Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của trường đại học Tài chính – Marketing

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá chất lượng đào tạo đại học dưới góc nhìn của người sử dụng lao động:

Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của Đại học Tài chính – Marketing. Dựa trên khung lý

thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman, Zeitham và Berry (1985, 1988, 1991), lý

thuyết “kỳ vọng - chất lượng” của Oliver (1980, 1988) và kế thừa các nghiên cứu ở trong và ngoài

nước để xây dựng nên bộ tiêu chí (thang đo). Phương pháp tiếp cận hỗn hợp, kết hợp giữa phỏng

vấn chuyên sâu với 18 chuyên gia và nghiên cứu định lượng diện hẹp với 35 doanh nghiệp, nghiên

cứu chính thức với 252 doanh nghiệp đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã rút ra bộ tiêu chí

đánh giá chất lượng sinh viên marketing tốt nghiệp gồm 4 nhóm nhân tố, tất cả các tiêu chí và tổng

thể các kỹ năng đều chưa đạt được kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong đó “năng lực cá thể” có mức

độ đáp ứng mong đợi cao nhất, trong khi “năng lực xã hội” có mức đáp ứng mong đợi thấp nhất.

“Năng lực chuyên môn nghề nghiệp” đáp ứng trung bình so với mức mong đợi của doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đã đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương

pháp đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng cử nhân Marketing.

pdf 16 trang yennguyen 5560
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của trường đại học Tài chính – Marketing", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của trường đại học Tài chính – Marketing

Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của trường đại học Tài chính – Marketing
39
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP 
DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: 
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH MARKETING 
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
EMPLOYERS’ ASSESSMENT ON QUALITY OF GRADUATE 
STUDENTS: STUDY OF GRADUATES IN MARKETING OF 
UNIVERSITY OF FINANCIAL – MARKETING
Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Ngọc Bích Trâm1
Ngày nhận bài: 08/01/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/02/2019 Ngày đăng: 05/6/2019
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá chất lượng đào tạo đại học dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: 
Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của Đại học Tài chính – Marketing. Dựa trên khung lý 
thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman, Zeitham và Berry (1985, 1988, 1991), lý 
thuyết “kỳ vọng - chất lượng” của Oliver (1980, 1988) và kế thừa các nghiên cứu ở trong và ngoài 
nước để xây dựng nên bộ tiêu chí (thang đo). Phương pháp tiếp cận hỗn hợp, kết hợp giữa phỏng 
vấn chuyên sâu với 18 chuyên gia và nghiên cứu định lượng diện hẹp với 35 doanh nghiệp, nghiên 
cứu chính thức với 252 doanh nghiệp đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã rút ra bộ tiêu chí 
đánh giá chất lượng sinh viên marketing tốt nghiệp gồm 4 nhóm nhân tố, tất cả các tiêu chí và tổng 
thể các kỹ năng đều chưa đạt được kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong đó “năng lực cá thể” có mức 
độ đáp ứng mong đợi cao nhất, trong khi “năng lực xã hội” có mức đáp ứng mong đợi thấp nhất. 
“Năng lực chuyên môn nghề nghiệp” đáp ứng trung bình so với mức mong đợi của doanh nghiệp. 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đã đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương 
pháp đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng cử nhân Marketing.
Từ khóa: Sinh viên tốt nghiệp, đánh giá chất lượng đào tạo, ngành marketing.
Mã JEL (JEL Classification Code): M16, M30, M31.
Abstract 
This study evaluates the quality of higher education in the perspective of employers: A case study 
of the marketing curriculum in the University of Finance - Marketing. Based on a Servqual model 
of Parasuraman, Zeitham and Berry (1985, 1988, 1991), and the theory of “expectation - confirm” 
of Oliver (1980, 1988) and inheriting the researches to build a set of criteria (measurement items). 
Both qualitative and quantitative methodologies were utilized in this study. Qualitative research was 
first carried out with in-depth interview, conducted to derive measurement items for the interested 
factor. Quantitative research used cross-sectional field design by pilot study and official study. 
The model was tested and developed using data collected by questionnaires, from a sample of 252 
__________________________________________
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing
40
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
mức độ hài lòng của họ. Theo Nguyễn Hoàng 
Lan và Nguyễn Minh Hiển (2015), chất lượng 
sinh viên tốt nghiệp thể hiện qua các kiến thức, 
kỹ năng phản ánh bằng năng lực. Như vậy, đánh 
giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp cần phải xây 
dựng được các tiêu chí phù hợp, vừa phản ánh 
được đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng lao 
động, vừa có thể đánh giá, đo lường được một 
cách rõ ràng, cụ thể. Sau đó, cần tiến hành khảo 
sát đối với các nhóm đối tượng khác nhau để 
từ đó rút ra các kết luận mang tính khái quát về 
chất lượng đào tạo dưới góc nhìn của người sử 
dụng lao động. 
Mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) Xác 
định bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sinh viên 
tốt nghiệp ngành marketing dưới góc nhìn của 
người sử dụng lao động. (2) Xác định mức độ 
đáp ứng của cử nhân marketing về kiến thức, 
kỹ năng và phẩm chất so với mong đợi người 
sử dụng lao động. (3) Đề xuất hàm ý quản trị 
và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tân cử 
nhân marketing, đáp ứng yêu cầu của người sử 
dụng lao động. Thông qua nghiên cứu sẽ làm 
sáng tỏ các vấn đề là năng lực của sinh viên 
tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của người 
sử dụng lao động đến mức nào? Những mặt 
nào còn thiếu hoặc còn yếu và mức độ thiếu 
ra sao? Làm thế nào để khắc phục được những 
mặt yếu đó? 
1. Giới thiệu nghiên cứu
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp (tân cử 
nhân) là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt 
trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay chất 
lượng sinh viên tốt nghiệp được các trường đại 
học đặt lên hàng đầu. Ở Việt Nam, tình trạng 
sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp còn khá 
cao. Theo Anh Xuân (2018) Quý 2 – 2018 có 
gần 127.000 cử nhân thất nghiệp. Lý do dẫn đến 
tình trạng tốt nghiệp đại học mà thất nghiệp là 
chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng 
được yêu cầu của thị trường lao động. Kết quả 
nghiên cứu của ngân hàng thế giới chỉ ra rằng 
chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn 
chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao 
động, nhiều kiến thức và kỹ năng mà thị trường 
đặt ra vẫn chưa được thỏa mãn (The World 
bank, 2012). 
Các trường đại học thường đánh giá chất 
lượng đào tạo dựa trên ba yếu tố là đánh giá đầu 
vào, đánh giá quá trình và đánh giá đầu ra. Góc 
độ này chính là đánh giá chất lượng đào tạo từ 
phía “cung”. Ở góc độ người sử dụng lao động, 
họ chỉ quan tâm đến “đầu ra”, mà cụ thể là 
năng lực, trình độ và khả năng của sinh viên tốt 
nghiệp. Đối với họ, chất lượng chính là sự đáp 
ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này được thể 
hiện thông qua mức độ đáp ứng của sinh viên tốt 
nghiệp đối với yêu cầu của công việc cụ thể và 
firms (respondent)s, by both electronic and paper surveys with non-probability and convenience 
sampling techniques. The research results have drawn a set of criteria to evaluate the quality of 
marketing bachelors, including 4 factors, in which all the criteria and overall skills have not met the 
expectations of firms. In which “individual competency” has the highest level of expectation, while 
“social competency” has the lowest expected response level. “ Professional and career competence” 
meet the average of the expected level of firms. On the basis of analysis and evaluation, proposing 
solutions to innovate training contents, programs and methods... to further improve the quality of 
Bachelor of Marketing.
Key word: Graduated student, assessment at the programme level, marketing industry.
41
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
Các kỹ năng liên nhân cách. Có thể chia năng 
lực gồm 4 thành phần ứng với 4 trụ cột của 
Unesco: Năng lực chuyên môn (học để biết); 
Năng lực phương pháp (học để làm); Năng lực 
xã hội (học để chung sống) và Năng lực cá thể 
(học để tự thể hiện).
Nghiên cứu ở Anh được thực hiện bởi 
Murray và Robinson (2001) cho thấy người sử 
dụng lao động cần tân cử nhân có ba nhóm kỹ 
năng: Kỹ năng học thuật, Phát triển cá nhân và 
Kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp. Nghiên 
cứu của Chenicheri Sid. Nair và Mahsood Shah 
(2011) thực hiện ở Úc đã chỉ ra một khoảng 
trống đáng kể giữa nhiều thuộc tính được phát 
triển ở đại học so với kỳ vọng của ngành dựa 
trên 4 kỹ năng. Đó là kỹ năng chung và kiến 
thức, cá nhân, giao tiếp, trí tuệ. 
Nghiên cứu của Trương và Metzger (2007) 
đã chỉ ra rằng có 19 biến số thể hiện chất lượng 
sau đại học trong các chương trình thạc sỹ kinh 
doanh ở Việt Nam trong đó có: Phân tích phê 
bình, Kỹ năng giải quyết vấn đề và chất lượng 
công việc tổng thể là các chỉ số quan trọng nhất. 
Các tiêu chí: Sự sẵn lòng học hỏi; Sự nhiệt 
tình và Động cơ thúc đẩy được đánh giá còn 
khác nhau. Sue Erickson, Carmen Williams & 
Michel Braget (2011) với các cơ sở giáo dục 
đại học North Dakota chỉ ra rằng người sử dụng 
lao động đánh giá các tiêu chí liên quan đến 
phẩm chất thường được kỳ vọng của nhân viên 
là cao nhất và quan trọng đối với họ. Những 
phẩm chất này bao gồm: Độ tin cậy; Tính kỷ 
luật; Tính linh hoạt và Sự sẵn sàng để học hỏi. 
Các thang đo lường được tập hợp thành 4 nhóm: 
Kiến thức và hiểu biết; Kỹ năng chuyên môn; 
Kỹ năng tổng quát và chất lượng. 
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lan và 
Nguyễn Minh Hiển (2015) đã xác định 22 tiêu 
chí về kiến thức, kỹ năng được trích vào 3 nhóm 
2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Đầu ra của một trường đại học là sinh viên 
tốt nghiệp, chất lượng sinh viên tốt nghiệp thể 
hiện bằng năng lực. Theo Trần Khánh Đức 
(2012), năng lực gồm năng lực chung và năng 
lực thành phần. Năng lực chung là những năng 
lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng 
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc 
sống và lao động nghề nghiệp như năng lực 
nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực ngôn ngữ 
và tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực vận 
động, Năng lực cũng có thể phân loại thành 
năng lực thành phần như năng lực xã hội, năng 
lực cá nhân, năng lực phương pháp và năng lực 
nghề nghiệp (Trần Khánh Đức, 2012). Theo 
Weinert (2001), năng lực gồm ba yếu tố cấu 
thành là khả năng, kĩ năng và thái độ. Glenn 
& Mary (2015) cho rằng mô hình nhân cách 
của người lao động được xây dựng dựa trên 
năng lực bao gồm 3 thành tố cơ bản là: Kiến 
thức; Kỹ năng và Phẩm chất/Thái độ. Tremblay 
Denyse (2002) cho rằng năng lực là khả năng 
hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc 
sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối 
mặt với các tình huống trong cuộc sống. 
Hệ thống đào tạo và sử dụng lao động 
Australia đưa ra 7 năng lực then chốt của năng 
lực nghề nghiệp, gồm: (1) Năng lực thu thập, 
phân tích và tổ chức thông tin; (2) Năng lực 
truyền bá tư tưởng và thông tin; (3) Năng lực kế 
hoạch và tổ chức các hoạt động; (4) Năng lực 
làm việc với người khác và đồng nghiệp; (5) 
Năng lực sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật 
toán học; (6) Năng lực giải quyết vấn đề; (7) 
Năng lực sử dụng công nghệ. Viện công nghệ 
Massachusetts (MIT) đưa ra mô hình đào tạo 
theo cách tiếp cận Ý tưởng – Thiết kế - Triển 
khai – Vận hành (CDIO) bao gồm: (1) Kiến 
thức và kỹ năng nền tảng; (2) Kỹ năng chuyên 
môn nghề nghiệp và các phẩm chất cá nhân; (3) 
42
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
về việc cung cấp dịch vụ nhất định. E là kỳ 
vọng của khách hàng về việc cung cấp dịch vụ. 
Mô hình “Kỳ vọng - Xác nhận” cũng đã 
được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam dùng đánh 
giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp như Nguyễn 
Hoàng Lan và Nguyễn Minh Hiển (2015) với 
đề tài “Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp 
các ngành kỹ thuật”. Sái Công Hồng với đề tài 
nghiên cứu “Chất lượng sinh viên tốt nghiệp 
của Đại học Quốc gia Hà Nội dưới góc nhìn 
của người sử dụng lao động”. 
Nghiên cứu này sử dụng mô hình Kỳ vọng – 
Xác nhận của Oliver làm cơ sở để xác định chất 
lượng tân cử nhân marketing. So sánh mức độ 
cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng tân 
cử nhân so với chính mong đợi của họ sẽ cho 
biết đã đáp ứng đủ hay còn thiếu hụt kỹ năng cụ 
thể nào, với mức độ bao nhiêu, từ đó sẽ là cơ sở 
để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
nhân tố: Kỹ năng kỹ thuật; Kỹ năng nhận thức; 
Kỹ năng xã hội và hành vi thể hiện chất lượng 
sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật. 
Nghiên cứu này sử dụng khái niệm năng lực 
thành phần theo khung năng lực của Unesco và 
các tiêu chí (thang đo) tham khảo của các tác giả 
ở trong và ngoài nước để đánh giá chất lượng 
sinh viên ngành marketing tốt nghiệp (Bảng 1).
Để đánh giá chất lượng sản phẩm dịch 
vụ, kể cả chất lượng đào tạo, các nhà nghiên 
cứu thường dùng mô hình chất lượng dịch vụ 
(Servqual) của Parasuraman, Zeithaml và Berry 
(1985, 1988, 1991) để đo khoảng cách giữa 
mong đợi và đáp ứng và đề xuất các nguyên 
nhân có thể gây ra vấn đề về chất lượng dịch vụ. 
Oliver (1980) đề xuất mô hình “Kỳ vọng - Xác 
nhận” được khái niệm hóa như một phương 
trình đơn giản: Q = P – E. Trong đó Q là chất 
lượng dịch vụ. P là nhận thức của khách hàng 
Bảng 1. Các tiêu chí (thang đo) dùng trong nghiên cứu
TT Tiêu chí Nguồn tham khảo
Năng lực chuyên môn 
(kiến thức cơ bản, ngành, chuyên ngành)
Chenicheri Sid. Nair 
và Mahsood Shah. 
(2011); Trương, Q.D. 
and Metzger, C. (2007); 
Sue Erickson, Carmen 
Williams & Michel 
Braget. (2011); Nguyễn 
Hoàng Lan và nguyễn 
Minh Hiển (2015). 
1 Năng lực ứng dụng kiến thức cơ bản và liên ngành
2 Kiến thức ngành 
3 Kiến thức chuyên ngành 
4 Kiến thức về môi trường kinh doanh và marketing
5 Năng lực tư duy logic
6 Năng lực hoạch định
7 Năng lực tổ chức, điều hành
8 Năng lực phân tích, đánh giá, phê phán
9 Năng lực ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế
Năng lực phương pháp (Kỹ năng nghề nghiệp)
Murray, S and Robinson, 
H. (2001). 
Nguyễn Hoàng Lan, 
Nguyễn Minh Hiển. 
(2015). 
10 Kỹ năng quản lý thời gian
11 Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
12 Kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết
13 Kỹ năng đàm phán
14 Khả năng chịu áp lực công việc, nghề nghiệp
15 Khả năng ra quyết định
16 Năng lực lãnh đạo
43
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
(rất quan trọng/rất tốt). Chỉ số chất lượng (q) áp 
dụng theo mô hình “kỳ vọng và chất lượng” của 
Oliver (1980, 1988) theo công thức q
i
 = p
i
 – e
i
, 
trong đó pi là cảm nhận thực tế về tiêu chí i; ei 
là kỳ vọng về tiêu chí i. Chỉ số chất lượng tổng 
thể Q được tính theo công thức: Q = (tổng q
i
)/n. 
Trong đó n là các tiêu chí. i = 1 đến n. Vì các 
thang đo (tiêu chí) có tầm quan trọng khác nhau 
nên chỉ số chất lượng có trọng số được tính theo 
công thức: q*
i
 = (p
i
 – e
i
) x w
i
. Trong đó wi là 
trọng số của thang đo i. Q* = (tổng q
i
 x w
i
)/n. 
Chỉ số đáp ứng mong đợi R (respond) được tính 
theo công thức: R (%) = Q*/E x 100%. Trong đó 
Q* là chất lượng tổng thể có trọng số. E là chất 
lượng mong đợi của doanh nghiệp.
Quần thể, mẫu và phương pháp lấy mẫu: 
Tính đến cuối năm 2017, đã có 2 khóa 12D và 
13D đào tạo theo học chế tín chỉ tốt nghiệp đủ 
6 tháng trở lên với 515 sinh viên tốt nghiệp. Số 
sinh viên tốt nghiệp đi du học và kinh doanh cho 
gia đình hay tự kinh doanh là 43, doanh nghiệp 
có sử dụng sinh viên marketing tốt nghiệp khóa 
12D và 13D là 422. Số mẫu cần thu thập áp 
dụng công thức: 
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên 
cứu kết hợp giữa định tính và định lượng. 
Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn 
chuyên sâu với 18 chuyên gia nhằm xây dựng 
bộ tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng sinh 
viên tốt nghiệp. Đánh giá độ tin cậy (Face/
content validation) của thang đo dựa vào chỉ 
số CRV theo Lawshe (1975). Nghiên cứu định 
lượng diện hẹp (pilot study) được thực hiện 
thông qua khảo sát cắt ngang với 35 đại diện 
doanh nghiệp có sử dụng tân cử nhân marketing 
để đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông 
qua hệ số Cronbach’s Alpha (theo Robert Hogg, 
Tanis & Zimmermam, 2014 thì số mẫu > 30 là 
lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và phân phối 
t và theo Isaac và Michael, 1995 thì số mẫu 
cho nghiên cứu diện hẹp từ 10 đến 30). Nghiên 
cứu định lượng chính thức bằng khảo sát cắt 
ngang với 252 đại diện doanh nghiệp có sử 
dụng tân cử nhân marketing. Thang đo Likert 5 
điểm được sử dụng để người sử dụng cho điểm 
đánh giá của mình vào bảng khảo sát trên cả 
2 phương diện kỳ vọng và cảm nhận thực tế. 
Mức từ 1 (rất không quan trọng/rất yếu) đến 5 
Năng lực xã hội (Năng lực tự trị, hợp tác, thích ứng) Sue Erickson, ... ên ngành marketing -8,04
KTMTKD Kiến thức về môi trường kinh doanh -3,74
TCDH Năng lực tổ chức điều hành -8,79
KNQLTG Kỹ năng quản lý thời gian -5,71
PTDG Kỹ năng phân tích đánh giá -11,00
KTN Kiến thức ngành marketing -8,09
KNUDCNTT Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin -3,79
NLRQD Năng lực ra quyết định -4,31
KNDP Kỹ năng đàm phán -9,03
NLQLCV Năng lực quản lý công việc -5,24
50
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
Ký hiệu Tên thang đo Chỉ số đáp ứng R (%)
Năng lực cá nhân -2,52
KNTN Khả năng thích nghi -2,69
KNKSBT Khả năng kiểm soát bản thân -1,40
NLST Năng lực sáng tạo -3,47
Năng lực xã hội -26,47
TDTC Thái độ tích cực -24,13
NLCTN Năng lực chịu trách nhiệm -21,00
KNGT Khả năng giao tiếp -19,97
DTC Độ tin cậy -21,19
KNLVN Kỹ năng làm việc nhóm -19,42
DDNN Năng lực đạo đức nghề nghiệp -20,64
Năng lực học hỏi suối đời -16,25
KNTT Kỹ năng thuyết trình -12,54
NLHH Năng lực học hỏi -19,95
Tỷ lệ đáp ứng tổng thể các kỹ năng -10,60
Năng lực học hỏi 
Kỹ năng thuyết trình
Năng lực đạo đức nghề nghiệp 
Kỹ năng làm việc nhóm 
Độ tin cậy 
Khả năng giao tiếp 
Năng lực chịu trách nhiệm 
Thái độ tích cực 
Năng lực sáng tạo 
Khả năng kiểm soát bản thân
Khả năng thích nghi
Năng lực quản lý công việc 
Kỹ năng đàm phán
Năng lực ra quyết định 
Kỹ năng ứng dụng CN thông tin 
Kiến thức ngành marketing 
Kỹ năng phân tích đánh giá
Kỹ năng quản lý thời gian
Năng lực tổ chức điều hành 
Kiến thức về môi trường kinh doanh 
Kiến thức chuyên ngành marketing 
Kiến thức cơ bản và liên ngành 
Năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tế -6.56 
-3.15 
-8.04 
-3.74 
-8.79 
-5.71 
-11 
-8.09 
-3.79 
-4.31 
-9.03 
-5.24 
-2.69 
-1.4 
-3.47 -24.13 
-21 
-19.97 
-21.19 
-19.42 
-20.64 
-12.54 
-19.95 
Hình 2. Đồ thị mức độ đáp ứng của tân cử nhân Marketing
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm
Kỹ thuật được sử dụng để phân tích phương 
sai và kiểm định sự khác biệt là phân tích 
phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có duy nhất 
“năng lực ứng dụng kiến thức chuyên ngành 
vào thực tế” (NLUD) là có sự khác biệt giữa 
3 nhóm theo tuổi của doanh nghiệp, còn các 
51
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
doanh nghiệp đánh giá không có sự khác biệt 
giữa sinh viên tốt nghiệp khóa 12D và 13D. Kết 
quả này thể hiện chất lượng đào tạo của nhà 
trường khá đồng đều giữa các khóa.
5. Kết luận, hàm ý quản trị và kiến nghị
5.1. Kết luận
Bộ tiêu chí (thang đo) đánh giá chất lượng 
sinh viên tốt nghiệp ngành marketing dưới góc 
nhìn của người sử dụng lao động ban đầu gồm 
30 thang đo, thông qua nghiên cứu định tính và 
định lượng để kiểm định độ tin cậy, giá trị hội 
tụ, giá trị phân biệt còn 23 thang đo đạt yêu cầu, 
thuộc 4 nhóm nhân tố là “kiến thức và kỹ năng 
nghề nghiệp”; “năng lực cá thể”, “năng lực xã 
hội” và “năng lực học hỏi suốt đời”. Trong đó 
nhân tố “kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp” 
có 12 thang đo; Nhân tố “năng lực cá thể” có 
3 thang đo; Nhân tố “năng lực xã hội” gồm 6 
thang đo và nhân tố “năng lực học hỏi suốt đời” 
gồm 2 thang đo.
Các doanh nghiệp mong đợi cao nhất ở 
nhóm nhân tố “năng lực xã hội” với hầu hết các 
thang đo có mức mong đợi ở mức trên điểm 
4 và nhóm nhân tố “Năng lực chuyên môn 
nghề nghiệp” với các thang đo Năng lực quản 
lý công việc; Kiến thức ngành marketing; Kỹ 
năng quản lý thời gian được các doanh nghiệp 
mong đợi ở mức điểm trên 4. 
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành 
marketing của Trường đại học Tài chính – 
Marketing về năng lực chưa đáp ứng tuyệt đối 
được kỳ vọng của người sử dụng lao động ở tất 
cả các thang đo và chỉ số chất lượng của các 
thang đo đều thấp hơn mong đợi. Chất lượng 
tổng thể các kỹ năng chưa có trọng số còn thiếu 
hụt 39,5% và tổng thể các kỹ năng có trọng 
số còn thiếu hụt 42,7% so với mong đợi của 
doanh nghiệp. Mức độ đáp ứng tổng thể các kỹ 
thang đo khác không có sự khác biệt giữa các 
nhóm theo tuổi doanh nghiệp. Theo đó nhóm 
doanh nghiệp có tuổi 5 đến < 10 năm là đánh 
giá cao nhất NLUD, thấp thứ 2 là nhóm doanh 
nghiệp < 5 năm và thấp nhất là nhóm doanh 
nghiệp ≥ 10 năm.
Theo quy mô doanh nghiệp, kết quả kiểm 
định cho thấy hầu hết đều không có sự khác biệt 
giữa các nhóm về đánh giá chất lượng tân cử 
nhân marketing thông qua các thang đo, chỉ có 
đánh giá về khả năng làm việc nhóm (KNLVN) 
và đạo đức nghề nghiệp (DDNN) là có sự khác 
biệt. Theo đó nhóm doanh nghiệp vừa và nhóm 
doanh nghiệp lớn có đánh giá về khả năng làm 
việc nhóm của tân cử nhân marketing tốt hơn so 
với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Điều 
này cũng có thể là do chỉ những doanh nghiệp 
vừa và lớn mới có bộ phận marketing đông 
người, mới thể hiện tốt được khả năng làm việc 
nhóm và thể hiện được đạo đức nghề nghiệp.
Nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm tân 
cử nhân marketing khóa 12D và 13D cho thấy 
có 7 thang đo được doanh nghiệp đánh giá có 
sự khác biệt, còn 16 thang đo không có sự khác 
biệt. Các doanh nghiệp đánh giá có sự khác 
biệt về khả năng quản lý thời gian (KNQLTG); 
Năng lực quản lý công việc (NLQLCV); Khả 
năng thích nghi (KNTN); Khả năng kiểm 
soát bản thân (KNKSBT); Năng lực sáng tạo 
(NLST); Khả năng làm việc nhóm (KNLVN) 
và Năng lực học hỏi suốt đời (NLHH) là có sự 
khác nhau giữa sinh viên khóa 12D và 13D tốt 
nghiệp. Với mức điểm của các thang đo cho 
nhóm 12D cao hơn 13D đã thể hiện chất lượng 
khóa 12D cao hơn 13D. Kết quả này cũng hợp 
lý vì 7 thang đo này đều nằm ở nhân tố “năng 
lực cá nhân”; “năng lực xã hội” và “năng lực 
học hỏi suốt đời” nên cần phải trải nghiệm và 
tích lũy. Hầu hết các thang đo thuộc nhân tố 
“năng lực chuyên môn nghề nghiệp” được các 
52
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
cần tăng cường giảng dạy và kiểm tra đánh giá 
với các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội và thái độ 
của sinh viên. Cần bổ sung nội dung giảng dạy 
và thực hành cụ thể cũng như những tiêu chí để 
đánh giá về các kỹ năng này
Về năng lực học hỏi suốt đời: Nhóm nhân 
tố năng lực học hỏi suốt đời gồm 2 thang đo là 
năng lực học hỏi và khả năng thuyết trình, khả 
năng thể hiện bản thân là nhóm nhân tố được 
các doanh nghiệp mong đợi cao thứ 2, song 
cũng được các doanh nghiệp đánh giá là tân 
cử nhân marketing còn khoảng cách khá xa so 
với mong đợi với chỉ số đáp ứng R = -16,25%; 
chất lượng chưa có trọng số q = - 68,3% và chất 
lượng có trọng số q* = - 64,7%. Để làm được 
điều này, khoa marketing cần rà soát để điều 
chỉnh chương trình đào tạo và đề cương các học 
phần cũng như trong quá trình giảng dạy thời 
gian tới theo hướng tăng cường khả năng tự 
học, yêu cầu sinh viên tìm tòi, học hỏi và đánh 
giá chặt chẽ để sinh viên phát triển được các kỹ 
năng năng. 
Năng lực chuyên môn nghề nghiệp: Kiến 
thức và kỹ năng nghề nghiệp liên quan nhiều 
đến chương trình đào tạo và các học phần. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp sử 
dụng lao động đánh giá chất lượng cử nhân 
marketing đáp ứng về kiến thức và kỹ năng 
nghề nghiệp với tỷ lệ đáp ứng R = -6,45%; chỉ 
số chất lượng chưa có trọng số q = -18,6% và 
chỉ số chất lượng có trọng số q* = -25,3% ở 
mức khá hơn so với nhân tố năng lực xã hội và 
nhân tố năng lực học hỏi suốt đời. Để nâng cao 
chất lượng các nhân tố và thang đo này, khoa 
marketing cần tăng cường nâng cao chất lượng 
dạy và học các học phần thuộc kiến thức ngành 
và chuyên ngành, cần lưu ý tăng cường nâng 
cao khả năng phân tích, đánh giá, nâng cao khả 
năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng cho sinh viên 
năng R = -10,60. Mức độ đáp ứng của nhân tố 
“Năng lực cá nhân” là tốt nhất với R = -2,52, 
sau đó đến nhân tố “Năng lực chuyên môn nghề 
nghiệp” với R = -6,54; Nhân tố “Năng lực học 
hỏi suốt đời” R = - 16,25% và thấp nhất là nhân 
tố “Năng lực xã hội” có chỉ số đáp ứng thầp 
nhất với R = -26,47%.
Nhóm doanh nghiệp có tuổi từ 5 đến < 10 
năm đánh giá cao nhất năng lực ứng dụng kiến 
thức, kỹ năng vào thực tiễn, trong khi nhóm 
doanh nghiệp có tuổi đời ≥ 10 năm lại đánh 
giá thấp hơn. Các doanh nghiệp vừa và doanh 
nghiệp lớn có đánh giá về “khả năng làm việc 
nhóm” của tân cử nhân marketing tốt hơn so 
với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh 
nghiệp nhỏ. Tân cử nhân khóa 12D tốt hơn so 
với tân cử nhân khóa 13D ở 7 thang đo gồm 
Khả năng quản lý thời gian (KNQLTG); Năng 
lực quản lý công việc (NLQLCV); Khả năng 
thích nghi (KNTN); Khả năng kiểm soát bản 
thân (KNKSBT); Năng lực sáng tạo (NLST); 
Khả năng làm việc nhóm (KNLVN) và Năng 
lực học hỏi suốt đời (NLHH). 
Hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất 
lượng sinh viên tốt nghiệp ngành marketing
Về năng lực xã hội: Năng lực xã hội hay 
còn gọi là năng lực tự trị, hợp tác, thích ứng 
là nhóm năng lực mà người sử dụng lao động 
mong muốn cao nhất, song lại cảm nhận về chất 
lượng tân cử nhân marketing ở mức thấp nhất 
so với các nhóm nhân tố khác, do vậy cần phải 
tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng. Các 
thang đo ở nhóm này gồm: Thái độ tích cực, 
Năng lực chịu trách nhiệm; Khả năng giao tiếp; 
Độ tin cậy; Kỹ năng làm việc nhóm; Năng lực 
đạo đức nghề nghiệp. Ngoài học phần “Đạo 
đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trong 
marketing” đã được bổ sung vào chương trình 
đào tạo ngành marketing từ khóa 2015 trở đi, 
53
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị 
trường lao động.
Hai là nhà trường cần tăng cường các hoạt 
động hợp tác doanh nghiệp và địa phương, triển 
khai các hoạt động đem doanh nghiệp tới trường 
học thông qua việc mời doanh nhân tham gia 
giảng dạy, đến báo cáo chuyên đề, cho sinh viên 
tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp để 
sinh viên được học tập và giải quyết các tình 
huống thực tại doanh nghiệp, tổ chức. 
Ba là nhà trường cần tăng cường hoạt động 
của ban liên lạc cựu sinh viên, tăng cường sự 
gắn kết giữa cựu sinh viên và sinh viên, thông 
qua qua đó cựu sinh viên sẽ chia sẻ, truyền đạt 
và định hướng cho sinh viên những kiến thức và 
kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bốn là các hoạt động đoàn, hội, đội nhóm 
và các câu lạc bộ cần được tăng cường, hướng 
tới việc nâng cao trình độ, kỹ năng và năng lực 
cho sinh viên đáp ứng mong đợi của thị trường 
lao động.
Năm là tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt 
là các phòng thực hành, thư viện, chỗ sinh hoạt, 
tạo điều kiện cho các hoạt động rèn luyện kỹ 
năng, các buổi hội thảo, các cuộc thi học thuật 
cũng như các hoạt động đội nhóm ngoài giờ để 
phát triển kỹ năng và năng lực cho sinh viên.
thông qua tăng cường thời lượng thực hành, học 
hỏi từ thực tiễn. 
Năng lực cá thể: Năng lực cá thể thể hiện 
ở các thang đo: Khả năng thích nghi; Khả năng 
kiểm soát bản thân và Năng lực sáng tạo là 
nhóm nhân tố được các doanh nghiệp đánh giá 
là khá nhất trong số các nhân tố thể hiện chất 
lượng cử nhân marketing với tỷ lệ đáp ứng R 
= -2,55%; chỉ số chất lượng chưa có trọng số q 
= -11,2% và chỉ số chất lượng có trọng số q* = 
-9,9%. Nhóm năng lực này không phải thể hiện 
ở trong những học phần cụ thể mà đòi hỏi sinh 
viên tích lũy và phát triển bản thân qua tất cả 
các học phần. Khoa marketing cần tăng cường 
cho sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo thông 
qua việc rà soát điều chỉnh chương trình đào 
tạo và đề cương chi tiết các học phần. Các học 
phần cần tăng cường thời lượng cho sáng tạo, 
đổi mới, thích nghi, đổi mới phương pháp dạy, 
học và kiểm tra đánh giá để tăng cường tính 
sáng tạo và thích nghi cho sinh viên.
5.2. Kiến nghị với nhà trường
Một là nhà trường cần triển khai hoạt động 
rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo từ 
năm 2019 để bám sát hơn mục tiêu đào tạo 
theo hướng ứng dụng và nâng cao năng lực 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Trần Khánh Đức. (2012). Năng lực và năng lực nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục, 283(1-4), 23-26.
Thúy Hải. (2018). Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại TPHCM: Số lượng doanh nghiệp phát triển 
nhanh, hiệu quả thấp. Truy cập ngày 22/12/2018 từ [
te-nam-2017-tai-tphcm-so-luong-doanh-nghiep-phat-trien-nhanh-hieu-qua-thap-493952.html].
Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển. (2015). Đánh giá của người sử dụng lao động về chất 
lượng đào tạo đại học: Một nhóm nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật- công nghệ. Tạp chí 
Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 31(2), 1-14.
Anh Xuân. (2018). Quý II-2018: Gần 127 nghìn cử nhân thất nghiệp. Truy cập ngày 22/12/2018 
từ [
nghiep.html].
54
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
Tiếng Anh
Chenicheri Sid. Nair và Mahsood Shah. (2011). Employer satisfaction of university graduates: Key 
capabilities in early career graduate. Teaching and Learning Forum, 1-10.
Glenn M., Mary Jo Blahma. (2005). A competency – based model for developing human resource 
professionals.
Isaac, S., & Michael, W. B. (1995). Handbook in research and evaluation: A collection of principles, 
methods, and strategies useful in the planning, design, and evaluation of studies in education 
and the behavioral sciences (3rd ed.). San Diego, CA, US: EdITS Publishers, 101.
Lawshe. C. H. (1975). Aquantitative approach to content validity, Personnel psychology, 28(3), 
563-575.
Murray, S and Robinson, H. (2001). Graduates into sales-employer, student and university 
perspective, Education + Training, 43(4), 184-193. 
Oliver, R. L. (1980). A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction 
decisions, Journal of Marketing Research, 17(4), 460-469.
Oliver, R. L. & Sand W. S. DeSarbo. (1988). Response Determinants in Satisfaction Judgments. 
Journal of Consumer Research, 14(4), 495-507. 
Oliver, R.L., Balakrishnan, P.V. S. and Barry, B. (1994). Outcome Satisfaction in Negotiation: 
A Test of Expectancy Disconfirmation, Organizational Behavior and Human Decision 
Processes, 60(2), 252-275.
Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry. (1985). The Journal of Marketing, 49(4), 41-
50.
Parasuraman, A, Ziethaml, V. and Berry, L.L. (1988). SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for 
Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 62(1), 12-40. 
Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. (1991). “Refinement and Reassessment of the 
SERVQUAL scale, Journal of Retailing, 67(4), 57-67.
Robert V. Hogg., Elliot Tanis, & ale Zimmerman. (2014). Probability and Statistical Inference, 9th 
Edition, Pearson.
Sue Erickson, Carmen Williams & Michel Braget. (2011). 2010 UND Employer Satisfaction 
Survey, University of North Dakota.
The World bank. (2012). Putting higher education to work, skills and research for growth in East 
Asia. World Bank East Asia and Pacific Regional Report.
Tremblay Denyse. (2002). Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based aproach. 
Helping learners become autonomous, 89.
Trương, Q.D. and Metzger, C. (2007). Quality of business graduates in Vietnam institutions: 
multiple perspective, Journal of Management Developmen, 26(7), 629-643.
Weinert, F. E. (2001). Concept of Competence: A Conceptual Clarification. In D. S. Rychen, & 
L. H. Salganik (Eds.), Defining and Selecting Key Competencies (pp. 45-65). Seattle, WA: 
Hogrefe and Huber Publishers.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_sinh_vien_tot_nghiep_duoi_goc_nhin_cua_n.pdf