Chương trình giáo dục Phổ thông môn Lịch sử & Địa lý (Cấp Trung học Cơ sở)

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích. Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,. Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị – lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,.

pdf 67 trang yennguyen 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục Phổ thông môn Lịch sử & Địa lý (Cấp Trung học Cơ sở)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục Phổ thông môn Lịch sử & Địa lý (Cấp Trung học Cơ sở)

Chương trình giáo dục Phổ thông môn Lịch sử & Địa lý (Cấp Trung học Cơ sở)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
(CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ) 
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TT-BGDĐT 
 ngày tháng 12 năm 2018 của Bô ̣trưởng Bô ̣Giáo duc̣ và Đào taọ) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ........................................................................................................................................................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 3 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 4 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ....................................................................................................................................................... 10 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 10 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 20 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 30 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 39 
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ............................................................................................................................................. 52 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 54 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 55 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 
Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh 
các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; 
tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công 
dân có ích. 
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, 
địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, 
tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học 
có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển 
Đông; đô thị – lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,... 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời 
nhấn mạnh một số quan điểm sau: 
1. Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo 
cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; 
từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào 
thực tiễn và khả năng sáng tạo. 
2. Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện 
hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo 
đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ 
nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam. 
3. Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận 
đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo 
4 
dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ 
năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí. 
4. Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy 
học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học 
sinh. 
5. Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, 
chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, 
hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông. 
6. Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học 
sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...). 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát 
triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền 
tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội 
và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp học sinh 
biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp 
phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch 
sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học 
vào thực tế. 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung 
5 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng 
lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù 
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử, năng lực địa lí với các 
biểu hiện được trình bày trong bảng sau: 
a) Năng lực lịch sử 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
TÌM HIỂU 
LỊCH SỬ 
– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài 
liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. 
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản. 
– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau 
của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và 
nghiên cứu lịch sử. 
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên trong các bài học lịch sử. 
NHẬN THỨC 
VÀ TƯ DUY 
LỊCH SỬ 
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản 
với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả có sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ 
lịch sử,... 
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện 
tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính 
của lịch sử. 
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện, nhân vật, quá 
6 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
trình lịch sử. 
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu 
tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên 
lược đồ, bản đồ lịch sử. 
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện 
tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính 
của lịch sử. 
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân 
vật lịch sử. 
– Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại 
của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử. 
– Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập luận 
khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân 
vật lịch sử. 
VẬN DỤNG KIẾN 
THỨC, 
KĨ NĂNG 
ĐÃ HỌC 
– Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc 
sống. 
– Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, 
vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại. 
– Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các 
vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới. 
7 
b) Năng lực địa lí 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
NHẬN THỨC KHOA 
HỌC ĐỊA LÍ 
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian 
– Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác 
định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên 
bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ. 
– Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế – xã hội. 
– Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí. 
– Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không 
gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; 
mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình 
thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác. 
Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội) 
– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên 
+ Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hoá của 
thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích 
được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên Việt Nam. 
+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên. 
+ Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên 
trong một số tình huống. 
– Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội 
+ Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hoá; giải 
thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể. 
8 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
+ Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, 
phân bố dân cư và các ngành kinh tế. 
+ Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội. 
+ Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế 
– xã hội. 
– Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và 
sản xuất 
+ Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn 
phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục. 
+ Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự 
phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam. 
– Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên 
+ Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai 
thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. 
TÌM HIỂU 
ĐỊA LÍ 
Sử dụng các công cụ của địa lí học 
– Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn; biết đặt tiêu đề, chú 
thích cho một bức ảnh, tranh vẽ từ góc nhìn địa lí; biết tìm kiếm tài liệu địa lí phục vụ cho một 
bài tập dự án về địa lí địa phương hay một chủ đề về địa lí Việt Nam. 
– Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ; biết đọc bản đồ tỉ lệ nhỏ về địa lí tự nhiên, địa lí 
dân cư, địa lí kinh tế để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác 
định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm; biết đọc lát cắt địa hình. 
– Tính toán, thống kê: kể được tên được một số đại lượng đo các hiện tượng, quá trình tự nhiên; 
9 
Thành phần năng lực Mô tả chi tiết 
vận dụng được một số chỉ tiêu về gia tăng dân số, phân bố dân cư và một số chỉ tiêu đo sự phát 
triển kinh tế và cơ cấu kinh tế. 
– Phân tích biểu đồ, sơ đồ: biết đọc biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); biết đọc các dạng 
biểu đồ thông dụng trong phân tích động thái, cơ cấu, quy mô và đặc điểm phân bố của hiện 
tượng và đối tượng địa lí; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình đơn giản. 
Tổ chức học tập ở thực địa 
Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa; biết sử dụng một số công 
cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa; biết ghi chép nhật kí 
thực địa; biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa. 
Khai thác Internet phục vụ môn học 
Biết lấy thông tin về tự nhiên, kinh tế – xã hội từ những trang web được giáo viên giới thiệu; biết 
xác định các từ khoá trong tìm kiếm thông tin theo chủ đề; biết đánh giá thông tin tiếp cận được; 
có kĩ năng tải xuống các tài liệu media và lưu giữ tài liệu làm hồ sơ cho một bài tập được giao. 
VẬN DỤNG 
KIẾN THỨC, 
KĨ NĂNG 
ĐÃ HỌC 
Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế 
Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa 
phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực 
tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. 
Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn 
Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có 
khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm. 
10 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Nội dung khái quát 
Môn Lịch sử ... ên đại cương 45 11 
Địa lí các châu lục 42 11 
Địa lí tự nhiên Việt Nam 41 10 
Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam 40 10 
Lịch sử 45 42 41 40 42 
61 
Mạch nội dung Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Toàn cấp 
Thế giới 22 20 20 19 20 
Việt Nam 23 22 21 21 22 
Chủ đề chung 6 8 10 6 
Đánh giá định kì 10 10 10 10 10 
3. Thiết bị dạy học 
Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm một số loại hình như sau: 
– Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp 
học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh; 
– Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử; 
– Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; 
– Các mẫu vật về tự nhiên; 
– Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích 
giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề; 
– Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ); 
– Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế); 
– Một số dụng cụ thực hành, thực địa; 
– Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí; 
– Phần mềm dạy học. 
Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn. 
62 
Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt 
động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo. 
4. Về logic phát triển chương trình 
Nội dung giáo dục lịch sử của cả ba cấp học khác với chương trình hiện hành ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ 
thấp lên cao. Ở cấp trung học cơ sở, học sinh sẽ được học lịch sử từ nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Do đó, những sự kiện, 
hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại. Sự khác biệt về mức 
độ trong chương trình trung học cơ sở không phải chỉ ở khối lượng nội dung, ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu 
là mức độ nhận thức rất cơ bản về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các biến chuyển lịch sử, của sự đa 
dạng các mô hình xã hội, về lí luận nhận thức xã hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kĩ năng học tập, vận dụng kiến thức vào 
các tình huống mới. 
Ở cấp trung học cơ sở, căn cứ vào tâm lí lứa tuổi của học sinh và đặc điểm môn học, phân môn Địa lí được phát triển 
theo logic: từ địa lí tự nhiên đại cương ở lớp 6 đến địa lí các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lí tự nhiên Việt Nam (lớp 8) và 
địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 9). Logic này đảm bảo khi hoàn thành chương trình môn học ở trung học cơ sở, học 
sinh sẽ có kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí học, đặc biệt là về địa lí Việt Nam để học tiếp trung học phổ thông hay 
tham gia lao động. 
Trong dạy học địa lí, quá trình hình thành khái niệm cơ bản thường là đi từ biểu tượng địa lí đến khái niệm địa lí. Việc 
hình thành biểu tượng địa lí càng có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh học sinh lớp 6, lớp 7; bảo đảm cho học sinh dễ 
ghi nhớ các biểu tượng và các khái niệm, kết nối được khái niệm với cuộc sống thực tế. Hình thành khái niệm cơ bản là một 
quá trình, trong một số trường hợp phải thông qua nhiều bài, nhiều chương. Có những khái niệm được hình thành từng bước 
trong cả một cấp học, một chương trình môn học. Đây là điều mà giáo viên cần lưu ý khi dạy học, để tránh quá tải ở lớp 
dưới, và tạo sự liên kết dọc giữa các lớp. Nhiều khái niệm địa lí tự nhiên đại cương chỉ được hình thành bước đầu ở lớp 6, 
sau đó được phát triển thêm ở lớp 7, lớp 8. Ví dụ, khái niệm về hoàn lưu khí quyển ở lớp 6 chỉ được trình bày qua sơ đồ về 
các vành đai khí áp và gió. Khái niệm về hoàn lưu khí quyển được sử dụng và phát triển khi học sinh học Địa lí 7, chẳng hạn 
như hoàn lưu gió mùa được nói đến ở khu vực châu Á gió mùa. Còn các khái niệm liên quan đến front hay hội tụ nhiệt đới 
63 
có thể được sử dụng khi học sinh học ở lớp 8, lớp 9 về địa lí Việt Nam. Một số khái niệm về địa lí kinh tế - xã hội có thể 
được đề cập ở chừng mực đơn giản ở lớp 7, được sử dụng ở cấp độ cao hơn khi học về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam ở lớp 
9. Những khái niệm có tính liên môn càng đòi hỏi thời gian dài hơn để hình thành và phát triển. 
5. Tích hợp trong dạy học 
a) Tích hợp nội môn 
Tích hợp nội môn được hiểu là tích hợp các nội dung thuộc cùng môn học theo các chủ đề, các chương, bài cụ thể nhất 
định. Đây chính là việc hệ thống hoá theo từng khối kiến thức, nhằm làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của nội dung môn học. 
Tích hợp nội môn còn thể hiện ở cấu trúc môn học bảo đảm thuận lợi cho việc hệ thống hoá kiến thức môn học. 
Tích hợp nội môn ở phân môn Lịch sử thể hiện rõ mối quan hệ giữa bản chất của khoa học lịch sử với những ưu tiên 
trong giáo dục lịch sử. Trục xuyên suốt Chương trình Lịch sử ở trung học cơ sở là lịch đại (thời gian), vì thế, ở mỗi giai đoạn 
lịch sử đều thiết kế theo mô hình: lịch sử thế giới – lịch sử khu vực – lịch sử Việt Nam – lịch sử địa phương, trong đó lấy 
lịch sử Việt Nam làm trọng tâm. Ở lớp 6, học sinh học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thời cổ đại, ở 
lớp 7 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời cổ đại đến thời trung đại, ở lớp 8 học về lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời 
trung đại đến thời cận đại, ở lớp 9 học về lịch sử thế giới và Việt Nam thời hiện đại. Việc đặt lịch sử Việt Nam trong bối 
cảnh của lịch sử thế giới và khu vực trong những thời đại và giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc 
hơn lịch sử dân tộc, mà còn giúp học sinh hiểu đúng vị trí của Việt Nam trong tiến trình lịch sử nhân loại, những đóng góp 
của dân tộc Việt Nam đối với những tiến bộ của xã hội loài người, từ đó xây dựng niềm tự hào dân tộc và ý thức dân tộc 
chính đáng. Cấu trúc chương trình cũng tạo điều kiện để gắn kết lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự - 
chính trị - ngoại giao - kinh tế - văn hoá với nhau. 
Tích hợp trong khoa học địa lí và trong dạy học Địa lí là tích hợp đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song 
phương” giữa Địa lí và một môn học nhất định. Khi học Địa lí, dù ở quy mô các châu lục đến quy mô Việt Nam và các địa 
phương, học sinh đều tìm hiểu từ đặc điểm môi trường và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện dân cư - xã hội (có thể cả điều 
kiện về lịch sử, văn hóa, thể chế) cho đến các ngành kinh tế và các trung tâm kinh tế. Những hiểu biết này không để rời rạc, 
mà đặt trong sự tương tác, ví dụ điều kiện tự nhiên và cơ sở tài nguyên bị biến đổi do khai thác kinh tế và sự biến đổi này tác 
64 
động trở lại đến nền kinh tế, đến dân cư, quần cư và đến tận thượng tầng kiến trúc; chính sách phát triển sẽ tác động đến sự 
phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, môi trường và cơ sở tài nguyên của quốc gia và từng vùng,... Điều 
này chỉ ra rằng tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lí là rất lớn, có thể vận dụng từ thấp đến cao. Trong mọi 
trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn và điều này làm tăng chất lượng dạy học Địa lí, tăng hứng thú cho 
học sinh khi học Địa lí. 
b) Tích hợp lịch sử - địa lí trong nội dung cụ thể của chương trình 
Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lí khi học Lịch sử đòi hỏi học sinh biết đặt các sự kiện lịch sử 
trong các bối cảnh địa lí, biết đánh giá tác động của các nhân tố địa lí đối với tiến trình lịch sử. Đối với sự hình thành các xã 
hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các điều kiện cổ địa lí của chính thời đại đó. Vì thế, ngay ở chương trình lớp 6, trong 
nội dung dạy học về xã hội cổ đại (Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại), 
về sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, các nhân tố địa lí đã được chọn lọc để lí giải sự hình thành các xã hội 
cổ đại và các vương quốc cổ này. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ lịch sử trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy 
học Lịch sử. 
Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lí đòi hỏi học sinh khi học Địa lí biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng 
của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình địa lí, phân tích các đối tượng địa lí trong sự vận động và phát triển, biết đặt các 
phân tích địa lí trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Khi xem xét một hiện tượng địa lí có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, 
suy thoái là đã thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ở lớp 6, với chủ đề “Con người và thiên nhiên”, học sinh bước đầu nhận thức 
được mối tác động qua lại giữa thiên nhiên và đời sống con người, sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh 
các tài nguyên. Những kiến thức về lịch sử xã hội loài người được khai thác từ các bài Lịch sử đã được lồng ghép ở các bài 
Địa lí 7 (Đặc điểm dân cư, xã hội, bản đồ chính trị của các châu lục), Địa lí 8 (Biển đảo Việt Nam), và Địa lí 9. 
c) Tích hợp theo các chủ đề 
Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lí với thời lượng phù hợp ở các lớp. Nội dung các chủ đề 
này được trình bày cụ thể ở Khoản 6. 
d) Kết hợp giáo dục các vấn đề xuyên môn (môi trường, giới, phát triển bền vững,...) 
65 
Do bản chất của khoa học địa lí có tính tích hợp cao, nên chương trình môn Lịch sử và Địa lí chứa đựng khả năng tích 
hợp nhiều chủ đề cần thiết, có tính thời sự và cũng có ý nghĩa lâu dài như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục về 
giới, giáo dục vì sự phát triển bền vững,... Việc tích hợp đúng mức trong giáo dục về các vấn đề có liên quan, khai thác 
những thế mạnh của địa lí học, sẽ không ảnh hưởng đến giáo dục địa lí, mà ngược lại, làm cho nội dung dạy học địa lí trở 
nên sinh động, thiết thực, hấp dẫn hơn. 
Những nội dung tích hợp này có thể đưa vào địa lí đại cương (lớp 6), địa lí Việt Nam (lớp 8, lớp 9). 
6. Dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí 
a) Triển khai chủ đề gắn với từng phân môn, với mức độ kiến thức lịch sử, địa lí khác nhau 
Trong Chương trình Lịch sử và Địa lí, phân môn Địa lí chọn cách tiếp cận về không gian, nên chọn cách thiết kế 
chương trình theo logic đại cương – thế giới – Việt Nam và cuối cùng là địa lí địa phương. Còn Lịch sử chọn cách tiếp cận 
theo tiến trình lịch sử, nên thiết kế chương trình theo logic nguyên thuỷ – cổ đại – trung đại – cận đại – hiện đại. Cách làm này 
khai thác thế mạnh của mỗi phân môn và tuỳ theo thiết kế của phân môn mà một chủ đề có thể dạy vào thời điểm thích hợp 
của mỗi phân môn. 
b) Triển khai chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí 
Việc xây dựng chủ đề chung, tích hợp lịch sử - địa lí dựa trên những nội dung gần nhau, giao nhau. 
Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí, các chủ đề được lựa chọn là: Các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị: Lịch sử 
và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt 
Nam ở Biển Đông. 
Dạy học các chủ đề tích hợp lịch sử - địa lí là tạo ra không gian môn học, ở đó học sinh có thể vận dụng các khái niệm 
cơ bản của lịch sử và địa lí, tìm hiểu thêm các tư liệu lịch sử và địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên, rèn luyện tư duy lịch 
sử và tư duy địa lí. 
– Chủ đề Các cuộc đại phát kiến địa lí: Các cuộc đại phát kiến địa lí có ý nghĩa hết sức to lớn về lịch sử giao thương 
trên thế giới, trong đó nổi bật là cuộc thám hiểm của Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ (1492 –1502), cuộc thám hiểm của 
66 
Ferdinand Magellan vòng quanh Trái Đất (1519 – 1522). Hai cuộc đại phát kiến địa lí này đã mở đầu cho thời kì thực dân 
hoá các vùng đất mới, đánh dấu thời kì phát triển mới của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cũng đánh dấu thời kì 
đầu của toàn cầu hoá. Đối với địa lí học, nhờ các phát kiến địa lí cả về sau này (chuyến đi vòng quanh thế giới (1831 – 
1836) của nhà bác học Charles Darwin và học thuyết tiến hoá các loài), địa lí học đã bước vào thời kì tích luỹ các dữ kiện 
khổng lồ về Trái Đất, phát triển nền địa lí học hiện đại cũng như các khoa học Trái Đất khác. Các cuộc đại phát kiến địa lí 
được đề cập ở cả phân môn Địa lí và phân môn Lịch sử, đồng thời được tổ chức thành một chủ đề chung ở lớp 7 
– Chủ đề Đô thị: Lịch sử và hiện tại. Chủ đề này được dạy một phần ở lớp 7 và trọng tâm ở lớp 9. Đây là chủ đề được 
đề cập trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, từ cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại. 
Ở lớp 7, học sinh được học về các đô thị cổ đại và các nền văn minh cổ đại; các đô thị trung đại châu Âu và giới thương 
nhân (tương ứng với các thời đại lịch sử); đô thị và đô thị hoá (khi học địa lí các châu lục); một số xu hướng đô thị hoá trên 
thế giới (châu Âu, châu Á, châu Mỹ). 
Ở lớp 9, học sinh được học sâu hơn về đô thị hoá trên thế giới. Học sinh hiểu được rằng các đô thị hiện đại là nơi tập 
trung quyền lực và các nguồn lực phát triển; đô thị hoá tạo ra động lực mạnh mẽ của sự phát triển, nhưng đô thị hoá không 
phù hợp có thể làm tăng thêm sự bất bình đẳng trong phát triển vùng; việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thúc đẩy đô thị hoá ở Việt Nam. 
– Chủ đề Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long: Chủ đề này được dạy ở lớp 8 và lớp 9. Chủ đề này có nội 
dung lịch sử và văn hoá nhiều hơn, nhưng tích hợp kiến thức địa lí. Ở lớp 8, học sinh tìm hiểu về quá trình hình thành và 
phát triển châu thổ, chế độ nước của các dòng sông chính, quá trình con người khai khẩn và cải tạo, chế ngự tự nhiên cũng 
như thích ứng với môi trường thiên nhiên, từ đó hình thành nên các nền văn hoá đặc sắc ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu 
Long. Ở lớp 9, học sinh hiểu được tại sao ở đồng bằng sông Hồng, ông cha ta chọn việc đắp đê, trị thuỷ kết hợp thuỷ lợi 
(dẫn thuỷ nhập điền); còn ở đồng bằng sông Cửu Long, ông cha ta lại chọn chung sống với lũ, cùng nhiều vấn đề khác về sự 
khác biệt của hai nền văn minh châu thổ. Học sinh có dịp tìm hiểu, quan tâm đến tác động của biến đổi khí hậu đối với hai 
vùng châu thổ, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. 
67 
– Chủ đề Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông: Chủ đề này được thiết kế một 
phần ở lớp 8 và một phần lớn hơn ở lớp 9. Những nội dung trong chủ đề này đan xen giữa Lịch sử và Địa lí. 
Ở lớp 8, học sinh được nghiên cứu về quá trình các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn xác lập chủ quyền đối với quần 
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, những bằng chứng về quá trình này, khẳng định “Biển là không gian sinh tồn của dân 
tộc Việt”. 
Ở lớp 9, học sinh được nghiên cứu tiếp về quá trình thực thi chủ quyền đối với các vùng biển và hải đảo Việt Nam thời 
hiện đại. Ở góc độ địa lí, học sinh có các khái niệm cơ bản về các vùng biển và thềm lục địa mà Việt Nam khẳng định chủ 
quyền, quyền chủ quyền, đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Luật Biển Việt Nam; 
vai trò chiến lược của hệ thống đảo nước ta trong việc khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền vùng biển và vùng thềm 
lục địa; cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; vai trò của kinh tế 
biển trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại và trong việc phát huy chủ quyền biển đảo. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_lich_su_dia_ly_cap_trung.pdf