Cấu trúc Bảy bản Lễ nhạc Tài tử Nam Bộ
Tóm tắt
Trong bài bản nhạc cổ truyền Việt Nam, cụ thể là nhạc Tài tử Nam bộ, chúng ta thường bắt gặp những
thuật ngữ như Lớp, Câu, Lái, Mô, Chầu và Rao. Đây được xem là một trong những đặc trưng của nhạc
Tài tử, là khung sườn của bài bản nhạc Tài tử. Hiểu theo âm nhạc phương Tây, thì đó là những hình
thức, cấu trúc của các thể loại hay các tác phẩm. Như vậy, trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, cụ thể là
nhạc Tài tử Nam bộ cũng không ngoại lệ. Với bộ 7 bản Lễ trong 4 bộ Bắc, Lễ Nam, Oán (20 bản Tổ)
của nhạc Tài tử Nam bộ là một trong những minh chứng cho chúng ta thấy sự cân đối, khúc chiết trong
cấu trúc của một loại hình nghệ thuật đặc săc không chỉ của phương Nam mà là của dân tộc.
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc Bảy bản Lễ nhạc Tài tử Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu trúc Bảy bản Lễ nhạc Tài tử Nam Bộ
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 18 Cấu trúc Bảy bản Lễ nhạc Tài tử Nam Bộ The structure of Seven Ceremonial Compositions in Southern “Tài tử” music TS. Bùi Thiên Hoàng Quân Nhạc viện TP.HCM Bui Thien Hoang Quan, Ph.D. Ho Chi Minh City Conservatoire Tóm tắt Trong bài bản nhạc cổ truyền Việt Nam, cụ thể là nhạc Tài tử Nam bộ, chúng ta thường bắt gặp những thuật ngữ như Lớp, Câu, Lái, Mô, Chầu và Rao. Đây được xem là một trong những đặc trưng của nhạc Tài tử, là khung sườn của bài bản nhạc Tài tử. Hiểu theo âm nhạc phương Tây, thì đó là những hình thức, cấu trúc của các thể loại hay các tác phẩm. Như vậy, trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, cụ thể là nhạc Tài tử Nam bộ cũng không ngoại lệ. Với bộ 7 bản Lễ trong 4 bộ Bắc, Lễ Nam, Oán (20 bản Tổ) của nhạc Tài tử Nam bộ là một trong những minh chứng cho chúng ta thấy sự cân đối, khúc chiết trong cấu trúc của một loại hình nghệ thuật đặc săc không chỉ của phương Nam mà là của dân tộc. Từ khoá: nhạc Tài tử, Nam Bộ, cấu trúc, bản Lễ. Abstract Among Vietnamese traditional musical composition, especially southern “Tai tu” style, we often see terms such as “Lop”, “Cau”, “Lai”, “Mo”, “Chau” and “Rao”, which are used to name different units that constitute the musical piece. These terms make the core of a “Tai tu” composition and are considered the prominent features of “Tai tu” music. In this paper, 7 musical compositions of group “Le” (Ceremony) - one of the 4 groups that constitute the heritage of 20 “Tai tu” compositions besides 3 other groups “Bac” (North), “Nam” (South), “Oan” (Sadness) - will be explicated to illustrate the balanced and concise structure of this treasury art form of Vietnam. Keywords: “Tài tử” music, Southern Vietnam, structure, ceremonial composition. Như chúng ta biết, hầu hết các bài bản được sử dụng trong nhạc Tài tử nói chung hay trong số hai mươi bản Tổ nói riêng đều có nguồn gốc từ những bản nhạc không lời. Và trong nhạc Tài tử Nam bộ, ngoài phần đàn thì phải có phần hát đi theo, nhưng chúng ta cần xác định bản chất của nó, nhạc Tài tử vẫn là khí nhạc. Tuy trong nhạc Tài tử Nam bộ thiếu sự nhất quán về hệ thống, về tên gọi trong các bài bản như khi gọi là Trường (Lưu Thủy Trường), khi gọi là Chấn như (Bình Bán Chấn, Xuân Tình Chấn,) hoặc gọi là Vắn (Cổ Bản Vắn, Tây Thi Vắn) nhưng tất cả đều có cấu trúc tổng thể giống nhau, nghĩa là đều được phân Lớp, phân Câu và phân nhịp một cách rõ ràng (hiểu theo lối ghi âm nhạc trên năm dòng kẻ). a. Lớp: là sự phân chia thành nhiều phần của một bản nhạc. Do vậy, cấu trúc của mỗi lớp trong nhạc Tài tử là hoàn chỉnh, độc lập và người ta có thể diễn tấu BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN 19 độc lập từng lớp riêng. Âm kết của lớp không bắt buộc phải về chủ âm mà là bất kỳ âm nào trong thang âm, điệu thức của bản nhạc. b. Câu: là đơn vị chia đều của một Lớp trong bài bản nhạc Tài tử. Câu nhạc trong các bài bản nhạc Tài Tử rất cân đối, khúc chiết, biểu hiện qua số nhịp trong mỗi câu. c. Lái: là đơn vị chia đôi của một nhịp. Hiểu theo nhạc giới Tài tử, Lái là nhịp nhỏ, cụ thể trong hai mươi bản Tổ, mỗi Lái tương đương với 2 phách của nhịp 4/4. d. Mô: là đoạn nghỉ thường ở đầu câu nhạc, ít khi xuất hiện ở giữa câu. e. Chầu: là đoạn nhạc thêm thắt ở một số chỗ kết câu. Về cấu trúc, có thể hiểu câu Chầu là câu bổ sung của câu nhạc trước đó, làm cho người nghe hiểu rằng bản nhạc chưa kết thúc. Cũng giống như Mô, câu nhạc mở rộng này phải có tối thiểu là ba Lái. f. Rao: Trước khi vào một bản đàn, một bản hòa tấu, hoặc khi đệm cho ca, nhạc công phải diễn tấu một đoạn nhạc mang tính tự do, ngẫu hứng, giới Tài tử gọi là “Rao”. Sắc thái, nhịp độ: Trong tất cả các bài bản nhạc Tài tử là không có ghi chú hay quy định sắc thái, nhịp độ, Theo Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc Tài tử Nam bộ chỉ có các nhịp độ: - Cấp điệu = Tẩu mã = Presto - Bình điệu = Đoản, Vắn = Allegro, Allegretto, đôi khi là Moderato - Hoãn điệu = Trường = Lento (1) - Giữa Hoãn điệu và Bình điệu là nhịp Lơi, tức đàn mở ra, chậm lại, tương đương Andante Những vấn đề về cấu trúc của 7 bản Lễ Theo một số nhà nghiên cứu, ông Nguyễn Quang Đại, tức Ba Đợi đã chuyển soạn các bài bản từ nhạc Lễ sang cho nhạc Tài tử. Bảy bản Lễ còn có nhiều cách gọi khác như: - Bảy bản Cò: do bảy bản này có xuất xứ từ nhạc Lễ (phe Văn - dàn nhạc Lễ Nam bộ, phần nhạc đàn chủ yếu là đàn Cò). - Bảy bản dây nhạc: phe Văn của dàn nhạc Lễ, phần nhạc đàn chủ yếu là đàn Cò, mà đàn Cò là nhạc khí thuộc bộ dây, nên người ta gọi là “dây nhạc”. - Bảy bản Bắc Lớn: còn gọi là bảy bài Bắc hay bảy bài Lớn vì nó và bộ sáu bản Bắc đều cùng hệ thống điệu Bắc hay nói cách khác là vẫn dùng dây Bắc để đàn bài bản Lễ, chỉ có khác là sáu bản Bắc lấy Hò - Xang làm trục còn bảy bản Bắc lớn lấy U - Xê làm trục. Gọi là Bắc lớn vì các nghệ nhân đánh giá bài bản Lễ có vị trí “Lớn” hơn bài bản Bắc. - Bảy bản Hạ: Khi trình tấu nhạc Lễ, bản Ngũ Đối Hạ được sử dụng nhiều nhất nên các nhạc sĩ thường gọi tắt là “bài Hạ” và đã lấy chữ “Hạ” thay cho chữ “Lễ” khi nói đến bảy bản Lễ. Cũng có người cho rằng gọi là bảy bài Hạ vì khi trình tấu nhạc Lễ, các nhạc sĩ phải lên dây Hạ. Trường hợp này là do trong nhạc Tài tử, tùy theo bài bản thuộc hệ thống thang âm, điệu thức nào, lấy âm nào làm trục, các nhạc sĩ sẽ tìm hệ thống dây hay loại Hò phù hợp để diễn tấu các bài bản ấy, sao cho việc thể hiện được thuận lợi nhất. Như vậy, do bản Ngũ Đối Hạ được thường xuyên sử dụng và được gọi là bài Hạ, bảy bản Lễ cũng gọi là bảy bản Hạ nên cách lên dây để đàn bản Ngũ Đối Hạ nói riêng hay bảy bản Lễ nói chung được gọi là dây Hạ. Do xuất xứ từ nhạc Lễ nên bảy bản nhạc Lễ đều mang tính chất trang nghiêm với thang âm chủ đạo là Hò – Xư – Xang – Xê – Công – Liu. Xàng Xê Nếu bản Ngũ Đối Hạ được sử dụng CẤU TRÚC BẢY BẢN LỄ NHẠC TÀI TỬ NAM B 20 nhiều nhất trong những buổi sinh hoạt của nhạc Lễ thì khi đưa vào nhạc Tài tử, bản Xàng Xê lại là bài thông dụng nhất. Bản nhạc có tính chất trang nghiêm nhưng không căng cứng, đôi lúc giai điệu rất du dương, ngân nga. Đặc biệt bản nhạc có sự xen lẫn hai thang âm trong cùng một lớp đã tạo cho người nghe cảm giác rất thú vị. Xàng Xê được viết theo nhịp tám, lái mười sáu hay còn gọi là nhịp tư lơi, có 4 lớp và 64 câu. Mở đầu bằng chữ Xang và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Đặc biệt ở lớp III (lớp Xề), thang âm đã thay đổi thành Xề - Phan - Liu - U - Xang. Đây là sự chuyển hơi điệu thức, lấy Xê làm Hò, do đó, ta có thể có điệu thức Hò - I (2) - Xang - Xê - Phan, hơi Nam - Oán. Hai điệu thức này thay đổi gần như liên tục nên người nghe có được cảm giác buồn vui hòa lẫn vào nhau. + Các lớp đều có nhiều câu, ít nhất 12 câu (Lớp III), nhiều nhất 20 câu (Lớp I). Ngoài cách chia lớp như trên, còn có cách chia bản nhạc thành 5 lớp vì giới nhạc Tài tử, Cải lương ngày nay thường chỉ hát 8 câu đầu nên đặt luôn là lớp I, còn 12 câu sau thì đặt là lớp II. Chúng tôi chọn cách chia lớp như trên để bảo đảm tính cổ truyền của bài bản. + Có nhiều câu trùng với nhau như trong lớp II, câu 23 trùng câu 21, câu 31 trùng câu 28; Nhiều nhất là ở lớp IV, hầu hết đều giống các câu ở lớp I: từ câu 49 – 54 giống từ câu 9 – 14, câu 55, 56 giống câu 11, 12, câu 57, 58 giống câu 15, 16, từ câu 59 – 62 giống từ câu 11 – 14, câu 63 giống câu 11. + Nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc hay vào lớp I. Các lớp II, III và IV khi vào đầu có thể nghỉ 3 lái nếu chúng được trình tấu độc lập nhưng nếu trình tấu một cách liên hoàn từ lớp này sang lớp kia thì 3 lái đó sẽ được chuyển thành Chầu 2 lái, nghỉ 1 lái. Chữ kết của câu Chầu trùng với chữ kết của câu trước đó. Trong khi hòa đàn, những câu Chầu có thể chuyển thành Mô. + Dứt các lớp ở bậc I và V, nhịp nội Song Loan. Ngũ Đối Thượng Với nhịp độ vừa phải, Ngũ Đối Thượng được thể hiện với một phong cách đỉnh đạc, cùng với sự xuất hiện của các chữ nhạc I, Phan đã làm cho bản nhạc có màu sắc “Lễ” hơn. Ngũ Đối Thượng được viết theo nhịp tư, lái tám, có 5 lớp và 61 câu. Mở đầu bằng chữ U và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan là hai âm lướt. + Một số nhạc sĩ thì chia lớp I có 16 câu, lớp II 8 câu, lớp III có 8 câu, lớp IV có 16 câu và lớp V có 13 câu. Một số nhạc sĩ khác sắp xếp lớp I có 10 câu, lớp II có 6 câu, lớp III có 8 câu, lớp IV có 24 câu và lớp V cũng có 13 câu. Chúng tôi chọn cách chia lớp như phân tích trên vì thấy rằng độ dài của mỗi lớp không có cách biệt quá lớn, bố cục bản nhạc cân đối hơn. + Có nhiều câu trùng, nhiều nhất là ở lớp II, từ câu 18 đến câu 22 giống từ câu 10 đến câu 15 của lớp I, câu 24 cũng trùng với câu 10. + Lớp I và II không nghỉ 3 lái như thường gặp. Các lớp III, IV và V khi vào đầu có thể nghỉ 3 lái nếu chúng được trình tấu độc lập nhưng nếu trình tấu một cách lien hoàn từ lớp này sang lớp kia thì 3 lái đó sẽ được chuyển thành chầu 2 lái, nghỉ 1 lái.Chữ kết của câu Chầu trùng với chữ kết của câu trước đó.Trong khi hòa đàn, những câu Chầu có thể chuyển thành Mô. + Thường sử dụng nhịp ngoại và nhịp ngoại Song Loan. BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN 21 + Kết các lớp ở bậc I và II (rất ít gặp), nhịp nội Song Loan. Ngũ Đối Hạ Như trên đã nêu, Ngũ Đối Hạ là tác phẩm được sử dụng nhiều nhất trong những buổi trình tấu nhạc Lễ, còn được gọi là bản Hạ và đã trở thành tên gọi của bộ bảy bản Lễ: bảy bài Hạ. Tính chất nghiêm trang là tính chất chung của bảy bản Lễ mà Ngũ Đối Hạ như là một đại diện. Ngũ Đối Hạ được viết theo nhịp tư, lái tám, có 5 lớp và 38 câu. Mở đầu bằng chữ Liu và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan. Âm I đôi lúc có giá trị là âm chính, làm cho điệu thức có sự chuyển tạm (ly điệu) sang Hò – I – Xang – Xê – Công – Liu (là điệu thức Nam nhưng khác Hơi). + Một số nhạc sĩ chia bản nhạc chỉ có ba lớp: lớp I có 20 câu, lớp II có 10 câu và lớp III có 8 câu. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự mất cân đối giữa các lớp nếu được phân chiatheo cách này nên chúng tôi chọn cách chia thành năm lớp như trên. Trong khi các lớp II, III, IV có số câu chẵn thì lớp I và V có số câu lẻ, lớp V còn là lớp dài nhất (11 câu). + Có nhiều câu trùng, nhiều nhất là ở lớp III, từ câu 16 đến câu 21 giống từ câu 10 đến câu 15 của lớp II, câu 24 cũng trùng với câu 10. + Chỉ có lớp I nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc, còn các lớp khác thì không. Việc không nghỉ 3 lái trước khi vào mỗi lớp đã tạo cho người nghe một cảm xúc trọn vẹn từ đầu đến cuối bản nhạc, không bị chia cắt ở các lớp với nhau. Ngoài ra, cả bản nhạc không có sự xuất hiện của Chầu hay Mô. + Thường sử dụng nhịp ngoại. + Kết các lớp ở bậc I, II và V, nhịp nội Song Loan. Long Đăng Với tiết tấu vừa phải, tính chất âm nhạc khoan thai, đượm một ít sự u buồn, do đó, Long Đăng không thể hiện rõ nét trang nghiêm như thường thấy trong nhạc Lễ. Long Đăng được viết theo nhịp tư, lái tám, có 3 lớp và 40 câu. Mở đầu bằng chữ U và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan. Âm I đôi lúc có giá trị như âm chính, làm cho điệu thức có sự chuyển tạm (ly điệu) sang Hò – I – Xang – Xê – Công – Liu. + Lớp I có câu 3 và 4 trùng câu 9 và 10. Tất cả các câu của lớp III (từ câu 29 đến 40) trùng từ câu 5 đến câu 16 của lớp I. + Chỉ có lớp I nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc, còn các lớp khác thì không. Không thấy sự xuất hiện của Chầu hay Mô ở giữa bài. + Thường sử dụng nhịp ngoại. + 3 lớp đều kết ở âm bậc I, nhịp nội Song Loan. Long Ngâm Như Long Đăng, Long Ngâm cũng không thể hiện rõ tính trang nghiêm của nhạc Lễ mà lại nhẹ nhàng, khoan thai, mang nhiều chất tự sự. Long Ngâm được viết theo nhịp tư, lái tám, có 3 lớp và 33 câu. Mở đầu bằng chữ Xư và Kết bằng chữ Xang, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan. Âm I đôi lúc có giá trị là âm chính, làm cho điệu thức có sự chuyển tạm (ly điệu) sang Hò – I – Xang – Xê – Công – Liu. + Lớp I có câu 6 và 7 trùng câu 2 và 3. + Nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc hay vào lớp I. Các lớp II và III khi vào đầu có thể nghỉ 3 lái nếu chúng được trình tấu độc lập nhưng nếu trình tấu một cách liên hoàn từ lớp này sang lớp kia thì 3 lái đó sẽ được chuyển thành chầu 2 lái, nghỉ 1 lái. Chữ kết của câu Chầu trùng với chữ kết CẤU TRÚC BẢY BẢN LỄ NHẠC TÀI TỬ NAM B 22 của câu trước đó. Trong khi hòa đàn, những câu Chầu có thể chuyển thành Mô. + Thường sử dụng nhịp ngoại và nhịp ngoại Song Loan. + Bài không có lớp nào kết ở âm bậc I mà kết ở những bậc II, V và VI. Các lớp đều kết ở nhịp nội Song Loan. Vạn Giá Tính chất âm nhạc trang nghiêm. Tuy Vạn Giá đã được “chuyển hóa” để mang cho mình phong cách Tài tử nhưng sự đỉnh đạc của nhạc Lễ vẫn còn thể hiện rất rõ. Vạn Giá được viết theo nhịp tư, lái tám, có 5 lớp và 47 câu Mở đầu bằng chữ Liu và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan. Âm I đôi lúc có giá trị là âm chính, làm cho điệu thức có sự chuyển tạm (ly điệu) sang Hò – I – Xang – Xê – Công – Liu. + Có một số câu trùng nhau như ở lớp III – các câu 20, 21, 22 trùng với các câu 16, 17, 18. + Nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc hay vào lớp I. Các lớp khác khi vào đầu có thể nghỉ 3 lái nếu chúng được trình tấu độc lập nhưng nếu trình tấu một cách liên hoàn từ lớp này sang lớp kia thì 3 lái đó sẽ được chuyển thành Chầu 2 lái, nghỉ 1 lái. Chữ kết của câu Chầu trùng với chữ kết của câu trước đó. Trong khi hòa đàn, những câu Chầu có thể chuyển thành Mô. Đặc biệt là sự xuất hiện câu Chầu hay Mô rất sớm như Chầu ở câu thứ 2 của lớp III (câu 16), hoặc rất muộn như câu Kết của lớp V (câu 47). Việc Chầu ở câu 47 làm cho câu nhạc này có giá trị như câu Kết của lớp và của bản nhạc. + Thường sử dụng nhịp ngoại và nhịp ngoại Song Loan. + Kết lớp ở âm bậc I, V và VI, nhịp nội Song Loan. Tiểu Khúc Đây là bản nhạc có số câu ngắn nhất trong bộ bảy bản Lễ: 29 câu. Nhịp độ chậm rãi, tính chất trang nghiêm của nhạc Lễ được thể hiện rất rõ. Tiểu Khúc được viết theo nhịp tư, lái tám, có 4 lớp và 29 câu. Mở đầu bằng chữ U và Kết bằng chữ Liu, nhịp nội Song Loan. + Có 2 âm ngoại I và Phan. + Một số nhạc sĩ chia bản nhạc thành 4 lớp nhưng số câu trong mỗi lớp khác nhau: lớp I – 10 câu, lớp II – 7 câu, lớp III – 8 câu và lớp IV – 4 câu. Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số nhạc sĩ chia bản nhạc chỉ còn 3 lớp: lớp I – 10 câu, lớp II – 7 câu và lớp III – 12 câu. + Có một số câu trùng nhau như ở lớp III: các câu 20, 21, 22 trùng với các câu 16, 17, 18. + Các lớp đều được vào thẳng, không nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc hay vào các lớp như thường thấy. Thêm nữa, cả bản nhạc chỉ có hai câu Chầu (hoặc Mô) nhưng lại xuất hiện liền nhau và rất sớm là câu 2 và 3 của lớp I. Chữ kết của câu Chầu trùng với chữ kết của câu trước đó. Trong khi hòa đàn, những câu Chầu có thể chuyển thành Mô. + Thường sử dụng nhịp ngoại và nhịp ngoại Song Loan. + Cả ba lớp đều Kết ở âm bậc I, nhịp nội Song Loan. Tóm lại, trong cấu trúc của bảy bản Lễ, ta thấy có những điểm như sau: - Về thang âm: Hò – Xư – Xang – Xê – Công – Liu là thang âm chủ đạo. Tuy nhiên, với sự xuất hiện thường xuyên của hai âm ngoại là I và Phan đã làm cho hơi Lễ được thể hiện một cách rõ nét hơn. Khác với âm ngoại (Phan) trong bộ sáu bản Bắc có giá trị như âm lướt, thường hay xuất hiện ở cuối các lớp, cuối bản nhạc, âm chữ I trong bảy bản Lễ đôi lúc trở thành âm chính của câu nhạc, tạo nên sự chuyển đổi điệu thức tạm BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN 23 thời (hình thức ly điệu trong âm nhạc phương Tây) sang Hò – I – Xang – Xê – Công. Ngoài ra, đã có sự luân chuyển Thang âm – Điệu thức – Hơi: Bản Xàng Xê, lớp Xề, từ Hò – Xư – Xang – Xê – Công chuyển sang Hò – I – Xang – Xê – Phan. Hai thang âm này được kết nối xen lẫn nhau, đã tạo cảm giác mới lạ cho người nghe. - Về tính chất: Tuy một vài bản nhạc có tiết tấu chậm rãi, tạo nên một phong cách thư thái, nhàn hạ, đôi lúc có nét u buồn nhưng sự trang nghiêm vẫn là tính chất chủ đạo trong âm nhạc của bảy bản Lễ. - Về Lớp: các lớp có độ dài, ngắn khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều nên bố cục của các bản Lễ nhìn chung là cân đối. Riêng bản Vạn Giá có bố cục ít cân đối hơn do có lớp quá ngắn như lớp II chỉ có 6 câu trong khi lớp IV lại có tới 14 câu. Đa số các bài bản có 4 lớp, một số chia thành 5 lớp như Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ; Một số chia thành 3 lớp là Long Đăng, Long Ngâm. Cũng như các bản Bắc, việc phân lớp của bảy bản Lễ hiện nay vẫn chưa đi đến sự thống nhất trong giới nhạc Tài tử như bản Ngũ Đối Hạ, người chia năm lớp, người chia ba lớp hay bản Tiểu Khúc, người chia bốn lớp, người lại chia còn ba lớp. Số câu trong mỗi lớp cũng có sự sắp xếp, phân chia khác nhau như trong bản Ngũ Đối Thượng. Không có hiện tượng giống nguyên xi giữa các lớp với nhau trong cùng một bản thuộc bộ bảy bản Lễ; Ngũ Đối Thượng, Long Ngâm, Tiểu Khúc và Vạn Giá có tổng số câu bị lẻ còn các bản khác đều chẵn. - Về Câu: thông thường ở các bản Bắc, câu nhạc được kết thúc ở các câu chẵn và sau đó sẽ Chầu hay Mô ở những câu lẻ nhưng trong bảy bản Lễ thì việc kết câu không thấy theo kết cấu như trên mà có thể kết thúc ở vị trí nào, câu nào tùy thích. Chữ vào đầu của các bản nhạc, các Lớp không quy định phải là âm nào của thang âm mà bất kỳ, tùy theo yêu cầu của bài bản. Chữ kết ở các Câu, các Lớp không quy định ở bậc nào trong thang âm nhưng chữ kết của các bản, hầu hết đều về chủ âm, ngoại trừ bản Long Ngâm kết ở chữ Xang (bậc IV). Kết lớp hay kết bài hầu hết đều ở phách 1 (nhịp nội Song Loan), riêng lớp II (lớp Hò) bản Xàng Xê kết ở phách 3, nhịp thứ 4 (nhịp ngoại Song Loan). Trong mỗi bản đều có một số câu trùng lặp với nhau. - Về Chầu, Mô: Việc Mô hay nghỉ 3 lái trước khi vào bản nhạc đa số vẫn được tuân thủ, ngoại trừ Ngũ Đối Thượng và Tiểu Khúc. Đối với những bản nhạc có nghỉ 3 lái ở mỗi lớp, nếu được trình tấu độc lập, chúng sẽ nghỉ 3 lái nhưng nếu được trình tấu liên hoàn thì 3 lái đó sẽ được chuyển thành Chầu 2 lái, nghỉ 1 lái. Bảy bản Lễ có ít câu Chầu và Mô hơn sáu bản Bắc. Hầu hết các bản nhạc đều có Mô và Chầu ở giữa bài, chỉ riêng bản Ngũ Đối Hạ thì không. Các câu Chầu đều có chữ dứt trùng với chữ dứt của câu nhạc trước đó. Các câu Chầu hay Mô không diễn ra một cách đều đặn mà rất tùy thích, thường thì phải cách mấy câu mới có Chầu hay Mô, cũng có khi cách một câu đã có như ở các câu 15, 17, 19 ở lớp I bản Xàng Xê, lúc thì cứ câu 3 của mỗi lớp là có như trong bản Ngũ Đối Thượng. Đặc biệt cũng trong bản Ngũ Đối Thượng, ta thấy Chầu hay Mô xuất hiện ở hai câu liền nhau ở câu 7 và câu 8; Ta cũng thấy điều này ở câu 2 và 3 của lớp I trong bản Tiểu Khúc. Ngoài ra, Chầu hay Mô đôi khi xuất hiện rất sớm khi mới câu 2 đã có (lớp I – Tiểu Khúc và lớp III –Vạn Giá) hoặc rất muộn như tới câu 47 cũng là câu kết của bản Vạn Giá mới xuất hiện, những điều này rất ít gặp trong nhạc Tài tử, cụ thể là trong các bản thuộc các bộ CẤU TRÚC BẢY BẢN LỄ NHẠC TÀI TỬ NAM B 24 Bắc, Lễ và Nam. - Về nhịp: các bản nhạc Lễ hay sử dụng nhịp ngoại và nhịp ngoại Song Loan, có khi gần như liên tục. CẤU TRÚC BẢY BẢN LỄ BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN 25 Chú thích: 1. Trương Bỉnh Tòng (1992), Từ điệu đến hơi và quá trình hình thành bản Vọng Cổ, Viện nghiên cứu Cải lương, tr. 5. 2. Tác giả, âm Xư nhấn mạnh hơn một chút thành âm I. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Ba (1970), Nhạc pháp quốc nhạc, Trường QGAN & Kịch nghệ Sài Gòn. 2. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội. 3. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2010), Nhạc khí trong “dàn đờn” Tài tử (Nam Bộ), ANVN số 13. 4. Nguyễn Thụy Loan (1990), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nxb âm nhạc Hà Nội, Nhạc Viện Hà Nội. 5. Đắc Nhẫn (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội. 6. Lê Thương (1963), Nhạc lý quốc nhạc, Nxb Nhạc Thư. 7. Trương Bình Tòng (1992), Từ điệu đến hơi và quá trình hình thành bản Vọng Cổ, Viện Nghiên cứu Cải lương. Ngày nhận bài: 08/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017
File đính kèm:
- cau_truc_bay_ban_le_nhac_tai_tu_nam_bo.pdf