Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT

Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh

nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh

Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm

2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo.

Điều này được thể hiện thông qua các đặc điểm về cấu trúc và tái sinh rừng, như: tổ thành loài đa

dạng, nhưng có nhiều loài phi mục đích (8 - 13 loài), không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng sản

xuất; tỷ lệ cây có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là

22,9 - 35,3%; trữ lượng rừng thấp (10 - 55,5 m3/ha); độ tàn che không đều và có ảnh hưởng rõ rệt

đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; phân bố cây cao và cây tái sinh trên bề mặt đất phần lớn ở

dạng phân bố cụm. Bằng các tiếp cận tổng hợp, dựa trên mô hình xác định các phương án kỹ thuật

nuôi dưỡng rừng đã được thừa nhận và số liệu thực nghiệm, công trình đã xác định được các chỉ

tiêu kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho 18 lô rừng mẫu cũng như xác định được hệ số β của từng

phương án kỹ thuật tiềm năng cho từng lô rừng đó. Về thực chất, hệ số β phản ánh năng suất của

từng lô rừng dưới tác động của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó được dùng để so sánh

hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lô rừng nào đó, là tiêu

chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án

kỹ thuật không phù hợp.

pdf 10 trang yennguyen 3400
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
11 
CƠ SỞ CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG 
RỪNG THỨ SINH NGHÈO Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 
 Phạm Văn Điển1*, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Thị Mai Lan1 
1Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 
2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh 
nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh 
Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 
2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. 
Điều này được thể hiện thông qua các đặc điểm về cấu trúc và tái sinh rừng, như: tổ thành loài đa 
dạng, nhưng có nhiều loài phi mục đích (8 - 13 loài), không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng sản 
xuất; tỷ lệ cây có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là 
22,9 - 35,3%; trữ lượng rừng thấp (10 - 55,5 m3/ha); độ tàn che không đều và có ảnh hưởng rõ rệt 
đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; phân bố cây cao và cây tái sinh trên bề mặt đất phần lớn ở 
dạng phân bố cụm. Bằng các tiếp cận tổng hợp, dựa trên mô hình xác định các phương án kỹ thuật 
nuôi dưỡng rừng đã được thừa nhận và số liệu thực nghiệm, công trình đã xác định được các chỉ 
tiêu kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho 18 lô rừng mẫu cũng như xác định được hệ số β của từng 
phương án kỹ thuật tiềm năng cho từng lô rừng đó. Về thực chất, hệ số β phản ánh năng suất của 
từng lô rừng dưới tác động của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó được dùng để so sánh 
hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lô rừng nào đó, là tiêu 
chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án 
kỹ thuật không phù hợp. 
Từ khóa: cấu trúc rừng, tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng, rừng thứ sinh nghèo, chặt nuôi dưỡng rừng. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Khác với nhiều thành phố hay đô thị ở Việt 
Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có 
diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, tới trên 
16.000 ha, chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên 
của Thành phố. Đây là một tiềm năng cho 
phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, rừng tự 
nhiên ở đây đang bị suy thoái. Năm 2010, 
diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 4284,82 ha, 
chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo [5], quy luật 
cấu trúc và tái sinh rừng bị phá vỡ. Các giải 
pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng còn thiếu cơ 
sở khoa học, nên có hiệu quả thấp và không 
đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chức năng cung 
cấp lâm sản của rừng [4]. 
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, bài báo 
đã hướng vào phân tích một số cơ sở cấu trúc 
và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ 
sinh nghèo ở địa điểm nghiên cứu. Nội dung 
chủ yếu đề cập tới các khía cạnh sau: (i) cấu 
*
 Tel: 0904148267; Email: pham_van_dien@yahoo.com.vn 
trúc tổ thành, tính đa dạng; phân chia nhóm 
loài cây theo mục đích kinh doanh; và xác 
định các đại lượng sinh trưởng của rừng; (ii); 
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái 
đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; và (iii) 
đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi 
dưỡng rừng thứ sinh nghèo. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm chủ 
yếu về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh 
nghèo có liên quan tới kỹ thuật nuôi dưỡng 
rừng ở phường Bắc Sơn và Vàng Danh, thành 
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Theo QPN 6-
84 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn [1], rừng thứ sinh nghèo ở đây 
được xếp vào các trạng thái IIa, IIb, IIIa1. 
Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về 
việc quy định tiêu chí và phân loại rừng, đối 
tượng nghiên cứu được xếp vào loại rừng 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
12 
nghèo, thuộc kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng 
thường xanh và là rừng sản xuất [2]. 
Khu vực nghiên cứu có nhiệt độ bình quân 
năm là 25,20C, lượng mưa bình quân 2038,6 
mm/năm với 153 ngày mưa/năm. Độ ẩm 
không khí bình quân năm là 83,3%. Độ cao 
tuyệt đối so với mặt biển phổ biến là 300 - 
600 m, độ dốc phổ biến 15 - 350. Có hai loại 
đất chủ yếu là đất vàng đỏ và đất vàng nhạt. 
Tầng đất dày 50 - 100 cm, đất chua, nghèo 
bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì ở mức nghèo 
đến trung bình khá. 
Phương pháp nghiên cứu 
a) Bố trí ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản: 
đã thiết lập 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời 
(6 ô tiêu chuẩn/trạng thái rừng). Mỗi ô có 
diện tích 1000m2 (40 x 25m). Các ô tiêu 
chuẩn phân bố ở độ dốc 15 - 350. Trên mỗi ô 
tiêu chuẩn đã bố trí 5 ô dạng bản, 4 ô ở bốn 
góc và 1 ô ở giữa. Mỗi ô dạng bản có diện 
tích 25 m2 (5 x 5 m). 
b) Thu thập số liệu: đã thu thập các chỉ tiêu 
cần thiết về điều kiện địa hình - thổ nhưỡng, 
tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi 
theo các phương pháp điều tra lâm học. 
c) Xử lý số liệu: 
- Tổ thành tầng cây cao được biểu diễn theo chỉ 
số IVi% 
2
%G%N%IV iii
+
=
 (1) 
Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan 
trọng: Important Value) của loài i; Ni% là tỷ 
lệ phần trăm theo số cây của loài i trong quần 
xã thực vật rừng; Gi% là tỷ lệ phần trăm theo 
tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã 
thực vật rừng. 
- Các chỉ số biểu thị tính đa dạng loài, gồm: 
Mức độ phong phú - R; Chỉ số Shannon và 
Weiner - H; Chỉ số Simpson - Cd [6]. 
- Phân chia các loài cây phục vụ nuôi dưỡng 
rừng thành hai nhóm: cây tốt, cây xấu (hình 1). 
- Các chỉ tiêu cấu trúc, sinh trưởng, tái sinh 
của quần xã thực vật rừng được tính toán theo 
phương pháp lâm học. 
- Ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu tới 
mật độ cây tái sinh có triển vọng (X, cây/ha) 
được phân tích theo phương pháp hệ số 
đường ảnh hưởng. Các nhân tố được lựa chọn 
gồm: (i) Tầng cây cao: độ tàn che (A) và mật 
độ các loài cây mục đích (F); (ii) Cây bụi 
thảm tươi: độ che phủ bình quân (B) và chiều 
cao bình quân (C); (iii) Địa hình: độ dốc (E); 
(iv) Thổ nhưỡng: độ dày tầng đất (D). Các 
bước thực hiện như sau: 
+ Lập bảng thống kê các nhân tố theo từng 
OTC, tương ứng với mật độ cây tái sinh 
triển vọng 
+ Xác định các hệ số tương quan giữa các 
chỉ tiêu 
+ Lập bảng ma trận các hệ số tương quan 
+ Tính các hệ số đường ảnh hưởng: PXA, PXB, 
PXC, PXD, PXE, PXF, 
+ Tính hệ số đường ảnh hưởng trực tiếp và 
đường ảnh hưởng gián tiếp: 
K1 = P2XA + P2XB + P2XC + P2XD + P2XE + P2XF 
 (2) 
K2= 2.PXA.PXB.rAB + 2.PXA.PXC.rAC + 
2.PXA.PXD.rAD + 2.PXA.PXE.rAE + 2.PXA.PXF.rAF + 
2.PXB.PXC.rBC + 2PXB.PXD.rBD + 2.PXB.PXE.rBE + 
2.PXB.PXF.rBF + 2.P.XC.PXD.rCD + 2.PXC.PXE.rCE + 
2.PXC.PXF.rCF + 2.PXD.PXE.rDE + 2.PXD.PXF.rDF + 
2PXE.PXF.rEF (3) 
Hình 1. Phân chia loài cây phục vụ nuôi dưỡng rừng 
Cây tốt Cây xấu 
 - Cây mục đích có phẩm chất từ trung 
bình trở lên. 
 - Cây có ích, cây bạn có phẩm chất từ 
trung bình trở lên. 
 - Cây mục đích, cây có ích, cây bạn có 
phẩm chất xấu. 
- Cây phi mục đích (mọi phẩm chất) 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
13 
Trong đó, rAB, rAC,, rEF là hệ số tương quan 
giữa các nhân tố. 
+ Tính hệ số chính xác: BX = K1 + K2 
(4) 
+ Lập phương trình hệ số đường ảnh hưởng 
khi hệ số chính xác nằm trong khoảng 0,95-
1,05. 
X = PXA.A + PXB.B + PXC.C + PXD.D + 
PXE.E + PXF.F (5) 
+ Phân tích kết quả 
Đối với ảnh hưởng của tầng cây cao, sử dụng 
thêm phương pháp của Sorensen [8]. để xác 
định mối liên hệ giữa tổ thành cây cao và cây 
tái sinh: 
BA
CBC
+
×
=
2
 (6)
Trong đó: 
BC là hệ số tương đồng 
A là số loài cây thuộc tầng cây cao 
B là số loài cây tái sinh 
C là số cây cao được tầng cây tái sinh kế thừa. 
Nếu chỉ số BC ≥ 0,75, thì thành phần loài cây 
tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với tổ thành 
tầng cây cao. Nếu BC < 0,75, tổ thành cây tái 
sinh là ngẫu nhiên, tức không phụ thuộc vào 
tổ thành tầng cây cao. 
d) Đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật nuôi 
dưỡng rừng: do rừng thứ sinh nghèo ở khu 
vực nghiên cứu có trữ lượng dao động từ 10 
đến 60 m3/ha, nên giải pháp thích hợp là nuôi 
dưỡng rừng. Việc tính toán các chỉ tiêu kỹ 
thuật trong nuôi dưỡng rừng được thực hiện 
theo phương pháp của Phạm Văn Điển và 
Phạm Xuân Hoàn [3]. Có thể tóm tắt phương 
pháp như sau: 
- Tính số năm cần nuôi dưỡng rừng (tn(k)) để 
rừng đạt tiêu chuẩn khai thác theo công thức: 
tn(k) + KT 
(7) 
Trong đó: 
tn(k) là số năm cần nuôi dưỡng rừng (năm) ứng 
với k lần chặt nuôi dưỡng (K = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 
6, v.v...). 
PMo là tốc độ tăng trưởng tương đối của rừng 
trong các giai đoạn không chịu tác động của 
chặt nuôi dưỡng (%). Trong điều kiện tỉnh 
Quảng Ninh, chọn PMo = 2,0%/năm. 
K là số lần chặt nuôi dưỡng. 
Mo là trữ lượng của rừng ở thời điểm lập kế 
hoạch tác động (m3/ha). 
Mn là trữ lượng của mô hình rừng mong muốn 
tại thời điểm khai thác chính (150 m3/ha). 
PM1 là tốc độ tăng trưởng tương đối của rừng 
tại các giai đoạn chịu tác động của chặt nuôi 
dưỡng (%). Chọn PM1 = 3,0%/năm. 
T là kỳ giãn cách giữa hai lần chặt nuôi 
dưỡng liên tiếp (năm). 
Trị số tn cần thỏa mãn điều kiện: tn > (K-1)T 
+ T/2 (8) 
- Tính tỷ lệ cây tốt lúc cuối (tại năm tn) (a(k), 
%) theo công thức: 
a(k) (%) = 
 (9) 
Điều kiện: A’n ≤ a(k) ≤ 100%. Trong đó, a(o) là 
tỷ lệ cây tốt lúc ban đầu (% về trữ lượng). A'n 
là tỷ lệ cây tốt của mô hình rừng mong muốn 
(bằng 60%) tại thời điểm đạt tiêu chuẩn khai 
thác chính. 
- Tính tổng trữ lượng quy đổi của rừng (MQĐ, 
m3/ha), gồm trữ lượng của bộ phận cây tốt và 
trữ lượng của bộ phận cây xấu tại năm thứ tn (tn 
của các phương án khác nhau thì khác nhau). 
Trữ lượng của bộ phận cây xấu được quy đổi 
bằng 1/10 trữ lượng của bộ phận cây tốt. 
- Tổng trữ lượng của bộ phận chặt nuôi dưỡng 
(Mcnd(1-K)). Chỉ tiêu này được xem là đã bù 
đắp vào chi phí nuôi dưỡng rừng, nên không 
tham gia vào việc tính toán hệ số β. 
- Tính hệ số β: βi = MQĐ(i)/tn(i). (10) 
Đã xác định các tổ hợp đầu vào của các chỉ 
tiêu kỹ thuật cho từng lô rừng cụ thể. Mỗi tổ 
hợp đầu vào của các chỉ tiêu kỹ thuật bao 
gồm: cường độ, số lần chặt và kỳ giãn cách 
trong chặt nuôi dưỡng (chỉ tiêu kỹ thuật là 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
14 
nguyên tắc bài cây đã được xác định rõ và 
nhất quán đối với mọi phương án). Nếu chỉ 
chặt 1 lần, thì trị số T của tổ hợp đó biểu thị 
thời điểm chặt nuôi dưỡng cần hoàn thành 
trước thời điểm khai thác là T/2 (năm). 
Cường độ chặt nuôi dưỡng được chia thành 
các mức: 0, 10, 15, 20 và 25%. Số lần chặt 
được biểu thị từ: 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần. Kỳ giãn 
cách được chia thành các cấp: 8, 12, 16 năm. 
Tổng cộng thu được 73 phương án tiềm năng 
cho mỗi lô rừng bất kỳ (trong đó chỉ có 1 
phương án có I = 0). 
Đầu ra của các phương án chính là hệ số β. 
Việc xác định phương án kỹ thuật tối ưu, 
phương án kỹ thuật phù hợp và phương án kỹ 
thuật không phù hợp cũng được thực hiện tiêu 
chí ở bảng 1. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Tổ thành tầng cây gỗ 
- Trạng thái rừng IIa có 57 loài. Số loài trong 
các OTC dao động từ 19 đến 29 loài, số loài 
tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 
6 - 8 loài. Trong các loài tham gia vào công 
thức tổ thành có Sồi ghè, Chẹo tía, Thẩu tấu, 
Na hồng, Trám chim, Táu ruối, Trám trắng, 
Lim xanh, Mò roi chiếm tỷ lệ tương đối lớn. 
- Trạng thái rừng IIb có 75 loài. Số lượng loài 
trong các OTC biến động từ 22 đến 30 loài, 
trong đó số loài tham gia vào công thức tổ 
thành biến động từ 6 đến 9 loài. Đây là trạng 
thái rừng có tổ thành phức tạp nhất. 
- Trạng thái IIIa1 có 45 loài, số loài trong 
các OTC dao động từ 13 đến 20 loài, số loài 
tham gia vào công thức tổ thành biến động 
từ 6 - 9 loài. 
Kết quả xác định tổ thành của một số OTC 
điển hình của các trạng thái rừng được tổng 
hợp ở bảng 2. 
Bảng 1. Tiêu chí xác định các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng 
Phương án tốt nhất Phương án phù hợp Phương án không phù hợp 
Ghi chú: M'n - trữ lượng rừng thực tế tại năm thứ n (m3/ha). 
(Nguồn: Phạm Văn Điển và Phạm Xuân Hoàn, 2011 [3].) 
Bảng 2. Công thức tổ thành tầng cây gỗ của các trạng thái rừng 
Trạng thái rừng OTC Công thức tổ thành 
IIa 1 
11,9Sg + 10,4Na + 10,3Tr + 9,4Dg + 9,2Kv + 7,4Trc + 5,6Trs + 5,3Sh + 
30,5Lk (13 loài) 
4 15,6Cht + 12,2Tng + 11,3Na + 7,2Ng + 6,1Đl + 5,4Bn + 42,2Lk (13 loài) 
IIb 7 
10,4Dlt + 9,4Tr + 9,1Gl + 8,6Rv + 7,5Sm + 6,9Lx + 6,8Tt + 6,5Trđ + 
5,9Ng + 28,9Lk (15 loài) 
10 15,9Tr + 12,6Gl + 8,6Lx + 8,1Dlt + 7,9Cht + 7,6Sb + 39,3Lk (16 loài) 
IIIa1 
14 15,2Ng + 12,1Tht + 10,8Tr + 10,5Sq + 7,5Trc + 6,4Cht + 6,3Ngi + 5,0Ctr 
+ 26,2Lk (10 loài) 
17 18,6Ctr + 15,3Sg + 13,9Cht + 7,3Tht +6,6Bb + 6,5Đl + 5,6Trc + 26,2Lk (9 loài) 
Ghi chú: Sg - Sồi ghè, Na - Na hồng, Tr - Táu ruối, Dg - Dẻ gai, Kv - Kháo vàng, Trc - Trám chim, Trs - 
Trâm sánh, Sh - Sao hải nam, Lk - Loài khác 
Cht - Chẹo tía, Tng - Thành ngạnh , Na - Na hồng, Ng - Ngát , Đl - Đỏm lông, Bn - Bồ đề nâu, Lk - loài khác 
Dlt - Dẻ lá to, Tr - Táu ruối, Gl - Gu lau, Rv - Re vàng , Sm - Sến mật, Lx - Lim xanh, Tt - Trám trắng , Trd - 
Trâm vỏ đỏ, Ng - Ngát , Lk - Loài khác 
Tr - Táu ruối, Gl - Gu lau , Lx - Lim xanh, Dlt - Dẻ lá to, Cht - Chẹo tía, Ngi - Ngát giả, Ctr - Côm trâu, 
LK - Loài khác 
Ctr - Côm trâu, Sg - Sồi ghè, Cht -Chẹo tía, Tht - Thẩu tấu, Bb - Bưởi bung, Đl - Đỏm lông, Trc - Trám 
chim, LK- Loài khác. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
15 
Bảng 2 chỉ ra, ở cả ba trạng thái rừng đều 
xuất hiện nhiều loài cây phù hợp với mục 
đích kinh doanh rừng sản xuất. Số lượng loài 
cây trên các OTC và số lượng loài cây tham 
gia vào công thức tổ thành có xu hướng giảm 
dần từ nơi có độ dốc thấp đến nơi có độ dốc 
cao. Số lượng loài tăng dần từ trạng thái IIIa1 
đến IIa và IIb. 
Tính đa dạng loài cây gỗ 
Kết quả điều tra trên các OTC đã xác định 
được 87 loài, thuộc 35 họ thực vật. Trong số 
đó, họ Dẻ có số loài nhiều nhất (11 loài), tiếp 
đến là họ Re và họ Thầu dầu (9 loài). Về số 
lượng cá thể của từng họ, họ Dẻ có số lượng 
nhiều nhất với tổng số lên đến 174 cây, tiếp 
đến là họ Vang, họ Thầu dầu, họ Re có số 
lượng từ 79-100 cây (hình 2). Có một số họ 
có số lượng loài ít, trong đó có họ Trầm. 
Trong 18 OTC nghiên cứu chỉ gặp 1 cá thể - 
cây Dó trầm (Aquilaria crassana Pierre) ở 
trạng thái rừng IIb. Điều này cho thấy sự cần 
thiết phải bảo vệ loài cây quý này. 
Hình 2. Số lượng cây của từng họ thực vật ở khu 
vực nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự 
chênh lệch rõ rệt về số lượng loài trong từng 
trạng thái rừng. Số lượng loài và số lượng cá 
thể tăng dần từ trạng thái IIIa1 đến IIa và IIb. 
Điều này chỉ ra rằng, trạng thái IIIa1 có sự tác 
động tiêu cực lớn dẫn đến số lượng loài và số 
cá thể của loài suy giảm đáng kể (bảng 3). 
Bảng 3. Số lượng loài và cá thể theo từng trạng thái 
Trạng thái Số loài Số cá thể 
IIa 57 423 
IIb 75 460 
IIIa1 45 240 
Tổng 1123 
Kết quả tính toán cá ... ảng 4) cũng cho thấy, 
tính đa dạng sinh học khá cao, nhưng giảm 
dần từ trạng thái IIb đến trạng thái IIa và IIIa1. 
Bảng 4. Các chỉ số đa dạng loài 
Trạng 
thái 
Các chỉ số đa dạng loài 
R H Cd 
IIa 2,77 1,60 0,03 
IIb 3,50 1,76 0,03 
IIIa1 2,90 0,96 0,04 
Xác định các nhóm loài 
Với mục đích kinh doanh rừng hiện tại ở khu 
vực nghiên cứu là lấy gỗ làm chủ yếu kết hợp 
phòng hộ môi trường, đã phân chia các cá thể 
cây thành cây tốt và cây xấu. Trong mỗi 
nhóm cây này, gồm loài cây mục đích, loài 
cây bạn và loài cây phi mục đích. Số lượng và 
tỷ lệ nhóm loài được trình bày tại bảng 5. 
- Nhóm loài mục đích có 56 loài, như: Lim 
xanh, Lim xẹt, Gụ lau, Trám trắng, Trâm 
trắng, Trâm vỏ đỏ, Gáo, Giổi xanh, Hà nu, 
Mãi táp, Máu chó lá to, Re hương, Ràng ràng 
mít, Ràng ràng xanh, Sao hải nam, Sến mật, 
Sồi hồng, Táu mặt quỷ, v.v. 
- Nhóm cây bạn có 18 loài, như: Chay, Chẩn, 
Dẻ rừng, Hoa trứng gà, Na hồng, Mò roi, 
Sảng nhung, Trám chim, Sồi bàn tính, v.v. 
- Nhóm cây phi mục đích có 13 loài, như: 
Đỏm lông, Găng, Ổi rừng, Xương cá hoa 
trắng, Thẩu tấu, v.v. 
Trên toàn bộ ô mẫu nghiên cứu, nhóm loài 
cây mục đích chiếm tỉ lệ 64%, nhóm cây bạn 
chiếm tỉ lệ 23% và nhóm phi mục đích chiếm 
tỉ lệ 13%. Kết quả này cho thấy, tỉ lệ nhóm 
loài cây mục đích ở địa bàn nghiên cứu không 
thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho 
việc phục hồi rừng. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
16 
Bảng 5. Số lượng và tỉ lệ nhóm loài cây mục đích ở các trạng thái rừng 
Trạng thái Chỉ tiêu Nhóm loài Tổng 
MĐ B P 
IIa 
N (cây/ha) 403 222 80 705 
Tỉ lệ số cây (%) 55,1 31,8 13,4 
Khoảng biến động (%) 40,4 19,2 38 
Số loài 38 12 7 57 
Tỉ lệ số loài (%) 66,7 21,0 12,3 
IIb 
N (cây/ha) 585 103 78 767 
Tỉ lệ số cây (%) 76,1 13,7 10,2 
Khoảng biến động (%) 15,5 10,2 15,4 
Số loài 48 16 11 75 
Tỉ lệ số loài (%) 64,0 21,3 14,7 
IIIa1 
N (cây/ha) 212 98 90 400 
Tỉ lệ số cây (%) 52,4 24,1 23,5 
Khoảng biến động (%) 33,6 38,5 19,2 
Số loài 25 14 6 45 
Tỉ lệ số loài (%) 55,6 31,1 13,3 
Ghi chú: MĐ: Loài cây mục đích; B: Loài cây bạn; P: Loài cây phi mục đích 
Một số chỉ tiêu cấu trúc hình thái và sinh trưởng của tầng cây cao 
Do các trạng thái rừng nghiên cứu đều thuộc rừng thứ sinh nghèo, nên sự biến động của các chỉ 
tiêu cấu trúc hình thái và sinh trưởng không quá lớn (bảng 6). 
Bảng 6. Một số chỉ tiêu cấu trúc hình thái và sinh trưởng tầng cây gỗ 
Chỉ tiêu 
đánh giá 
Trạng thái rừng 
IIa IIb IIIa1 
N/ha (cây/ha) 705 767 400 
TC 0,50 0,54 0,34 
 (cm) 10,1 11,4 11,4 
 (m) 9,5 10,4 9,4 
 (m) 5,6 6,2 5,2 
 (m) 3,3 3,6 3,5 
G/ha (m2) 6,04 8,46 4,97 
M/ha (m3) 30,24 46,65 28,08 
T (%) 69,15 69,55 55,57 
X (%) 30,75 30,45 44,43 
Khả năng phục hồi của rừng chịu ảnh hưởng bởi bộ phận cây tốt và bộ phận cây xấu. Bảng 7 
phân cấp G/ha, M/ha theo phẩm chất ở các trạng thái rừng. 
Kết quả trên cho thấy, cả ba trạng thái đều chưa đạt được trữ lượng được phép khai thác. Điều 
này một lần nữa khẳng định rằng, cần áp dụng biện pháp nuôi dưỡng để phục hồi rừng theo 
hướng ngày càng tốt hơn. Đồng thời, sự phân chia cây tốt, cây xấu là cơ sở cho việc bài cây trong 
chặt nuôi dưỡng rừng. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
17 
Bảng 7. Tổng tiết diện ngang và trữ lượng theo phẩm chất ở các trạng thái rừng 
Trạng thái 
rừng 
Tiết diện ngang (m2/ha) 
Tổng 
Cây tốt Tỉ lệ % Cây xấu Tỉ lệ % 
IIa 4,77 78,8 1,28 21,2 6,05 
IIb 6,97 82,5 1,48 17,5 8,45 
IIIa1 3,48 69,9 1,50 30,1 4,98 
 Trữ lượng (m3/ha) 
IIa 24,8 82 5,43 18,0 30,23 
IIb 37,48 80,4 9,13 19,6 46,61 
IIIa1 19,47 52,6 7,82 28,7 27,29 
Ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến 
mật độ cây tái sinh có triển vọng 
- Trạng thái rừng IIa: Số lượng loài cây tái 
sinh là 64 loài, trong đó có 7 đến 10 loài tham 
gia vào công thức tổ thành. Số loài tái sinh ở 
trạng thái này nhiều hơn so với số loài ở tầng 
cây cao. Mật độ cây tái sinh dao động từ 4933 
đến 6840 cây/ha. Tỷ lệ cây tốt và xấu lần lượt 
là 77,1 và 22,9%. Cây tái sinh phân bố theo 
cụm. Mật độ cây tái sinh có triển vọng bình 
quân là 1760 cây/ha. 
- Trạng thái rừng IIb: Số loài cây tái sinh là 
71 loài, số loài tham gia vào tổ thành dao 
động từ 7 đến 10 loài. Mật độ cây tái sinh dao 
động từ 4347 đến 5653 cây/ha. Tỷ lệ cây tốt 
và xấu lần lượt là 69,5 và 30,5%. Phân bố tái 
sinh theo cụm. Mật độ cây tái sinh có triển 
vọng bình quân là 1960 cây/ha. 
- Trạng thái rừng IIIa1: Số loài cây tái sinh là 
45 loài, với 6 đến 8 loài tham gia vào công 
thức tổ thành. Mật độ cây tái sinh dao động từ 
3787 đến 4320 cây/ha. Tỷ lệ cây tốt và xấu 
lần lượt là 64,7% và 35,3%. Phân bố tái sinh 
theo cụm. Mật độ cây tái sinh có triển vọng 
bình quân là 1240 cây/ha. 
Điểm chung của ba trạng thái là đều có chỉ số 
BC > 0,75, tức là thành phần loài cây tái sinh 
có liên hệ chặt chẽ với tổ thành tầng cây cao 
và cũng kế thừa từ tầng cây cao là rõ rệt do 
tầng cây cao có khả năng gieo giống khá tốt. 
Trạng thái IIIa1 có chỉ số BC cao nhất (0,98), 
thấp nhất là trạng thái IIa (0,88). Trạng thái 
IIb có chỉ số BC (0,97) thấp hơn so với trạng 
thái IIIa1, nhưng không đáng kể. 
Kết quả phân tích ảnh hưởng của những nhân 
tố chủ yếu đến mật độ cây tái sinh có triển 
vọng được trình bày trong bảng 8. 
Bảng 8. Hệ số các đường ảnh hưởng đến mật độ 
cây tái sinh triển vọng 
Các hệ số Trị số 
PXA 0,054 
PXB -0,101 
PXC -0,498 
PXD 0,710 
PXE -0,017 
PXF -0,108 
K1 0,778 
K2 0,163 
BX 0,940 
Dẫn liệu tại bảng 8 cho thấy, hệ số ảnh hưởng 
PXD lớn nhất, phản ánh độ dầy tầng đất có ảnh 
hưởng lớn nhất đến mật độ cây tái sinh triển 
vọng. Lớn thứ hai là hệ số PXA phản ánh độ 
tàn che có ảnh hưởng lớn thứ hai đến mật độ 
cây tái sinh có triển vọng. 
Với tầm quan trọng thứ hai, độ tàn che (TC) 
có thể được điều chỉnh theo có lợi cho tái sinh 
rừng. Độ tàn che thuận lợi cho tái sinh nằm 
trong khoảng từ 0,4-0,6. Do các trạng thái 
rừng nghiên cứu có độ tàn che không quá cao 
(bảng 6), nên cần chặt nuôi dưỡng rừng với 
cường độ thấp, chặt làm nhiều lần với kỳ giãn 
cách không quá dài. 
Đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật nuôi 
dưỡng rừng 
Thực trạng cấu trúc và tái sinh nêu trên của 
các trạng thái rừng đã chỉ ra sự cần thiết phải 
nuôi dưỡng rừng, nhằm phục hồi rừng theo 
hướng ngày càng tốt hơn. Kết quả tính toán 
được trình bày ở bảng 9. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
18 
Bảng 9. Phương án kỹ thuật tối ưu, phù hợp và không phù hợp 
Số 
hiệu 
lô 
rừng 
Mo 
(m3/ha) 
M0T 
(m3/ha) 
M0X 
(m3/ha) 
Số 
PAK 
Số 
PAPH 
Phương án tối ưu 
I 
(%) 
K 
(lần) 
T 
(năm) 
tn 
(năm)
An 
(%) 
MQĐ 
(m3/ha) β 
1 45,3 41,5 3,8 7 65 10 3 16 52,8 100 150 2,84 
2 32,4 26,7 5,7 3 69 10 4 16 67,1 100 150 2,23 
3 41,1 34,8 6,3 7 65 10 3 16 57,6 100 150 2,60 
4 19,9 14,0 5,9 1 71 10 5 16 89,1 100 150 1,68 
5 29,9 25,4 4,5 3 69 10 4 16 71,2 100 150 2,11 
6 12,6 6,3 6,3 7 65 10 6 16 109,7 100 150 1,30 
7 55,5 52,2 3,3 11 61 10 3 16 42,6 100 150 3,52 
8 52,5 39,1 13,3 10 62 10 3 16 45,4 100 150 3,31 
9 46,4 29,6 16,8 7 65 10 5 12 56,3 100 150 2,66 
10 40,1 34,0 6,1 6 66 10 4 16 56,3 100 150 2,66 
11 39,8 33,1 6,7 6 66 10 4 16 56,8 100 150 2,64 
12 45,5 36,9 8,6 7 65 10 3 16 52,6 100 150 2,85 
13 44,2 35,5 8,7 7 65 10 3 16 54,0 100 150 2,78 
14 42,6 36,6 5,9 7 65 10 3 16 55,9 100 150 2,68 
15 10,0 7,6 2,4 0 72 10 6 16 121,4 100 150 1,24 
16 15,7 7,2 8,5 13 59 10 6 16 98,5 100 150 1,34 
17 26,7 16,3 10,4 1 71 10 5 16 74,4 100 150 2,02 
18 24,6 13,5 11,1 2 70 10 5 16 78,5 100 150 1,79 
Bảng 10. Phân nhóm lô rừng cần tác động 
Các chỉ tiêu kỹ thuật Nhóm lô rừng cần tác động I (%) K T (năm) 
10 3 16 1, 3, 7, 8, 12, 13 
10 4 16 2, 5, 10, 11 
10 5 12 9 
10 6 16 6, 15, 16 
Ghi chú: Mo - trữ lượng rừng (m3/ha); M0T - trữ lượng của cây tốt (m3/ha); M0X - trữ lượng của 
cây xấu (m3/ha); PAPH - phương án phù hợp; PAK - phương án không phù hợp; MQĐ - trữ lượng 
rừng quy đổi khi đạt tiêu chuẩn khai thác chính (m3/ha). 
Bảng 9 được xem là cẩm nang tra cứu các chỉ 
tiêu kỹ thuật (I, K, T, v.v) trong chặt nuôi 
dưỡng rừng cho lô rừng bất kỳ. Do hiện trạng 
rừng thứ sinh giữa các lô không biến động 
nhiều, nên các chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt 
nuôi dưỡng rừng cũng không sai khác rõ rệt. 
Ở tất cả các lô, số phương án không phù hợp 
(cho kết quả kém hơn so với không tác động 
vào rừng) đều nhỏ hơn số phương án phù hợp. 
Tức là, khi tác động vào rừng, xác suất thành 
công vẫn cao hơn xác suất thất bại. Nguyên 
nhân của vấn đề này là do rừng đã bước sang 
giai đoạn có khả năng tự phục hồi. 
Phương án tốt nhất đều đòi hỏi cường độ chặt 
nuôi dưỡng ở mức thấp (I = 10%) và kỳ giãn 
cách không quá dài (T = 12 - 16 năm). Số lần 
chặt biến động từ 3 đến 6 lần. Kết quả này 
cũng phù hợp với những yêu cầu về mặt lâm 
sinh trong nuôi dưỡng rừng là: chặt ít, chặt 
làm nhiều lần, kỳ giãn cách ngắn. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
19 
Thời gian nuôi dưỡng rừng là khá dài, từ 42,6 
đến 121,4 năm. Điều này cũng phù hợp với 
thực tế, vì vốn rừng hiện có còn thấp. 
Về kỹ thuật cụ thể, cần chú ý chọn cây bài 
chừa, bài chặt dựa trên bảng phân loại cây tốt, 
cây xấu. Tiếp theo là phân nhóm lô rừng cần 
tác động với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng 
và phù hợp (bảng 10). Trong quá trình chặt 
nuôi dưỡng cần kết hợp với biện pháp xúc 
tiến tái sinh tự nhiên để đảm bảo sự gieo 
giống của cây mẹ diễn ra bình thường và thúc 
đẩy cây tái sinh sẵn có sinh trưởng. Cần chú ý 
điều chỉnh sự phân bố của cây tái sinh có triển 
vọng thông qua điều tiết độ tàn che. 
KẾT LUẬN 
- Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi 
dưỡng rừng thứ sinh nghèo đã được đề cập 
gồm những đặc điểm có ảnh hưởng quan 
trọng tới quá trình phục hồi rừng, như: tổ 
thành loài cây, tính đa dạng của tầng cây cao; 
sự phân chia cá thể cây rừng thành nhóm cây 
tốt và cây xấu; các chỉ tiêu cấu trúc hình thái 
và sinh trưởng của rừng; sự tương đồng giữa 
tổ thành cây tái sinh với tổ thành tầng cây 
cao; ảnh hưởng chủ yếu của các nhân tố sinh 
thái tới mật độ cây tái sinh có triển vọng. 
- Nhu cầu nuôi dưỡng rừng thứ sinh là rất 
cao. Điều này được thể hiện thông qua hiện 
trạng cấu trúc và tái sinh của rừng. Tổ thành 
loài cây phong phú, nhưng số loài cây phi 
mục đích cũng nhiều (8 - 13 loài); Tỷ lệ cây 
có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 
30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là 22,9 - 
35,3%; trữ lượng rừng còn thấp (10 - 55,5 
m3/ha); độ tàn che của rừng còn thấp (dưới 
0,7); phân bố cây trên bề mặt đất phần lớn ở 
dạng phân bố cụm; độ tàn che có ảnh hưởng 
mạnh đến mật độ cây tái sinh có triển vọng 
(PXA= 0,054). 
- Một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi 
dưỡng rừng thứ sinh nghèo đã được đề xuất 
dựa trên phương pháp đã được chấp nhận 
trong lâm học và vào số liệu điều tra 18 lô 
rừng ở thực địa. Về thực chất, hệ số β phản 
ánh năng suất của từng lô rừng dưới tác động 
của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó 
được dùng để so sánh hiệu quả của các 
phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho 
cùng một lô rừng nào đó, là tiêu chuẩn để lựa 
chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án 
kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án kỹ 
thuật không phù hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), 
Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Tập II, Nxb 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), 
Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về việc quy 
định tiêu chí và phân loại rừng, đối tượng nghiên 
cứu được xếp vào loại rừng nghèo, thuộc kiểu 
rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và là rừng 
sản xuất, Hà Nội. 
3. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn (2011), «Xác 
định các phương án kỹ thuật trong nuôi dưỡng 
rừng tự nhiên». Tạp chí KHCN Bộ Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, số đặc san kỷ niệm 55 năm 
phát triển và hội nhập của Khoa Lâm học – Đại 
học Lâm nghiệp. 
4. Vũ Tiến Hinh, Phạm Văn Điển (2005), Nghiên 
cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi 
một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam, 
báo cáo tổng kết đề tài, Trường ĐHLN, Hà Tây. 
5. Nguyễn Thị Mai Lan (2011), Nghiên cứu đặc 
điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và 
đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động tại thành phố 
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ khoa 
học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 
6. Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí (2010), 
Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố năm 2010, 
Quảng Ninh. 
7. Bruce, M., Grace, J.B. (2002), Analysis of 
ecological communities, MJM Press, USA. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 
20 
SUMMARY 
STRUCTURE AND REGENERATION FOUNDATION OF INTERMEDIATE 
SILVICULTURAL TREATMENT TECHNIQUES FOR POOR SECONDARY 
FORESTS IN UONG BI CITY, QUANG NINH PROVINCE 
Pham Van Dien1*, Tran Thi Thu Ha2, Nguyen Thi Mai Lan1 
1Vietnam Forestry University 
2College of Agriculture and Forestry – TNU 
The paper determined some important characteristics of poor secondary forests' structure and 
regeneration, based on which to suggest intermediate silvicultural treatment techniques for this 
kind of forests in Uong Bi city, Quang Ninh province. The data was collected at 18 sample plots of 
research area in 2011. The research results showed that the poor secondary forests highly need an 
intermediate silvicultural treatment. Such need is reflected through current structure and 
regeneration characteristics of the forests, including: (i) species composition is diversified, but 
many species are non-economic value (8 - 13 species) which do not meet the purposes of 
production forest; (ii) the ratio of poor quality trees is high, 30.45 - 44.43% of the high-tree layer 
and 22.9 - 35.3% of the regeneration layer; (iii) timber volume is low (10 – 55.5 m3/ha); (iv) forest 
canopy ratio is irregular and has significantly influenced on density of prospect seedlings; 
distribution of both high-tree layer and regeneration layer on the ground is clustered. Based on the 
collected data and by using the model of recognised treatment techniques, the research determined 
technical parameters of treatment techniques for 18 sample stands as well as determined β 
coefficient of each potentially technical option for each sample plots. Actually, β coefficient 
reflects productivity of each forest stand which is affected by different treatment techniques. 
Therefore, this coefficient is used for comparing efficiency of thoese treatment techniques; it is 
also a criterion for selecting an optimal technique method and appropriate techniques, and 
rejecting inappropriate techniques. 
Key words: Forest structure, forest regeneration, poor secondary forest, forest treatment techniques. 
*
 Tel: 0904148267 Email: pham_van_dien@yahoo.com.vn 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfco_so_cau_truc_va_tai_sinh_cua_ky_thuat_nuoi_duong_rung_thu.pdf