Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có chiều hướng gia tăng và là vấn đề y tế công cộng nổi cộm tại nhiều địa phương, trong đó có huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu hồi cứu số ca mắc bệnh SXHD theo báo cáo tại huyện Ba Tri giai đoạn 2004-2014 để tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh. Kết quả cho thấy bệnh xảy ra quanh năm và cao điểm vào tháng 6, tháng 7. Từ 2004-2014 đã ghi nhận 5728 ca mắc, 5 ca tử vong và tỷ lệ mắc/100.000 dân 20,9 đến 1018,5. Bệnh phân bố rộng ở 24/24 xã, thị trấn, đặc biệt là các xã ven biển, ven sông. Tỷ lệ bệnh phân bố đều ở cả nam (50,2%) và nữ (49,8%). 87,9% bệnh nhân ?15 tuổi và tỷ lệ mắc SXHD nặng có xu hướng giảm dần. Phân độ lâm sàng chủ yếu là SXHD và SXHD có dấu hiệu cảnh báo (83,2%). Có sự hiện diện của cả 4 tuýp vi-rút tại địa phương và có sự chuyển tuýp vi rút gây bệnh. Đến năm 2014, DEN-1 vẫn là tuýp vi-rút chiếm ưu thế (97,3%). Năm 2004 và 2010 là 2 năm có dịch lớn với số ca mắc/100.000 dân là 353,7 và 1018,5, là năm xuất hiện DEN-3. Muỗi Aedes aegypti vẫn là véc tơ truyền bệnh chính. Các dấu hiệu lâm sàng nổi bật là sốt cao (62,8%), đau đầu (44,7%), dây thắt dương tính (44,2%), xuất huyết (26,6%) và 53,8% bệnh nhân SXHD có bạch cầu ?100.000 mm3. 95,5% các bệnh nhân SXHD được chẩn đoán là SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo là 3% và chỉ có 1,5% là SXHD nặng và vẫn có 27,7% bệnh nhân chẩn đoán SXHD ra viện không phải SXHD. Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về công tác giám sát ca bệnh và phòng chống véc tơ tại địa phương

pdf 10 trang yennguyen 6860
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014

Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
10 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 
dengue tại huyện Ba Tri, Bến Tre 2004-2014
Lê Thị Diễm Phương1, Trần Thị Tuyết Hạnh2, Vũ Sinh Nam3
Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có chiều hướng gia tăng và là vấn đề y tế công cộng nổi 
cộm tại nhiều địa phương, trong đó có huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu hồi cứu số ca mắc bệnh 
SXHD theo báo cáo tại huyện Ba Tri giai đoạn 2004-2014 để tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh. 
Kết quả cho thấy bệnh xảy ra quanh năm và cao điểm vào tháng 6, tháng 7. Từ 2004-2014 đã ghi nhận 
5728 ca mắc, 5 ca tử vong và tỷ lệ mắc/100.000 dân 20,9 đến 1018,5. Bệnh phân bố rộng ở 24/24 xã, 
thị trấn, đặc biệt là các xã ven biển, ven sông. Tỷ lệ bệnh phân bố đều ở cả nam (50,2%) và nữ (49,8%). 
87,9% bệnh nhân 15 tuổi và tỷ lệ mắc SXHD nặng có xu hướng giảm dần. Phân độ lâm sàng chủ yếu 
là SXHD và SXHD có dấu hiệu cảnh báo (83,2%). Có sự hiện diện của cả 4 tuýp vi-rút tại địa phương 
và có sự chuyển tuýp vi rút gây bệnh. Đến năm 2014, DEN-1 vẫn là tuýp vi-rút chiếm ưu thế (97,3%). 
Năm 2004 và 2010 là 2 năm có dịch lớn với số ca mắc/100.000 dân là 353,7 và 1018,5, là năm xuất 
hiện DEN-3. Muỗi Aedes aegypti vẫn là véc tơ truyền bệnh chính. Các dấu hiệu lâm sàng nổi bật là sốt 
cao (62,8%), đau đầu (44,7%), dây thắt dương tính (44,2%), xuất huyết (26,6%) và 53,8% bệnh nhân 
SXHD có bạch cầu 100.000 mm3. 95,5% các bệnh nhân SXHD được chẩn đoán là SXHD, SXHD có 
dấu hiệu cảnh báo là 3% và chỉ có 1,5% là SXHD nặng và vẫn có 27,7% bệnh nhân chẩn đoán SXHD 
ra viện không phải SXHD. Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị về công tác giám sát ca bệnh và 
phòng chống véc tơ tại địa phương.
Từ khóa: sốt xuất huyết dengue, đặc điểm dịch tễ, Ba Tri, Bến Tre
Epidemiological characteristics of dengue 
hemorrhagic fever in Ba Tri district, Ben Tre 
province, 2004 - 2014
Le Thi Dien Phuong1, Tran Thi Tuyet Hanh2, Vu Sinh Nam3
Currently, dengue fever/dengue hemorrhagic fever (DF/DHF) has an upward trend and it is an 
important public health challenge in many areas, including Ba Tri District, Ben Tre Province. A cross 
sectional study was conducted in 2015 with a retrospective secondary data analysis on DF/DHF cases 
from 2004-2014 in Ba Tri District aimed to explore the epidemiological characteristics of the disease. 
 Ngày nhận bài: 09.12.2015 Ngày phản biện: 20.12.2015 Ngày chỉnh sửa: 07.03.2016 Ngày được chấp nhận đăng: 10.03.2016
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 10 4/7/2016 9:42:01 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 11
The results showed that DF/DHF occurred mainly from May to August annually and peaked in June 
and July. During 2004-2014, there were a total of 5728 of DF/DHF cases, 5 deaths and the rates per 
100,000 people ranged from 20.9 to 1018.5. The disease had occurred at 24/24 communes and town, 
especially in communes located near by the sea and rivers. 50.2% of cases were males and 49.8% cases 
were females. 87.9% of patienrs aged 15 years old and the rate of severe DHF was on a decreasing 
trend. Clinical clasification showed mainly DF and DHF with warning symptoms (83.2%). All four 
serotypes presented and there was a change in types of serotypes being responsible for epidemic each 
year. In 2014, DEN-1 was the main serotype detected (97.3%). 2004 and 2010 had the highest number 
of cases /100,000 people, which were 353.7 and 1018.5, and was also the years with mainly DEN-3 
responsible for the epidemic. Aedes aegypti was the main vector for transmitting the disease. Common 
clinical symptoms included high fever (62.8%), headeach (44,7%), positive tourniquest test (44,2%), 
hemorrhagic manifestation (26.6%), and 53.8% patients had hrombocytopenia (platelet count of 
 100,000mm3). 95.5% DF/DHF patients were clasified as DF, 3% with warning symptoms and only 
1.5% were severe DHF cases. 27,7% patients initially diagnosed with DF/DHF were re-confirmed as 
not having DF/DHF later on before they left the hospitals. Based on the results, the authors provided 
several specific recommendations regarding monitoring and controling of DF/DHF in the District.
Key words: dengue hemorrhagic fever, epidemiological characteristics, Ba Tri, Ben Tre
Tác giả:
1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre
Học viên cao học Trường Đại học Y tế Công cộng
Email: diem1979phuong@gmail.com
2. Trường Đại học Y tế Công cộng
3. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
1. Đặt vấn đề 
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (gọi 
chung là SXHD) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ 
cuối những năm 1950 và cho đến nay đã trở thành 
một bệnh dịch lưu hành. Số ca mắc và chết do SXHD 
gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây và bệnh đã và 
đang trở thành vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm 
[1],[2]. Bến Tre là vùng lưu hành của bệnh SXHD, 
bệnh xảy ra quanh năm và số ca mắc thường gia tăng 
vào mùa mưa do có sự gia tăng mật độ muỗi truyền 
bệnh SXHD. Tính từ đầu năm đến 23/11/2014 toàn 
tỉnh Bến Tre ghi nhận 698 ca SXHD, 01 ca tử vong, 
trong đó huyện có số mắc cao nhất là Ba Tri với 226 
ca, 01 ca tử vong, chiếm 32,4% trong tổng số ca mắc 
và tăng 6,3 lần so với cùng kỳ 2013 (36 ca). Tỷ lệ 
mắc/100.000 dân của Ba Tri là 118,3, cao gấp 2,2 
lần tỷ lệ mắc trên toàn tỉnh (54,8) và cao hơn của 
khu vực phía Nam (73,2). So với 20 tỉnh khu vực 
phía Nam số ca mắc/100.000 của Ba Tri đứng thứ ba 
sau Bà Rịa Vũng Tàu (319,7) và Bình Phước (82,2)
[11],[12],[16]. Tỷ lệ nhiễm SXHD trong những năm 
gần đây có chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của 
nhiều yếu tố như tốc độ đô thị hóa cao, biến đổi khí 
hậu, sự thay đổi véc tơ truyền bệnh, sự thay đổi của 
các tuýp vi-rút, tuy nhiên các yếu tố này tác động 
đan xen với nhau rất phức tạp [8]. Bài báo này nhằm 
mô tả một số đặc điểm nhân khẩu học, dịch tễ, lâm 
sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán, kết quả điều trị bệnh 
nhân SXHD, phân độ lâm sàng, tuýp vi-rút và quần 
thể véc tơ (chỉ số DI, BI) tại Ba Tri giai đoạn 2004 
- 2014 nhằm giúp định hướng công tác phòng chống 
bệnh trong thời gian tới. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Nghiên cứu hồi cứu toàn bộ số ca SXHD 
dựa trên báo cáo tháng, báo cáo năm của TTYDP 
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 11 4/7/2016 9:42:01 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
12 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 – 2014 và toàn bộ 199 
phiếu điều tra bệnh nhân đến khám ngoại trú hoặc 
nhập viện tại bệnh viện Ba Tri năm 2014. Nghiên 
cứu cũng sử dụng kết quả xét nghiệm MAC – ELISA 
và phân lập vi rút (ghi trên mẫu phiếu xét nghiệm). 
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn là các hồ sơ bệnh án của 
bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Ba Tri, có địa chỉ 
thường trú tại huyện Ba Tri, được chẩn đoán vào viện 
là SXHD và có phiếu điều tra bệnh nhân SXHD được 
điền đầy đủ thông tin theo mẫu. Tiêu chuẩn loại trừ là 
bệnh nhân SXHD không có phiếu điều tra hoặc thông 
tin trên phiếu điều tra không đầy đủ, hoặc bệnh nhân 
do y tế tuyến trên phản hồi về. 
2.3. Thời gian thu thập và phân tích số liệu được 
nhóm nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ tháng 
01/2015 đến tháng 07/2015. 
2.4. Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra đảm 
bảo đầy đủ và chính xác, được nhập vào máy tính 
bằng phần mềm Microsoft office excel và phân 
tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Tác giả sử dụng 
các thuật toán thống kê mô tả (tần số, phần trăm, so 
sánh); thống kê phân tích (test ², mức ý nghĩa thông 
kê p) để trình bày số liệu nhằm mô tả một số đặc 
điểm như nhân khẩu học, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm 
sàng, chẩn đoán, kết quả điều trị bệnh nhân SXHD, 
phân độ lâm sàng, tuýp vi-rút và quần thể véc tơ (chỉ 
số DI, BI) tại Ba Tri giai đoạn 2004 - 2014. 
2.5. Đạo đức nghiên cứu được Hội đồng đạo đức 
– Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua và được 
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre, Trung tâm y 
tế Ba Tri chấp nhận trước khi tiến hành thu thập số 
liệu tại thực địa.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tại 
Ba Tri giai đoạn 2004-2014
Từ năm 2004 đến 2014, trên toàn huyện Ba Tri 
ghi nhận 5.728 ca mắc SXHD, trong đó có 05 ca tử 
vong vào các năm 2010 (03 ca), 2012 (01 ca), 2014 
(01 ca). Tỷ lệ chết/mắc từ 0,2-0,4%, cao hơn mục 
tiêu của Chương trình phòng chống SXHD (dưới 
0,09%). Diễn tiến tình hình dịch SXHD tại huyện 
Ba Tri giai đoạn 2004-2014 được mô tả tại Biểu đồ 
1 và số liệu cho thấy SXHD là bệnh lưu hành địa 
phương không theo chu kỳ rõ ràng và có 2 năm xảy 
ra dịch lớn là 2004 và 2010 với số ca mắc/100.000 
dân lần lượt là 353,7 ca và 1018,5 ca. Giai đoạn 
trước năm 2010, số ca mắc/100.000 dân cũng cao từ 
114,5 – 300,1 ca nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với 
năm 2010 (1018,5 ca). Những năm sau 2010, số ca 
mắc/100.000 dân từ 20,9 – 252,1 ca, thấp hơn so với 
trước 2010 và năm 2012 cũng là năm xảy ra dịch 
với số ca mắc/100.000 dân là 252,1 ca thấp hơn rất 
nhiều so với 2010. 
Biểu đồ 1. Diễn tiến tình hình dịch SXHD tại huyện 
Ba Tri, 2004 -2014
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch SXHD diễn 
ra quanh năm tại huyện Ba Tri và thể hiện tính chất 
theo mùa rõ ràng, với số ca mắc SXHD tăng cao 
từ tháng 4, tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 6, tháng 7 
và giảm dần vào các tháng cuối năm. Tại Biểu đồ 
2, cho thấy, năm 2004, 2010 số ca mắc SXHD cao, 
vượt đường báo dịch (TB (05-10) + 2SD) và đây là 2 
năm xảy ra dịch lớn ở Ba Tri. Những năm khác dịch 
SXHD cũng xảy ra với số ca mắc vượt đường dự báo 
dịch (TB (05-10)) nhưng thấp hơn so với đường TB 
(05-10) + 2SD.
Biểu đồ 2. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại 
huyện Ba Tri từ 2004 đến 2014 và đường 
cong dự báo dịch 2006 – 2010
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 12 4/7/2016 9:42:01 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 13
SXHD là bệnh lưu hành địa phương tại Ba Tri và 
số liệu được trình bày chi tiết trong Biểu đồ 3. Bệnh 
SXHD phân bố rộng rãi ở tất cả các xã, thị trấn của 
huyện Ba Tri (24/24 xã, thị trấn), một số xã có số ca 
mắc cao trên 300 ca/100.000 dân như An Đức, An 
Ngãi Tây, Vĩnh An, Tân Thuỷ, An Hiệp, An Bình 
Tây, An Hoà Tây, Tân Hưng. Các xã còn lại có ghi 
nhận số ca mắc SXHD nhưng thấp hơn từ 150-300 
ca /100.000 dân. Trái với quan niệm thông thường 
bệnh SXHD xảy ra phổ biến ở đô thị thì số liệu trong 
nghiên cứu này cho thấy nhìn chung bệnh SXHD tại 
Ba Tri phân bố ở cả nông thôn và thành thị, đặc biệt 
là các xã ven sông, ven biển. Khi xét về giới tính 
trên bệnh nhân mắc SXHD, kết quả cho thấy trước 
năm 2010, tỷ lệ bệnh SXHD ở nữ luôn chiếm trên 
50%, nhưng từ 2011 đến 2014 tỷ lệ nam luôn chiếm 
trên 50% và năm 2013, 2014 tỷ lệ nam cao hơn nữ. 
Nhìn chung, từ 2006 đến 2014 tỷ lệ bệnh SXHD 
tại Ba Tri phân bố tương đối đều ở cả nam (50,2%) 
và nữ (49,8%). Tỷ lệ ca mắc SXHD phân bố theo 
nhóm tuổi tại huyện Ba Tri giai đoạn 2006 -2014 
cho thấy, nhóm bệnh nhân có tuổi 15 chiếm tới 
87,9% trong khi nhóm > 15 tuổi chỉ chiếm 12,1% 
tổng số ca mắc. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2007 
(91,1%), thấp nhất vào năm 2009 (76,3%) và nhìn 
chung, mô hình SXHD tại Ba Tri hiện nay vẫn chủ 
yếu xảy ra ở trẻ em. Năm 2004, 2005 không có 
thông tin về giới tính và tuổi của bệnh nhân nên 
số liệu về 2 đặc điểm này chỉ bao phủ giai đoạn 
2006-2014.
Biểu đồ 3. Phân bố số ca mắc, mắc/100.000 dân do 
SXHD theo địa phương tại huyện Ba Tri, 
2004 - 2014.
Phân độ lâm sàng của các ca mắc SXHD được 
trình bày chi tiết trong Biểu đồ 4. Số liệu cho thấy 
có 83,2% ca mắc SXHD tại Ba Tri từ 2004-2014 là 
SXHD, tỷ lệ này cao nhất là năm 2013 (97,5%) và 
thấp nhất là năm 2004 (77,4%). Năm 2004, tỷ lệ ca 
bệnh mắc SXHD nặng cao nhất trong giai đoạn, với 
22,6%, tiếp đến là năm 2010 với 18,9%. Các năm 
2008, 2009 và 2011 có tỷ lệ mắc SXHD nặng xấp 
xỉ 18% và các năm còn lại có tỉ lệ mắc SXHD nặng 
thấp hơn. Nhìn chung, tỷ lệ mắc SXHD nặng tại Ba 
Tri có xu hướng giảm dần và từ 2012 đến 2014 tỷ lệ 
này trung bình khoảng 8,1%, giảm 52,2% so với giai 
đoạn từ 2004 đến 2011 (17%). 
Biểu đồ 4. Phân bố tỷ lệ ca bệnh SXHD theo phân độ 
lâm sàng tại Ba Tri, 2004 -2014.
Qua thu thập số liệu giám sát vi rút, huyết thanh 
cho thấy, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 51,7%, trong 
đó tỷ lệ này cao nhất vào năm 2010 (76,5%) và thấp 
nhất vào năm 2013 (6,9%). Từ 2004-2014, trên địa 
bàn huyện Ba Tri có sự hiện diện của cả 4 tuýp vi-
rút và có sự chuyển tuýp vi-rút gây bệnh. Năm 2004, 
DEN-2 là tuýp vi-rút chiếm ưu thế (100%). Đến 2006, 
2007, 2009, DEN-1 là tuýp vi-rút chiếm ưu thế từ 60 
-100%. Năm 2010, có sự xuất hiện của tuýp vi-rút 
DEN-3. Đây là tuýp vi-rút mới, chưa từng có tại Ba 
Tri và gây dịch trong năm này (DEN-3 chiếm 77,8%). 
Biểu đồ 5: Phân bố tuýp vi-rút phát hiện tại huyện Ba 
Tri, 2004 - 2014.
77.4 85.4 88.2 86.0 82.0 81.9 81.1 81.8 88.2
97.5 89.9
22.6 14.6 11.8 14.0 18.0 18.1 18.9 18.2 11.8
2.5 10.1
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
90.0
100.0
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Tỷ
 lệ
SXHD nặng (%) SXHD (%)
0
60 66.7
100
0 0 0
97.3
100
40 33.3
0
22.2
50
25
00 0 0
77.8
0
0
00
50
75
2.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Năm 2004 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2014
Tỷ
 lệ
 (%
)
DEN-4 DEN-3
DEN-2 DEN-1
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 13 4/7/2016 9:42:01 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
14 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
Năm 2011, 2012, có sự hiện diện của 2 tuýp vi-
rút DEN-2 và DEN-4, nhưng DEN-4 là tuýp vi-rút 
mới và chiếm ưu thế, từ 50-75%. Tuy nhiên, DEN-
4 cũng là tuýp vi-rút mới và gây dịch tại Ba Tri 
năm 2012, nhưng số ca mắc/100.000 dân (252,1 ca) 
thấp hơn nhiều so với năm 2010 (1018,5 ca). Đến 
nă ... c định nguồn sinh sản 
chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động theo mùa 
của véc tơ giúp đánh giá kết quả hoạt động phòng 
chống véc tơ tại cộng đồng. Qua phân tích số liệu 
véc tơ truyền bệnh SXHD tại huyện Ba Tri giai đoạn 
2004-2014, cho thấy Aedes aegypti là véc tơ truyền 
bệnh tại Ba Tri, muỗi Aedes aegypti dao động quanh 
năm, tăng cao vào đầu mùa mưa. Chỉ số mật độ muỗi 
Aedes aegypti và chỉ số Breteau tỷ lệ thuận với nhau, 
bắt đầu tăng từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, cao 
điểm vào các tháng đầu mùa mưa (DI>1 con/nhà; 
BI>0,5). Kết quả này phù hợp với chỉ số DI và BI của 
khu vực phía Nam [17] và kết quả nghiên cứu dịch tễ 
học SXHD tại Bạc Liêu 2006-2012 [9]. Tại Ba Tri, chỉ 
số DI và BI bắt đầu tăng từ tháng 4, nhưng tại Nghệ 
An, 2001-2010, chỉ số BI tăng từ tháng 6 [10]. Điều 
này, có thể do đặc trưng khí hậu khác nhau của mỗi 
miền nên thời điểm chỉ số DI và BI tăng khác nhau 
nhưng đều có chung đặc điểm là các chỉ số này đều 
tăng vào mùa mưa. Vì vậy, hoạt động phòng chống 
véc tơ cần được thực hiện vào đầu mùa mưa và duy 
trì thường xuyên, để làm giảm mật độ muỗi và loại bỏ 
lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước, góp phần dự 
phòng dịch bùng phát.
4.2. Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và chẩn đoán của bệnh nhân SXHD huyện 
Ba Tri năm 2014
Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh nhân 
SXHD trong năm 2014 là sốt cao (62,8%), đau đầu 
(44,7%), dấu dây thắt dương tính (44,2%) và xuất 
huyết (26,6%). Tỷ lệ dây thắt dương tính ở nhóm xét 
nghiệm Dengue dương tính (65,2%) là cao hơn có 
ý nghĩa thống kê so với dây thắt dương tính ở nhóm 
xét nghiệm Dengue âm tính (33,8%), với p=0,0001. 
Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của các bệnh nhân 
SXHD có bạch cầu 5.000/mm3 là 53,8% (107/199 
ca), tiểu cầu 100.000/mm3 là 30,2% (60/199 ca), 
Hct tăng là 7% (14/199 ca). Tỷ lệ bệnh nhân có bạch 
cầu 5.000/mm3 trong nhóm xét nghiệm Dengue 
dương tính (65,2%) là cao hơn có ý nghĩa thống kê 
so với tỷ lệ bệnh nhân có bạch cầu 5.000/mm3 
trong nhóm âm tính (48,1%), với p=0,034. Đa số các 
bệnh nhân SXHD được chẩn đoán là SXHD (95,5%), 
SXHD có dấu hiệu cảnh báo là 3%, chỉ có 1,5% là 
SXHD nặng. Nhìn chung các dấu hiệu lâm sàng, cận 
lâm sàng và chẩn đoán vào viện là khá tương đồng 
nhưng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong chẩn 
đoán SXHD nếu chỉ dựa vào lâm sàng sẽ có sai lệch. 
Trong nghiên cứu này có tới 27,7% ca chẩn đoán 
mắc SXHD ra viện kết luận không phải mắc SXHD.
Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm nhanh dùng để 
tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh, 
trong nghiên cứu này chỉ có 33,2 % bệnh nhân có kết 
quả xét nghiệm NS1 dương tính (66/199ca). Điều 
này có thể các bệnh nhân SXHD có số ngày sốt trên 
5 ngày hoặc không phải SXHD (27,7%) cũng được 
chỉ định xét nghiệm NS1. Sốt là một trong những 
dấu hiệu luôn hiện diện trong chẩn đoán mắc bệnh 
SXHD, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ ghi nhận 
62,8% bệnh nhân có sốt (125/199 bệnh nhân). Tỷ lệ 
những ca không phải SXHD nhưng vẫn có sốt chiếm 
61,6%. Điều này cho thấy nếu chỉ dựa vào dấu hiệu 
sốt mà chẩn đoán SXHD thì sẽ làm tăng ảo số ca 
mắc SXHD và như vậy sẽ gây nên gánh nặng cho 
hệ thống y tế dự phòng khi phải xử lý các ổ dịch 
SXHD không đúng. Nguyên nhân có thể người dân 
tại huyện Ba Tri có thói quen tự mua thuốc hạ sốt 
uống hay đến khám tại phòng khám tư ngay khi bị 
sốt trong vòng vài ngày đầu rồi mới đến bệnh viện.
Kết quả phân tích các đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng có sự khác biệt giữa nhóm có kết quả 
xét nghiệm xác định nhiễm Dengue dương tính và 
âm tính. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu dây thắt dương 
tính, gan to >2cm, bạch cầu giảm dưới 5.000/mm3 
và tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 trong nhóm có 
xét nghiệm dương tính cao hơn nhóm có kết quả xét 
nghiệm âm tính. Các dấu hiệu lâm sàng và kết quả 
cận lâm sàng trên phù hợp với kết quả nghiên cứu 
tại huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long và các hướng 
dẫn trong chẩn đoán SXHD [7, 20, 21, 22]. Yếu tố 
Hct tăng trong nhóm xét nghiệm dương tính (9,1%) 
có cao hơn so với nhóm xét nghiệm âm tính (6%) 
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 
(p=0,557), tỷ lệ này phù hợp với kết quả nghiên cứu 
tại huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long [6]. Kết quả 
này có thể cũng phù hợp vì phần lớn các ca thoả 
mãn tiêu chuẩn chọn mẫu được chẩn đoán là SXHD 
(chẩn đoán vào viện: 95,5% ca SXHD; chẩn đoán ra 
viện: 62,3% ca SXHD nên Hct đã không tăng nhiều 
trong nhóm bệnh nhân này hoặc có thể có gia tăng 
nhưng không đáng kể.
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 17 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
18 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40
Có 27,7% bệnh nhân (55/199 bệnh nhân) có chẩn 
đoán ra viện không phải SXHD. Điều này cho thấy kết 
quả xét nghiệm NS1 phần nào chi phối chẩn đoán của 
bác sĩ, đặc biệt là những trường hợp kết quả xét nghiệm 
NS1 âm tính kết hợp với bệnh cảnh lâm sàng nhẹ. Tỷ lệ 
phân bố ca theo chẩn đoán viện (100%) là cao hơn có ý 
nghĩa thống kê so với tỷ lệ phân bố ca theo chẩn đoán 
ra viện (72,3%), với p=0,0001. Kết quả này phù hợp 
với kết quả nghiên cứu của Diệp Thanh Hải tại huyện 
Mang Thít tỉnh Vĩnh Long (25,3%) [6] và tỷ lệ chênh 
lệch giữa chẩn đoán vào viện và chẩn đoán ra viện 
thực tế xảy ra ở hầu hết các cơ sở y tế. Tỷ lệ xét ngiệm 
MAC-ELISA dương tính là 41,7%, NS1 dương tính 
là 33,2%, phân lập vi rút được 2 tuýp vi-rút gây bệnh 
SXHD, trong đó, DEN-1chiếm 97,3%, DEN-4 chiếm 
2,7%. Tỷ lệ phân lập vi rút dương tính là 56,1% (37/66 
ca NS1 dương tính), tương đương với các tỉnh như Tiền 
Giang (56%), Tây Ninh (56,25%), Sóc Trăng (52,94%) 
và khu vực phía Nam (56,32%). Tỷ lệ kết quả phân lập 
vi rút dương tính cao là phù hợp vì các ca này đều được 
chẩn đoán là SXHD có số ngày số 5 ngày và có kết 
quả xét nghiệm NS1 dương tính. 
Tóm lại, tại Ba Tri giai đoạn 2004-2014, đã ghi 
nhận 5.728 ca mắc SXHD, tử vong 05 ca, diễn biến 
phức tạp và dịch không mang tính chu kỳ rõ rệt. Tỷ 
lệ mắc /100.000 dân thay đổi từ 20,9 đến 1018,5 ca 
mắc/100.000 dân. Năm 2004 và 2010 được ghi nhận 
là 02 năm có dịch lớn với số ca mắc/100.000 dân lần 
lượt là 353,7 ca và 1018,5 ca. Bệnh xuất hiện quanh 
năm, tăng cao vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, 
đạt đỉnh vào tháng 6 tháng 7. SXHD phân bố rộng 
ở 24/24 xã, thị trấn, đặc biệt là các xã ven biển, ven 
sông Hàm Luông, sông Ba Lai. Đối tượng mắc chủ 
yếu là trẻ em< 15 tuổi (87,9%). Tỷ lệ bệnh SXHD 
phân bố đều ở cả hai giới (nam: 50,2%, nữ: 49,8%); 
83,2% phân độ lâm sàng là SXHD và SXHD có dấu 
hiệu cảnh báo. Cả 4 tuýp vi-rút Dengue lưu hành 
tại Ba Tri, trong đó DEN-1 chiếm ưu thế vào năm 
2006, 2007, 2009, 2014, DEN-2 chiếm ưu thế vào 
năm 2004, 2011, DEN-3 chiếm ưu thế vào năm 2010 
và DEN-4 là tuýp vi-rút chủ yếu gây dịch năm 2012. 
Muỗi Aesdes aegypti là véc tơ chính truyền vi rút 
Dengue tại Ba Tri, phát triển quanh năm, tăng cao 
vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Năm 2014, SXHD vẫn lưu hành và diễn biến 
phức tạp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tỷ lệ mắc 
97,17 /100.000 dân, phân bố rộng ở 21/24 xã, thị trấn 
và 81,4% ca bệnh được ghi nhận ở vùng nông thôn. 
Các dấu hiệu lâm sàng nổi bật của bệnh nhân SXHD 
tại Ba Tri là sốt cao (62,8%), đau đầu (44,7%), dây 
thắt dương tính (44,2%), xuất huyết (26,6%). Kết 
quả xét nghiệm cận lâm sàng có 53,8% bệnh nhân 
SXHD có bạch cầu 00.000mm3. 95,5% các bệnh 
nhân SXHD được chẩn đoán là SXHD, SXHD có 
dấu hiệu cảnh báo là 3% và chỉ có 1,5% là SXHD 
nặng. Nhìn chung các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm 
sàng và chẩn đoán vào viện là khá tương đồng. 
Tuy nhiên, vẫn có 27,7% bệnh nhân SXHD ra viện 
không phải SXHD. 
Từ các kết quả chính cuả nghiên cứu này, nhóm 
tác giả đưa ra các khuyến nghị sau: (1) Trung tâm 
y tế huyện Ba Tri và trạm Y tế xã tại huyện Ba Tri 
cần theo dõi giám sát phát hiện sớm những ca mắc 
bệnh vào đầu mùa dịch từ tháng 4 hàng năm để có 
biện pháp đáp ứng và xử lý kịp thời; (2) Vì đa số ca 
bệnh được ghi nhận tại Ba Tri xảy ra ở tuổi học sinh, 
vì vậy cần tăng cường giáo dục truyền thông nâng 
cao nhận thức và thực hành phòng chống SXHD ở 
các cơ sở trường học và tới các phụ huynh học sinh. 
khuyến cáo với mọi người khi phát hiện các dấu hiệu 
bất thường nghi sốt xuất huyết Dengue cần đưa đến 
cơ sở y tế để khám phát hiện và điều trị sớm; (3) Đẩy 
mạnh hoạt động diệt véc tơ truyền bệnh SXHD tại 
các xã ven biển, ven sông Hàm Luông, sông Ba Lai 
ở huyện Ba Tri như An Đức, An Ngãi Tây, Vĩnh An, 
Tân Thuỷ, An Hiệp, An Bình Tây, An Hoà Tây, Tân 
Hưng, đặc biệt vào trước mùa mưa (tháng 3 - tháng 
4) hàng năm để làm giảm quần thể véc tơ và nguy 
cơ dịch.
Lời cảm ơn
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và 
tập thể cán bộ khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm 
và vắc xin sinh phẩm Trung tâm Y tế dự phòng Bến 
Tre đã cung cấp số liệu thứ cấp và tạo mọi điều kiện 
tốt nhất có thể để nhóm hoàn thành nghiên cứu. 
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 18 4/7/2016 9:42:03 PM
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2016, Số 40 19
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006). Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt 
Dengue sốt xuất huyết Dengue (Tái bản có sữa chữa, bổ 
sung). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 21.
2. Bộ Y tế (2014). Giới thiệu dự án phòng chống sốt xuất 
huyết, Bộ Y tế, Hà Nội, Accessed at: 15/11/2014. URL: 
sot-xuat-huyet/124/Gioi-thieu-Du-an-phong-chong-sot-xuat-
huyet.vhtm.
3. Cục y tế dự phòng (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động 
phòng, chống sốt xuất huyết năm 2013 và kế hoạch hoạt 
động, kinh phí 2014; 03/2014; Hà Nội:1-4.
4. Diệp Thanh Hải, Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc và cs 
(2013). “Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 
dựa vào hệ thống giám sát trọng điểm ở huyện Mang Thít, 
tỉnh Vĩnh Long năm 2012-2013”. Tạp chí y học dự phòng, 
10(146).
5. Hoàng Quốc Cường, Khoa T.D, Katie Anders và cs (2011). 
“Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đối với bệnh 
sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa, 2001-2010”. Tạp chí y 
học dự phòng, tập XXI(6 (124)): 104 - 112.
6. Nguyễn Cảnh Phú (2012). “Một số đặc điểm dịch tễ học 
sốt xuất huyết Dengue tại Nghệ An giai đoạn 2001-2010”. Y 
học thực hành, 7(834).
7. Nguyễn Kim Tiến, Đỗ Quang Hà, Trần Khánh Tiến và 
Lương Chấn Quang (2000). “Giám sát dịch tễ học, vi rút 
học, côn trùng học và dự báo dịch SXHD ở khu vực phía 
Nam 1998-1999”. Tuyển tập công trình Viện Vệ sinh Dịch 
tễ Trung ương, Hà Nội: 230-237.
8. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng, Trường Cao đẳng 
Y tế Bạc Liêu, Trường Đại học Y tế Cụng Cộng (2013). 
“Đặc điểm dịch tễ học sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue 
tại Bạc Liêu, giai đoạn 2006 - 2012 “. Tạp chí y học thực 
hành, 10(884).
9. Phạm Thị Nhã Trúc (2014). Nghiên cứu giải pháp can 
thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện 
Gia Rai, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tiến sĩ y tế cộng cộng, 
ĐHYTCC.
10. Trần Như Dương (2013). “Tình hình sốt xuất huyết 
Dengue tại Hà Nội, 2006-2011”. Tạp chí y học thực hành dự 
phòng. Tập XXIII, 6(142).
11. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre (2014). Báo cáo 
bệnh sốt xuất huyết Dengue tuần 47; 26/11/2014; Bến Tre.
12. Trung tâm y tế huyện Ba Tri (2014), Báo cáo bệnh sốt 
xuất huyết Dengue tuần 47; 25/11/2014; Ba Tri.
13. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2010). Báo cáo 
hoạt động phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam 
năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010;03/ 2010; thành 
phố Hồ Chí Minh:1-5.
14. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo 
tổng kết hoạt động 2011 & kế hoạch 2012 phòng chống sốt 
xuất huyết khu vực phía Nam; 02/2012; thàn h phố Hồ Chí 
Minh:1-9.
15. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2013). Báo cáo 
hoạt động phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam 
năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013; 03/2013; Thành 
phố Hồ Chí Minh.
16. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (2014). Báo cáo 
v ề bệnh sốt xuất huyết Dengue Khu vực phía Nam tuần 47; 
27/11/2014; thành phố Hồ Chí Minh.
17. Viện Pasteurter TP.HCM (2014). Hội nghị sơ kết công tác 
phòng chố ng dịch 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 
tháng cuối năm 2014 tại khu vực phía Nam; 08/07/2014; Cần 
Thơ:39-43.
18. Viện Pasteurter TP.HCM (2015). Hội nghị tổng kết hoạt 
động phòng chống dịch năm 2014 và kế hoạch 2015 khu vực 
phía Nam; 04/02/2015; thành phố Hồ Chí Minh:79-83.
Ti ếng Anh
19. A. T Mairuhu, Wagenaar J, Brandjes DP, Van Gorp 
EC (2004). Dengue: an arthropod-borne disease of global 
importance. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 23(6): 425-433.
20. Cinthia A.Mapua Kazunori Oishi, Celia C.Carlos, 
Filipinas F.Natividad (2006). Dengue and other febrile 
illness among children among Philippines. Dengue bulletin, 
World Health Organization. 30:(26-34).
21. J. Gubler Duane (1998). Dengue and Dengue Hemorrhagic 
Fever. American Society for Microbiology.11(3): 480-496.
22. Hoang Quoc Cuong, Nguyen Tran Hien, Tran Nhu 
Dương, et al (2011). Quantifying the Emergence of Dengue 
in Hanoi ,Vietnam: 1998–20 09. PLoS Negl Trop Dis. 5(9).
23. Hui-ying Liang Lei Luo, Yu-shan Hu, Wei-jia Liu, Yu-
lin Wang, Qin-long Jing, Xue-li Zheng và Zhi-cong Yang 
(2012). Epidemiological, virological, and entomological 
characteristics of dengue from 1978 to 2009 in Guangzhou, 
China. Journal of Vector Ecology. Vol 37(1): 230-240.
 24. Thai KTD, Cazelles B, Nguyen NV, et al (2010). Dengue 
dynamics in Binh Thuan province, southern Vietnam: 
periodicity, synchronicity and climate variability. PLoS Negl 
Trop Dis. 4(7).
YTCC so dacbiet T3 - ruot.indd 19 4/7/2016 9:42:03 PM

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_benh_sot_xuat_huyet_dengue_tai_huyen_ba.pdf