Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp

Tóm tắt: Các tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu trúc so sánh t như B là động từ được liên tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là các con giáp theo đặc trưng hành động rất điển hình của từng con vật. Các động từ biểu đạt thuộc tính t trong tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành động của con người và hành động/động tác của các con giáp. Nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không đòi hỏi tân ngữ bao gồm các động từ chuyển động (đi, chạy, đuổi, nhảy) và không chuyển động (ngồi, bám dính, run, tụ họp), các động từ chỉ âm thanh (nói, gào, mắng chửi, gọi). Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ đòi hỏi tân ngữ, xuất hiện các động từ cơ bản chỉ hoạt động thường ngày của con người như nhìn, ăn/uống, đánh/ném, bắt chước. Cách biểu đạt của các đơn vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ nét đặc trưng của phương thức tư duy, cách nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người dân Hàn đối với thế giới xung quanh nói chung và đối với 12 con giáp nói riêng

pdf 13 trang yennguyen 7700
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp

Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp
ĐẶC TRƯNG TÍN HIỆU THẨM MĨ CỦA TỤC NGỮ 
SO SÁNH TIẾNG HÀN CÓ YẾU TỐ CHỈ CON GIÁP
Hoàng Thị Yến1*, Hoàng Thị Hải Anh2
1. Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2. Bộ môn Tiếng Hàn, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hạ Long,
Số 258 Bạch Đằng, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam
Nhận bài ngày 29 tháng 1 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 21 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tóm tắt: Các tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu trúc so sánh t như B là 
động từ được liên tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là các con giáp theo đặc trưng hành động rất điển 
hình của từng con vật. Các động từ biểu đạt thuộc tính t trong tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành động của 
con người và hành động/động tác của các con giáp. Nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không đòi hỏi tân 
ngữ bao gồm các động từ chuyển động (đi, chạy, đuổi, nhảy) và không chuyển động (ngồi, bám dính, run, 
tụ họp), các động từ chỉ âm thanh (nói, gào, mắng chửi, gọi). Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ 
đòi hỏi tân ngữ, xuất hiện các động từ cơ bản chỉ hoạt động thường ngày của con người như nhìn, ăn/uống, 
đánh/ném, bắt chước. Cách biểu đạt của các đơn vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ nét đặc trưng của 
phương thức tư duy, cách nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người dân Hàn đối với thế giới xung quanh 
nói chung và đối với 12 con giáp nói riêng.** 
Từ khóa: tín hiệu thẩm mĩ, tục ngữ so sánh, tiếng Hàn, con giáp, t như B, động từ
1. Mở đầu1
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 
là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên 
cứu. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ, các 
đơn vị thành ngữ, tục ngữ so sánh thể hiện rõ 
nhất cách nhìn nhận, liên tưởng của dân tộc 
đó đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới 
khách quan. Kết quả khảo sát của chúng tôi 
cho thấy ở Hàn Quốc có khá nhiều công trình 
tiếng Hàn nghiên cứu về tục ngữ liên quan đến 
động vật như công trình của Jang Jae Hwan 
(2009), Kim Myung Hwa (2011), Ho Nyung 
Nyung (2011)... Tại Việt Nam, gần đây có 
các nghiên cứu của Trần Văn Tiếng (2006), 
Lê Thị Thương (2009), Nguyễn Thùy Dương 
(2013), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), Lê 
* ĐT.: 84-972157070
 Email: hoangyen70@gmail.com
** Nghiên cứu này được hoàn thành với sự tài trợ của Đại 
học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.21.
Thị Hương (2015), Hoàng Thị Yến (2017a), 
Son Sun Yeong (2015)... nghiên cứu đối chiếu 
thành ngữ, tục ngữ nói chung và tục ngữ động 
vật nói riêng trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu về tục ngữ so 
sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp trong 
liên hệ với tiếng Việt còn thiếu vắng. 
Trong bài viết này, chúng tôi phân tích đặc 
trưng tín hiệu thẩm mĩ của các đơn vị tục ngữ 
so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp, trọng 
tâm là các đơn vị có t trong cấu trúc so sánh 
t như B là động từ. Bài viết sử dụng phương 
pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp 
miêu tả định tính nhằm làm rõ đặc trưng của 
tín hiệu thẩm mĩ của các đơn vị tục ngữ có yếu 
tố chỉ con giáp mang ý nghĩa so sánh tường 
minh hoặc hàm ẩn. Phương pháp so sánh cũng 
được kết hợp để liên hệ, làm rõ những điểm 
tương đồng và khác biệt với tiếng Việt và văn 
hóa Việt. Phương pháp thống kê, tổng hợp 
được thực hiện nhằm tách ra các nhóm đơn vị 
104 H.T. Yến, H.T.H. Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
tục ngữ so sánh theo đặc trưng cấu trúc - hình 
thái. Nguồn ngữ liệu tiếng Hàn lấy từ công 
trình của Song Jae Seun (1997). Nguồn ngữ 
liệu liên hệ với tiếng Việt chủ yếu dựa trên các 
công trình của Vũ Ngọc Phan (2008), Nguyễn 
Văn Nở (2008), Nguyễn Lân (2016)... Bên 
cạnh đó, để làm rõ hơn cách thức tri nhận thế 
giới, phương thức tư duy của hai dân tộc, các 
thành tố văn hóa ..., khi liên hệ với tiếng Việt, 
chúng tôi cũng đưa vào phân tích các đơn vị 
tục ngữ so sánh tiếng Việt không có yếu tố chỉ 
con giáp và một số các đơn vị thành ngữ tiếng 
Việt có ý nghĩa so sánh tương đương hoặc gần 
tương đương. 
2. Một số khái niệm tiền đề
2.1. Về cấu trúc - hình thái và ngữ nghĩa của 
tục ngữ so sánh
Trong công trình của tác giả Song Jae 
Seun (1997), các đơn vị tục ngữ chỉ động vật 
12 con giáp gồm 3498 đơn vị. Trong nhóm 
các đơn vị tục ngữ so sánh, không xuất hiện 
cấu trúc cảm thán, có 2 đơn vị mang cấu trúc 
hỏi, 6 đơn vị có cấu trúc cầu khiến, các đơn vị 
có cấu trúc câu trần thuật chiếm tỉ lệ gần như 
tuyệt đối trong các đơn vị tục ngữ so sánh có 
yếu tố chỉ con giáp. Chúng tôi thống kê các 
đơn vị tục ngữ của từng nhóm dấu hiệu và tính 
tỉ lệ phần trăm trên tổng số các đơn vị tục ngữ 
so sánh. Kết quả tổng hợp được 772 đơn vị tục 
ngữ so sánh, chiếm 22% tổng số các đơn vị 
tục ngữ động vật có yếu tố chỉ con giáp, phân 
bố theo các nhóm cấu trúc như sau: 
1) Cấu trúc: N을/를비유하는말 (lời so 
sánh với N) với 208 đơn vị (26,9%); 
2) Cấu trúc V은/는격이다 (cách V) với 
81đơn vị (10,5%); 
3) Nhóm tục ngữ có 같다 (giống, giống 
như) gồm 122 đơn vị (15,8%); 
4) Nhóm tục ngữ có 듯 (như) gồm 320 
đơn vị (41,5%); 
5) Nhóm các cấu trúc còn lại có 41 đơn 
vị (5,3%), gồm có N 만하다 (bằng N), tục 
ngữ có 셈 (coi như), N 처럼 (như N), N만큼 
(bằng N). 
Bên cạnh đó, tỉ lệ các đơn vị tục ngữ so 
sánh được thống kê theo các con giáp xuất 
hiện như bảng dưới đây. Có thể thấy, chiếm 
tỉ lệ cao nhất là nhóm tục ngữ khỉ (4%), tiếp 
đó là tục ngữ mèo/thỏ (35,4%), tục ngữ chuột 
(32,3%). Tục ngữ ngựa và tục ngữ lợn với tỉ lệ 
các đơn vị so sánh thấp nhất, lần lượt là 13% 
và 13,2%. Về số lượng, các đơn vị tục ngữ có 
yếu tố chỉ chó có số lượng lớn nhất, lên tới 
262 đơn vị, có khoảng cách biệt lớn đối với 
tục ngữ trâu đứng thứ 2 với 92 đơn vị. Tục 
ngữ dê/cừu chỉ có 9 đơn vị, tục ngữ rắn có 11 
đơn vị tục ngữ so sánh.
chuột trâu hổ mèo/thỏ rồng rắn
TNSS 61 92 69 87 22 11
% 32,3% 16,1% 15,6% 35,4% 22,7% 21,6%
Tổng 189 573 443 246 97 51
ngựa dê/cừu khỉ gà chó lợn
TNSS 47 9 16 67 262 29
13% 20,5% 64% 25,5% 26,6% 13,2%
361 44 25 263 986 220
Trong Hoàng Thị Yến (2017b), chúng 
tôi đã vận dụng kết quả nghiên cứu của tác 
giả Trương Đông San (1981), tác giả Hoàng 
Văn Hành (2003) về thành ngữ so sánh tiếng 
Việt khi phân tích đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ 
của thành ngữ so sánh tiếng Việt. Theo nhận 
định của chúng tôi, ý nghĩa của cấu trúc so 
sánh trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Hàn và 
tiếng Việt đều có thể qui về mô hình t như B 
(theo quan điểm của tác giả Hoàng Văn Hành, 
2003). Theo đó, về hình thái - cấu trúc, trong 
tục ngữ so sánh, thành phần biểu thị quan hệ 
so sánh và cái so sánh (như B) là bộ phận bắt 
buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt và cấu 
105Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
trúc sâu. Từ ngữ biểu thị cái so sánh B - chất 
liệu thẩm mĩ - thường gợi tả những hình tượng 
điển hình, đậm đà màu sắc dân tộc. Trong cấu 
trúc so sánh, t trong t như B là vế bắt buộc 
trong cấu trúc sâu nhưng trong nhiều trường 
hợp, có thể không ổn định trên cấu trúc mặt, 
lúc này, nó có cấu trúc dạng (t) như B. Trong 
thực tế, các nhà Việt ngữ đều nhất trí cho rằng, 
nghĩa của cấu trúc so sánh trong thành ngữ và 
tục ngữ là nghĩa biểu trưng và B là yếu tố chất 
liệu có vai trò chuyển tải nghĩa biểu trưng đó. 
2.2. Về tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh 
Tín hiệu là hai mặt của cái biểu hiện 
(hình thức vật chất cảm tính) và cái được 
biểu hiện (nội dung ý nghĩa), hai mặt này gắn 
bó khắng khít với nhau, không có cái này thì 
không thể có cái kia (Ferdinand de Saussure, 
1973, tr.121). Về khái niệm tín hiệu thẩm mĩ, 
chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả 
Trương Thị Nhàn (1995, tr.26) cho rằng: Tín 
hiệu thẩm mĩ chính là tín hiệu thuộc hệ thống 
các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, bao 
gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực và 
tâm trạng (những chi tiết, những sự vật hiện 
tượng, những cảm xúc... thuộc đời sống hiện 
thực và tâm trạng) được lựa chọn, xây dựng 
và sáng tạo trong tác phẩm vì mục đích thẩm 
mỹ, trong đó cái biểu đạt của tín hiệu thẩm 
mĩ là những yếu tố thuộc hệ thống phương 
tiện vật chất (chất liệu) được sử dụng trong 
các ngành nghệ thuật và cái được biểu đạt 
của tín hiệu thẩm mĩ là những nội dung tinh 
thần mang tính thẩm mĩ. Theo định nghĩa 
này, tín hiệu thẩm mĩ có thể là hiện tượng 
sự vật thuộc các nhóm chất liệu khác nhau 
(nắng, mưa, rồng, cây, hoa, đầu, mắt...; tín 
hiệu thẩm mĩ cũng có thể là những phẩm chất, 
tính cách (ác, hèn, trung thực), cảm xúc (vui, 
buồn), màu sắc (đen, trắng) hay hành động 
(nhảy, đi, chạy, nhìn, nghe). Từ đó, chúng tôi 
hiểu rằng: tín hiệu thẩm mĩ (aesthetic sign) là 
toàn bộ những yếu tố của đời sống hiện thực, 
những yếu tố của thế giới khách quan và các 
hành động, trạng thái tình cảm của con người 
trong đời sống tinh thần và vật chất được đưa 
vào thành ngữ, tục ngữ nhằm tạo cho người 
tiếp nhận một sự liên tưởng gần gũi với các 
triết lí về thế giới quan, nhân sinh quan, giá 
trị quan của một dân tộc. Có thể nói, tính có 
lí do, có thể lí giải được của quan hệ giữa cái 
biểu hiện (là chất liệu thẩm mĩ) và cái được 
biểu đạt (là đời sống hiện thực và tâm trạng 
- chứa đựng nội dung tinh thần) là nguyên 
nhân, lí do khiến cho tín hiệu thẩm mĩ của tục 
ngữ (và cả thành ngữ) mang tính khái quát, 
có giá trị biểu trưng cao. 
Dựa trên những khái niệm tiền đề trên, 
chúng tôi phân biệt cái biểu hiện và cái được 
biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ 
so sánh với cấu trúc t như B như sau: t là cái 
được biểu hiện, B là cái biểu hiện. B là chất 
liệu thẩm mĩ mà qua đó t được biểu thị qua 
tục ngữ. Ở đây, t đại diện cho nội dung tinh 
thần của con người hay rộng hơn là của một 
dân tộc, đó là các triết lí về nhân sinh quan 
và thế giới quan, giá trị quan của một dân tộc 
dựa trên những đặc điểm về môi trường sống, 
những đặc trưng về nhân chủng học, diễn tiến 
lịch sử. Nói một cách cụ thể thì nó bao gồm 
hành động, trạng thái tình cảm, phẩm chất của 
con người và các yếu tố, sự vật hiện tượng 
cùng với những đặc điểm tính chất của chúng 
trong hiện thực khách quan. 
Cấu trúc của tín hiệu thẩm mĩ ứng với đơn 
vị tục ngữ 젖 떨어진 강아지 떨듯 한다 run 
như chó con cai sữa có thể phân tích thành 3 
thành tố như sau: i) run 떨다 là cái được biểu 
hiện t; ii) chó con cai sữa 젖 떨어진 강아지 
là cái biểu hiện, là chất liệu thuộc nhóm động 
vật/ bộ phận của động vật; iii) như -듯 한다 là 
yếu tố so sánh ngang bằng. Ở một cách nhìn 
khác, chúng tôi cho rằng, thuộc tính t trong 
cấu trúc so sánh t như B - với tư cách là cái 
được biểu đạt có thể được dùng để định danh 
đơn vị bậc trên của nó - chính là tín hiệu thẩm 
mĩ đó. Ví dụ: 소 같이 먹는다 ăn như bò: cái 
được biểu hiện là hành động ăn nhiều/tham, 
cái biểu hiện là bò, cấp so sánh là ngang bằng 
(như). Tương tự như vậy, câu tục ngữ có hàm 
ý chê người tham ăn tục uống trong tiếng Việt 
là ăn như lợn. Bên cạnh đó, hành động ăn 
hay tín hiệu thẩm mĩ ăn ít còn được chiếu với 
hình ảnh 고양이 밥 먹듯 한다 như mèo ăn 
106 H.T. Yến, H.T.H. Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
cơm: với cái biểu hiện là mô hình cấu trúc chất 
liệu [chủ thể - hành động ăn - đối tượng hành 
động] được liên tưởng tới hình ảnh mèo - ăn 
cơm. Như vậy, một tín hiệu thẩm mĩ trong văn 
học nghệ thuật nói chung và trong tục ngữ, 
thành ngữ nói riêng có thể được phân tách 
nhỏ hơn tùy theo đặc trưng riêng lẻ và biểu 
đạt bằng nhiều phương tiện nghệ thuật khác 
nhau. Tín hiệu thẩm mĩ mang tính biểu trưng, 
khái quát, có tính tầng bậc và có thể được hiện 
thực hóa hay được liên tưởng với một hoặc 
hơn một chất liệu thẩm mĩ. Cùng một tín hiệu 
thẩm mĩ nhưng mỗi dân tộc có thể liên tưởng 
tới những chất liệu thẩm mĩ giống, tương tự 
hoặc khác nhau.
Về giá trị phê phán, giáo huấn... của tục 
ngữ so sánh tiếng Hàn, đặc điểm của tín hiệu 
thẩm mĩ có thuộc tính t trong cấu trúc so sánh 
t như B là tính từ, chúng tôi sẽ đề cập trong bài 
viết khác. Trong phạm vi bài viết này, chúng 
tôi phân tích đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ có 
thuộc tính t trong cấu trúc so sánh t như B là 
động từ ở 2 tiểu nhóm, cụ thể như sau: i) Tín 
hiệu thẩm mĩ trong nhóm tục ngữ có t là động 
từ không đòi hỏi tân ngữ (gồm nhóm động từ 
không chuyển động, nhóm động từ chuyển 
động, nhóm động từ liên quan đến âm thanh); 
ii) Tín hiệu thẩm mĩ trong nhóm tục ngữ có t 
là động từ đòi hỏi tân ngữ (gồm nhóm động 
từ nhìn, nhóm động từ ăn/uống, nhóm động 
từ chờ đợi/quan tâm/chia sẻ, nhóm động từ 
đánh/vứt/ ném, bắt chước). Có thể thấy, các 
động từ biểu đạt thuộc tính t trong cấu trúc t 
như B của tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành 
động quen thuộc của con người và hành động/
động tác đặc trưng của các con giáp. 
3. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không 
đòi hỏi tân ngữ
3.1. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không 
chuyển động 
Nguồn tư liệu tục ngữ so sánh xuất hiện 
các tín hiệu có t là động từ bám dính (묻다, 
끼다, 붙다), tụ họp (모이다), ngồi (앉다), 
run (떨다). Để biểu đạt sự dính chặt, bám 
không rời của một sự vật với một sự vật khác, 
tục ngữ có cấu trúc chủ - vị biểu đạt chất liệu 
với mô hình [vật bám - bám/dính - nơi bám] 
chiếu với các hình ảnh như: 
1) lá khô - bám - đuôi chó: 개 꽁지에 
검불 묻듯 한다 như lá khô bám đuôi chó; 
2) bọ - bám - chân chó: 개발에 진드기 
끼듯 한다 như rận bọ bám chân chó; 
3) ruồi nhặng - bám - đuôi bò: 쇠 파리 
쇠 꼬리에 붙듯 한다 như ruồi nhặng bám 
đuôi bò; 
4) hạt kiều mạch - dính - âm hộ chó: 
개씹에 보리알 끼듯 한다 như hạt kiều mạch 
dính vào âm hộ chó: câu tục ngữ biểu đạt ý 
nghĩa chỉ chỗ hẹp lại có cái dính vào...
Về ý nghĩa tụ họp, chất liệu thẩm mĩ xuất 
hiện cấu trúc chủ - vị với mô hình [chủ thể - tụ 
họp - địa điểm], có hai đơn vị tục ngữ ngựa, 
bốn đơn vị tục ngữ chó. Nhóm chất liệu ngựa 
có hình ảnh: 
1) thợ thuộc da - tụ họp - nơi ngựa chết: 말 
죽는 데 금산 체장수 모이듯 한다 như thợ 
thuộc da Geumsan tụ nơi ngựa chết - để mua 
lông, da ngựa; 
2) quạ - tụ - ruộng có ngựa chết: 말 죽은 
밭에 까마귀 모이듯 한다 như quạ tụ ruộng 
có ngựa chết - để rỉa thịt. 
Nhóm tục ngữ có chất liệu động vật là con 
chó xuất hiện các hình ảnh: 
1) chó - tụ - cửa hàng thịt: 푸줏간에 개 
끓듯 한다 như chó tụ ở cửa hàng thịt - để 
kiếm miếng ăn: so sánh với những người cơ 
hội, trục lợi kéo đến nơi có lợi; 
2) chó - tụ - sân nhà giết bò: 소 잡은 집 
마당에 개 모이듯 한다 như chó tụ sân nhà 
bắt giết bò - để kiếm miếng ăn: so sánh với 
rất đông người tụ đến nhà có tiệc hay cúng lễ. 
Tương tự với ý nghĩa người tụ nơi có nhiều lợi 
ích, người Việt dùng hình ảnh: Thớt có tanh 
tao ruồi muỗi đến; 
3) chó con - tụ - chỗ trống: 빈터에 강아지 
모이듯 한다 như chó con tụ chỗ trống: biểu 
đạt ý nghĩa có nhiều người tụ họp một chỗ; 
4) đàn chó - tụ - (địa điểm không xác định): 
개떼 모이듯 한다 như đàn chó tụ - như chó 
107Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
hội đàn: thường dùng khi nói về tình huống 
nhiều người không hẹn mà tụ họp ngẫu nhiên... 
Với trạng thái tĩnh là tín hiệu ngồi, chúng 
tôi chỉ xác định được một đơn vị có cấu trúc 
chất liệu là [chủ thể - hành động ngồi - vị trí 
thực hiện hành động]: đó là hình ảnh hổ - ngồi 
- đuôi rồng: 용미에 범(이) 앉은 것 같다 như 
hổ ngồi đuôi rồng. Câu tục ngữ muốn nói 
đế ... ắt lợn bị khiêng đi...
4.2. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ ăn, uống 
Tín hiệu uống (được biểu đạt bằng động 
từ ăn 먹다) với cấu trúc chất liệu thẩm mĩ 
là [chủ thể - đối tượng hành động] chiếu với 
hình ảnh: bò - ăn - nước vo gạo: 소 뜨물 먹듯 
한다 như bò uống nước vo gạo: thích và ngon 
nên uống nhiều và nhanh: châm biếm người 
uống một lúc nhiều rượu. Tín hiệu ăn được 
chiếu với các nhóm chất liệu khá đa dạng (với 
ăn = 먹다, 뜯어먹다). Trong đó, ăn tham, ăn 
tục được chiếu với đối tượng so sánh là lợn: 
돼지같이 먹고 소같이 일한다 ăn như lợn, 
làm như trâu: chỉ người lao động chân tay, ăn 
nhiều như lợn, làm việc hùng hục như trâu bò. 
Với cấu trúc chất liệu là [chủ thể hành động 
- đối tượng của hành động]: ta có hình ảnh 
lợn gầy - ăn - bã đậu: 여윈 돼지 비지 먹듯 
한다 như lợn gầy ăn bã đậu: chuẩn bị cơ hội 
cho người đói khát ăn thoải mái bữa ngon. 
Với cấu trúc chất liệu là [chủ thể hành động - 
thời điểm của hành động], ta có hình ảnh: lợn 
xanh xao - ăn - ngày làm đậu: 파리한 돼지가 
두부하는 날 먹듯 한다 như lợn xanh xao ăn 
vào ngày làm đậu: lợn đói ăn hùng hục món 
ăn ngon và nhiều. Ngoài ra, đối tượng được so 
sánh là bò có câu tục ngữ: 소 같이 먹는다ăn 
như bò: chê người tham ăn tục uống... 
Về lượng, tín hiệu ăn ít với cấu trúc chất 
liệu [chủ thể - đối tượng hành động] có hình 
ảnh mèo - ăn cơm: 고양이 밥 먹듯 한다 như 
mèo ăn cơm - ăn từng chút một và ăn lâu: chỉ 
người ăn cơm lâu, mãi không xong bữa cơm. 
Người Việt cũng có câu: ăn (ít) như mèo. 
Trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn, tín hiệu ăn 
nhiều với cấu trúc [chủ thể - ăn - đối tượng 
hành động (có thể ẩn)] có các liên tưởng như: 
1) chó điên - ăn - bột: 미친개 풀 먹듯 
한다 như chó điên ăn bột: ví với người ăn 
luôn miệng; 
2) chó cái nhiều con - ăn - (thức ăn): 새끼 
많은 암캐 먹듯 한다 như chó cái nhiều con 
ăn: ăn nhiều - vì cho chó con bú.... 
Về mức độ ngon, tín hiệu ăn không biết vị 
gì được chiếu với đồ ăn là bánh và nho rừng: 
1) chó - ăn - bánh: 개가 약과 먹듯 한다 
như chó ăn bánh; 
2) chó - ăn - nho rừng: 개 머루 먹듯 한다 
như chó ăn nho rừng. 
Ăn ngon được chiếu với mô hình chất liệu 
khá đa dạng với đối tượng hành động ăn là các 
đồ gần gũi trong cuộc sống con người như: 
mỡ, thịt chó luộc, men đậu nành, cặn bột hồ...
1) chó - ăn - mỡ: 개 기름 먹듯 한다 như 
chó ăn mỡ; 
2) người - ăn - thịt chó luộc: 삶 개고기 
뜯어먹듯 한다 như xé thịt chó luộc ăn; 
3) chó con - ăn - men đậu nành: 강아지 
메주 먹듯 한다 như chó con ăn men đậu 
nành; 
4) chó - ăn - cặn bột hồ: 개 풀 무거리 
먹듯 한다 như chó ăn cặn bột hồ... 
Ngoài ra, tục ngữ so sánh còn có tín hiệu 
gặm (뜯어먹다) với cặp chất liệu chó săn - 
cứt đông: 사냥개 언 똥 뜯어먹듯 한다 như 
chó săn gặm cứt đông: với hai ý nghĩa: i) 
người đói thì cái gì cũng ăn, ii) chó săn no 
thì không săn mồi, đói bụng mới săn nhưng 
nếu có cái ăn thì ăn đã.... Tín hiệu nhai (씹다) 
ứng với cặp chó - rận: 개 입에 벼룩 씹듯 
한다 như nhai rận trong miệng chó - như chó 
nhấm/nhai bọ: chỉ sự may mắn bất ngờ, thực 
hiện được hành động dự định, đạt được mục 
đích mong muốn. Tín hiệu liếm (핥다) ứng 
với chất liệu với cấu trúc chủ thể - bộ phận 
của chủ thể chiếu với hình ảnh chó - hạ bộ: 개 
제 밑 핥듯 한다 như chó liếm hạ bộ mình - 
là thói quen của chó sau giao hợp: chê người 
không biết bẩn là gì. Hình ảnh thể hiện thái độ 
phê phán khá gay gắt với thói sinh hoạt thiếu 
vệ sinh của đối tượng giao tiếp.
4.3. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ chờ đợi, 
nghĩ đến, chia sẻ 
Tín hiệu chờ đợi trong tục ngữ so sánh 
được chiếu với chất liệu là thỏ, ngựa, chó. 
Con người xuất hiện với vai trò khi là chủ thể, 
khi là đối tượng của hành động. Với mô hình 
[chủ thể hành động - chờ/ đợi - đối tượng hành 
động], ta có hình ảnh sau: 
112 H.T. Yến, H.T.H. Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
1) thỏ mùa mưa - chờ - thời tiết tạnh ráo: 
장마 토끼 날씨 개이기 기다리듯 한다 như 
thỏ mùa mưa chờ thời tiết tạnh ráo; 
2) thợ thuộc da - chờ - ngựa chết: 말 죽는 
데 금산 체장수 지키듯 한다 như thợ thuộc 
da Geumsan giữ nơi ngựa chết, 금산 체장수 
죽은 말 지키듯 한다 như thợ thuộc da 
Geumsan trông chờ ngựa chết; 
3) chó cứt - chờ - (người) gọi: 똥개는 
저 부르기만 기다린다 chó cứt chỉ đợi gọi: 
người đợi tới lượt mình khi có việc tốt.... 
Với hình ảnh chó đợi chủ nhân, tục ngữ 
tiếng Hàn có câu: 주인 기다리는 개 먼산 
쳐다보듯 한다 như chó đợi chủ ngó núi xa 
xăm: nhìn về hướng chủ về và ngóng đợi, thể 
hiện sự mong chờ ai đó. Người Hàn cũng sử 
dụng hình ảnh này vào mục đích giao tiếp 
khác 주인 기다리는 개가 지리산 바라보듯 
한다 chó đợi chủ như ngó núi Chiri: nhằm 
châm biếm người có thói quen nhìn lên trời...
Tín hiệu nghĩ đến, tỏ sự quan tâm lại 
chỉ xuất hiện ở cấu trúc cặp [chủ thể - đối 
tượng] với hình ảnh mèo - chuột: 고양이 쥐 
사정보듯 한다 mèo quan tâm đến sự tình 
của chuột: ý nói con người xấu trong lòng thì 
muốn hại nhưng lại vờ quan tâm đến người 
khác, 고양이 쥐 생각하듯 한다 như mèo 
nghĩ về chuột - mèo chỉ nghĩ làm thế nào để 
bắt ăn thịt chuột: người xấu chỉ nghĩ để hại 
người, 고양이가 쥐 사정 봐주듯 한다 như 
mèo xem xét sự tình cho chuột... Vốn mèo là 
động vật ăn thịt, và động vật là đối tượng chủ 
yếu của hoạt động săn bắt, ăn thịt của mèo 
chính là chuột. Vì thế, có thể nói, chúng là 
kẻ thù truyền kiếp của nhau, trong đó, mèo 
là kẻ mạnh, chuột là động vật yếu ớt, nhỏ bé 
hơn nên luôn ở thế yếu. Trong cái thế đối địch 
như vậy, khi nói đến hành động nghĩ/lo lắng 
cho/quan tâm đến đối phương, thì không cần 
phải suy nghĩ nhiều, người ta cũng có thể biết 
đó là hành động giả dối nhằm ngụy tạo, che 
đậy cho mục đích xấu xa... Tương tự như vậy, 
tục ngữ so sánh tiếng Hàn có tín hiệu vờn/trêu 
(놀리다, 어르다) với mô hình chất liệu chủ 
thể - đối tượng cũng là mèo - chuột: 고양이 
(가) 쥐 놀리듯 한다 mèo vờn chuột, 고양이
(가) 쥐 어르듯 한다 như mèo vờn chuột. 
Thường thì hành động trêu/vờn có thể bộc 
lộ hay thể hiện thái độ yêu mến, có thiện ý 
với đối phương. Tuy nhiên, trong mối quan 
hệ này, cũng giống như cách nhìn, cách cảm 
và cách biểu đạt của người Việt, hình ảnh mèo 
vờn chuột thường mang nghĩa phê phán kẻ 
mạnh trêu chòng, ức hiếp kẻ yếu, thường bỡn 
cợt, trêu chọc, hành hạ người khác... Trong 
thực tế, nếu đói, mèo sẽ ăn thịt chuột ngay 
khi bắt được; nếu không đói, mèo thường tàn 
nhẫn vờn chuột cho sợ hãi, mệt mỏi đến kiệt 
sức, thậm chí là chết rồi mới ăn thịt hoặc bỏ, 
không ăn nếu đã no...
4.4. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ đánh, 
vứt/ném, bắt chước 
Tín hiệu đánh có mô hình chất liệu [chủ 
thể (có thể ẩn) - đối tượng của hành động - 
phương tiện]. Tư liệu chỉ có một đơn vị tục 
ngữ với chất liệu động vật là chó, với cấu 
trúc đối tượng của hành động - phương tiện 
hành động, ta có hình ảnh: chó - cuộn dây: 
노뭉치로 개 때리듯 한다 như đánh chó 
bằng cuộn dây. Hành động đánh thường được 
coi là mang tính chất bạo lực, có thể vì mục 
đích răn dạy, có thể vì thù hận... Tuy nhiên, 
với sợi dây là phương tiện, theo cách nghĩ của 
người Hàn, đây là hành động được thực hiện 
nhẹ nhàng, vừa lấy lòng vừa trêu đùa (người 
Việt gọi là đánh yêu!). 
Với hành động vứt/ném, mô hình cấu trúc 
của tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh 
khá đa dạng. Ở cấu trúc [chủ thể - vứt/ném 
- đối tượng hành động], ta có hình ảnh: mèo 
- vỏ cua: 고양이 게껍질 버리듯 한다 như 
mèo vứt vỏ cua: chỉ hành động vứt đồ vô dụng 
một cách dứt khoát, không luyến tiếc. Với cấu 
trúc [chủ thể (ẩn) - vứt/ném - đối tượng - hoàn 
cảnh], ta có hình ảnh: ném - rắn - điệu múa 
lưng: 허리춤에서 뱀 집어던지듯 한다 như 
túm rắn ném trong điệu múa lưng: cũng là 
hành động ném mạnh, dứt khoát. Trong mô 
hình [chủ thể (ẩn) - ném/vứt - đối tượng - địa 
điểm], người Hàn liên tưởng tới hình ảnh: 
ném/vứt - phân chó - ruộng cải thảo: 배추밭 
개똥 내던지듯 한다 như ném phân chó khỏi 
113Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
ruộng cải thảo: ném, vứt bỏ cái gì bẩn thỉu, 
thừa, không cần thiết một cách không thương 
tiếc. Đôi khi, để thực hiện hành động vứt, cần 
phải gỡ vật gì đó - vô dụng hoặc có hại đang 
bám chặt vào vật khác rồi vứt đi, đó là chất 
liệu thẩm mĩ với cấu trúc [chủ thể - hành động 
- đối tượng] với hình ảnh: bọ - bám - chân chó: 
개발에 진드기 떼어 버리듯 한다 như gỡ bọ 
bám chân chó: gỡ bỏ một cách dứt khoát vật 
gì đó không cần thiết hoặc có hại cho vật/chủ 
thể mà nó bám vào...
Ngoài ra, tín hiệu bắt chước được chiếu 
với khỉ - loài động vật mang đặc trưng này một 
cách rõ nét. Với mô hình của B là [chủ thể (có 
thể ẩn) - bắt chước], ta có hình ảnh: khỉ - lời 
nói/hành động: 원숭이 흉내 내듯 한다 như 
khỉ bắt chước: ví với người bắt chước lời nói/ 
hành động của người khác (giỏi như khỉ)... 
Hành động chia sẻ với chủ thể hành động là 
con người (có thể ẩn) - hành động chia sẻ - đối 
tượng hành động được chiếu với chất liệu động 
vật là chó. Tục ngữ Hàn có 2 hình ảnh sau: 
1) (con người) - chó con: 강아지 나누어 
가듯 한다 như chia chó con: chia sẻ cái gì đó 
rất gần gũi như chia chó con cho hàng xóm; 
2) (con người) - chó điên bắt được: 미친개 
잡은 고기 나눠먹듯 한다 như chia nhau ăn 
thịt chó điên bắt được: là chó điên lang thang 
vô chủ nên khi bắt được thì chia đều cho tất 
cả cùng ăn...
Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động 
từ đòi hỏi tân ngữ, thuộc nhóm có động từ 
nhìn và ăn/uống, xuất hiện nhiều đơn vị tục 
ngữ liên quan đến chó và mèo, ngoài ra còn có 
bò và lợn. Thường đối tượng hành động trong 
các đơn vị tục ngữ này là đồ ăn/thức uống, các 
con giáp nêu trên là chủ thể hành động. Tính 
chất của hành động chủ yếu là thèm/muốn 
và ăn tham, ăn nhiều hay ăn ít... Với nhóm 
tín hiệu có t là động từ chờ đợi được biểu đạt 
bằng hình ảnh người thợ thuộc da chờ ngựa 
chết, chó đợi chủ; động từ nghĩ hay trêu/vờn 
chiếu với hình ảnh của mèo và chuột; động từ 
đánh/ném được chiếu tới đối tượng hành động 
là chó; hành động bắt chước được liên tưởng 
tới khỉ...
5. Kết luận
Các tín hiệu thẩm mĩ trong các đơn vị 
tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu 
trúc so sánh t như B là động từ được liên 
tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là 
các con giáp theo đặc trưng về hành động 
vốn có rất điển hình của từng con vật, liên 
hệ tới quan hệ gắn bó giữa các loài gần 
gũi với nhau hoặc gần gũi với con người. 
Trong các đơn vị tục ngữ xuất hiện các 
hình ảnh quen thuộc, các hành động cơ bản 
và thường ngày của con người như ăn, đi, 
nhìn... Các tình huống giao tiếp ứng xử 
trong cuộc sống rất tự nhiên được biểu đạt 
thông qua các chất liệu thẩm mĩ với mô 
hình cấu trúc đa dạng (có thể là từ hay cụm 
từ, mệnh đề). Cách biểu đạt của các đơn 
vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ 
nét đặc trưng của phương thức tư duy, cách 
nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người 
dân Hàn đối với thế giới xung quanh nói 
chung và đối với 12 con giáp nói riêng. 
Có thể nói, bằng cách này, tục ngữ tiếng 
Hàn đã góp phần lưu giữ và tái hiện lại một 
phần cuộc sống, những đặc trưng văn hóa 
của dân tộc Hàn trong quá trình phát triển 
lịch sử.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Nguyễn Thùy Dương (2013). Một số tín hiệu thẩm mỹ 
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Luận văn Thạc 
sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hoàng Văn Hành (2003). Thành ngữ học tiếng Việt. Hà 
Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Văn hóa ứng xử của 
người Hàn qua thành ngữ, tục ngữ (so sánh với Việt 
Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố 
Hồ Chí Minh.
Lê Thị Hương (2015). Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc 
nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với Việt 
Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Lân (2016). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt 
Nam. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.
114 H.T. Yến, H.T.H. Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
Trương Thị Nhàn (1995). Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ 
các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao. 
Luận án Tiến sĩ. Đại học Sư phạm 1, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nở (2008). Biểu trưng trong tục ngữ người 
Việt. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ Ngọc Phan (2008). Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt 
Nam. Hà Nội: Nxb Văn học.
Saussure, Ferdinand de (1973). Giáo trình Ngôn ngữ 
học đại cương. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Trương Đông San (1981). Thành ngữ so sánh trong 
tiếng Việt. Một số bài viết về sự vận dụng tiếng Việt. 
Hà Nội: Nxb Giáo dục. 
Son Sun Yeong (2015). So sánh biểu trưng của 12 con 
giáp trong tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Luận 
văn Thạc sĩ. Trường Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Văn Tiếng (2006). So sánh một số đặc điểm cú 
pháp-ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng 
Hàn. Luận án Tiến sĩ. Đại học Quốc gia thành phố 
Hồ Chí Minh.
Lê Thị Thương (2009). Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ 
Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật 
từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá. Luận văn Thạc sĩ. 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại 
học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Thị Yến (2017a). Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố 
chỉ con mèo (liên hệ với tiếng Việt). Nghiên cứu 
Nước ngoài, 33(2), tr.155-167.
Hoàng Thị Yến (2017b). Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ 
trong thành ngữ so sánh tiếng Việt. Nghiên cứu 
Nước ngoài, 33(5), tr.145-155. 
Tiếng Hàn
호녕녕 (2011). 한국과 중국의 말 (馬) 관련 속담 
비교 연구. 호서 대학교. 석사 논문 
Ho Nyung Nyung (2011). Nghiên cứu so sánh tục 
ngữ Hàn - Trung có yếu tố chỉ ngựa. Luận văn Thạc 
sĩ. Đại học Hoseo, Hàn Quốc. 
장재환 (2009).일. 한 동물 속담에 관한 비교. 고찰: 
‘말’과 ‘개’에 관한 속담을 중심으로. 단국 
대학교. 석사 논문 
Jang Jae Hwan (2009). So sánh tục ngữ động vật 
Nhật - Hàn: trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa 
và chó. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Danguk, Hàn 
Quốc. 
김명화 (2011). 한-중 12 지신 동물 속담 비교 연구. 
동주 대학교. 석사 논문. 
Kim Myung Hwa (2011).Nghiên cứu so sánh tục 
ngữ động vật 12 con giáp Hàn - Trung. Luận văn 
Thạc sĩ. Đại học Dongjoo, Hàn Quốc. 
송재선(1997). 동물 속담 사전. 東文選.
Song Jae Seun (1997). Từ điển tục ngữ động vật. 
Dongmunseon. 
115Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
FEATURES OF AESTHETIC SIGNS IN KOREAN 
ZODIAC-RELATED COMPARATIVE PROVERBS 
Hoang Thi Yen1, Hoang Thi Hai Anh2
1. Faculty of Korean Language and Culture, VNU University of Languages 
and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2. Division of Korean, Faculty of Foreign Languages, Ha Long University, 
258 Bach Dang, Uong Bi, Quang Ninh, Vietnam
Abstract: Aesthetic signs in Korean comparative proverbs having the structure t like B 
with t being a verb refer to aesthetic material, which are the 12 animals in Oriental Zodiac and 
their typical action. The verbs expressing t in aesthetic signs include human actions and actions/
movements of the Zodiac animals. Aesthetic signs with t being monovalent verbs (or those which 
do not require an object) include verbs of movements (e.g. go, walk, chase, jump), non-movement 
(e.g. sit, stick, shake, gather) and verbs of sound (e.g. talk, scream, yell, call). Aesthetic signs with 
t being bivalent verbs (or those requiring an object) include verbs denoting human basic daily 
activities (e.g. look, eat/drink, hit/throw, copy). Proverbs are expressed in a very lively and clear 
manner, reflecting how Korean people think, feel and treat the world around in general and the 
Zodiac animals in particular.
Keywords: aesthetic signs, comparative proverbs, Korean, Zodiac, t like B, verb 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_tin_hieu_tham_mi_cua_tuc_ngu_so_sanh_tieng_han_co.pdf