Đánh giá chiết tách tiểu cầu bằng máy Comtec tại Trung tâm truyền máu ‐ Bệnh viện Trung ương Huế
TÓM TẮT Mục tiêu: “Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu và các mối tương quan trong quá trình thu gom tiểu cầu bằng máy Comtec.” Đối tượng: 35 người hiến đạt tiêu chuẩn hiến tiểu cầu theo quy chế truyền máu 2007, phương pháp nghiên cứu: phương pháp chết tách tiểu cầu bằng máy Comtec. Kết quả: 100% đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự tương quan thuận giữa số lượng tiểu cầu người cho và số lượng tiểu cầu thu được. Có sự tương quan nghịch giữa tiểu cầu người cho và thời gian tách
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chiết tách tiểu cầu bằng máy Comtec tại Trung tâm truyền máu ‐ Bệnh viện Trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chiết tách tiểu cầu bằng máy Comtec tại Trung tâm truyền máu ‐ Bệnh viện Trung ương Huế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 86 ĐÁNH GIÁ CHIẾT TÁCH TIỂU CẦU BẰNG MÁY COMTEC TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN MÁU‐ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Phùng Thị Hoàng Yến*, Nguyễn Duy Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Hạnh*, Bùi Minh Đức*, Hồ Thành*, Lê Phước Quang*, Phan Thị Yến*, Mai Thị Kiều* TÓM TẮT Mục tiêu: “Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu và các mối tương quan trong quá trình thu gom tiểu cầu bằng máy Comtec.” Đối tượng: 35 người hiến đạt tiêu chuẩn hiến tiểu cầu theo quy chế truyền máu 2007, phương pháp nghiên cứu: phương pháp chết tách tiểu cầu bằng máy Comtec. Kết quả: 100% đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự tương quan thuận giữa số lượng tiểu cầu người cho và số lượng tiểu cầu thu được. Có sự tương quan nghịch giữa tiểu cầu người cho và thời gian tách. Từ khóa: chất lượng, sản xuất tiểu cầu, Comtec. ABSTRACT ASSESMENT OF PLATELET APHERESIS BY COMTEC IN BLOOD TRANSFUSION CENTRE‐ HUE CENTRAL HOSPITAL Phung Thi Hoang Yen, Nguyen Duy Thang, Nguyen Thi Hong Hanh, Bui Minh Duc, Ho Thanh, Le Phuoc Quang, Phan Thi Yen, Mai Thị Kiều * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 84 ‐ 90 Objectives: “Assesment of platelet concentrates and corelation of platelet apheresis by Comtec.” Objects and research method: 35 platelet donors were fully examined by the blood transfusion guidelines 2007. Research method: platelet apheresis by Comtec Results: 100% quality requirements under international quality achieved, there was a similar corelation between amounts of donated platelet concentrates and collected ones; a converse relation between donated platelet concentrates and apheresis time. Key words: Quality, platelet apheresis, Comtec. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền máu là một phương tiện điều trị hữu hiệu đã góp phần cứu sống hàng triệu bệnh nhân. Theo quan điểm truyền máu hiện đại, bệnh nhân thiếu thành phần gì truyền thành phần đó, không cần không truyền. Do đó việc sử dụng chế phẩm máu trong điều trị ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong những năm gần đây cùng với việc sử dụng chế phẩm máu ngày càng tăng tại Bệnh viện Trung Ương Huế, khối tiểu cầu cũng được sử dụng rộng rãi hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị và dự phòng cho những trường hợp giảm tiểu cầu ở nhóm bệnh lý cơ quan tạo máu, rối loạn đông máu, cũng như những trường hợp giảm tiểu cầu trong mổ tim hở....Việc điều chế khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động ưu việt hơn nhiều so với phương pháp điều chế thủ công từ máu toàn phần, như giảm thiểu bất lợi về mặt bất đồng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trên thế giới kỹ thuật điều chế khối tiểu cầu * Trung tâm Huyết học Truyền máu ‐ BVTW Huế Tác giả liên lạc: Phùng Thị Hoàng Yến, ĐT: 0979091246, Email: bshoangyen79@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 87 từ một người cho được phát triển mạnh ở Châu Âu, Châu Mỹ từ những năm 1980. Việc sử dụng khối tiểu cầu từ 1 người cho tại Mỹ 85%, Châu Âu 48%, Châu Á 25%, Nhật Bản 100%(11). Tại Việt Nam kỹ thuật điều chế khối tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động chủ yếu phát triển tại các trung tâm Truyền máu lớn ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và một số bệnh viện lớn khác như Viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân Đội 108... Để góp phần làm cơ sở cho việc tuyên truyền, xã hội hoá việc hiến khối tiểu cầu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên máy Comtec” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu 2. Các mối tương quan trong quá trình thu gom tiểu cầu bằng máy Comtec. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu ‐ Số mẫu nghiên cứu: 35 mẫu ‐ Đối tượng: người hiến tiểu cầu. Tiêu chuẩn chọn đối tượng Tự nguyện hiến tiểu cầu và đồng ý hợp tác trong quá trình nghiên cứu Đạt các tiêu chuẩn của người hiến máu và hiến tiểu cầu theo quy định của quy chế truyền máu 2007(2). ‐ Cân nặng > 50 kg, ‐ Tiền sử: Không dùng aspirin hoặc trong thành phần thuốc có aspirin trong 10 ngày gần nhất, không có tiền sử ngất, tetani. Xét nghiệm: + Số lượng tiểu cầu > 200G/l + MCV > 80 fl (để hạn chế lẫn hồng cầu vào sản phẩm tiểu cầu). Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chiết tách tiểu cầu bằng máy Comtec Các bước nghiên cứu Bước 1: Xác định các thông số sức khoẻ và huyết học trước khi tách. Bước 2: Tiến hành tách tiểu cầu trên máy tách tế bào máu tự động Comtec Bước 3: Kết thúc quá trình tách khối tiểu cầu Bước 4: Đánh giá kết quả tách khối tiểu cầu Xác định hiệu suất thu hoạch tiểu cầu (1,9). Hiệu suất thu tiểu cầu được tính theo công thức: Hiệu suất thu hoạch (%) = TC thu hoạch / TC đi qua máy Trong đó: TC thu hoạch = TC (x109/l) x V túi tiểu cầu. TC đi qua máy = V máu qua máy x TC người cho. TC người cho = (TC trước tách + TC ngay sau tách) /2 Bước 5: Phân tích các thông số liên quan đến khối tiểu cầu Bước 6: Phân tích các triệu chứng lâm sàng của người cho trong thời gian hiến tiểu cầu. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu ‐ Máy đếm tế bào máu tự động ‐ Máy tách tế bào tự động Comtec với bộ kít tách của Đức sản xuất ‐ Máy lắc, bảo quản tiểu cầu hiệu Helmer ‐ Model PC 1200 do Mỹ sản xuất. ‐ Cân tự động, kìm vuốt... Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm Epi, MedCalc. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông số chất lượng khối tiểu cầu Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 88 Bảng 1: Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thời gian tách (phút) 49 81 63,17 ± 7,8 Thể tích máu xử lý (ml) 1941 3268 2557,3 ±339,7 Lượng ACD dùng (ml) 220 460 348,5 ± 57,7 Hiệu suất thu tiểu cầu (%) 41,0 72,3 65,5 ± 7,3 Thông số huyết học khối tiểu cầu Bảng 2: Thông số huyết học khối tiểu cầu Thông số Trung bình Thể tích (ml) 300,3 ± 9,4 Sồ lượng tiểu cầu/ đv (x109/đv) 341,1 ± 50,2 Sồ lượng tiểu cầu/ lít (x109/l) 1134,1 ± 151,3 Sồ lượng bạch cầu/ đv (x106/đv) 0,22 ± 0,13 Sồ lượng hồng cầu/đv (x1012/đv) 0,021 ± 0,014 Các mối tương quan trong quá trình tách khối tiểu cầu Tương quan giữa tiểu cầu thu được và thông số người cho. Bảng 3: Tương quan giữa tiểu cầu thu được và thông số người cho Tiểu cầu thu được Thông số G/túi G/lít r P r p Hồng cầu (x1012/l) -0,26 >0,05 -0,16 >0,05 Hemoglobin (g/dl) -0,27 >0,05 -0,20 >0,05 Hematocrite (%) -0,05 >0,05 0,02 >0,05 Tiểu cầu 0,62 <0,01 0,63 <0,01 Nhận xét: Số lượng tiểu cầu người cho có tương quan thuận với số lượng tiểu cầu thu được (p< 0,01). Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người cho và thời gian thu Bảng 4: Tương quan giữa số lượng tiểu cầu người cho và thời gian thu Tiểu cầu người cho r p Thời gian thu -0,73 <0,01 Nhận xét: Có sự tương quan nghịch giữa tiểu cầu người cho và thời gian tách r= ‐0,73, p<0,01. Tương quan lượng ACD dùng và lượng máu xử lý Bảng 5: Tương quan lượng ACD dùng và lượng máu xử lý Lượng ACD dùng r p Lượng máu xử lý 0,54 <0,01 Nhận xét: Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa lượng máu xử lý với lượng ACD dùng (r = 0,54), p < 0,01. BÀN LUẬN Thông số chất lượng khối tiểu cầu Các thông số trong quá trình tách tiểu cầu Thời gian tách tiểu cầu ‐ Thời gian tách nhỏ nhất 49 phút, lớn nhất 81 phút. Thời gian tách trung bình 63,17 ± 7,8. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Fevzi.A khi tách 32 người cho trên cùng loại máy Comtec cũng cho thấy thời gian tách trung bình 61 phút, cao nhất 72 phút, thấp nhất 48 phút(1). Tác giả Vũ Đức Bình có thời gian tách 83,31 phút trên máy Haemonetics, và 79 phút trên máy Cobe(12). Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên 2 loại máy khác nhau Amicus và Comtec cho thấy thời gian tách của 2 loại máy này khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,001(1). Ông Brigitte K.Flesch cũng tiến hành nghiên cứu 182 người cho trên 2 loại máy Amicus và Trima thu được 179 người cho 2 đơn vị khối tiểu cầu, 3 người còn lại cho 1 đơn vị tiểu cầu. Thời gian tách trung bình trên máy Amicus chỉ là 62,6 phút và trên máy Trima chỉ là 61,2 phút(4). Như vậy, với mỗi loại máy có nguyên lý hoạt động khác nhau, do vậy thời gian tách sẽ khác nhau. Các loại máy thế hệ mới như Trima, Amicus, Comtec, MCS+ thời gian tách ngắn hơn các loại máy khác Thể tích máu xử lý và lượng ACD dùng trong quá trình tách Thể tích xử lý trung bình 2557,3 ±339,7 ml. Với trọng lượng trung bình 61,4 kg, thể tích xử lý như vậy chỉ gần bằng 60% lượng máu cơ thể. Tương tự với nghiên cứu của Vũ Đức Bình có lượng máu xử lý 2609,52 ml trên máy Haemonetics, và 3088,4ml trên máy Cobe(12) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 89 Lượng ACD dùng trong quá trình tách là vấn đề cần được quan tâm, vì nó liên quan đến vấn đề ngộ độc citrate có thể xảy ra, đặc biệt đối với những người cho có cơ địa nhạy cảm. Kết quả cho thấy lượng ACD sử dụng trung bình là 348,5 ± 57,7 ml. Kết quả này cũng tương với nghiên cứu của các tác giả Tác giả Vũ Đức Bình có lượng ACD sử dụng 344,93 ml(12). Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên máy Amicus và Comtec cho biết lượng ACD dùng lần lượt là 300ml và 373ml(1). Hiệu suất thu tiểu cầu Hiệu suất thu tiểu cầu thấp nhất 41%, cao nhất 72,3%. Hiệu suất thu tiểu cầu trung bình 65,5 ± 7,3%. Hiệu suất này cao hơn nghiên cứu của Phan Vĩnh Sinh trên máy CS‐3000 39,1%(8). Điều này được giải thích cùng một lượng máu xử lý, các loại máy khác như Cobe, CS‐3000 chỉ xử lý tách tiểu cầu một lần, trong lúc đó máy Comtec lọc tiểu cầu từ máu người cho ở cả 2 giai đoạn: lúc lấy ra và lúc trả lại đến người cho, nghĩa là cùng một lượng máu của người cho máy Comtec xử lý tách tiểu cầu đến 2 lần. Do đó hiệu suất thu tiểu cầu của máy này cao hơn so với các máy thế hệ cũ. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên máy Amicus và Comtec cho biết lượng hiệu suất thu tiểu cầu lần lượt là 55% và 57% (1). Thông số huyết học khối tiểu cầu Số lượng tiểu cầu trung bình thu được là 341,1 ± 50,2 (x109/túi). Trong nghiên cứu của chúng tôi không có đơn vị nào có số lượng tiểu cầu dưới 250x109/túi, trong 35 đơn vị nghiên cứu chỉ có 6 đơn vị có số lượng tiểu cầu từ 250‐ 300x109/túi chiếm tỷ lệ 17,1%, và 82,9% đơn vị đạt số lượng tiểu cầu > 300 x 109/túi. Theo tiêu chuẩn Châu Âu số lượng tiểu cầu ≥ 200x109/túi, theo tiêu chuẩn AABB là ≥ 300x109/túi và phải có ít nhất 75% đơn vị đạt. Do đó nghiên cứu của chúng tôi đạt tiêu chuẩn quốc tế về mặt số lượng tiểu cầu thu được trong một đơn vị. Khối tiểu cầu tách từ một người cho với số lượng như vậy đảm bảo tốt cho liều điều trị các trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu(5). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước như Vũ Đức Bình có số lượng tiểu cầu của khối tiểu cầu thu được 317x109/túi trên máy Haemonetics, và 314x109/túi trên máy Cobe(12), tác giả Bùi Minh Đức nghiên cứu trên máy MCS+ khối tiểu cầu thu được 376 x109/túi(3), Trần Ngọc Quế tách 2 khối tiểu cầu từ 1 người cho trên máy Trima số lượng tiểu cầu thu được của khối tiểu cầu 313 x109/túi(10). Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên 2 loại máy khác nhau Amicus và Comtec cho thấy số lượng tiểu cầu của khối tiểu cầu thu được lần lượt là 339x109/túi và 333x109/túi(1). Mật độ tiểu cầu trong nghiên cứu của chúng tôi 1134,1 ± 151,3 x109/l. Nghiên cứu này cũng tương đương với các nghiên cứu của các tác giả khác. Tác giả Bùi Minh Đức trên máy Haemonetics là 1400,76 ± 95,43x109/l(3). Nghiên cứu của Vũ Quang Hưng trên máy Haemonetics 1117 ± 164 x109/l(13). Về mặt thể tích, với thể tích trung bình là 300,3 ± 9,4 ml/ đv. Tất cả các đơn vị của chúng tôi 100% đạt tiêu chuẩn về mặt thể tích theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tức là nồng độ tiểu cầu trong túi sản phẩm phải <1,5x109/ml để đảm bảo đủ oxy cho tiểu cầu trong quá trình bảo quản. Tác giả Vũ Đức Bình có thể tích trung bình khối tiểu cầu là 339,7ml trên máy Haemonetics, và trên máy Cobe(12).Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên 2 loại máy khác nhau Amicus và Comtec thể tích trung bình khối tiểu cầu lần lượt là 285 và 300 ml(1). Số lượng bạch cầu có trong sản phẩm khối tiểu cầu là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng khối tiểu cầu vì trong quá trình bảo quản bạch cầu sẽ vỡ ra giải phóng các chất hoá học trung gian, làm thay đổi pH điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và đời sống tiểu cầu(12) . Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 90 Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bạch cầu lẫn trong sản phẩm khối tiểu cầu thấp 0,22 ± 0,13(x106/đv) như vậy là đạt tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn AABB. Nghiên cứu này cùng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả như Vũ Quang Hưng số lượng bạch cầu của khối tiểu cầu thu được 0,13 x106/đv(13). Tác giả Bùi Minh Đức nghiên cứu trên máy MCS+ có số lượng bạch cầu của khối tiểu cầu thu được 0,25 x106/đv. Tác giả Phan Vĩnh Sinh số lượng bạch cầu của khối tiểu cầu thu được 0,43x106/đv khi thực hiện trên máy CS‐3000(3,8). Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên 2 loại máy khác nhau Amicus và Comtec cho thấy số lượng bạch cầu của khối tiểu cầu thu được lần lượt là 0,3x106/đv và 0,57x106/đv(1). Do điều kiện nhiệt độ yêu cầu khi bảo quản tiểu cầu là từ 22‐240C, khi bảo quản lâu hồng cầu sẽ bị vỡ nên cần hạn chế tối đa hồng cầu có lẫn trong sản phẩm. Vì vậy chúng tôi chọn người cho tiểu cầu có thể tích trung bình hồng cầu MCV> 80 fl để hạn chế tối đa lượng hồng cầu có thể tích nhỏ đi vào trong sản phẩm trong quá trình tách. Số lượng hồng cầu có lẫn trong sản phẩm khối tiểu cầu theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi là rất thấp 0,021 ± 0,014 (x1012/đv). Với một lượng nhỏ như vậy thì sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu trong khi bảo quản. Nghiên cứu này cùng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Đức Bình có số lượng hồng cầu của khối tiểu cầu thu được 0,02x1012/đv trên máy Haemonetics, và 0,02x1012/đv trên máy Cobe(12). Tác giả Fevzi.A nghiên cứu trên 2 loại máy khác nhau Amicus và Comtec cho thấy số lượng hồng cầu của khối tiểu cầu thu được lần lượt là 4,3x106/đv và 13,18x106/đv(1). Mối tương quan trong quá trình thu gom khối tiểu cầu Số lượng tiểu cầu thu hoạch được giữa những người cho khác nhau dao động khác nhau. Bảng 3 cho thấy số lượng tiểu cầu người cho tương quan thuận với số lượng tiểu cầu thu được r = 0,63. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều tác giả khác. Theo Phan Vĩnh Sinh, số lượng tiểu cầu người cho tương quan rõ với lượng tiểu cầu thu hoạch được (r = 0,59) và nếu tiểu cầu người cho > 200 G/l thì 90% khối tiểu cầu đạt > 300 G/ đv(7). Nghiên cứu của Tendulka Anita nước ngoài khi thực hiện trên nhiều máy khác nhau cũng cho biết số lượng tiểu cầu người cho tương quan rõ với sản lượng tiểu cầu thu hoạch được (r=0,3, p < 0,001)(9). Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy số lượng tiểu cầu và hàm lượng Hb của người cho có liên quan đến lượng tiểu cầu thu hoạch được theo 2 chiều trái ngược. Số lượng tiểu cầu người cho càng cao thì lượng tiểu cầu thu hoạch được càng cao. Ngược lại, hàm lượng Hb người cho càng cao thì lượng tiểu cầu thu hoạch được càng thấp(1,9). Để làm cơ sở cho việc chọn lựa người cho có khả năng cho sản lượng tiểu cầu thu hoạch cao, chúng tôi cũng phân tích tương quan giữa lượng tiểu cầu thu hoạch được với các thông số hồng cầu, Hb và Hct của người cho. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa cho thấy các thông số này cũng như hàm lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit của người cho có tương quan rõ với lượng tiểu cầu thu hoạch được. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Minh Đức, Phan Vĩnh Sinh cũng chưa cho thấy có sự tương quan rõ giữa luợng tiểu cầu thu hoạch được với hàm lượng huyết sắc tố, cũng như hematocrit của người cho. Trong nghiên cứu của chúng tôi lúc bắt đầu qui trình tách chúng tôi đều cài đặt thông số tiểu cầu thu được 300‐330x109/l, thể tích khoảng 300ml. Vì vậy số lượng tiểu cầu thu được ít chênh lệch nhau nhiều, nên số lượng tiểu cầu người cho chỉ tương quan vừa với lượng tiểu cầu thu được. Khác với những nghiên cứu của các tác giả thực hiện trên máy tách không liên tục (Haemonetic MCS, MCS+) tức là tách theo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 91 chu kỳ. Để đạt lượng tiểu cầu ít hay nhiều máy đều rút đủ lượng máu cho 1 chu kỳ rồi tách thành sản phẩm tiểu cầu. Do đó máy sẽ thu lượng tiểu cầu nhiều hơn lượng tiểu cầu dự kiến. Vì vậy số lượng tiểu cầu người cho tương quan rất mạnh với lượng tiểu cầu thu được. Và cũng do lượng tiểu cầu thu được ít dao động nên thời gian thu tiểu cầu cũng có tương quan nghịch với số lượng tiểu cầu trước tách r = ‐0,73, p < 0,01. Mặc dù thông số thời gian tách bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác, nhưng thực tế không đáng kể. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tách: Các triệu chứng lâm sàng của người cho tiểu cầu: người cho càng thấy lo lắng thì ven càng bị xẹp ảnh hưởng đến quá trình rút máu và trả máu cho người hiến. Đặc biệt những người hiến lần đầu thường hay có cảm giác lo lắng hồi hộp, trong lúc đó những người hiến tiểu cầu lập lại đa số họ có cảm giác bình tĩnh dễ hợp tác hơn trong quá trình hiến. Tuy nhiên để hạn chế điều này trước tách chúng tôi giải thích rõ vấn đề cho tiểu cầu, do đó các người hiến đều hợp tác tốt trong quá trình tách. Chọn người hiến máu: cân nặng cao, ven to thẳng trong quá trình tách sẽ không bị trở ngại để ổn định được thời gian tách Đồng thời kỹ thuật lấy ven cũng rất quan trọng. Nếu ven lấy không luồn sâu vào lòng tĩnh mạch, trong quá tình tách có thể máu chảy chậm hoặc nặng hơn gây xẹp, vỡ ven ảnh hưởng đến thời gian tách. Mặc khác nếu dòng chảy không đủ tốt bị ngắt quãng thì tiểu cầu sẽ tham gia vào quá trình cầm máu, đông máu. Điều này cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của khối tiểu cầu thu được. Một yếu tố quan trọng nữa là người cho phải hợp tác tốt trong quá trình tách, nếu kỹ thuật lấy ven tốt, cố định tốt nhưng do thời gian tách kéo dài nên người cho bị mỏi tay, có thể trăn trở gây trật ven. Do đó phải chuẩn bị và giải thích cặn kẽ với người hiến tiểu cầu để họ hợp tác tốt. Các thông số về cận lâm sàng như lượng tiểu cầu trước tách, Hct, Hb. Lượng tiểu cầu càng cao thì lượng tiểu cầu thu được trong mỗi chu kỳ xử lý càng nhiều, thời gian tách càng rút ngắn. Ngược lại, lượng Hb, Hct càng cao thì lượng tiểu cầu thu được ở mỗi chu kỳ càng ít, đòi hỏi lượng máu xử lý càng nhiều do đó càng kéo dài thời gian... Đồng thời nếu người cho có lượng máu xử lý trong quá trình tách càng nhiều thì lượng ACD dùng để chống đông cũng càng nhiều và điều này cũng liên quan đến triệu chứng lâm sàng của hạ canxi máu. Tuy nhiên vấn đề hạ canxi máu cũng liên quan đến vấn đề tâm lý của người cho, thường những người hiến máu hay tiểu cầu lần đầu dễ có phản ứng lâm sàng không mong muốn hơn những người hiến lập lại(6). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 35 khối tiểu cầu sản xuất từ một người cho trên máy Comtec ở Trung tâm Huyết học Truyền máu ‐ Bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có một số kết luận như sau: Chất lượng khối tiểu cầu và mối tương quan trong quá trình thu gom tiểu cầu bằng máy Comtec ‐ Chất lượng khối tiểu cầu Thể tích trung bình khối tiểu cầu 300,3 ± 9,4 ml. Số lượng tiểu cầu trung bình 341,1 ± 50,2 x109/l. Mật độ tiểu cầu trung bình 1134,1 ± 151,3x109/l. Số lượng hồng cầu nhiễm thấp 0,021 ± 0,014x1012/l. Số lượng bạch cầu nhiễm thấp 0,22 ± 0,13x106/l. 100% đơn vị đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn AABB và Châu Âu. ‐ Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom tiểu cầu bằng máy Comtec. Số lượng tiểu cầu người cho có tương quan thuận với số lượng tiểu cầu thu được (p< 0,01). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 92 Tiểu cầu người cho tương quan nghịch và thời gian tách r= ‐0,73, p<0,01. Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa lượng máu xử lý với lượng ACD dùng p<0,01. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alturtas F, Sari I. et al (2008), ʺComparison of plateletpheresis on Fewal Amicus and Fresenius comtec cell separatorsʺ, Transfusion Medicine and Hemotherapy, 35, pp. 368‐373 2. Bộ Y Tế (2007), Quy chế truyền máu, NXB Y học Hà Nội, trang 14‐18. 3. Bùi Minh Đức, Nguyễn Ngọc Minh và cs (2010), ʺNghiên cứu chất lượng và hiệu quả truyền khối tiểu cầu sản xuất trên máy Haemonetics trong điều trị bệnh nhân giảm tiểu cầu nặngʺ, Y học Việt Nam, trang 512‐517. 4. Flesch BK Adamzick I, Stepat D. et al (2010) ʺPaired crossover study of two plateletpheresis systems concerning platelet product quality and donor comfortʺ, Transfusion, 50, pp. 894‐ 901. 5. McLeod Bruce C (1997), Apheresis‐ principle and practice, pp. 2‐ 121 6. Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận và cs (2006), ʺTìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện những phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện ʺ, Y học thực hành, số 545, trang 303‐306. 7. Phan Vĩnh Sinh và Nguyễn Hữu Toàn (2008), ʺHiệu quả của truyền khối tiểu cầu trong điều trị bệnh nhân giảm tiểu cầu nặngʺ, Y học Việt Nam, tập 344, số 2, trang 354‐359. 8. Phan Vĩnh Sinh và Nguyễn Hữu Toàn (2008), ʺBiến đổi huyết học của người cho khối tiểu cầu và hiệu quả sản xuất khối tiểu cầu trên máy tách tế bào CS‐3000ʺ, Y học Việt Nam, tập 344, số 2, trang 585‐591. 9. Rajadhyaksha TA (2009), ʹʹ Comparision of plateletpheresis on three continuous flow cell separatorsʹʹ, Asian J Transfus Sci, 3(2), pp. 73‐77. 10. Trần Ngọc Quế, Hà Hữu Nguyện và cs (2010),ʺNghiên cứu hiệu quả sản xuất 2 khối tiểu cầu từ 1 người hiến máu bằng máy tách tự động Trima tại viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ươngʺ, Y học Việt Nam, tập 373, trang 384‐387. 11. Trần Văn Bé (1998), Thực hành huyết học truyền máu ‐ Kỹ thuật và lâm sàng, Nxb Y học chi nhánh TPHCM, trang 192‐208. 12. Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An (2008), ʺNghiên cứu kết quả tách khối tiểu cầu từ một người cho trên máy Cobe Spectra và Haemonetics tai viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương năm 2006‐2007ʺ, Y học Việt Nam, tập 344, trang 686‐692. 13. Vũ Quang Hưng, Hà Hữu Nguyện và cs (2006), ʺBước đầu đánh giá một số chỉ số thu gom khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động Haemonetics MCSʺ, Y học thực hành, số 545, trang 332‐333. Ngày nhận bài báo: Ngày 30 tháng 7 năm 2013 Ngày phản biện: ngày 06 tháng 9 năm 2013 Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013
File đính kèm:
- danh_gia_chiet_tach_tieu_cau_bang_may_comtec_tai_trung_tam_t.pdf