hoạt động KH&CN. Các khái niệm như chi 
hoạt động KH&CN, các loại chi (Chi đầu 
tư phát triển KH&CN và Chi sự nghiệp 
KH&CN; Chi tiêu nội vụ và Chi phí ngoại 
vụ), các khoản chi (tiền lương, tiền công 
lao động cho nhân lực KH&CN, chi đoàn 
ra, đoàn vào, chi vật tư văn phòng, chi công 
tác phí,), tổng chi quốc gia, tổng chi trong 
nước (quốc nội) cho hoạt động KH&CN, 
cho NC&PT,, như đã được giới thiệu trên 
đây, là bước khởi đầu để cộng đồng khoa 
học có thể tham khảo, nêu nhận xét, bình 
luận và đề xuất chứng kiến để hướng tới 
xây dựng một chuẩn mực về các đại lượng 
tài chính trong hoạt động KH&CN cần phải 
đo lường. Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể 
xem xét và ban hành các khái niệm chuẩn, 
hướng dẫn quy trình cách lập sổ sách kế 
toán, phương pháp tổng hợp số liệu cho 
các đơn vị, tổ chức thống kê KH&CN. Được 
như vậy, các tổ chức, cá nhân liên quan 
đến hoạt động KH&CN mới có chung nhận 
thức về cách đo lường các đại lượng tài 
chính trong hoạt động KH&CN. Thông qua 
đó, hoạt động thống kê KH&CN có thể tổng 
hợp chính xác, không trùng lắp những chỉ 
tiêu thống kê cơ bản về tài chính cho hoạt 
động KH&CN, phục vụ hiệu quả cho các 
cơ quan quản lý, đáp ứng nhu cầu tham 
khảo của các tổ chức và cá nhân, cũng như 
phục vụ thống kê KH&CN quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2012). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu và phát triển năm 
2012, Hà Nội, 6-2012.
2. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2014). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ năm 2014, Hà Nội, 2014.
3. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2016). 
Tài liệu Điều tra nghiên cứu khoa học và phát 
triển công nghệ năm 2016, Hà Nội, 2016.
4. Chính phủ (2014). Nghị định số 95/2014/
NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy 
định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt 
động KH&CN.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015). Thông 
tư số 14/2015/TT-BKHCN ngày 19/8/2015 của 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban 
hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa 
học và công nghệ.
6. Hồ Ngọc Luật (2017). “Nhân lực khoa học 
và công nghệ: từ khái niệm của các tổ chức 
quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam”, 
Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 1/2017.
7. OECD (2002). Frascati Manual: Proposed 
standard practice for surveys on research and 
experimental development, Paris. 
8. OECD (2015). Frascati Manual 2015: 
Guidelines for collecting and reporting data 
on research and experimental development, 
Paris.
9. UNESCO (1984). Manual for Statistics on 
Scientific and Technological Activities, ST-84/
WS/12, Paris.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-7-2017; 
Ngày phản biện đánh giá: 8-12-2017; Ngày 
chấp nhận đăng: 20-12-2017).

File đính kèm:

  • pdfcac_khai_niem_va_cach_do_luong_tai_chinh_trong_hoat_dong_kho.pdf