Chuyên đề Tương tác thuốc - Nguyễn Thị Nhàn

 Tổng quan về tương tác thuốc.

 Phân loại tương tác thuốc.

 Hậu quả thực tế gặp phải của tương tác thuốc.

 Tương tác thuốc thường gặp.

 Các cặp tương tác có thể xảy ra trong sử dụng thuốc chuyên khoa tâm thần.

 Vai trò của nhân viên y tế.

 Quản lý tương tác thuốc:

 Phòng tránh tương tác thuốc

 Xử trí tương tác thuốc

Kết luận

 

ppt 65 trang yennguyen 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tương tác thuốc - Nguyễn Thị Nhàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tương tác thuốc - Nguyễn Thị Nhàn

Chuyên đề Tương tác thuốc - Nguyễn Thị Nhàn
CHUYÊN ĐỀ: 
 TƯƠNG TÁC THUỐC 
Thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn 
TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI VÀ VAI TRÒ CỦA CẢNH GIÁC DƯỢC 
NỘI DUNG 
 Tổng quan về tương tác thuốc. 
 Phân loại tương tác thuốc. 
 Hậu quả thực tế gặp phải của tương tác thuốc. 
 Tương tác thuốc thường gặp. 
 Các cặp tương tác có thể xảy ra trong sử dụng thuốc chuyên khoa tâm thần. 
 Vai trò của nhân viên y tế. 
 Quản lý tương tác thuốc: 
 Phòng tránh tương tác thuốc 
 Xử trí tương tác thuốc 
Kết luận 
TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC 
Khái niệm về tương tác thuốc 
Tầm quan trọng của tương tác thuốc 
Sự phối hợp thuốc dãn đến giảm tác dụng thuốc – tương tác có tính đối kháng 
Bất lợi gây ra trong tương tác thuốc 
I. Khái niệm tương tác thuốc 
Tương tác thuốc là hiện tượng xẩy ra khi hai thuốc trở lên được sử dụng đồng thời. Sự phối hợp làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong những thứ thuốc đó. 
Khi phối hợp thuốc nhằm lợi dụng tương tác thuốc theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ hoặc để giải độc thuốc. Thế nhưng, trong thực tế điều trị có những tình huống hoàn toàn bất ngờ: cũng một thuốc ở mức liều điều trị mà khi phối hợp với thuốc này lại giảm hoặc mất tác dụng, ngược lại, dùng với thuốc kia thì lại xẩy ra ngộ độc. 
Do đó việc cho thuốc và phối hợp thuốc trong điều trị là 1 vấn đề phức tạp, luôn đặt ra cho người thầy thuốc phải cân nhắc và luôn phải quan tâm đến hiện tượng tương tác thuốc có thể xảy ra. 
II. Tầm quan trọng của tương tác thuốc 
_ Sự phối hợp thuốc làm tăng hiệu quả tác dụng là mục tiêu trong điều trị. Đó là sự tương tác mang tính hiệp đồng thuốc, nó xảy ra tại các receptor khác nhau, nhưng có cùng đích tác dụng là: làm tăng hiệu quả điều trị. 
_ Khi phối hợp thuốc người ta cố gắng tránh những phối hợp làm giảm tác dụng của nhau. Tuy nhiên, nhiều lúc tương tác này lại được sử dụng như một vũ khí lợi hại để giải độc thuốc hoặc để làm giảm những tác dụng phụ của chất chủ vận.  
1 . Sự phối hợp thuốc dẫn tới tăng tác dụng – tương tác có tính hiệp đồng. 
- Hiệp đồng cộng: khi phối hợp hai hay nhiều thuốc với nhau mà tác dụng thu được bằng tổng tác dụng của các chất thành phần ta có hợp đồng cộng: 
VD: Nhờ có sự phối hợp này mà Olcandomycin nới rộng được phổ tác dụng, còn Tetraxyclin thì giảm được liều, do đó giảm được độc tính . 
2. Những tương tác có thể xảy ra tại các receptor khác nhau nhưng có cùng đích tác dụng rất phổ biến trong điều trị. 
Ví dụ: Phối hợp thuốc lợi tiểu - an thần với các thuốc chống tăng huyết áp để điều trị bệnh huyết áp cao  
II. Tầm quan trọng của tương tác thuốc( Hiệp đồng cộng) 
 Khi tác dụng phối hợp vượt tổng tác dụng của các chất thành phần, ta có hiệp đồng tăng cường. 
VD: Khi phối hợp lại hai thuốc tác dụng kìm khuẩn như trong chế phẩm: 
Co trimoxazol (Bactrim) gồm= Sulfamethoxazol + Trimethoprim Thu được tác dụng diệt khuẩn. Chế phẩm này có tác dụng rất tốt với những vi khuẩn đã kháng các kháng sinh khác.  
II. Tầm quan trọng của tương tác thuốc( Hiệp đồng tăng cường) 
Khi phối hợp thuốc người ta cố gắng tránh những phối hợp làm giảm tác dụng của nhau. Tuy nhiên, nhiều lúc tương tác này lại được sử dụng để làm giảm những tác dụng phụ của của một thuốc nào đó:+ ĐK Hoá học Dược lý Vật lý+ ĐK Dược động học Dược lực học+ ĐK Hấp thu Phân bố Chuyển hóa Thải trừ Cạnh tranh 
III. Sự phối hợp thuốc dẫn tới giảm tác dụng - tương tác có tính đối kháng 
II. Bất lợi gây ra trong tương tác thuốc . 
- Tương tác thuốc có thể có lợi nếu biết phối hợp đúng cách . 
- Ngược lại, tương tác thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây giảm hiệu quả điều trị, tăng cường tác dụng phụ của thuốc, thay đổi kết quả xét nghiệmnghiêm trọng hơn, tương tác thuốc có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. 
- Không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, tương tác thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế.Tương tác thuốc được xem như là một nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị . 
THUỐC 
THỰC PHẨM 
THUỐC 
KHÁC 
Thức ăn nuôi dưỡng 
Thức ăn 
Chế phẩm bổ sung 
Tương tác thuốc là phản ứng giữa một thuốc và 
một tác nhân thứ hai 
VD: thuốc-dược liệu, thuốc-rượu, thuốc-xét nghiệm, thuốc-bệnh lý 
Tương tác thuốc-thuốc gây ra 4,6% số phản ứng có hại 
trong thời gian nằm viện 
KHOA CẤP CỨU 
Tỷ lệ gặp tương tác thuốc-thuốc là 70,3% 
Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trên lâm sàng 
1. Classen DC, et al. JAMA.1997;277:301-306. 
2. Jankel CA, et al. DICP. 1990;24:982-989. 
Hậu quả của tương tác thuốc 
Gây phản ứng có hại trên bệnh nhân 
Nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong 
Nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
BẤT LỢI 
Clarithromycin + simvastatin : 
 tăng nguy cơ xảy ra ADR do simvastatin 
 tiêu cơ vân, mắc các bệnh cơ (đau cơ, yếu cơ) 
Ước tính khoảng 2,8% biến cố có hại có thể phòng tránh được ở 
bệnh nhân nằm viện có liên quan đến tương tác thuốc-thuốc 
GÂY PHẢN ỨNG CÓ HẠI TRÊN BỆNH NHÂN 
Kanjanarat P, et al. Am J Health Syst Pharm. 2003;60:1750-59 
Digoxin + calci clorid IV : 
 nguy cơ rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, trụy tim mạch 
NGUY CƠ ĐE DỌA TÍNH MẠNG, TỬ VONG 
Ciprofloxacin + antacid : 
 giảm hiệu quả điều trị của ciprofloxacin 
Ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện do gặp 
các ADR liên quan đến tương tác thuốc 
NHẬP VIỆN, KÉO DÀI THỜI GIAN NẰM VIỆN 
Becker ML, et al. Pharmacoepidemiol Drug Saf. 2007;16:641-651. 
TT DƯỢC ĐỘNG HỌC 
TT DƯỢC LỰC HỌC 
TT THUỐC - THỨC ĂN 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
TƯƠNG TÁC THƯỜNG GẶP CỦA THUỐC 
Tương tác dược động học là tương tác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc 
Hấp thu 
Phân phối 
Chuyển hóa 
Thải trừ 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Tương tác do thay đổi trong quá trình hấp thu 
Tương tác do tạo phức giữa hai thuốc khi dùng đồng thời. 
Al 3+ /Mg 2+ (antacid)/Ca 2+ (sữa)/Fe 2+ /Fe 3+ + 
 kháng sinh nhóm fluoroquinolon/ tetracyclin 
 tạo phức chelat hóa. 
 giảm hấp thu kháng sinh. 
 uống các thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ. 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Tương tác do thay đổi trong quá trình phân bố 
 Tương tác do đẩy nhau khỏi protein liên kết với huyết tương 
Thuốc điều trị ĐTĐ đường uống nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimeprid) + aspirin 
 Aspirin đẩy các thuốc nhóm sulfonylurea khỏi protein liên kết trong huyết tương 
 Tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do, tăng tác dụng dược lý 
 Nguy cơ hạ đường huyết 
 Theo dõi chặt chẽ đường huyết của bệnh nhân, hiệu chỉnh liều nếu cần thiết 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Tương tác do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan 
Phenobarbital + nifedipin 
Phenobarbital gây cảm ứng enzym gan 
Tăng chuyển hóa của nifedipin 
Giảm hiệu quả điều trị của nifedipin 
Hiệu chỉnh liều nifedipin theo đáp ứng của bệnh nhân 
Tương tác do thay đổi trong quá trình chuyển hóa 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Một số thuốc gây cảm ứng enzym gan: 
phenobarbital, carbamazepin, rifampicin 
Tương tác do ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan 
Erythromycin + theophylin 
Erythromycin gây ức chế enzym gan 
Giảm chuyển hóa của theophylin 
Tăng nồng độ và độc tính của theophylin (nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, co giật) 
Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện ngộ độc, hiệu chỉnh liều theophylin nếu cần thiết 
Tương tác do thay đổi trong quá trình chuyển hóa 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Một số thuốc gây ức chế enzym gan: allopurinol, 
erythromycin/clarithromycin, cimetidin, isoniazid, fluoroquinolon 
Tương tác do thay đổi quá trình bài tiết 
Tương tác do thay đổi bài tiết chủ động qua ống thận 
Methotrexat + aspirin 
Giảm đào thải methotrexat 
Tăng độc tính methotrexat (mất bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, độc trên thận, loét niêm mạc) 
Theo dõi chặt chẽ độc tính, đặc biệt là ức chế tủy xương và độc tính trên đường tiêu hóa 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC 
Thuốc tương tác 
Thuốc bị ảnh hưởng 
Hậu quả của tương tác khi uống 
Metoclopramid 
Digoxin 
Giảm hấp thu digoxin do bị tống nhanh khỏi ruột 
Cholestyramin 
Colestipol 
Digoxin, thyroxin 
Warfarin, tetracyclin, acid mật, chế phẩm chứa sắt 
- Giảm hấp thu digoxin, thyroxin, tetracyclin, acid mật 
- Warfarin do bị cholestyramin và colestipol hấp phụ, cần uống cách nhau ³ 4 giờ 
Thuốc chống toan dạ dày ; thuốc ức chế H 2 
Ketoconazol 
Giảm hấp thu ketoconazol do làm tăng pH dạ dày và làm giảm tan rã ketoconazol 
Thuốc chống toan dạ dày chứa Al 3+ , Mg 2+ , Zn 2+ , Fe 2+ ; sữa 
Kháng sinh nhóm fluoroquinolon (như ciprofloxacin) 
Tạo phức hợp ít hấp thu. 
Uống cách nhau 2 giờ 
Thuốc chống toan dạ dày chứa Al 3+ , Ca 2+ , Mg 2+ , Bi 2+ , Zn 2+ , Fe 2+ ; sữa 
Kháng sinh nhóm tetracyclin 
Tạo chelat (phức càng cua) vững bền, ít tan và giảm hấp thu tetracyclin 
Thuốc chứa Al 3+ 
Doxycyclin, minocyclin 
Tạo chelat giảm hấp thu 
Ranitidin 
Paracetamol 
Ranitidin làm tăng pH dạ dày, nên làm giảm hấp thu paracetamol ở ruột 
Propanthelin 
Paracetamol 
Propanthelin làm giảm tháo sạch dạ dày, làm giảm hấp thu paracetamol ở ruột 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC (tương tác theo đường uống) 
Thuốc gây cảm ứng enzyme 
Thuốc bị giảm tác dụng, do bị chuyển hóa nhanh ở gan 
Phenobarbital 
Phenytoin, warfarin, dicoumarol, theophylin, primidon, thuốc chống trầm cảm ba vòng, lidocain, vitamin D, corticoid tổng hợp, griseofulvin, aminazin, desipramin, nortriptylin, diazepam, sulfamid chống tiểu đường, cyclophosphamid, doxycyclin, metronidazol, oestrogen, bilirubin, digitoxin v.v... 
Rifampicin 
Thuốc kháng vitamin K, corticoid, cyclosporin, digitoxin, INH, quinidin, sulfamid chống tiểu đường, hormon steroid, phenytoin, ketoconazol, theophylin. 
Barbiturat, carbamazepin, phenytoin, rifampicin 
Thuốc uống ngừa thai, corticoid 
Nghiện thuốc lá (chứa hydrocarbon đa vòng) 
Haloperidol, theophylin, diazepam, pentazocin, propoxyphen, clopromazin. 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC (Cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan) 
Thuốc ức chế enzyme 
Thuốc bị ức chế 
Hậu quả lâm sàng 
INH, cloramphenicol, cimetidin, cumarin 
Phenytoin 
Tăng tác dụng và độc tính của phenytoin 
Thuốc ức chế MAO 
Tyramin(trong thức ăn) 
Cơn tăng huyết áp do tích lũy tyramin (không chuyển hóa được qua MAO) 
Ritonavir 
Thuốc chống loạn nhịp tim, astemizol, cisaprid, benzodiazepin 
Tăng độc tính, cần theo dõi chặt và điều chỉnh liều 
Erythromycin 
Carbamazepin, theophylin 
Tăng độc tính 
Ciprofloxacin, enoxacin, grepafloxacin, cimetidin 
Theophylin 
Tăng độc tính 
Cimetidin 
Diazepam, propranolol, metoprolol 
Tác dụng tăng và kéo dài 
TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC (tương tác ức chế enzym c.h ở gan) 
Tương tác dược lực học là tương tác gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau: 
Tương tác được sử dụng với mục đích điều trị (giải độc thuốc) (ví dụ: naloxon + morphin) 
Tương tác làm tăng độc tính. 
TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC 
 Furosemid + gentamicin 
Tăng độc tính trên thận và trên tai 
Tăng nguy cơ suy thận và điếc 
Theo dõi chặt chẽ chức năng thận và chức năng nghe của bệnh nhân, tránh dùng quá liều. 
Amiodaron + erythromycin 
Tăng tác dụng kéo dài khoảng QT 
Tăng nguy cơ độc tính trên tim mạch 
Tránh dùng phối hợp 
TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC 
Thuốc tương tác 
Thuốc chịu ảnh hưởng 
Kết quả của tương tác 
Vitamin K 
Uống thuốc chống đông 
Tác dụng chống đông bị ảnh hưởng 
Cafein, theophylin, cà phê, nước chè 
Thuốc ngủ, an thần 
Giảm buồn ngủ 
Corticoid 
Thuốc hạ glucose máu 
Giảm tác dụng chống tiểu đường 
Thuốc chống rối loạn tâm thần (loại có tác dụng phụ gây Parkinson) 
Levodopa, carbidopa 
Giảm tác dụng chống Parkinson 
TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC (tương tác dược lực học,tạo tác dụng đối kháng) 
Cách phối hợp 
Kết quả của tương tác 
Kháng cholinergic + kháng cholinergic  (thuốc chống Parkinson, butyrophenon, phenothiazin, chống trầm cảm ba vòng...) 
Tăng tác dụng kháng cholinergic; Đột quỵ khi gặp nóng hoặc ẩm; Ruột ỳ co bóp, bệnh tâm thần do ngộ độc, khô miệng hỏng răng, nhìn mờ, sốt... (cần đặc biệt tránh dùng ở người cao tuổi) 
Thuốc hạ huyết áp + thuốc gây giảm   huyết áp  (thuốc giãn mạch, phenothiazin, chống đau thắt ngực) 
Tăng tác dụng làm hạ huyết áp; Giảm huyết áp tư thế đứng 
Thuốc ức chế TKTƯ + thuốc ức chế TKTƯ  (rượu, thuốc chống nôn, kháng histamin, thuốc an thần gây ngủ, giải lo, giảm đau, chống loạn thần...) 
Làm giảm kỹ năng tâm thần - vận động, giảm tỉnh táo, buồn ngủ, sững sờ, suy hô hấp, hôn mê, mệt mỏi, tử vong. Đặc biệt, tránh dùng cho người cao tuổi. 
Methotrexat + co-trimoxazol 
Tạo nguyên hồng cầu khổng lồ ở tủy xương do đối kháng acid folic 
Thuốc độc với thận + Thuốc độc với thận  (gentamicin hoặc streptomycin, hoặc tobramycin dùng cùng cephalothin) 
Tăng độc tính với thận 
Thuốc phong bế thần kinh - cơ + thuốc có   tác dụng phong bế thần kinh - cơ  (như kháng sinh aminoglycosid) 
Tăng phong bế thần kinh - cơ; Chậm bình phục; Kéo dài sự ngừng thở 
TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC (tương tác dược lực học,tạo tác dụng hiệp đồng) 
Thức ăn có thể đến thuốc: 
Làm thay đổi hấp thu / chuyển hóa / bài xuất của thuốc 
Thay đổi tác dụng và độc tính của thuốc 
 Chỉ dẫn thời điểm uống thuốc hợp lý so với bữa ăn 
TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN 
Các thuốc kém bền trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin..) 
Các thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột / viên giải phóng kéo dài 
Các thuốc kháng sinh fluoroquinolon / tetracyclin có khả năng tạo phức chất với sữa / các chế phẩm sắt 
UỐNG XA BỮA ĂN (trước hoặc sau ăn 1-2h) 
TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN 
Các thuốc kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa (aspirin, NSAID) 
Các thuốc tan nhiều trong dầu như vitamin A, D, E, K 
UỐNG NGAY SAU ĂN 
TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN 
Thức ăn, đồ uống 
Thuốc chịu ảnh hưởng 
Kết quả của tương tác 
Nước( H20) 
Amoxicillin, Theophylyn 
Tăng hấp thu, tăng sinh khả dụng 
Sữa 
Augmentin, lincomycin, cephalecin... 
Giảm tác dụng của thuốc 
Cà phê, nước chè, ca cao 
Thuốc hạ sốt giảm đau 
Tăng tác dụng 
Rượu 
Diazepam, Penicillin V 
Giảm tác dụng của thuốc 
TƯƠNG TÁC THUỐC – THỨC ĂN 
TƯƠNG TÁC THUỐC CHUYÊN KHOA TÂM THẦN 
1. Haloperidol 
2. Levomepromazin 
3. Clopromazon 
4. Amitriptylin 
5. Sulpirid 
6. Depakin 
7. Phenolbarbital 
HALOPERIDOL  
Haloperidol + Rượu 
 Chứng nằm ngồi không yên 
 Loạn trương lực cơ 
 Haloperidol + Thuốc chống trầm cảm 
 Làm tăng tác dụng an thần 
Haloperidol + Lithi 
 Gây độc với thần kinh hoặc triệu trứng ngoại tháp 
Haloperidol + Methyldopa 
 Mất khả năng định hướng, châm suy nghĩ. 
 HALOPERIDOL 
Haloperidol + levodopa 
 Trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần và haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của levodopa. 
Haloperidol + Cocain 
 Người nghiện cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống haloperidol. 
Haloperidol + thuốc chống viêm không steroid 
 Có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng... 
 Vì vậy, cần tránh dùng hoặc thận trọng dùng haloperidol đồng thời với các thuốc trên. 
LEVOMEPROMAZIN 
Leomepromazin + thuốc ức chế thần kinh trung ương 
Làm tăng tác dụng hoặc ức chế tác dụng của các thuốc thần kinh khác như: barbiturat , opioid 
Thuốc kháng Acetylcholin + Levomepromazin 
 thuốc có thể tăng cường tác dụng của các thuốc kháng Acetylchoclin và các thuốc gian cơ xương như succinylcholin 
Levomepromazin + Atropin hoặc scopolamin 
Có thể xảy ra tim đập nhanh và tụt huyết áp và các phản ứng hệ thần kinh trung ương 
Thuốc hạ áp + Levomepromazin 
xảy ra tăng tác dụng hạ huyết áp dẫn đến tụt áp. 
Clopromazin + Phenotiazin(hoặc các thuốc gây ức chế TKTW( như các thuốc kháng Histamin thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc an thần gây ngủ,các opiat, rượi) 
 sẽ làm tăng ức chế hô hấp và thần kinh trung ương 
Clopromazin + Barbiturat 
 Các Barbiturat làm tăng cuyển hóa của Clopromazin ở gan, do đó sẽ làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương và có thể giảm hiệu lự điều trị 
Clopromazin + CTC 3 vòng(thuốc giãn cơ xương, kháng Histamin, chống Parkinson ) 
Làm tăng tác dụng kháng cholinergic 
Clopromazin + lithium hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng 
Có thể làm tăng độc tính với thần kinh. 
CLOPROMAZIN(AMINAZIN) 
AMITRYPTYLIN 
Tương tác giữa các thuốc CTC với chất ức chế Monoamin Oxidase là tg tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong 
Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh 
Thuốc CTC 3 vòng ức chế enzym gan nếu phối hợp với các thuốc chống đông có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300% 
Các Hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc CTC 3 vòng 
Cimetidin ức chế chuyển hóa thuốc CTC 3 vòng làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc 
Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng đồng thời với các thuốc CTC 3 vòng 
Sử dụng các thuốc CTC 3 vòng và các thuốc cường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịp nhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao. 
 SULPIRID 
Sucrafat (antacid) + Sulpirid 
Sulpirid bị giảm hấp thu sau khi uống các thuốc kháng acid 
Vì vậy nên uống khoảng sau 2h để tránh tương tác. 
Sulpirid + Lithi 
Làm tăng khả năng gây rối loạn ngoại tháp của Sulpirid có thể do li thi làm tăng khả năng gắn Sulpirid vào thụ thể Dopaminergic D2 ở não. 
Sulpirid + Rượu 
Làm tăng tác dụng an thần của thuốc, vì vậy tránh uống rượi và các thức uống có cồn trong khi dùng sulpirid 
Sulpirid + Với thuốc hạ áp 
Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể hạ huyết áp tư thế đứng, vì vậy cần lưu ý khi phối hợp. 
DEPAKIN 
Depakin + Valproat 
Valproat làm tăng tác dụng của các chất ức chế hệ thần kinh trung ương như: Rượi, benzodiazeoin, các thốc chống động kinh khác 
Khi điều trị cùng các thuốc chống động kinh khác cần xác định được nồng độ thuốc trong huyết tương 
Depakin + Aspirin, Carbamazepin, Phenytoin... 
Làm thay đổi nồng độ Valproat trong huyết thanh vì các thuốc kết hợp liên kết mạnh với Protein huyết tương. 
Depakin + Phenolbarbital 
Valproat làm tăng nồng độ Phenolbarbital trong huyết thanh vì vậy khi dùng đồng thời cần chú ý liều dùng của Phenolbarbital sao cho hiệu quả. 
Valproat làm mất tác dụng của thuốc tránh thai . 
PHENOLBARBITAL 
Phenolbarbital là chất cảm ứng mạnh CytP450 là 1 enzym tham gia chuyển hóa nhiều thuốc 
Phenolbarbital + Felodipin, Nimodipin 
Làm giảm nồng độ trong huyết tương của Felodipin, Nimodipin 
Phenobarbital + Thuốc tránh thai 
Làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai nên cần tránh dùng đồng thời 
Phenolbarbital + Doxycyclin 
Dùng đồng thời: làm cho thời gian bán thải của Doxycylin ngắn lại, khiến nồng độ Doxycyclin giảm 
Phenolbarbital + corticoid 
Dùng toàn thân làm giảm tác dụng của các corticoid điều này cần đặc biệt chú ý đối với trường hợp bệnh nhân ghép tạng. 
Phenolbarbital + các thuốc CTC 3 vòng 
Các thuốc chống trầm cảm loại Imipramin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật toàn thân.Cần tăng liều các thuốc chống động kinh. 
Phenolbarbital + Các thuốc acid Valproic 
Nồng độ thuốc phenolbarbital sẽ tăng lên cần giảm liều cho bệnh nhân khi thấy dấu hiệu tâm thần bị ức chế. 
Phenolbarbital + Digoxin 
Làm tác dụng của digoxin giảm. 
PHENOLBARBITAL 
Tuy nhiên 
Tương tác thuốc bất lợi có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ. 
Cần có sự phối hợp của bác sĩ – dược sĩ – điều dưỡng trong quản lý tương tác. 
	 Bác sĩ kê đơn 
Dược sĩ kiểm tra 
	 điều dưỡng thực hiện 
 y lệnh 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ 
Theo dõi đáp ứng điều trị và ADR 
Cung cấp thông tin về phân bố 
các lần dùng thuốc cho bệnh nhân 
Chủ động phát hiện tương tác 
Trao đổi với bác sĩ/ 
dược sĩ về bệnh nhân 
và về các thuốc sử dụng 
Phát hiện tương tác thuốc 
Xử trí tương tác thuốc 
QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC 
Xây dựng bảng tra cứu tương tác thuốc-thuốc và thuốc-thức ăn quan trọng dành cho điều dưỡng 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
25 cặp tương tác thuốc-thuốc quan trọng trên lâm sàng 
Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện 
Tăng phản ứng có hại 
Giảm hiệu quả điều trị 
BẢNG TRA CỨU TƯƠNG TÁC 
THUỐC QUAN TRỌNG 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
BẢNG HƯỚNG DẪN THỜI GIAN UỐNG THUỐC 
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐƯA THUỐC QUA ỐNG THÔNG DẠ DÀY 
Luôn cân nhắc vấn đề tương tác thuốc khi phân phối thuốc cho bệnh nhân. 
Tương tác thuốc – thuốc 
Tương tác thuốc – thức ăn 
Tương tác thuốc – thức ăn nuôi dưỡng 
Số lượng thuốc tăng số lượng tương tác tăng lên. 
Cân nhắc đối tượng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc 
Đối tượng bệnh nhân: 
Người già 
Béo phì 
Suy dinh dưỡng 
Bệnh nặng 
Các tình trạng bệnh cụ thể: 
Bệnh tim mạch (suy tim xung huyết, loạn nhịp tim) 
Đái tháo đường 
Động kinh 
Bệnh gan 
Tăng lipid máu 
Suy giáp 
Nhiễm khuẩn (HIV, nhiễm nấm) 
Rối loạn tâm thần 
Suy giảm chức năng thận 
Bệnh hô hấp (COPD, hen suyễn ) 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
Các thuốc có khoảng điều trị hẹp, chú ý nguy cơ xảy ra tương tác thuốc: 
Kháng sinh aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin) 
Carbamazepin 
Phenobarbital 
Insulin 
Thuốc điều trị đái tháo đường đường uống nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimeprid) 
Theophylin 
Heparin không phân đoạn 
Methotrexat 
Amiodaron 
Digoxin 
Phenobarbital 
Thuốc hạ lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin) 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
Tra cứu thông tin về tương tác thuốc: 
PHÁT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC 
Dược thư Quốc gia Việt Nam 
MIMS, VIDAL Vietnam 
Tra cứu/ hỏi ý kiến của khoa Dược 
Dược thư Quốc gia Việt Nam tuyến cơ sở 
Phụ lục 1: Tương tác thuốc 
DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM tuyến cơ sở 
Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin 
Dược thư QG VN tuyến cơ sở: dấu * chỉ tương tác có 
nguy cơ cao, nên tránh hoặc thận trọng khi phối hợp 
DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM tuyến cơ sở 
MIMS ONLINE 
Nhập 1 thuốc tra cứu tất cả tương tác của thuốc đó 
Nhập > hoặc = 2 thuốc tra cứu tương tác các thuốc với nhau 
MIMS ONLINE 
Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin 
MIMS online: phân loại mức độ nặng của tương tác 
Mức 1 < Mức 2 < Mức 3 < Mức 4 < Mức 5 
MIMS ONLINE 
Ví dụ: tra cứu tương tác của furosemid và gentamicin 
Luôn theo dõi chặt chẽ các thuốc bệnh nhân đang sử dụng. 
Theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân 
Theo dõi các phản ứng có hại của bệnh nhân 
Chú ý những thuốc phối hợp có tương tác nhưng vẫn phải sử dụng trong điều trị. 
XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC 
Rifampicin + isoniazid: 
Điều trị: lao phổi 
Tương tác: tăng độc tính trên gan 
Xử trí: theo dõi chặt chẽ chức năng gan 
Enoxaparin + aspirin 
Điều trị: hội chứng mạch vành cấp tính 
Tương tác: tăng nguy cơ chảy máu 
Xử trí: theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm đông máu và biểu hiện xuất huyết 
XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC 
Ức chế men chuyển (captopril / enalapril / lisinopril / perindopril / quinapril / imidapril) + thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton) /các chế phẩm bổ sung chứa kali: 
Điều trị: tăng huyết áp 
Tương tác: tăng nồng độ kali máu 
Xử trí: theo dõi chặt chẽ điện giải đồ 
Cephalosporin (cefazolin / cefamandol / cefuroxim / cefoperazon / cefotaxim / ceftazidim / ceftriaxon / cefepim) + aminoglycosid (amikacin / gentamicin / tobramycin) 
Điều trị: các bệnh lý nhiễm khuẩn 
Tương tác: độc tính trên thận 
Xử trí: theo dõi chặt chẽ chức năng thận 
XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC 
CHÚ Ý THEO DÕI CHẶT CHẼ BỆNH NHÂN 
Cung cấp thông tin / dặn dò bệnh nhân phân bố các lần dùng thuốc 
Ví dụ: 
Tetracyclin + antacid/sữa/thức ăn : 
 uống cách xa nhau tối thiểu 2 giờ 
Vitamin C : 
 uống ngay sau ăn, vào buổi sáng 
XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC 
Chủ động phát hiện tương tác, đề xuất phương pháp thay thế thuốc cho bác sĩ/ dược sĩ 
clarithromycin + simvastatin 
 cân nhắc thay thế bằng kháng sinh macrolid khác không gây ức chế enzym gan (azithromycin) 
phenobarbital + nifedipin 
 cân nhắc thay thế bằng thuốc điều trị tăng huyết áp khác không chuyển hóa qua enzym gan (nhóm ức chế men chuyển) 
XỬ TRÍ TƯƠNG TÁC 
KẾT LUẬN 
Tương tác thuốc xảy ra phổ biến trong điều trị: gây giảm hiệu quả điều trị và tăng độc tính của thuốc 
Người điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân phân bố các lần dùng thuốc 
Cần xây dựng bảng tra cứu tương tác thuốc quan trọng cho điều dưỡng 
Điều dưỡng luôn cân nhắc vấn đề tương tác thuốc khi thực hiện y lệnh 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_tuong_tac_thuoc_nguyen_thi_nhan.ppt