Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân

Đảng Cộng sản được ra đời như thế nào? Những tiền đề chính trị, xã hội của

sự thành lập Đảng là gì? Từ bản thân sự ra đời của Đảng có thể rút ra những

kết luận gì có liên quan tới công tác xây dựng Đảng? Bài này giới thiệu với

các đồng chí một số luận điểmt chủ yếu của học thuyết Mác-Lênin về sự ra

đời của Đảng cộng sản.

Theo quan điểm của Mác - Lênin, “trong xã hội xây dựng trên cơ sở phân

chia giai cấp, cuộc đấu tranh giữa các giai cấp thù địch, đến một chừng mực

nào đó, sẽ trở thành đấu tranh chính trị. Đấu tranh của Đảng là phản ánh đấu

tranh chính trị của giai cấp có giá trị đầy đủ và có thể thức dứt khoát nhất”.

pdf 12 trang yennguyen 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân

Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân
Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã 
hội khoa học và phong trào công nhân 
 Vũ Thọ 
Đảng Cộng sản được ra đời như thế nào? Những tiền đề chính trị, xã hội của 
sự thành lập Đảng là gì? Từ bản thân sự ra đời của Đảng có thể rút ra những 
kết luận gì có liên quan tới công tác xây dựng Đảng? Bài này giới thiệu với 
các đồng chí một số luận điểmt chủ yếu của học thuyết Mác-Lênin về sự ra 
đời của Đảng cộng sản. 
 Theo quan điểm của Mác - Lênin, “trong xã hội xây dựng trên cơ sở phân 
chia giai cấp, cuộc đấu tranh giữa các giai cấp thù địch, đến một chừng mực 
nào đó, sẽ trở thành đấu tranh chính trị. Đấu tranh của Đảng là phản ánh đấu 
tranh chính trị của giai cấp có giá trị đầy đủ và có thể thức dứt khoát nhất”. 
 Mác và Ăng-ghen là những người đầu tiên đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử
của giai cấp vô sản: thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và 
chủ nghĩa cộng sản không còn giai cấp. Giai cấp vô sản sở dĩ là lực lượng 
tiên phong và triệt để cách mạng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản, là 
vì “giai cấp vô sản đã chế ngự trung tâm kinh tế và hệ thần kinh của toàn bộ
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó cũng là vì , về mặt kinh tế và chính trị của 
quần chúng lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa”. Thực tế lịch sử đã chứng 
minh sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tư cách là một 
lực lượng chính trị độc lập trong xã hội tư sản đã quy định tính tất yếu của sự
thành lập đảng để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Tổ chức là 
phương tiện mạnh mẽ nhất của giai cấp vô sản để đấu tranh chống lại kẻ thù 
có tổ chức là giai cấp tư sản. Nhưng không phải mọi hình thức tổ 
chức đều bảo đảm cho giai cấp vô sản có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch 
sử của mình là giải phóng nhân dân lao động, khỏi mọi bóc lột và áp bức. 
Giai cấp cùng toàn thể nhân dân lao động không thể được giải phóng về kinh 
tế, nếu không lật đổ sự thống trị về kinh tế của giai cấp tư sản. Nhưng muốn 
tiến hành đấu tranh chính trị, giai cấp vô sản phải có sự thống nhất về mục 
đích và tổ chức. Và chỉ có đảng chính trị mới có thể đem lại sự thống nhất 
ấy. V.Lênin viết: “Giai cấp vô sản có thể trở thành và tất nhiên sẽ trở thành 
một lực lượng vô địch, vì một lẽ duy nhất là sự thống nhất tư tưởng của giai 
cấp công nhân dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, được củng cố
bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức, tập hợp hàng triệu người lao động, 
thành một đạo quân của giai cấp công nhân”. Kinh nghiệm lịch sử cũng đã 
chứng minh rằng không phải tất cả các đảng chính trị của giai cấp công nhân 
đều đưa lại thắng lợi cho giai cấp mình. Các đảng xã hội, dân chủ ở Tây Âu 
theo chủ nghĩa cải lương, đã tuyên truyền lôi kéo giai cấp công nhân thỏa 
hiệp, điều hòa quyền lợi với giai cấp công nhân, được vũ trang bởi lý luận 
cách mạng khoa học, đại biểu cho những quyền lợi căn bản của giai cấp công 
nhân, mới có thể đứng đầu, tổ chức và hướng mọi cố gắng của giai cấp công 
nhân vào cuộc đấu tranh để thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghãi cộng sản. 
 Xuất phát từ những luận điểm của Mác và Ăng-ghen về đảng vô sản, Lênin 
vĩ đại đã phát triển hoàn chỉnh học thuyết về đảng cộng sản, đảng kiểu mới 
của giai cấp vô sản trong thời đại lịch sử mới, thời đại đế quốc chủ nghĩa và 
cách mạng vô sản, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản, sang chủ nghĩa xã hội 
và chủ nghĩa cộng sản. Lênin đã xây dựng lý luận cơ bản về sự ra đời của 
đảng cộng sản: đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa 
chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân; lý luận này dựa trên ba 
căn cứ, phản ánh quá trình phát triển khách quan của xã hội. 
I. Căn cứ thứ nhất: Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong 
trào công nhân. 
Đảng cộng sản chỉ xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định. 
Những điều kiện này được gắn liền với tác động của những quy luật khách 
quan của xã hội, cụ thể là tác động của những quy luật tư bản chủ nghĩa. 
Trước khi có chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền đề khách quan cho sự ra 
đời của đảng cộng sản. Những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội 
đã tạo ra những nhân tố chủ quân nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa 
bằng chế độ xã hội mới cao hơn. Nhân tố chủ quan đó trước hết là giai cấp 
công nhân có giác ngộ và được tổ chức lại, đủ khả nang để lật đổ chế độ tư
bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. 
 V.Lênin viết: “Chính là từ quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội hiện đại 
mà Mác đã rút ra tính tất yếu của sự chuyển biến từ chế độ tư bản chủ nghĩa 
sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Động lực tri thức và tinh thần của sự chuyển 
biến này, lực lượng vật chất thực hiện sự chuyển biến này, là giai cấp công 
nhân, giai cấp đã được đào luyện bởi bản thân chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu 
trnh của vô sản chống lại giai cấp tư sản, với hình thức khác nhau và nội 
dung phong phú, tất dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành lại chính 
quyền về tay giai cấp vô sản. 
 Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là 
kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, 
nếu được lãnh đạo bởi bộ tham mưu và đội tiên phong của mình là đảng 
cộng sản. 
 Trước khi có sự xuất hiện của đảng cộng sản, ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa 
tư bản, phong trào công nhân của chủ nghĩa tư bản, phong trào công nhân 
còn mang tính chất tự phát. Công nhân tự phát đấu tranh chống lại trật tự tư
bản chủ nghĩa tại các công xưởng riêng lẻ. Họ tổ chức bãi công và lập ra các 
nghiệp đoàn, nhưng phong trào còn rời rạc và chưa có ý nghĩa chính trị độc 
lập, vì cuộc đấu tranh chưa được chỉ đạo bởi lý luận cách mạng khoa học, 
chưa được lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Phong trào tự phát của công nhân, về
nội dung, chưa có ý thức giác ngộ về giai cấp, nó chưa vượt ra ngoài giới 
hạn của ý thức nghiệp đoàn, mà ý thức nghiệp đoàn thì còn lệ thuộc vào ý 
thức hệ tư sản. Vào thời kỳ này, những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa 
còn đứng ngoài phong trào công nhân. Họ công kích chế độ tư bản chủ
nghĩa nhưng quan điểm của họ chưa khoa học, họ chỉ là những người có 
thiện chí, những nhà không tưởng cho nên chưa có tác động thúc đẩy xã 
hội phát triển. Thậm chí còn mơ ước rằng bản thân các giai cấp thống trị và 
bóc lột tự nguyện xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ nhìn giai cấp vô sản là 
vết thương của xã hội và rất lo lắng rằng, công nghiệp càng phát triển thì 
giai cấp vô sản càng dông đúc. “Ngược lại với tâm lý hốt hoảng trước sự
phát triển thì giai cấp vô sản, Mác và Ăng-ghen đặt tất cả hy vọng của mình 
vào sự lớn lên không ngừng của giai cấp này. Vô sản càng nhiều, lực 
lượng của họ như là một giai cấp cách mạng càng mạnh, chủ nghĩa xã hội lại 
càng gần gũi và càng có thể thực hiện được”. “Chủ nghĩa Mác chính là lý 
luận của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản”. Lý luận này, giai cấp 
công nhân chỉ có thể thực hiện được, nhờ có sự lãnh đạo của đảng cộng sản 
được vũ trang bằng học thuyết mác-xít khoa học. Giai cấp công nhân là cơ
sở, là nền tảng, là toàn thể; đảng cộng sản là bộ phận tiên tiến nhất của giai 
cấp công nhân. 
 2. Că cứ thứ hai: Muốn cho đảng cộng sản có thể ra đời, cần phải có 
sự tồn tại của học thuyết Mác - Lênin. 
 Xét về mặt lịch sử, học thuyết vĩ đại này xuất hiện trước khi có sự ra đời của
đảng cộng sản, và ở bên ngoài phong trào tự phát của công nhân. Tuy nhiên, 
học thuyết này cũng chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể. 
Học thuyết mác-xít không thể ra đời bên ngoài chủ nghĩa tư bản, bên ngoài sự
tồn tại của giai cấp công nhân. Học thuyết Mác là sản phẩm của những điều 
kiện phát triển nhất định của chủ nghĩa tư bản và của phong trào công nhân. 
Theo Lênin, phong trào công nhân không thể thắng lợi nếu như không có lý 
luận cách mạng khoa học “Lý luận này không thể do tưởng tượng mà bịa đặt 
ra. Lý luận này được hình thành trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm cách mạng 
và tư tưởng cách mạng của tất cả các nước trên trái đất. Lý luận đó ra đời từ
nửa thế kỷ 19. Lý luận đó là chủ nghĩa Mác”. Học thuyết mác-xít xuất hiện 
bên ngoài phong trào tự phát của công nhân, mặt khác nó đã ra đời như là kết 
quả phá triển khách quan và tất yếu của tư tưởng cách mạng. Nó đã xuất hiện 
từ cơ sở tư tưởng và khoa học, được vun đắp bởi các nhà đại diện của giới trí 
thức cách mạng. Theo V. Lênin với Tuyên ngôn của đảng cộng sản, chủ
nghĩa Mác đã trở thành thế giới quan hoàn chỉnh của giai cấp công nhân. 
V. Lênin nhấn mạnh rằng: Chủ nghĩa xã họi khoa học “chỉ có thể trở
nên sức mạnh, khi nó trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trị của giai 
cấp công nhân. Chỉ trong điều kiện này, lý luận cách mạng mới trở nên sức 
mạnh cải tạo, mới được quán triệt vào đời sống, mới được phát triển sáng tạo 
và phong phú, trên cơ sở kinh nghiệm đấu tranh mới của giai cấp công nhân 
và đảng của nó. 
 Nếu như chủ nghĩa xã hội khoa học đã được xuất hiện bên ngoài cuộc đấu 
tranh tự phát của công nhân, thì đối với giai cấp công nhân, quá trình lĩnh hội 
tư tưởng xã hội chủ nghĩa không phải là một quá trình được diễn ra một cách 
tự phát, ngẫu nhiên, mà đó là công việc của đảng mác xít. V. Lênin đã từng 
đặt vấn đề: Như vậy thì công nhân có tham gia vào việc vun xới cho tư tưởng 
xã hội chủ nghĩa không? Tất nhiên là có, nhưng họ tham gia vào công việc 
xây dựng lý luận, không với danh nghĩa là những người công nhân mà với 
danh nghĩa là các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội cách mạng. Phong trào 
công nhân tự phát không có và không thể có ý thức giác ngộ và chủ nghĩa xã 
hội khoa học. Cũng vì vậy, phong trào tự phát của công nhân không thể kiến 
lập nên học thuyết xã hội chủ nghĩa khoa học. 
 “Lịch sử các nước đã chứng minh rằng: chỉ dựa vào sức của bản thân mình, 
giai cấp công nhân chỉ có khả năng đạt tới ý thức nghiệp đoàn, tức là, giác 
ngộ về sự cần thiết phải hợp nhau lại thành nghiệp đoàn, để đấu tranh chống 
lại bọn chủ, đòi Nhà nước ban hành luật lệ này khác cần yếu cho công nhân 
mà thôi. Cuộc đấu tranh của công nhân với ý thức giác ngộ nghiệp đoàn 
(phường hội) không đề cập tới các vấn đề quyền lợi giai cấp giữa công nhân 
và tư sản, không bàn đến việc làm cách mạng lật đổ chế độ tư bản, thiết lập 
nên chuyên chính của vô sản. Phong trào tự phát của công nhân không vượt 
ra khỏi giới hạn của cuộc đấu tranh kinh tế nhằm cải thiện điều kiện bán sức 
lao động của công nhân, không đụng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. 
Cuộc đấu tranh tự phát của công nhân, vì vậy, còn có tính chất hẹp hòi, và 
thường thường vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản một cách không tự
giác. V. Lênin viết rằng, phong trào tự phát của công nhân, “thường dẫn đến 
sự thống trị của ý thứ hệ tư sản với lý do đơn giản 
là vì ý thức hệ tư sản già đời hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, vì ý thức hệ tư
sản đã được phát triển và xây dựng toàn diện hơn, vì nó lại có nhiều phương 
tiện để truyền bá rộng rãi. Sau khi chủ nghĩa Mác ra đời, dưới chế độ tư bản 
chủ nghĩa, tồn tại hai ý thức hệ: ý thức hệ tư sản và ý thức hệ xã hội chủ
nghĩa. “Nếu như bản thân phong trào công nhân không thể nảy nở ý thức hệ
độc lập, thì vấn đề được đặt ra là : hoặc ý thức hệ tư sản, hoặc ý thức hệ xã 
hội chủ nghĩa. Ý thức hệ trung gian không có vì trong xã hội phân chia thành 
các giai cấp đối lập, nhân loại không hề tạo nên ý thức hệ “thứ ba”, không 
thể có ý thức hệ ngoài giai cấp hoặc siêu giai cấp. Cho nên mọi sự coi nhẹ ý 
thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ làm tăng cường thêm ý thức hệ tư sản. Sức 
mạnh chủ yếu của phong trào công nhân và của đảng mác xít là sự giác ngộ
của quần chúng công nhân. “Nhiệm vụ chúng ta, của những người xã hội, 
dân chúng phải đấu tranh chống tính tự phát, lôi kéo phong trào công nhân ra 
khỏi xu hướng tự phát của chủ nghĩa nghiệp đoàn dưới ảnh hưởng của giai 
cấp tư sản, thu hút họ vào ảnh hưởng của tư tưởng xã hội, dân chủ cách 
mạng. Vì chủ nghĩa xã hội khoa học đại diện cho lợi ích cơ bản của giai cấp 
công nhân, cho nên khi được giải thích tường tận, công nhân sẽ dễ dàng lĩnh 
hội học thuyết cách mạng đó. Tuy nhiên, mặc dù giai cấp công nhân tự phát 
hướng về chủ nghĩa xã hội, ý thức xã hội chủ nghĩa vẫn không thể được tự
phát xuất hiện và tự phát trở thành ý thức hệ của giai cấp công nhân. Vì thế, 
V.Lênin đã dạy rằng: Nhiệm vụ quan trọng của đảng cộng sản là “phải tích
cực giáo dục chính trị cho giai cấp công nhân, là phải tăng cường giác ngộ
chính trị cho giai cấp công nhân”. Đảng cộng sản, bộ phận tiên phong của 
giai cấp, nhờ được vũ trang bởi học thuyết mác-xít mới có thể đem ý thức 
giác ngộ xã hội chủ nghĩa đến cho phong trào công nhân, mới là kẻ đại diện 
cho những quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân. Kết luận này đã được 
V.Lênin chỉ rõ trong hai luận điểm 
mật thiết liên hệ với nhau: “Không có lý luận cách mạng, không thể có 
phong trào cách mạng” và từ đó “chỉ có đảng được vũ trang bằng lý luận 
tiên phong mới đóng được vai trò là người chiến sĩ tiên phong”. 
3. Căn cứ thứ ba: Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết 
hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân. 
 Sự kết hợp này dẫn đến tổ chức và hoạt động của đội tiên phong vô 
sản, bộ tham mưu của giai cấp vô sản là đảng cộng sản. Sự kết hợp giữa lý 
luận cách mạng khoa học và phong trào công nhân, trước hết là một quá 
trình tất yếu của việc thành lập đảng. Đó là thời kỳ lịch sử, trong đó từ giai 
cấp công nhân, đã xuất hiện đội tiên phong của mình; những phần tử tiên 
tiến này tập hợp thành tổ chức chính trị, thành đảng cộng sản. V. Lênin đã 
chỉ ra rằng, việc thành lập đảng cộng sản - quá trình kết hợp chủ nghĩa xã 
hội khoa học với phong trào công nhân. Nhưng con đường kết hợp này lại 
phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. V.Lênin viết: “Trong 
tất cả các nước, đã có thời kỳ phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội tồn 
tại biệt lập với nhau, mỗi bên đi theo con đường riêng biệt của mình và trong 
tất cả nước, sự biệt lập ấy đã làm yếu cả chủ nghĩa xã hội lẫn phong trào 
công nhân. Trong tất cả nước, chỉ có sự kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong 
trào công nhân đem lại cơ sở vững vàng cho cả hai bên. Nhưng ở mỗi nước, 
sự kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân đã được diễn ra với 
tính chất lịch sử, theo con đường riêng biệt, phụ thuộc vào những điều kiện 
địa phương và thời gian”. 
 Cống hiến lớn lao của Mác và Ăng-ghen, chính là “đã giáo dục cho giai cấp 
công nhân tự hiểu rõ mình và có ý thức tự giác gia cấp, đã đặt cơ sở khoa học 
vào nơi mơ ước của công nhân”. Chính Mác và Ănghen đã sáng 
lập ra học thuyết cách mạng khoa học, nêu lên tính cần thiết của sự kết hợp 
giã chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân, và đặt nhiệm vụ cho các chiến 
sĩ xã hội phải tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp vô sản. 
Đảng cộng sản là đội tiên phong có ý thức và có tổ chức của giai cấp 
công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. 
 “Tổ chức không có tư tưởng - đó là điều vô nghĩa, trên thực tế là biến giai 
cấp công nhân thành những tên tay sai đáng thương hại của chính quyền tư
sản”. Đảng mạnh, trước hết không phải là vì số lượng của Đảng, vì sự thống 
nhất các quan điểm về tư tưởng, cương lĩnh, sách lược và tổ chức của Đảng. 
 Trong đề cương báo cáo tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ hai (1920), 
V.Lênin đã nêu rõ đặc điểm của đảng cộng sản như sau: “Nếu đảng thật sự là 
đội quân tiên phong của giai cấp cách mạng, nếu đảng tập hợp được những 
phần tử ưu tú của giai cấp , nếu đảng bao gồm những chiến sĩ cộng sản có 
đầy đủ giác ngộ và lòng trung thành, được học tập và rèn luyện bởi kinh 
nghiệm của cuộc đấu tranh cách mạng ngoan cường, nếu đảng biết củng cố
không ngừng mối liên hệ với đời sống toàn thể của giai cấp, và thông qua gi-
ai cấp, củng cố mối liên hệ với quảng đại quần chúng bị áp bức và tranh thủ
được lòng tin cậy hoàn toàn của giai cấp và quần chúng đó, một đảng như
vậy sẽ có khả năng lãnh đạo giai cấp vô sản trong cuộc chiến đấu cuối cùng, 
kiên quyết, không khoan nhượng chống lại tất cả lực lượng của chủ nghĩa tư
bản”. Những luận điểm cơ bản của học thuyết Lênin về đảng cộng sản là: 
 - Đảng là đội tiên phong có ý thức, là lãnh tụ chính trị của giai cấp 
công nhân. 
 - Đảng là bộ phận có tổ chức của giai cấp, đảng không chỉ là liên minh của 
những người cùng một chí hướng, đảng còn là liên minh của những người 
bạn chiến đấu, cùng hành động thống nhất, dựa trên cơ sở tư tưởng chung, 
trên cơ sở cương lĩnh, sách lược và tổ chức chung. 
 - Đảng là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp vô sản, có nhiệm vụ
lãnh đạo các tổ chức khác, tập hợp hành động của các tổ chức này hướng về
mục đích chung. 
 - Đảng là kết tinh của mối liên hệ giữa đội tiên phong của giai cấp 
công nhân với hàng triệu quần chúng công nhân. 
 - Đảng được xây dựng và hoạt động trên cơ sở tập trung dân chủ; 
nguyên tắc tập thể là nguyên tắc tối cao trong lãnh đạo của Đảng. 
 - Đảng là khối thống nhất, ý chí và hành động, không dung thứ sự tồn 
tại của các nhóm, phái. Đảng có kỷ luạt thống nhất, áp dụng cho toàn thể
đảng viên. Phê bình và tự phê bình là quy luật phát triển của Đảng. 
 Nhờ được kết hợp với phong trào công nhân, học thuyết mác - xít đã có cơ
sở để gắn liền với thực tiễn, để phát triển không ngừng, và trở nên vũ khí tư
tưởng của phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh giành giải phóng. 
 Bản thân phong trào công nhân, được chỉ đạo bởi tư tưởng xã hội chủ nghĩa 
khoa học cũng đổi thay về chất. Phong trào công nhân vượt ra khỏi giới hạn 
của chủ nghĩa nghiệp đoàn. Nhờ được kết hợp với chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu 
tranh giai cấp của công nhân đã thật sự mang tính chất chính trị. 
Theo V.Lênin, cuộc đấu tranh của công nhân trở nên đấu tranh giai 
cấp thật sự, khi nào cuộc đấu tranh ấy được học thuyết mác - xít soi sáng. 
Cuộc đấu tranh tự phát của công nhân chống các nhà tư sản chỉ mới là những 
mầm mống của đấu tranh giai cấp. Khi nào người công nhân nhận thức được 
rằng các nhà tư sản riêng lẻ chính là đại diện của toàn thể giai cấp tư sản, và 
khi mỗi người công nhân tham gia đấu tranh đều tự giác nhận rõ vai trò của 
mình thì lúc đó mới là đấu tranh giai cấp thật sự. Lúc đó, đấu tranh giai cấp 
trở thành đấu tranh chính trị, và tất yếu sẽ dẫn đến thắng lợi của chuyên 
chính vô sản. Vì vậy, thực chất của đảng, theo V.Lênin là tổ chức cuộc đấu 
tranh giai cấp của vô sản nhằm mục đích giành lấy chính quyền, chuyển mọi 
phương tiện sản xuất vào tay toàn thể xã hội, thay thế nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa bằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 
 Từ những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời của đảng cộng 
sản có thể rút ra được những kết luận thực tiễn gì có liên quan đến công tác 
xây dựng đảng? 
1- Công tác xây dựng đảng không thể thoát ly nhiệm vụ đấu tranh 
cách mạng vì sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và quần chúng lao 
động. Chính vì đảng được ra đời trên cơ sở đấu tranh cách mạng của quần 
chúng và nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng quần chúng, đảng không 
thể không mật thiết liên hệ với quần chúng, đặc biệt là công nông, không thể
không thông qua cuộc đấu tranh cách mạng thực tiễn của quần chúng, để
tuyển lựa những phần tử ưu tú, bổ sung và mở rộng đội ngũ của mình. Xa rời 
và từ bỏ những mục tiêu phấn đấu của quần chúng, thoát ly quần chúng, đảng 
sẽ không còn là một tổ chức cách mạng chân chính, và sẽ biến thành những 
nhóm, phái, hoặc một câu lạc bộ, đứng ngoài cuộc đấu tranh của quần chúng 
vì sự nghiệp giải phóng. 
 2- Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng của đảng, là linh hồn của 
đảng. Xây dựng đảng về mặt tư tưởng, trước hết là lĩnh hội tinh thần cách 
mạng của học thuyết Mác -Lênin, vận dụng lập trường, quan điểm và 
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng trong 
nước, không ngừng đấu tranh chống mọi trào lưu cơ hội chủ nghĩa để giữ 
vững đường lối cách mạng của đảng. Đồng thời, quá trình xây dựng đảng 
cũng là quá trình giáo dục chính trị và tư tưởng thường xuyên trong đảng, 
quá trình nâng cao giác ngộ của cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa xã hội khoa 
học, quá trình khắc phục mọi biểu hiện không vô sản ở trong đảng, nhằm 
bảo đảm sự nhất trí về tư tưởng và hành động của đảng, không ngừng nâng 
cao sức chiến đấu của đảng. Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin 
làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng - đó là nhiệm vụ hàng đầu 
trong quá trình xây dựng đảng vô sản cách mạng kiểu mới. 

File đính kèm:

  • pdfdang_cong_san_la_san_pham_cua_su_ket_hop_giua_chu_nghia_xa_h.pdf