Đại cương về Logic

I- ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGÍC HỌC.

1- Thuật ngữ lôgíc.

Thuật ngữ “Lôgíc” được phiên âm từ tiếng nước ngoài (Logic : Tiếng Anh ; Logique : Tiếng Pháp) thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hilạp là Logos, có nghĩa là lời nói, tư tưởng, lý tính, qui luật v.v

Ngày nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ “Lôgíc” với những nghĩa sau :

- Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật, Lôgíc khách quan.

- Tính qui luật trong tư tưởng, trong lập luận. Đây chính là Lôgíc của tư duy, Lôgíc chủ quan.

- Khoa học nghiên cứu về tư duy tiếp cận chân lý. Đây chính là Lôgíc học.

2- Tư duy và các đặc điểm của nó.

Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người, quá trình đó diễn ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” (Lê-nin). Trực quan sinh động (tức nhận thức cảm tính) là giai đoạn xuất phát của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính diễn ra dưới 3 hình thức cơ bản : cảm giác, tri giác, biểu tượng. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nhận thức cảm tính mới chỉ cung cấp cho ta tri thức về những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Để có thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính qui luật của chúng, cần phải tiến đến tư duy trừu tượng (khái niệm, phán đoán, suy luận, giải thuyết, v.v ). Với tư duy trừu tượng, con người chuyển từ nhận thức hiện tượng đến nhận thức bản chất, từ nhận thức cái riêng đến nhận thức cái chung, từ nhận thức các đối tượng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các qui luật phát triển của chúng. Tư duy trừu tượng hay gọi tắt là tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức.

Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện ở khả năng suy lý, kết luận lôgíc, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được bằng các giác quan.

Tư duy là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến không chỉ có ở một sự vật riêng lẻ, mà ở một lớp sự vật nhất định. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy được biểu hiện ở khả năng con người có thể xây dựng những khái niệm khoa học gắn liền với sự trình bày những qui luật tương ứng.

Tư duy là một sản phẩm có tính xã hội. Tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ, là hoạt động tiêu biểu cho xã hội loài người. Vì thế tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ và kết quả của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ.

 

doc 82 trang yennguyen 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đại cương về Logic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại cương về Logic

Đại cương về Logic
ĐẠI CƯƠNG VỀ LÔGÍC
ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGÍC HỌC.
Thuật ngữ lôgíc.
Thuật ngữ “Lôgíc” được phiên âm từ tiếng nước ngoài (Logic : Tiếng Anh ; Logique : Tiếng Pháp) thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hilạp là Logos, có nghĩa là lời nói, tư tưởng, lý tính, qui luật v.v
Ngày nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ “Lôgíc” với những nghĩa sau :
Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật, Lôgíc khách quan.
Tính qui luật trong tư tưởng, trong lập luận. Đây chính là Lôgíc của tư duy, Lôgíc chủ quan.
Khoa học nghiên cứu về tư duy tiếp cận chân lý. Đây chính là Lôgíc học.
Tư duy và các đặc điểm của nó.
1
Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người, quá trình đó diễn ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” (Lê-nin). Trực quan sinh động (tức nhận thức cảm tính) là giai đoạn xuất phát của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính diễn ra dưới 3 hình thức cơ bản : cảm giác, tri giác, biểu tượng. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nhận thức cảm tính mới chỉ cung cấp cho ta tri thức về những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Để có thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính qui luật của chúng, cần phải tiến đến tư duy trừu tượng (khái niệm, phán đoán, suy luận, giải thuyết, v.v). Với tư duy trừu tượng, con người chuyển từ nhận thức hiện tượng đến nhận thức bản chất, từ nhận thức cái riêng đến nhận thức cái chung, từ nhận thức các đối tượng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các qui luật phát triển của chúng. Tư duy trừu tượng hay gọi tắt là tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức.
Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện ở khả năng suy lý, kết luận lôgíc, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép nhận thức được những gì không thể tri giác được bằng các giác quan.
Tư duy là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến không chỉ có ở một sự vật riêng lẻ, mà ở một lớp sự vật nhất định. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy được biểu hiện ở khả năng con người có thể xây dựng những khái niệm khoa học gắn liền với sự trình bày những qui luật tương ứng.
2
Tư duy là một sản phẩm có tính xã hội. Tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ, là hoạt động tiêu biểu cho xã hội loài người. Vì thế tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ và kết quả của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ.
Lôgíc học nghiên cứu là gì ?
Tư duy của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Sinh lý học thần kinh cấp cao, Điều khiển học, Tâm lý học, Triết học, Lôgíc học v.v Mỗi ngành khoa học đều chọn cho mình một góc độ, một khía cạnh riêng trong khi nghiên cứu tư duy.
Bàn về đối tượng nghiên cứu của Lôgíc học, các nhà lôgíc học từ trước tới nay đã cố gắng đưa ra một định nghĩa bao quát, đầy đủ và ngắn gọn về vấn đề này. Theo quan niệm truyền thống, Lôgíc học là khoa học về những qui luật và hình thức cấu tạo của tư duy chính xác.
Trong những thập niên gần đây, lôgíc học phát triển hết sức mạnh mẽ, do vậy đã có những quan niệm khác nhau về đối tượng của lôgíc học.
Lôgíc học là khoa học về sự suy luận (Le petit Larousse illustré, 1993).
Lôgíc học là khoa học về cách thức suy luận đúng đắn (Bansaia Xovietscaia Encyclopedia, 1976).
v.v
Dù có sự biến đổi, Lôgíc học vẫn là khoa học về tư duy, nghiên cứu những qui luật và hình thức của tư duy, bảo đảm cho tư duy đạt đến chân lý.
3
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LÔGÍC HỌC.
Tạm thời tách hình thức của tư tưởng ra khỏi nội dung của nó và chỉ tập trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng.
Mọi tư tưởng phản ánh hiện thực đều bao gồm hai phần : Nội dung và hình thức. Nội dung của tư tưởng là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Hình thức của tư tưởng chính là cấu trúc lôgíc của nó.
Ví dụ :
	- Mọi kim loại đều dẫn điện.
	- Tất cả những tên địa chủ đều là kẻ bóc lột.
	- Toàn thể sinh viên lớp Triết đều là đoàn viên.
Ba tư tưởng trên đây có nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng lại giống nhau về hình thức. Chúng đều có chung cấu trúc lôgíc : Tất cả S là P.
Lôgíc học tạm thời không quan tâm đến nội dung của tư tưởng, chỉ tập trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng mà thôi. Chính vì vậy mà ta gọi là lôgíc hình thức.
Các qui tắc, qui luật của lôgíc hình thức là sự phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng không phụ thuộc vào thành phần giai cấp, dân tộc.
Ví dụ :
	- Mọi kim loại đều là chất dẫn điện (Đ).
	- Mọi chất dẫn điện đều là kim loại (S).
4
	- Một số chất dẫn điện là kim loại (Đ).
Những qui tắc, qui luật của lôgíc hình thức có tính phổ biến, chúng là những yêu cầu cần thiết cho mọi nhận thức khoa học để đạt đến chân lý. Chính vì vậy, lôgíc tự nhiên của nhân loại là thống nhất và như nhau.
Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, các khái niệm, tư tưởng phản ánh chúng cũng không đứng im một chỗ. Ở đây, Lôgíc hình thức chỉ nghiên cứu những tư tưởng, khái niệm phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của nó, bỏ qua sự hình thành, biến đổi phát triển của các khái niệm, tư tưởng đó.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÔGÍC HỌC.
5
Aristote (384-322 T.CN) nhà triết học Hilạp cổ đại được coi là người sáng lập ra Lôgíc học. Với những hiểu biết sâu rộng được tập hợp lại trong bộ sách Organon (công cụ) đồ sộ bao gồm 6 tập, Aristote là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề của Lôgíc học. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ khái niệm và phán đoán, lý thuyết suy luận và chứng minh. Ông cũng là người xây dựng phép Tam đoạn luận và nêu lên Các qui luật cơ bản của tư duy : Luật đồng nhất, Luật mâu thuẫn, Luật loại trừ cái thứ ba v.v Sau Aristote, các nhà lôgíc học của trường phái khắc kỷ đã quan tâm phân tích các mệnh đề. cũng như phép Tam đoạn luận của Aristote. Lôgíc các mệnh đề của những người khắc kỷ được trình bày dưới dạng lý thuyết suy diễn. Họ đã đóng góp cho lôgíc học 5 qui tắc suy diễn cơ bản được coi như những tiên đề sau :
Nếu có A thì có B, mà có A vậy có B.
Nếu có A thì có B, mà không có B vậy không có A.
Không có đồng thời A và B, mà có A vậy không có B.
Hoặc A hoặc B, mà có A vậy không có B.
Hoặc A hoặc B, mà không có B vậy có A.
Lôgíc học của Aristote được tôn vinh trong suốt thời Trung cổ. Ở đâu người ta cũng chỉ chủ yếu phổ biến và bình luận Lôgíc học của Aristote coi đó như những chân lý cuối cùng, tuyệt đích. Có thể nói, trong suốt thời trung cổ, Lôgíc học mang tính kinh viện và hầu như không được bổ sung thêm điều gì đáng kể.
Thời Phục hưng, Lôgíc của Aristote chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, đã trở nên chật hẹp, không đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học, đặc biệt là các khoa học thực nghiệm.
F.Bacon (1561-1626) với tác phẩm Novum Organum, ông đã chỉ ra một công cụ mới : Phép qui nạp. Bacon cho rằng cần phải tuân thủ các qui tắc của phép qui nạp trong quá trình quan sát và thí nghiệm để tìm ra các qui luật của tự nhiên.
R.Descartes (1596-1659) đã làm sáng tỏ thêm những khám phá của Bacon bằng tác phẩm Discours de la méthode (Luận về phương pháp).
6
J.S. Mill (1806-1873) nhà Lôgíc học Anh với tham vọng tìm ra những qui tắc và sơ đồ của phép qui nạp tương tự như các qui tắc tam đoạn luận, chính Mill đã đưa ra các phương pháp qui nạp nổi tiếng (Phương pháp phù hợp, phương pháp sai biệt, phương pháp cộng biến và phương pháp phần dư).
Lôgíc học Aristote cùng với những bổ sung đóng góp của Bacon, Descartes và Mill trở thành Lôgíc hình thức cổ điển hay Lôgíc học truyền thống.
Trước đó, nhà toán học người Đức Leibniz (1646-1716) lại có tham vọng phát triển Lôgíc học của Aristote thành Lôgíc ký hiệu. Tuy vậy, phải đến giữa thế kỷ 19, khi nhà toán học G.Boole (1815-1864) đưa ra công trình “Đại số học của Lôgíc” thì ý tưởng của Leibniz mới trở thành hiện thực. Lôgíc học đã được toán học hóa. Lôgíc ký hiệu (còn gọi là lôgíc toán học) phát triển mạnh mẽ từ đó. Sau Boole, một loại các nhà toán học nổi tiếng đã có công trong việc phát triển Lôgíc toán như Frege (1848-1925), Russell (1872-1970), Whitehead v.v làm cho lôgíc toán có được bộ mặt như ngày nay.	
Lôgíc toán học là giai đoạn hiện đại trong sự phát triển của lôgíc hình thức. Về đối tượng của nó, Lôgíc toán học là lôgíc học, còn về phương pháp thì nó là toán học. Lôgíc toán học có ảnh hưởng to lớn đến chính toán học hiện đại, ngày nay nó đang phát triển theo nhiều hướng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, ngôn ngữ học, máy tính v.v
8
7
Vào thế kỷ 19, Hégel (1770-1831) nhà triết học Đức đã nghiên cứu và đem lại cho lôgíc học một bộ mặt mới : Lôgíc biện chứng. Tuy nhiên, những yếu tố của Lôgíc biện chứng đã có từ thời cổ đại, trong các học thuyết của Héraclite, Platon, Aristote v.v Công lao của Hégel đối với Lôgíc biện chứng là chỗ ông đã đem lại cho nó một hệ thống đầu tiên, được nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng hệ thống ấy lại được trình bày bởi một thế giới quan duy tâm.
Chính K.Marx (1818-1883), F.Engels (1820-1895) và V.I Lénine (1870-1924) đã cải tạo và phát triển Lôgíc học biện chứng trên cơ sở duy vật, biến nó thành khoa học về những qui luật và hình phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về những qui luật nhận thức chân lý.
Lôgíc biện chứng không bác bỏ lôgíc hình thức, mà chỉ vạch rõ ranh giới của nó, coi nó như một hình thức cần thiết nhưng không đầy đủ của tư duy lôgíc. Trong lôgíc biện chứng, học thuyết về tồn tại và học thuyết về sự phản ánh tồn tại trong ý thức liên quan chặt chẽ với nhau.
Nếu như Lôgíc hình thức nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của chúng thì Lôgíc biện chứng lại nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, Lôgíc học đang có những bước phát triển mạnh, ngày càng có sự phân ngành và liên ngành rộng rãi. Nhiều chuyên ngành mới của Lôgíc học ra đời : Lôgíc kiến thiết, Lôgíc đa tri, Lôgíc mờ, Lôgíc tình thái v.v Sự phát triển đó đang làm cho Lôgíc học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc ứng dụng Lôgíc học vào các ngành khoa học và đời sống.
Ý NGHĨA CỦA LÔGÍC HỌC.
Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, Lôgíc giúp còn người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.
Trải qua quá trình lao động, tư duy lôgíc của con người được hình thành trước khi có khoa học về lôgíc. Tuy nhiên tư duy lôgíc được hình thành bằng cách như vậy là tư duy lôgíc tự phát. Tư duy lôgíc tự phát gây trở ngại cho việc nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.
Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau :
Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.
Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.
Lôgíc học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học : Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.
Ngoài ra, lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học v.v
9
PHẦN II
Chương II
KHÁI NIỆM
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHÁI NIỆM.
Định nghĩa.
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao gồm nhiều thuộc tính, khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, bỏ qua những thuộc tính riêng biệt, đơn lẻ, không bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : khái niệm Ghế : Vật được làm ra, dùng để ngồi.
Mỗi sự vật được gọi là Ghế đều có những thuộc tính về màu sắc, về chất liệu, về hình dáng, về kích thước v.v Song đó là những thuộc tính riêng biệt, không bản chất. Khái niệm Ghế chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất của tất cả những cái Ghế trong hiện thực, đó là : “Vật được làm ra” “dùng để ngồi”.
Sự hình thành khái niệm.
10
Khái niệm là hình thức đầu tiên của tư duy trừu tượng. Để hình thành khái niệm, tư duy cần sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, trong đó so sánh bao giờ cũng gắn liền với các thao tác phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Bằng sự phân tích, ta tách được sự vật, hiện tượng thành những bộ phận khác nhau, với những thuộc tính khác nhau. Từ những tài liệu phân tích này mà tổng hợp lại, tư duy vạch rõ đâu là những thuộc tính riêng lẻ (nói lên sự khác nhau giữa các sự vật) và đâu là thuộc tính chung, giống nhau giữa các sự vật được tập hợp thành một lớp sự vật.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp, tư duy tiến đến trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Bằng trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, đó là những biểu hiện bên ngoài, những cái ngẫu nhiên, thoáng qua, không ổn định để đi vào bên trong, nắm lấy những thuộc tính chung, bản chất, qui luật của sự vật.
Sau trừu tượng hóa là khái quát hóa, tư duy nắm lấy cái chung, tất yếu, cái bản chất của sự vật. nội dung đó trong tư duy được biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, có nghĩa là phải đặt cho nó một tên gọi – Đó chính là khái niệm.
Như vậy, về hình thức, khái niệm là một tên gọi, một danh từ, nhưng về nội dung, nó phản ánh bản chất của sự vật.
Khái niệm và từ.
Khái niệm luôn gắn bó chặt chẽ với từ. Từ là cái vỏ vật chất của khái niệm, nếu không có từ, khái niệm không hình thành và tồn tại được. Có thể nói, quan hệ từ và khái niệm cũng như quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng. Mác nói : “Ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng”.
11
Khái niệm thường được biểu thị bằng từ hay cụm từ.
Ví dụ : Rượu, hàng hóa, hệ thống mặt trời v.v.
Khái niệm về cùng một đối tượng là có tính phổ biến, nó có giá trị chung cho toàn nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc gia. Tuy vậy, khái niệm lại biểu thị bằng những từ khác nhau ở những ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ : Khái niệm CÁ : Động vật có xương sống, sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang, được diễn ta bằng từ . trong tiếng Nga, từ FISH trong tiếng Anh v.v. 
Cùng một thứ ngôn ngữ, mỗi khái niệm cũng có thể được diễn đạt bằng nhiều từ khác nhau (từ đồng nghĩa).
Ví dụ : Khái niệm : Loài thú dữ ăn thịt, cùng họ với mèo, lông màu vàng có vằn đen, được diễn đạt bằng các từ ; CỌP, HÙM, HỔ.
Cùng một thứ ngôn ngữ, mỗi từ có thể diễn đạt nhiều khái niệm khác nhau (từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
Ví dụ : Từ ĐỒNG biểu thị các khái niệm : ĐỒNG RUỘNG, ĐỒNG KIM LOẠI.
Khái niệm là sự phản ánh hiện thực khách quan, còn từ là sự qui ước được hình thành trong quá trình giao tiếp của từng cộng đồng người.
NỘI HÀM VÀ NGOẠI DIÊN CỦA KHÁI NIỆM. ... 
- Orếch đấy. Thế là anh không biết Orếch là người anh của anh mà anh biết.
(Dẫn theo [3], tr.59)
Luận chứng không đúng :
Vi phạm các qui tắc của tam đoạn luận :
Ví dụ :	“Vợ tôi là một phụ nữ xinh đẹp, hoa hậu thế giới cũng là một phụ nữ xinh đẹp. Vậy hoa hậu thế giới chính là vợ tôi”.
Ngụy biện trên đây đã vi phạm qui tắc : thuật ngữ giữa “phụ nữ xinh đẹp” có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.
Luận chứng vòng quanh :
Luận chứng vòng quanh là lối luận chứng mà kết luận được rút ra từ tiền đề nhưng bản thân tiền đề lại được suy ra từ kết luận (tính chân thật của luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề).
Ví dụ :	Một du khách đến thăm một thầy phù thủy ở Congo, thấy trong phòng ông ta có một cái hộp giấy đựng rất nhiều ong. Thầy phù thủy cho biết : “Nếu ông là thù thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”.
- Hắn ta đã nói gì với ông “ Du khách hỏi.
- Chưa kịp nói gì cả.
- Vậy làm sao ông biết hắn là kẻ xấu ?
- Vì ong đã đốt hắn.
(Dẫn theo [9], tr.178)
Đúng là lập luận vòng quanh : Ong thì đốt kẻ xấu và kẻ xấu thì bị ong đốt.
106
PHẦN III
Chương VI
CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA 
TƯ DUY LÔGÍC HÌNH THỨC
ĐỊNH NGHĨA.
Qui luật lôgíc là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa các hình thức lôgíc của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Các qui luật lôgíc được đúc kết từ thực tiễn hàng ngàn năm của nhân loại, chúng là sự phản ánh những qui luật của thế giới khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người.
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn vận động, biến đổi và phát triển song vẫn bao hàm trong nó sự ổn định tương đối. Các qui luật cơ bản của lôgíc phản ánh trạng thái ổn định tương đối trong sự phát triển của sự vật. Các qui luật đó bao gồm : Luật đồng nhất, Luật phi mâu thuẫn, Luật bài trung và Luật lý do đầy đủ.
Đây là những qui luật cơ bản vì chúng nói lên tính chất chung nhất của mọi tư duy chính xác : tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính nhất quán, tính có căn cứ của tư duy. Chúng làm cơ sở cho các thao tác tư duy, bảo đảm cho tư duy được chính xác, tránh sai lầm.
107
CÁC QUI LUẬT.
Luật đồng nhất.
Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất.
Sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng, trong quá trình biến đổi đó, khi chất của sự vật chưa thay đổi thì sự vật vẫn còn là nó, đồng nhất với nó. Vì vậy, trong tư duy, trong trao đổi tư tưởng, mọi tư tưởng (khái niệm, phản đoán) phản ánh cùng một đối tượng phải được đồng nhất, phải có giá trị lôgíc như nhau.
Luật đồng nhất được diễn đạt dưới hình thức sau :
A = A, đọc là “A là A”, hoặc “A đồng nhất với A”.
Cũng có thể được diễn đạt :
A ® A, đọc là : “Nếu (đã) a thì (cứ) A”.
Luật đồng nhất yêu cầu không được thay đổi nội dung đã được xác định của tư tưởng, không được thay đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm một cách tùy tiện.
108
Luật đồng nhất không mâu thuẫn với phép biện chứng. Sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, do đó tư tưởng phán ánh chúng cũng phải vận động và phát triển theo. Vì “biện chứng của ý niệm (tư tưởng) chẳng qua chỉ là sự phản ảnh biện chứng của sự vật”. Cho nên tư tưởng về sự vật có thể và cần được biến đổi khi sự vật biến đổi. Ở đây, luật đồng nhất không ngăn cấm sự biến đổi của tư tưởng, mà chỉ ngăn cấm sự thay đổi một cách tùy tiện, vô căn cứ của tư tưởng trong quá trình tư duy khi sự vật mà tư tưởng đó phản ánh vẫn đang còn là nó.
Luật đồng nhất cũng đặt ra yêu cầu trong trao đổi tư tưởng trong thảo luận : không được đồng nhất hóa những tư tưởng khác biệt. Đồng thời hóa những tư tưởng khác biệt là thủ thuật của những kẻ ngụy biện hòng vi phạm luật đồng nhất, làm cho người khác hiểu sai lạc vấn đề.
Những biểu hiện của việc vi phạm luật đồng nhất ở khía cạnh này là :
Sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (đánh tráo khái niệm).
Ví dụ : 	Vật chất tồn tại vĩnh viễn (1).
	Bánh mì là vật chất 	(2).
	Bánh mì tồn tại vĩnh viễn.
Khái niệm “Vật chất” ở hai tiền đề có nội hàm khác nhau, cho nên đây là hai khái niệm khác nhau.
Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau (đánh tráo nghĩa của tư tưởng).
Ví dụ : Cái anh không mất tức là cái anh có (1).
	Anh không mất sừng (2).
	Vậy là anh có sừng.
Ở phán đoán (1), “cái không mất” được hiểu là cái ta có và ta không đánh mất. Nhưng ở phán đoán (2) “cái không mất” lại là cái mà ta không hề có và do đó không thể đánh mất được. Ở đây, người ta đã cố tình đồng nhất hóa hai tư tưởng khác nhau.
109
Luật đồng nhất còn đặt ra một yêu cầu khác trong trao đổi tư tưởng : không được làm khác biệt hóa một tư tưởng đồng nhất. Khác biệt hóa một tư tưởng đồng nhất cũng là vi phạm luật đồng nhất. Vi phạm luật đồng nhất ở khía cạnh này thường được biểu hiện :
Trong dịch thuật, chuyển các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (các bản dịch không còn nguyên ý nghĩa của bản gốc).
Trong trình bày chuyển đạt văn bản, nghị quyết, các điều luật, các qui định, v.v người ta cắt xén hoặc thêm vào văn bản những tư tưởng khác với bản gốc.
Cố tình hoặc vô tình thay đổi luận đề trong quá trình lập luận, chứng minh.
Luật đồng nhất hiểu thị tính chất cơ bản của tư duy lôgíc : tính xác định. Nếu tư duy không có tính xác định thì người ta không hiểu đúng sự thật và không thể hiểu nhau được. Luật đồng nhất loại bỏ tính chất mơ hồ, lẫn lộn, thiếu xác định, nước đôi trong tư duy. Trong cuộc sống, những người vi phạm luật đồng nhất thường là những kẻ ngụy biện, họ cố tình đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng để phục vụ cho ý đồ sai trái của mình, hoặc là những người do thiếu hiểu biết, nắm không đầy đủ nội hàm và ngoại diên của các khái niệm, các thuật ngữ, ký hiệu chuyên môn, v.v Chính vì vậy, trong khoa học, để tránh vi phạm luật đồng nhất, ngành khoa học nào cũng cần phải định nghĩa, chú thích rõ ràng tất cả các khái niệm, các thuật ngữ, các ký hiệu của ngành mình.
Luật phi mâu thuẫn.
Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng.
110
Khi sự vật vẫn đang là nó và nếu nó được xem xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, thì không thể nói rằng nó vừa có vừa không có cũng một thuộc tính nào đó. Do đó, theo luật mâu thuẫn, khi hai phán đoán nói về cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng mối quan hệ mà phán đoán này khẳng định, phán đoán kia lại phủ định thì không thể đồng thời cùng đúng.
Luật phi mâu thuẫn được diễn đạt dưới hình thức sau :
ù (A Ù ù A), đọc là : “Không phải A và không A”
Ví dụ : - Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam.
	- Không phải Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
Luật phi mâu thuẫn chỉ ra rằng hai phán đoán trái ngược nhau trên đây không thể đồng thời cùng đúng.
Thực chất của luật phi mâu thuẫn là cấm mâu thuẫn, nghĩa là trong tư duy không được mâu thuẫn. Luật phi mâu thuẫn không hề phủ nhận những mâu thuẫn tồn tại trong thực tế khách quan. Mâu thuẫn trong thực tế là những mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của lôgíc hình thức. Lôgíc hình thức chỉ bàn đến mâu thuẫn lôgíc, là mâu thuẫn xảy ra trong tư duy. Tư duy có mâu thuẫn là tư duy sai lầm, không chính xác, thiếu nhất quán. Mâu thuẫn trong tư duy cản trở việc nhận thức đúng đắn bản chất sự vật. chính vì vậy, luật phi mâu thuẫn chủ trương gạt bỏ mâu thuẫn trong tư duy, bảo đảm cho tư duy lành mạnh, chính xác.
Thông thường, việc vi phạm luật phi mâu thuẫn biểu hiện ở các quá trình tư duy mà “tiền hậu bất nhất”. Vừa khẳng định một thuộc tính nào đó lại vừa phủ định chính thuộc tính đó của đối tượng, khi đối tượng vẫn đang là nó, chưa thay đổi.
111
Ví dụ : Trong tiểu thuyết Rudin của Tuốcgheniép, hai nhân vật đã tranh luận với nhau về chuyện có lòng tin hay không như sau:
“Thôi được, vậy theo ông có tồn tại lòng tin hay không ?
- Không, không hề có.
- Ông tin chắc như vậy chứ ?
- Nhất định rồi !
- Ông vừa nói là ở con người ta không có lòng tin, nhưng chính ông tin chắc rằng không có lòng tin, vậy là chính ông đã cho một thí dụ đầu tiên về sự tồn tại lòng tin.
Cả phòng đều cười ”
(Trích theo [2], tr.43).
Một ví dụ khác :
“Có anh chồng trẻ lần đầu tiên say rượu, khi tỉnh dậy, anh ta rất hối hận và cầu xin vợ tha thứ. Người vợ nói rằng cô ta sẽ quên và tha thứ cho anh.
Sau một tháng, cứ cách vài ngày, cô vợ lại nhắc đến chuyện say rượu hôm trước của anh chồng. Anh ta không chịu được nữa bèn nói :
- Em đã nói là sẽ quên và tha thứ cho anh, vậy mà sao em cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế ?
- Vâng đúng thế ! Em chỉ muốn nhắc cho anh nhớ là em đã quên chuyện đó và đã tha thứ cho anh”.
(Báo Tiền phong chủ nhật số 13/1995).
112
Trong lập luận, người ta thường sử dụng luật phi mâu thuẫn để chứng minh, bác bỏ một luận đề nào đó. Chẳng hạn, để bác bỏ một luận đề nào đó, ta phải chứng minh phản đề của nó là đúng đắn. Phản đề đúng thì theo luật phi mâu thuẫn luận đề phải sai (Vì không thể có hai tư tưởng trái ngược nhau lại cùng đúng).
Tôn trọng luật phi mâu thuẫn là điều kiện cần để tránh mâu thuẫn trong tư duy. Lênin chỉ ra rằng “tính mâu thuẫn lôgíc”- tất nhiên, trong điều kiện tư duy lôgíc đúng đắn – không được tồn tại cả trong việc phân tích kinh tế và trong việc phân tích chính trị.
Luật bài trung (Luật loại trừ cái thứ ba).
Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ mà có hai phán đoán phủ định nhau, thì chúng không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán phải đúng, phán đoán kia sai, không có cái thứ ba.
Luật bài trung được diễn đạt dưới hình thức sau :
ù (A Ú ùA), đọc là : “A hoặc không A”
Ví dụ : 	“Hòa là người có vóc dáng cao lớn”
và “không phải Hòa là người có vóc dáng cao lớn”
Hai phán đoán trên đây không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán phải đúng, phán đoán kia phải sai.
Luật bài trung yêu cầu mọi người không được né tránh sự thừa nhận tính chân thực của một trong hai phán đoán có quan hệ phủ định nhau, không được tìm kiếm một phán đoán thứ ba nào khác.
Từ đó cho thấy, đối với một vấn đề cụ thể, một tư tưởng cụ thể thì chỉ có thể đúng hoặc sai chứ không thể vừa đúng vừa sai hoặc không đúng cũng không sai.
Chẳng hạn : 	Có thương thì nói là thương,
	Không thương thì cũng một đường cho xong.
	Chứ đừng nửa đục nửa trong,
113
	Lờ đờ nước hến cho lòng tương tư.
Trong câu ca dao trên cô gái tỏ ra tôn trọng luật bài trung khi tuyên bố dứt khoát với bạn trai.
Luật bài trung là luật đặc trung của lôgíc lưỡng trị. Nó có ý nghĩa to lớn đối với tư duy chính xác, và là cơ sở cho chứng minh bằng phản chứng (chứng minh gián tiếp). Chẳng hạn, cần chứng minh luận đề, nhưng thiếu căn cứ để chứng minh. Trong khi đó đủ căn cứ để bác bỏ phản đề. Phản đề sai đó, theo luật bài trung, ta rút ra tính đúng đắn của luận đề.
Luật lý do đầy đủ.
Luật lý do đầy đủ cho rằng : Một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó.
Luật lý do đầy đủ nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy. Luật này đòi hỏi mỗi tư tưởng, mỗi ý nghĩ chân thực, đúng đắn cần phải được chứng minh, phải có đủ căn cứ. Những căn cứ đó có thể là những sự kiện thực tế, có thể là điều đã được khoa học chứng minh và thực tiễn xác nhận. Song cũng có thể bằng con đường lôgíc, tức là dựa vào những chân lý những lý do lôgíc, mà những chân lý, những lý do lôgíc đã được thực tiễn xác nhận là đúng đắn.
Cơ sở của luật lý do đầy đủ là mối liên hệ phổ biến, có tính qui luật các sự vật, hiện tượng trong hiện thực. Mỗi một sự vật, hiện tượng (kết quả) bao giờ cũng được sinh ra từ những sự vật, hiện tượng khác (nguyên nhân).
114
Chính vì vậy, luật lý do đòi hỏi bất kỳ một tri thức chân thực nào cũng cần phải có căn cứ của nó. Tính có căn là thuộc tính quan trọng của tư duy lôgíc, là đặc điểm cơ bản để phân biệt tư duy khoa học và tư duy phản khoa học.
Trong khoa học, để chứng minh các luận điểm khác nhằm mở rộng tri thức của ta, có thể sử dụng các luận điểm đã được chứng minh, có đầy đủ cơ sở, nhờ đó chúng được coi là đúng đắn. Các giả thuyết, các luận điểm chưa được chứng minh thì không được sử dụng làm luận cứ trong quá trình chứng minh.
Do đó, tuân thủ luật lý do đầy đủ là nhằm bảo đảm tính đúng đắn, tính có thể chứng minh, tính có căn cứ của tư duy.
Luật lý do đầy đủ cũng ngăn cấm chúng ta tiếp nhận tri thức một cách vu vơ, thiếu căn cứ. Tiếp nhận tri thức bằng lòng tin theo kiểu tôn giao hoặc tiếp nhận tri thức trên cơ sở tin đồn, căn cứ vào dư luận, v.v là vi phạm luật lý do đầy đủ.
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
[1] 	HOÀNG CHÚNG – LÔGÍC HỌC PHỔ THÔNG.
	NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh, 1994.
[2] 	NGUYỄN ĐỨC DÂN – LÔGÍC, NGỮ NGHĨA, CÚ PHÁP.
	NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987.
 [3]	VƯƠNG TẤT ĐẠT – LÔGÍC HÌNH THỨC.
	ĐHSP Hà nội 1, 1992
 [4]	GORKI – LÔGÍC HỌC.
	NXB Giáo dục, 1974
 [5]	NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP – LÔGÍC HỌC.
	ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 1996.
 [6]	NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP – NHẬP MÔN LÔGÍC HỌC.
	NXB Lao động Hà nội, 1997.
 [7]	HOÀNG PHÊ – LÔGÍC NGÔN NGỮ HỌC.
	NXB Khoa học xã hội, 1989.
 [8]	BÙI THANH QUẤT – LÔGÍC HỌC HÌNH THỨC.
	ĐHTH Hà nội, 1994.
 [9]	LÊ TỬ THÀNH – TÌM HIỂU LÔGÍC HỌC.
	NXB Trẻ, 1994
 [10]	NGUYỄN VĂN TRẤN – LÔGÍC VUI.
116
	NXB Chính trị Quốc gia, 1993
 [11]	NGUYỄN VŨ UYÊN – ĐẠI CƯƠNG LUẬN LÝ HỌC HÌNH 
	THỨC.	Lửa Thiêng, 1974.
 [12]	V.I.KIRILLOV – A.A.STARCHENKO – LÔGÍC HỌC. A 
	Moskva, 1987 (tiếng Nga).
 [13]	VŨ NGỌC PHA (Chủ biên) – ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
	TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN. NXB Giáo dục, 1994.
 [14]	RÔ-DEN-TAN – TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC	 . 
	NXB Tiến bộ và NXB Sự thật, 1986 (tiếng Việt).
117
MỤC LỤC
	Trang
Phần I
Chương I : ĐẠI CƯƠNG VỀ LÔGÍC
Đối tượng của lôgíc học	1
Các đặc điểm của lôgíc học	4
Sự hình thành và phát triển của lôgíc học	5
Ý nghĩa của lôgíc học	8
Phần II
Chương II : KHÁI NIỆM
Đặc điểm của khái niệm	10
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm	12
Quan hệ giữa các khái niệm	14
Các loại khái niệm	18
Mở rộng và thu hẹp khái niệm	19
Định nghĩa khái niệm	20
Các qui tắc định nghĩa khái niệm	23
Phân chia khái niệm	25
Chương III : PHÁN ĐOÁN
Đặc điểm chung của phán đoán	30
Phân loại phán đoán	32
Ngoại diên của chủ từ và vị từ trong phán đoán	35
Quan hệ giữa các phán đoán – Hình vuông lôgíc	38
Các pháp lôgíc trên phán đoán	41
Phép phủ định	41
118
Phép hội	42
Phép tuyển	44
Phép kéo theo	47
Phép tương đương	51
Chương IV : SUY LUẬN
Đặc điểm chung của suy luận	53
Suy luận diễn dịch	54
Định nghĩa	54
Suy diễn trực tiếp	55
Một số qui tắc suy diễn trực tiếp	56
Suy diễn gián tiếp	59
Tam đoạn luận	59
Suy diễn từ hai tiền đề	65
Suy diễn từ nhiều tiền đề	70
Suy luận rút gọn	71
Một số kiểu suy luận sai lầm	74
Phân tích tính đúng đắn của một số suy luận	77
Suy luận qui nạp	81
Định nghĩa	81
Phân loại	82
Suy luận tương tự	87
Chương V : CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN
Chứng minh	90
Định nghĩa	90
Cấu trúc của chứng minh	90
Các qui tắc của chứng minh	91
Phân loại chứng minh	93
119
Bác bỏ	96
Định nghĩa	96
Các hình thức bác bỏ	96
Ngụy biện	99
Định nghĩa	99
Các hình thức ngụy biện	100
Phần III
Chương VI : 	CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC
Định nghĩa	107
Các qui luật	108
Luật đồng nhất	108
Luật mâu thuẫn	110
Luật bài trung	113
Luật lý do đầy đủ	114
Tài liệu tham khảo	116
Mục lục.	118
120

File đính kèm:

  • docdai_cuong_ve_logic.doc