Chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Tóm tắt. Sự dịch chuyển từ cuộc cách mạng lần thứ ba sang lần thứ tư (4.0) thực sự là sự dịch
chuyển số (đơn giản, máy móc) sang cuộc cách mạng của sáng tạo (dựa vào sự kết hợp giữa các
công nghệ). Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa
chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi sự tự động hóa thay thế con người
trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay
đổi sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Bài báo này, tập trung bàn về chính sách liên
kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 68-77 This paper is available online at CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Văn Hà1, Nguyễn Hồng Vinh2 Tóm tắt. Sự dịch chuyển từ cuộc cách mạng lần thứ ba sang lần thứ tư (4.0) thực sự là sự dịch chuyển số (đơn giản, máy móc) sang cuộc cách mạng của sáng tạo (dựa vào sự kết hợp giữa các công nghệ). Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi sự tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Bài báo này, tập trung bàn về chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ lần thứ 4 (4.0), cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, thị trường lao động. 1. Mở đầu Khái niệm Industry 4.0 hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (FIR), là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. FIR được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ. 1.1. Bối cảnh lịch sử “Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt lịch sử thế giới khi các công nghệ mới và phương pháp mới nhận thức thế giới tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840, được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Tiếp theo, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Ngày nhận bài: 06/08/2017. Ngày nhận đăng: 12/09/2017. 1Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; e-mail: hamongcai123@gmail.com. 2Tập đoàn Vinh Quang Group. 68 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. Hình 1. Mô tả bốn giai đoạn của các cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 và thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. FIR đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và “học máy”. Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu Tại Đức, đã có những cuộc thảo luận về chủ đề Industry 4.0, một thuật ngữ được nêu ra tại Hội chợ Hannover vào năm 2011 để mô tả làm thế nào để tạo ra một cuộc cách mạng về mặt tổ chức của các chuỗi giá trị toàn cầu. Bằng cách kích hoạt các “nhà máy thông minh”, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể hợp tác với nhau một cách linh hoạt. Điều này cho phép tùy biến sản phẩm để phù hợp với khách hàng và tạo ra các mô hình hoạt động mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. FIR là sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học, làm cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư về cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước đó. Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chưa đến được với 17% dân số của thế giới, tức ước tính khoảng gần 1,3 tỷ người vẫn chưa tiếp cận với điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vẫn chưa đến được với hơn nửa dân số thế giới, 4 tỷ người, phần lớn đang sống trong các nước đang phát triển, thiếu tiếp cận Internet 1.2. Sự thay đổi sâu sắc và hệ thống Quy mô và phạm vi của sự thay đổi giải thích lý do tại sao có thể cảm thấy sự gián đoạn và đổi mới xảy ra một cách sâu sắc như vậy ngày nay. Tốc độ của sự đổi mới xét trên cả hai phương diện gồm sự phát triển và tính phổ biến của cuộc cách mạng này xảy ra nhanh hơn bao giờ hết. Ai cũng có thể tham gia vào cuộc cách mạng này, không chỉ là tốc độ, mà còn là quy mô phát 69 Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hồng Vinh JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. triển đáng kinh ngạc. Thử so sánh thành phố Detroit vào năm 1990 (là một trung tâm lớn của các ngành công nghiệp truyền thống) với Thung lũng Silicon vào năm 2014. Năm 1990, ba công ty lớn nhất tại Detroit có vốn cổ phần hóa thị trường là 36 tỷ đô la Mỹ, doanh thu là 250 tỷ đô la Mỹ và có 1,2 triệu nhân viên. Trong năm 2014, ba công ty lớn nhất ở Thung lũng Silicon có vốn cổ phần hóa thị trường cao hơn một cách đáng kể (1,09 nghìn tỷ USD), tạo ra doanh thu tương tự với ba công ty ở Detroit khoảng 247 tỷ USD, nhưng với số nhân viên ít hơn khoảng 10 lần (137.000 nhân viên). Thực tế là một đơn vị của cải vật chất được tạo ra ngày nay có khả năng sử dụng ít nhân công hơn so với 10 hay 15 năm trước đây bởi vì các doanh nghiệp số có chi phí biên gần bằng không. Ngoài ra, thực tế của thời đại số là nhiều doanh nghiệp mới cung cấp “các hàng hóa thông tin” với các chi phí lưu trữ, vận chuyển và nhân rộng hầu như bằng không. Một số công ty có công nghệ đột phá dường như đòi hỏi ít vốn để phát triển. Ví dụ các doanh nghiệp như Instagram hay WhatsApp không đòi hỏi nhiều vốn để khởi nghiệp, đã thay đổi vai trò của vốn và quy mô kinh doanh trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh tốc độ và qui mô, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được xem là độc đáo vì sự hài hòa và tích hợp rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ngày nay các công nghệ chế tạo số có thể tương tác với thế giới sinh học. Một số nhà thiết kế và kiến trúc sư đã kết hợp giữa thiết kế bằng máy tính, chế tạo cộng (additive manufacturing), kỹ thuật vật liệu và sinh học tổng hợp cho các hệ thống tiên phong có liên quan đến sự tương tác giữa các vi sinh vật, cơ thể người, những sản phẩm con người tiêu thụ, và thậm chí cả những tòa nhà con người đang sinh sống. * Lợi ích Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn. Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghệ này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Gọi taxi, đặt vé máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hay xem phim đều có thể được thực hiện từ xa. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn và năng suất hơn. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy tính bảng, chúng ta có thể đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng xử lý tương đương với 5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưu trữ thông tin gần như bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình ít hơn 0,03 USD một năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20 năm). 2. Giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (WTO) Tiền thân của WTO là hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement of Tariff and Trade- GATT) ký năm 1947 sau cuộc thương lượng của 23 nước. Định ước Marrakesh Maroc (1994) cho ra đời một thiết chế là tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO). Dịch vụ có các đặc tính riêng: - Vô hình (intangibility) - Tính đồng thời (Simultaneity) - Tính chất không đồng nhất (Variability) - Tính không lưu trữ được (Perishability) Trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO, giáo dục và đào tạo được coi là một bộ phận ngành dịch vụ, nằm trong 12 ngành dịch vụ. Bảng giáo dục trong hệ thống phân loại của WTO: 70 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. Có 5 ngành phân thành: A - Giáo dục tiểu học, B giáo dục trung học, C- giáo dục đại học, D- giáo dục người lớn, E- giáo dục khác. Có 4 phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế theo GATS (General Agreement on Trade in Service) - Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới (Cross border Supply) - Phương thức 2: Tiêu dùng ở nước ngoài (consumption abroad) - Phương thức 3: Hiện diện thương mại (commercial presence) - Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân (Presence of natural person) Chính sách trao đổi quốc tế về giáo dục sau khi hội nhập quốc tế (WTO). Mức độ cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục, tiếp tục duy trì các ưu đãi và trợ cấp nhà nước, chính sách quản lý nhập khẩu giáo dục đạo học Việt Nam qua phương thức hiện diện thể nhân và hiện diện thương mại, các quy định về nhập khẩu giáo dục và đào tạo với mục đích phi lợi nhuận 3. Chính sách liên kết trường Đại Học với Doanh Nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa 3.1. Chính sách Thuật ngữ “chính sách” được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau trong các tài liệu khoa học. Khái niệm “chính sách” vẫn chưa được hiểu nhất quán trong lý luận và thực tiễn vì đây là một khái niệm phức tạp. Để có thể sử dụng thuật ngữ này một cách tương đối nhất quán, chúng ta cần xem xét nội hàm khái niệm này một cách kỹ lưỡng. Trong thực tế chúng ta nhận thấy, từ “chính sách” được sử dụng hết sức phổ biến, từ những nội dung vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô trong chính sách của các công ty, các đơn vị kinh tế... Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới cái tên “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hơi của Chính phủ, mối quan tâm đến một số nhóm đối tượng đặc biệt nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang “tính gia trưởng” của Nhà nước... Sự thành công của chính sách phụ thuộc vào việc nhận diện đúng vấn đề, nắm rõ các điều kiện, thu thập thông tin đúng và đủ, một phân tích khách quan, khoa học. Quy trình chính sách hiệu quả phải hướng đến việc tạo ra các yếu tố này. Đặng Bá Lãm nhấn mạnh rằng: Những vấn đề chính sách cụ thể là những quyết định ngắn hạn liên quan đến việc quản lý hàng ngày. Một chính sách phản ứng trong các chương trình liên quan trong việc thiết kế một kế hoạch dài hơi hơn trong một lĩnh vực nhất định, trong khi đó chính sách bao gồm nhiều chương trình, đề cập đến nhiều lĩnh vực chương trình khác nhau. Quyết định chiến lược đề cập đến các chính sách trong phạm vi rộng lớn và việc phân bổ nguồn lực cũng rộng lớn. Như vậy, chính sách có thể được quyết định ở những cấp quản lý khác nhau, thuộc những phạm vi quản lý rộng lớn khác nhau, có tính phức tạp rất khác nhau [111]. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể được thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian ngắn nhất, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách này tùy thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. . .Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể”. Trong thực tiễn nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách có tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, phản ánh những góc độ nhìn nhận khác nhau về các chính sách. Theo tác giả Gaba (1984) đã liệt kê tám cách hiểu chính sách khác nhau như sau: - Chính sách là các quyết định hiện hành của cơ quan quản lý, dựa vào đó để điều hành, kiểm tra, phục vụ và tác động đến mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình 71 Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hồng Vinh JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. - Chính sách là tiêu chuẩn của cách cư xử được đặc trưng bởi tính kiên định và có quy tắc trong một số lĩnh vực trọng yếu - Chính sách là sự định hướng các hành động mong muốn - Chính sách là cách cư xử đã được thừa nhận thông qua các quyết định của chính quyền một cách chính thức - Chính sách là sự xác nhận các ý định và mục đích - Chính sách là đầu ra, là kết quả tổng hợp của tất cả các hành động, các quyết định và cách cư xử của các cấp quản lý - Chính sách là kết quả của hệ thống hoạch định và thực thi trong quản lý. - Chính sách là chiến lược dùng để giải quyết hoặc làm cho tốt hơn một vấn đề. Chính sách do nhiều cấp quyết định và liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội cho nên có số lượng rất lớn. Để nghiên cứu chính sách thuộc một lĩnh vực nào đó (ví dụ giáo dục) chỉ có thể lựa chọn một số chính sách có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của đối tượng chính sách. Với tám cách hiểu chính sách nêu trên, việc phân tích, đánh giá chính sách phát triển giáo dục trong quá trình đổi mới giáo dục có thể dựa vào căn cứ là các văn bản pháp quy của nhà nước và các cơ quan quản lý, phát biểu chính thức của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tài liệu, ý kiến liên quan đến quá trình xây dựng và thực thi các chính sách giáo dục, kinh nghiệm quốc tế. . . 3.2. Những công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích chính sách Phương pháp phân tích chính sách phụ thuộc trước hết vào đặc điểm của vấn đề đặt ra, vào thời gian cho phép và kiểu loại số liệu có thể thu thập được. Những phương pháp được đưa ra dưới đây được coi là những công cụ cơ bản để thu thập số liệu, dữ liệu cho phân tích chính sách. Các phương pháp, kỹ thuật đó được đưa ra theo 3 nhóm: phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã có sẵn; các phương pháp thu thập số liệu trực tiếp; và các phương pháp phân tích, xử lý số liệu. - Khi bắt đầu quá trình nghiên cứu cần phải làm rõ: cách xác định vấn đề, người cung cấp thông tin, hiện trạng vấn đề, đặc điểm vấn đề, danh sách những cá nhân và tổ chức có liên quan và có vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và ban hành chính sách. Thông tin cho phân tích chính sách có thể lấy từ các nguồn tài liệu có trong các sách báo, số liệu thống kê, các báo cáo của các cấp quản lý, qua quan sát, phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu ... phù hợp. chính sách có tác dụng tăng cường kiểm soát hoạt động, khuyến khích và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân và làm giảm thời gian ra quyết định. - Tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược theo các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhất định. Các chính sách được sử dụng như một cơ chế thực thi chiến lược, phương tiện để thực hiện các quyết định chiến lược. Do vậy, chính sách thường được doanh nghiệp công bố bằng văn bản và phổ biến rộng rãi đến mọi người. 3.4. Chính sách liên kết trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp Hiện nay, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về khái niệm đại học và mục đích của đại học, mỗi góc nhìn đưa ra một cách hiểu về đại học và nền đại học. Việc có được nhiều góc nhìn về cùng một vấn đề như vậy là rất hữu ích bởi nó cho chúng ta cơ hội để hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn đóng góp một góc nhìn để góp phần làm rõ khái niệm đại học và nền đại học ở ít nhất ba điểm cơ bản sau: Vai trò của đại học trong xã hội, sứ mệnh của đại học đối với xã hội, và vị trí của đại học trong xã hội. Vai trò của đại học trong xã hội? Có thể có nhiều quan điểm về vai trò của đại học trong xã hội, nhưng tôi cho rằng, nền đại học có hai vai trò quan trọng bậc nhất đó là: Lãnh đạo/Dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; Đại 73 Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hồng Vinh JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài người. Tất nhiên, ngay cả trong những xã hội văn minh nhất ở những nước phát triển nhất thì không phải “trường đại học” nào cũng dễ dàng làm được những điều này (chẳng hạn như ở đâu đó trong những xã hội này vẫn có cả những “trường đại học” chỉ chuyên “bán bằng”). Nhưng xét trên bình diện chung thì một “nền đại học” đúng nghĩa phải nắm được và thể hiện được những vai trò đó trong xã hội. “Xã hội” ở đây không chỉ được hiểu là một cộng đồng, một địa phương, một quốc gia, mà còn được hiểu là xã hội toàn cầu. Sứ mệnh của đại học đối với xã hội? Để có được và thể hiện được các vai trò trên thì đại học (nhất là những đại học tinh hoa của mỗi quốc gia) cần thực hiện được tối thiểu hai sứ mệnh (còn gọi là trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, công việc) quan trọng bậc nhất sau đây: Sản xuất/Tạo ra tri thức / Knowledge (chức năng nghiên cứu của đại học); Sản xuất/Tạo ra trí thức / Intellectuals (chức năng đào tạo của đại học). Hiện thực hóa hai sứ mệnh này sẽ phục vụ quan trọng cho mục tiêu phát triển quốc gia và góp phần thay đổi thế giới. Đại học có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Viện để phục vụ làm giáo án, sử dụng phòng thí nghiệm của Viện để cho sinh viên thực tập, sử dụng các chuyên gia của viện để giảng dạy trong trường và ngược lại. 4. Hoạch định chính sách tạo lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp 4.1. Lợi thế cạnh tranh của một số trường đại học, viện nghiên cứu lớn Trong việc liên kết giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu đã tạo ra mối quan hệ liên kết với một số doanh nghiệp, đã thúc đẩy nền công nghiệp phát triển. Thực sự ấn tượng khi các nước công nghiệp đang biến mối liên kết này trở thành một bộ phận của hệ thống đổi mới. Mối liên kết giữa các trường đại học, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp là mối liên kết lý tưởng, bởi vì nó trở thành một bộ phận quan trọng trong các chiến lược đổi mới, tuy nhiên nếu không có chính sách rõ ràng, các giai đoạn thực thi, mối liên kết này sẽ không tồn tại để thúc đẩy tăng trưởng. 4.2. Chính sách của nhà nước Chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu tạo lập liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp. Tác động của tích cực của chính sách quốc gia ở chỗ làm tăng thêm các khoản đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đồng thời tạo ra liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu được thúc đẩy mạnh, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ không ngừng tăng lên ở Mỹ, Châu âu, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc do chính sách đầu tư và phân bổ tài chính giữa các trường đại học, viện nghiên cứu hợp lý hơn. 4.3. Chính sách của chính quyền địa phương Hầu hết các quốc gia trên thế giới khi hoạch định các chính sách phát thiển khoa học và công nghệ, tạo ra mối liên kết giữa các mục tiêu chính sách của chính quyền trung ương với chính quyền địa phương. Cơ hội để phát triển các hoạt động nghiên cứu là cơ sở hạ tầng. Thông thường hạ tầng cở sở kinh tế - xã hội ở các địa phương lạc hậu hơn ở các thành phố lớn. Các trường tham gian đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, còn chính phủ và các doanh nghiệp cần huy động mọi 74 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. nguồn lực để nâng cấp cơ sơ hạ tầng, đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ công. Chỉ bằng cách đó, chính quyền địa phương mới có thể thu hút nguồn nhân lực tài năng và ngăn tình trạng chảy máu chất xám. 5. Những giải pháp để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo 5.1. Đổi mới về cơ chế chính sách Hoàn thiện các cơ chế chính sách, phù hợp với thực tế đối với đội ngũ nhà giáo, nhà nghiên cứu, người học, trường-viện nghiên cứu. Người lao động trước khi tham gia vào thị trường lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực liên kết đào tạo. Trong đó, với mỗi nhà giáo cần cần có chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Đổi mới tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và nhà nghiên cứu. Đổi mới chính sách tiền lương để thu hút những người có kiến thức kỹ năng cao. Đổi mới cở chế, chính sách đối với cơ sở đào tạo, nghiên cứu. Tăng cường tính tự chủ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quản lý nhằm tạo sự linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của khoa học và công nghệ và yêu cầu của thị trường lao động. Các cở đào tạo/ trường/viện tự chịu trách nhiệm về phát triển đội ngũ theo hướng tinh gọn, năng động, có khả năng làm việc trong môi trường cạnh tranh cao. 5.2. Đổi mới quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Cần hoàn thiện bộ máy quản lý các cơ sở đào tạo/trường/viện theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm; giảm dần sự can thiệp của cơ quan chủ quản vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản lý của nhà trường. Các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu tập trung xây dựng các chuẩn, hoạch định chính sách; chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý ở các cấp, nhất là cấp địa phương; tăng cường các công cụ quản lý. Ứng dụng mạnh mẽ công cụ công nghệ thông tin trong công tác quản lý; đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý; xây dựng cở sở dữ liệu quốc gia về cơ sở đào tạo. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống, từ trung ương đến địa phương phục vụ công tác quản lý và điều hành cở sở đào tạo; xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu; trung tâm quản lý, để điều hành cơ sở đào tạo. Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến; khuyến khích cơ sở đào tạo xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học và mô phỏng thực tế trong quá trình học. Triển khai các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn. 5.3. Đổi mới hoạt động đào tạo Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người học, người sử dụng lao động và môi trường làm việc, đòi hỏi các hoạt động đào tạo phải thay đổi căn bản. Sẽ không còn quan điểm đào tạo theo niên chế và không gian đào tạo cũng sẽ thay đổi. Chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt, một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra, mặt khác tạo sự liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động. Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt giảng. Cùng với đó là sự thay đổi căn bản hình thức thi và phương pháp thi, kiểm tra trong cơ sở đào tạo theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng tạo của người học. 75 Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hồng Vinh JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. 5.4. Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giáo viên phải có năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đời hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm và kỹ năng mềm cần thiết khác. Đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm trên cơ sở chuẩn nhà giáo. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên ở nước ngoài và các chương trình tiên tiến ở trong nước. Với đội ngũ quản lý cũng cần chuẩn hóa, trên cơ sở chức danh gắn với vị trí làm việc. Đội ngũ này phải có đủ năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo cao và tự chịu trách nhiệm. Do vậy, cần tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cả trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu công việc. Đồng thời có cơ chế sáng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác. 5.5. Phát triển đạo tạo tại doanh nghiệp và liên kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo Với những thông tin ở trên, trong môi trường 4.0, các hoạt động đào tạo cần phải được gắn kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng các giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai. Vì vậy, một mặt đẩy mạnh phát triển đạo tạo tại doanh nghiệp, phát thiển các trường trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp. Mặt khác, việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm của xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là ‘’ cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo, nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp. 5.6. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các trường/viện, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú trọng nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa người và máy. Tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm với các viện nghiên cứu ở một số nước, hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học giữa các trường/viện trong nước với các trường/viện ngoài nước như Nhật bản, Hàn quốc, Singapo, và các nước Châu Á. 6. Kết luận Cuộc cách mạng khoa học lần thứ 4 bùng nổ đánh dấu một bước ngoặt lớn cho hệ thống Giáo dục nước ta. Trong bối cảnh đó, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang được xem là chìa khóa mở cửa vào tương lai của cả dân tộc. Quản lý giáo dục thay đổi thông qua việc đánh giá lại vai trò của giáo dục, của người học, người dạy, nhà quản lý. Trước những thách thức trên, các bình diện xã hội và công nghệ phải cùng nhau tạo khả năng cho quá trình thay đổi tổng hợp, lồng ghép bên trong. Cách hiểu tổng thể này về đổi mới cũng đòi hởi hiểu biết rộng hơn về chính sách đổi mới. Đi cùng với nó là những câu hỏi về kinh phí nghiên cứu, đưa những nghiên cứu vào thực tiễn (dịch vụ), cách tổ chức thế giới việc làm tương lai và sự chấp nhận của xã hội về công nhệ mới. Bài học của Đức cho thấy chính sách đổi mới truyền thống nhấn mạnh vào đẩy mạnh đổi mới kỹ thuật, công nghệ, chủ yếu dựa vào cung, nay họ tập trung vào cầu và khuyến khích phát triển đổi mới xã hội. Chỉ có như vậy các ý tưởng công nghệ tốt mới chiếm ưu thế trong cuộc sống hàng ngày và đảm bảo cho tiến bộ xã hội, tức là sự bền vững nguồn lực, nhiều trình độ chuyên môn hơn cho những ai tìm kiếm đào đạo để có công việc tốt và cần tốt hơn về tình trạng việc làm. Chính sách 76 THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 9. đổi mới xã hội xuất hiện khi các đổi mới công nghệ 4.0 (số hóa) đi kèm quan điểm chính sách có tính hệ thống để rút ngắn và tích hợp các đóng góp từ cách lĩnh vực chính sách khác. Điều này đòi hỏi điều phối nhiều hơn, xuyên suất các bộ ngành và vượt qua các cấp độ chính sách (Buhr 2014). Tuy nhiên, nỗ lực này không được làm xáo trộn mọi người cùng một lúc, mà phải điều phối hài hòa hơn theo chiến lược với mục đích làm lan tỏa số hóa trong xã hội càng rộng càng tốt. Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp ‘’số hóa” thời kỳ mà khoa học công nghệ mang đến những giá trị huyền thoại. Mọi ước mơ của chúng ta sẽ đến mà chẳng ai có thể chỉ rõ mốc thời gian của nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, nxb giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, QD711 của chính thủ tướng Chính phủ. [2] Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. [3] Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Nxb giáo dục. [4] Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục. [5] Đặng Bá Lãm (Chủ biên 2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, tầm nhìn đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. [7] Phạm Thụ, Về khuôn mặt mới của giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Bùi Minh Hiền (2013), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. [9] Phạm Quang Minh (2016), Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ thua thắng của đại học truyền thống. [10] Nguyễn Thái (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thụy Sỹ. [11] Albach philip, Higher education in the new century, sense publishers, the Netherlands 2007. [12] Dang Ba Lam (2005), Vietnam higher education development policy international exchange, presention at conference, Waseda University. [13] Jane knight, the general agreement on trade and services (GATS) and higher education - a global review, UNESCO forum, 2007. [14] PC van der westhuizen (editor), effective educational management, halum tertiary. ABSTRACT Policies linking universities and businesses in the context of globalization and international integration The shift from the third to the fourth revolution is truly a shift of the digital (simple, machines) to the revolution of creation (based on the combination of technologies). In this revolution, the labor market will be severely challenged between the quality of labor supply and demand as well as the labor structure. When automation replaces people in many areas of the economy, workers will likely have to adapt quickly to production changes that otherwise would be redundant or out of work. The article focuses on policies linking universities and businessesin the context of globalization and international integration. Keywords:Globalization, 4th Technological Revolution (4.0), Training institutions, enterprises and labor markets. 77
File đính kèm:
- chinh_sach_lien_ket_giua_truong_dai_hoc_voi_doanh_nghiep_tro.pdf