Đánh giá hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả của việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giá hiệu

chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải tiến

trên xe tăng T54B, bao gồm các hệ mô phỏng truyền động nòng pháo, tháp pháo và

khối đánh giá chất lượng hệ thống. Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá chất lượng

và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng trong phòng thí nghiệm trước

khi đưa vào lắp đặt trên xe tăng. Qua đó, có thể giảm thời gian, chi phí vận hành

trên xe tăng thật khi hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống, nâng cao chất lượng và hiệu

quả công việc.

pdf 9 trang yennguyen 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng

Đánh giá hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 171
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HOẢ LỰC CHO XE TĂNG 
Nguyễn Hồng Sơn*, Nguyễn Hữu Thắng, Chu Đức Chình, 
Vũ Đức Tuấn, Đào Nhật Quang 
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả của việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giá hiệu 
chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải tiến 
trên xe tăng T54B, bao gồm các hệ mô phỏng truyền động nòng pháo, tháp pháo và 
khối đánh giá chất lượng hệ thống. Đề xuất giải pháp kiểm tra đánh giá chất lượng 
và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng trong phòng thí nghiệm trước 
khi đưa vào lắp đặt trên xe tăng. Qua đó, có thể giảm thời gian, chi phí vận hành 
trên xe tăng thật khi hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống, nâng cao chất lượng và hiệu 
quả công việc. 
Từ khoá: Giá hiệu chỉnh, hệ thống ổn định, mô phỏng truyền động, đánh giá chất lượng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, quân đội các nước có xu hướng đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ 
thuật nhằm tăng cường sức chiến đấu. Trong xu thế chung đó, việc hiện đại hóa đối với xe 
tăng được thực hiện trên nhiều góc độ như tăng tính cơ động, khả năng tự bảo vệ, tăng sức 
mạnh cho hệ thống hỏa lực và nâng cao hiệu quả chiến đấu thông qua hệ thống điều khiển 
hỏa lực có khả năng tác chiến cả ban ngày cũng như ban đêm. Một trong các hệ thống điều 
khiển hỏa lực đảm bảo tác chiến ngày đêm đã được đưa vào sử dụng trên xe tăng T54B là 
hệ thống do Hungary cải tiến. 
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự cũng đã đầu tư nghiên cứu về hệ thống điều 
khiển hỏa lực cho xe tăng T54B, T55. Viện Tự động hoá KTQS đã triển khai một số đề 
tài, nhiệm vụ cải tiến, sửa chữa, khôi phục hoạt động và nâng cấp một số khối trong hệ 
thống điều khiển hoả lực như khối điều khiển của trưởng xe, khối khuếch đại điều khiển 
thay thế cho khối khuếch đại điện tử trong hệ thống ổn định, khối kính ngắm ngày đêm 
tích hợp đo xa laser [15] ... 
Các khối trong hệ thống điều khiển hoả lực sau khi được sửa chữa, bảo dưỡng hoặc chế 
tạo mới đều cần được tích hợp lên xe tăng để thử nghiệm đồng bộ và hiệu chỉnh hệ thống. 
Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, việc tích hợp hệ thống để thử nghiệm gặp rất nhiều khó 
khăn do xe tăng là phương tiện chiến đấu đặc biệt, được quản lý chặt chẽ khi sử dụng cũng 
như khi bảo quản. Khi thử nghiệm phải đưa xe ra bãi tập và có sự phối hợp của cán bộ, 
chiến sĩ của lực lượng tăng thiết giáp. Vì vậy, việc thử nghiệm thường kéo dài, tốn nhiều 
thời gian, công sức và cả nhiên liệu đảm bảo. 
Chính vì vậy, việc xây dựng một quá trình thử bán tự nhiên các thiết bị của hệ thống 
điều khiển hỏa lực là hết sức cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày về việc sử 
dụng giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải 
tiến trên xe tăng T54B để mô phỏng hệ thống truyền động của nòng pháo, tháp pháo với 
các thông số động học, động lực học tương tự như của xe tăng nhằm kiểm tra hiệu chỉnh 
và đồng bộ các khối của hệ thống điều khiển hoả lực xe tăng trước khi đưa vào lắp đặt. 
2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG 
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống 
Giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực được xây dựng với mục tiêu 
kiểm tra được các tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng 
trước khi đưa vào lắp đặt trên xe tăng. Chính vì vậy nó phải đáp ứng các yêu cầu sau: 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
N. H. Sơn, , Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.” 172 
- Bao gồm đầy đủ hệ thống ổn định trên xe tăng, đảm bảo được khả năng điều khiển và 
ổn định của 2 hệ truyền động tầm và hướng của xe tăng. 
- Đảm bảo khả năng lắp đặt được các thiết bị trong hệ thống điều khiển hỏa lực, đồng 
thời kết nối với hệ thống ổn định của xe tăng thành một khối thống nhất. 
- Đảm bảo khả năng cho người vận hành thực hiện một số thao tác, trong đó có thao tác 
ngắm bắn cho xe tăng trên cơ sở hệ thống điều khiển hỏa lực được tích hợp vào. 
- Cung cấp được tham số góc quay của hệ mô phỏng truyền động tầm, hướng cùng với 
hệ thống tạo giả tham số mục tiêu để làm cơ sở kiểm tra các tham số của hệ điều khiển hỏa 
lực. 
2.2. Cấu trúc hệ thống giá hiệu chỉnh và đồng bộ 
Từ yêu cầu kỹ thuật trên, xây dựng cấu hình giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống hoả 
lực gồm các bộ phận chính như trên hình 1: 
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống. 
- Khung giá thử: Gồm khung, bệ, hệ thống mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng 
pháo, khối đo góc. Các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực được 
tích hợp lên khung giá thử, đảm bảo hoạt động như trên xe tăng. 
- Khối mô phỏng mục tiêu: Hệ thống tạo hình ảnh mục tiêu lên màn chiếu để thử 
nghiệm, chương trình phần mềm tính toán quỹ đạo mục tiêu. 
- Khối đánh giá chất lượng hệ thống: Kết nối với khối đo góc trên khung giá thử và 
khối điều khiển hoả lực, phục vụ cho việc thử nghiệm và đánh giá kết quả. 
3. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO KHUNG GIÁ THỬ 
Trên cơ sở khảo sát thực tế tháp pháo xe tăng T54, xây dựng mô hình hệ thống khung 
giá thử và thiết kế kết cấu cơ khí với các kích thước tương đương, đủ không gian để lắp 
đặt các khối thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực cũng như người 
làm việc. 
3.1. Cấu tạo khung giá thử 
Cấu trúc hệ thống khung giá thử gồm các bộ phận chính sau (hình 2): 
1. Bệ tĩnh: Phần cố định của khung giá thử, có tác dụng đỡ toàn bộ các kết cấu cơ khí 
của giá thử và là nơi gá đặt lên nền xưởng hoặc mặt rung của giá lắc. 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 173
2. Mâm quay hướng: Phần sàn quay trong mặt phẳng nằm ngang của giá thử, là nơi 
dùng để gá lắp khối truyền động tầm và các thiết bị khác. Trên trục quay của mâm quay 
hướng có lắp sensor dùng đo góc quay về hướng phục vụ cho việc đánh giá hệ thống. 
Động cơ hướng, hộp giảm tốc (hộp số) được lắp trực tiếp trên mâm quay, đầu ra của hộp 
số lắp bánh răng ăn khớp với vành răng lớn để truyền chuyển động quay từ động cơ đến 
mâm quay hướng. 
3. Giá gắn hệ thống mô phỏng nòng pháo: Dùng để lắp đặt cụm mô phỏng nòng pháo 
(bệ nòng + nòng pháo mô phỏng) thông qua trục quay tầm. Nòng pháo mô phỏng được 
thiết kế ngắn gọn để phù hợp với không gian làm việc trong phòng thí nghiệm. Trên trục 
nòng pháo mô phỏng có lắp sensor dùng đo góc quay về tầm phục vụ cho việc đánh giá hệ 
thống. 
4. Các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực được lắp đặt trên 
giá thử ở các vị trí tương tự như trên tháp pháo xe tăng hoặc các vị trí thích hợp để đảm 
bảo việc nối ghép giữa các khối và hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hệ thống ổn định và 
hệ thống điều khiển hoả lực được liên kết với nhau qua khối nối ghép lắp trên cần điều 
khiển pháo thủ. 
5. Khung, nắp che, ghế ngồi...: Các bộ phận phụ để tạo khung giá, gá lắp các bộ phận 
và dùng cho người điều khiển khi thử nghiệm hệ thống. 
Hình 2. Mô hình khung giá thử. 
Khung giá thử được thiết kế theo các kích thước tương tự như khối tháp pháo và nòng 
pháo trên xe tăng T54. Thiết kế cơ khí cần đảm bảo độ chính xác, chắc chắn, đảm bảo dễ 
dàng lắp đặt các thiết bị, có đủ không gian cho người thử nghiệm ngồi làm việc. Các khối 
mô phỏng tháp pháo, nòng pháo hoạt động êm, chính xác. 
Để đảm bảo phục vụ cho việc thử nghiệm các thiết bị của hệ thống ổn định cũng như hệ 
thống điều khiển hoả lực cho xe tăng trong phòng thí nghiệm, cần nghiên cứu, thiết kế và 
chế tạo khung giá thử với các hệ mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng pháo có các đặc 
tính động học, động lực học tương đương với tháp pháo, nòng pháo trên xe tăng thật. Đây 
là một vấn đề rất phức tạp vì nếu chế tạo theo đúng kích thước và khối lượng thực tế thì hệ 
thống sẽ rất cồng kềnh, khó khả thi. 
Chính vì vậy, đề tài đã đề xuất giải pháp thiết kế, chế tạo các hệ mô phỏng truyền động 
tháp pháo, nòng pháo với kích thước được thu gọn nhưng vẫn đảm bảo các thông số vận 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
N. H. Sơn, , Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.” 174 
tốc, góc quay... Tuy nhiên, khối lượng của hệ thống mô phỏng nhỏ hơn so với thực tế rất 
nhiều, không đáp ứng được các thông số về mặt động lực học để hiệu chỉnh hệ thống. Vì 
vậy, cần tính toán momen quán tính của tháp pháo và nòng pháo thực tế, từ đó làm cơ sở 
để bù thêm phần tải trọng momen quán tính còn thiếu của các hệ thống mô phỏng, làm cho 
tải trọng của hệ thống mô phỏng gần sát với thực tế, đủ để đánh giá, thử nghiệm các hệ 
thống ổn định và điều khiển của xe tăng. 
3.2. Thiết kế hệ mô phỏng truyền động nòng pháo 
Nòng pháo mô phỏng được thiết kế gồm một hệ thống cơ khí, có các bộ phận chính 
như trong sơ đồ trên hình 3. Sử dụng hệ thống thuỷ lực (bơm thuỷ lực + xy lanh thực hiện) 
của xe tăng để dẫn động cho chuyển động quay tầm. 
Trong đó, khoảng cách giữa các điểm treo xi lanh thực hiện trên khung đỡ tầm và thân 
pháo so với trục tai máng được thiết kế đúng với kích thước thực tế trên xe tăng để đảm 
bảo góc quay của nòng pháo trong mặt phẳng tầm đúng với thực tế. 
Theo tài liệu kỹ thuật của tăng T54 [6], [7]: 
Khối lượng của nòng pháo và đối trọng: 1900kg; 
Chiều dài của nòng pháo và phần đối trọng: 5,6m; 
Chiều dài của nòng pháo tính đến trục tai máng: 4,46m; 
Nòng pháo có cấu tạo rất phức tạp về vật liệu, kết cấu của nòng và bệ khoá nòng, việc 
tính toán momen quán tính rất phức tạp. Vì vậy, để đơn giản, đưa về bài toán tính gần 
đúng, coi như vật thể đồng chất phân bố đều. Trên cơ sở momen của nòng pháo cân bằng 
tại trục tai máng, tính được khối lượng phần nòng và phần bệ nòng pháo. Momen quán 
tính của khối nòng pháo tại trục tai máng của nòng pháo được tính bằng tổng momen quán 
tính của nòng pháo và momen quán tính của phần đối trọng so với trục tai máng đối với 
trục đi qua trục tai máng pháo. 
Áp dụng các công thức tính momen quán tính cho vật rắn đối với một trục quay bất kỳ, 
có thể tính được momen quán tính của nòng pháo thật đối với trục tai máng pháo, làm cơ 
sở để tính tải trọng tương đương (bánh đà) cho phần chênh lệch giữa momen quán tính của 
nòng pháo thực tế với nòng pháo mô phỏng. 
Để tạo mô hình tải tương đương cho nòng pháo, sử dụng một hộp số (lắp ngược) và 
một bánh đà, nhằm tăng momen quán tính cho nòng pháo trên giá thử. 
3.3. Thiết kế hệ mô phỏng truyền động tháp pháo 
Theo tài liệu kỹ thuật của tăng T54 [6], [7]: 
- Đường kính vành lăn tháp pháo: 1,8 m 
3 
5 
2 
1 
4 
Hình 3. Sơ đồ động hệ truyền động theo góc tầm xe tăng T54 
1. Khung đỡ tầm (Ụ pháo); 2. Thân pháo; 3. Nòng pháo 
4. Xi lanh thực hiện ; 5. Cụm ổ và trục tai máng pháo 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 175
- Góc quay tháp pháo: n × 360o 
- Tốc độ quay tháp pháo: 0,07 ÷ 15 o/s 
- Tốc độ động cơ dẫn động: 5000 v/p 
- Khối lượng (kể cả nòng pháo): khoảng 4,5 ÷ 5 tấn. 
Hệ truyền động hướng: Là cơ cấu dùng để quay tháp pháo sử dụng động cơ/tay quay, 
dẫn động bằng cơ cấu giảm tốc bánh răng hành tinh và các cặp bánh răng để truyền 
chuyển động quay đến vành răng trên tháp pháo. 
Tháp pháo mô phỏng được thiết kế đơn giản hơn, gồm một sàn công tác (bệ động) quay 
xung quanh trục quay cố định như trong sơ đồ trên hình 4. Hệ thống truyền động nhiều cặp 
bánh răng được thay thế bằng một cặp bánh răng và một hộp giảm tốc hành tinh có tỷ số 
truyền lớn, đảm bảo tốc độ góc quay hướng tương đương với tốc độ quay của tháp pháo xe 
tăng khi sử dụng động cơ điện của hệ thống điều khiển tháp pháo tăng. 
Hình 4. Sơ đồ động hệ mô phỏng truyền động hướng. 
Nguyên lý hoạt động: Chuyển động từ động cơ thông qua hộp giảm tốc làm quay bánh 
răng Z1. Bánh răng Z1 lăn không trượt trên cụm ổ lăn vành răng (Z2) tạo ra chuyển động 
quay hướng. 
Tỷ số truyền của hộp giảm tốc và số răng Z1, Z2 được lựa chọn và tính toán phù hợp 
cho hệ mô phỏng để đạt được các yêu cầu động học của hệ thống. 
Thực tế, cấu tạo của tháp pháo xe tăng rất phức tạp, phân bố khối lượng không đều 
nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng đủ để tháp pháo chuyển động dễ dàng. Việc tính toán 
momen quán tính cho tháp pháo là rất khó đạt được độ chính xác tuyệt đối. Có thể đơn 
giản tháp pháo tăng thành mô hình chỏm cầu có chiều dày, vật liệu đồng chất phân bố đều 
theo khối lượng của tháp pháo để tính momen quán tính. Sử dụng các công thức tính toán 
momen vật rắn xung quanh trục quay qua tâm của nó và momen quán tính của cụm nòng 
pháo tính được ở trên đưa về trục quay qua tâm tháp pháo, tính được tổng momen quán 
tính cho cả cụm tháp pháo, nòng pháo. 
Để tạo ra tải trọng tương đương cho tháp pháo, sử dụng bánh đà lắp giữa động cơ với 
hộp giảm tốc. Như vậy, với momen quán tính nhỏ của bánh đà, qua tỉ số truyền của hệ 
thống mô phỏng truyền động hướng sẽ được tăng lên i2 lần (trong hệ thống này, i 1100 
lần), tạo ra momen quán tính đủ lớn tương tự như momen quán tính thực tế của tháp pháo. 
Từ đó, có thể tính toán được momen quán tính của bánh đà cần thiết để bù cho momen 
quán tính do chênh lệch khối lượng giữa tháp pháo thực tế và giá mô phỏng gây ra. 
Khung giá thử với hệ thống mô phỏng truyền động tháp pháo, nòng pháo được chế tạo 
với một số thông số kỹ thuật như sau: 
- Góc quay nòng pháo: -5 ÷ 18o 
- Tốc độ quay nòng pháo: 0,07 ÷ 4,5o/s 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
N. H. Sơn, , Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.” 176 
- Góc quay tháp pháo: n × 360o 
- Tốc độ quay tháp pháo: 0,07 ÷ 15o/s 
- Tỷ số truyền hệ truyền động hướng: 1125 
4. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HOẢ LỰC 
Chất lượng của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực xe tăng thường được đánh giá 
qua việc đo đạc một số chỉ tiêu như độ cứng hệ thống ổn định tầm, độ hãm của hệ thống 
ổn định tầm khi hãm pháo ở gia tốc lớn nhất, độ hãm của hệ thống ổn định hướng... Các 
chỉ tiêu này được xác định bằng cách đo khoảng dịch chuyển đầu nòng, số lần dao động 
khi có lực tác động lên nòng pháo. Việc này thường tiến hành bằng cách kẹp bút chì vào 
đầu nòng pháo, tác động một lực có giá trị nhất định lên đầu nòng pháo rồi thả cho pháo 
dao động. Bút chì vẽ lên giấy kẻ ly dao động của nòng pháo, từ đó xác định được biên độ 
cũng như số lần dao động làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu cần đo [4], [6], [8]. Do khuôn 
khổ bài báo, chúng tôi trình bày phương pháp đo một vài thông số khi kiểm tra chất lượng 
của hệ thống ổn định trên xe tăng. 
4.1. Phương pháp đo một số thông số trên xe tăng 
4.1.1. Đo độ cứng hệ thống ổn định tầm 
Đo độ cứng ổn định tầm trên xe tăng được thực hiện theo quy trình sau [4], [8]: 
- Đóng mạch ổn định tầm và cho ổn định làm việc trong 10 phút. 
- Cố định tai có kẹp bút chì ở miệng nòng pháo. 
- Đặt ở miệng nòng pháo một bảng có dán giấy kẻ ly. 
- Dùng lực kế hoặc trọng vật tác dụng một lực P = 12kG vào đầu nòng pháo (nhanh và 
liên tục để đầu nòng pháo không dao động) và ở thời điểm khi pháo dừng lại thì dùng bút 
chì ghi vạch dấu thứ nhất trên bảng. 
- Ngắt lực tác dụng và ghi vạch dấu thứ hai tương ứng với vị trí cố định của pháo sau 
khi bỏ trọng vật. 
- Tính độ cứng theo công thức: 
 lygiáckGm
AAA
lPlP
C /
24046,4.12.. 22
 (1) 
Trong đó: α = A/l – Góc lệch của pháo so với vị trí ổn định. 
P = 12kG – Lực đặt vào miệng nòng pháo. 
l = 4,46m – Khoảng cách từ miệng nòng pháo đến trục tai máng pháo. 
A – Khoảng cách giữa hai vạch dấu (tính bằng mm). 
C – Độ cứng đo được (tiêu chuẩn C > 25kGm/ly giác). 
Theo phương pháp đo trên, độ cứng C tỷ lệ nghịch với khoảng cách A. Với giá trị tiêu 
chuẩn của C, khoảng cách A đo được sẽ là: 
)(6,9
25
240240
mm
C
A (2) 
Khi đó, góc lệch )(15,2
25
6,9
lygiác
l
A
(3) 
Như vậy, với các hệ thống ổn định đạt chất lượng, giá trị A đo được thường nhỏ hơn 
9,6mm, tương ứng với góc nhỏ hơn 2,15 ly giác. 
4.1.2. Đo độ hãm của hệ thống ổn định hướng 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 177
Độ hãm của hệ ổn định hướng khi hãm pháo ở gia tốc lớn nhất bằng hộp điều khiển 
được đo trực tiếp trên xe tăng bằng cách [4], [8]: Quay hết cỡ hộp điều khiển sang phải 
hoặc trái, khi tháp pháo đã quay với tốc độ quy định lớn nhất thì đưa nhanh hộp điều khiển 
về vị trí trung gian. Khi đó, tháp pháo phải dừng lại với: 
- Tần số dao động: ≤ 5 lần. 
- Trị số trượt hay trị số biên độ dao động lớn nhất: ≤ 100 ly giác. 
Như vậy, khi đo độ hãm của hệ ổn định hướng, phải dựa vào đồng hồ phương vị trên 
tháp pháo để xác định độ lệch lớn nhất bằng cách nhìn bằng mắt để ghi nhớ điểm lệch lớn 
nhất so với vị trí cân bằng khi tháp pháo đã ổn định và đếm số lần dao động. Việc này cần 
sự tập trung quan sát cao khi đo đạc. 
4.2. Phương pháp đánh giá sử dụng giá hiệu chỉnh và đồng bộ 
Đối với giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực của đề tài, có thể xây 
dựng giải pháp đánh giá các chỉ tiêu của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực của xe 
tăng trong phòng thí nghiệm. Các thiết bị trên được gá lắp lên giá thử, kết nối với khối 
đánh giá chất lượng hệ thống. Phần mềm của khối đánh giá chất lượng đọc góc quay của 
khối mô phỏng truyền động nòng pháo, tháp pháo và vẽ đồ thị dao động lên màn hình, 
hiển thị giá trị biên độ lớn nhất, nhỏ nhất và có thể đếm số dao động trên đồ thị để đưa vào 
các công thức tính toán tương ứng. 
Trong trường hợp đo độ cứng ổn định tầm như trên, nếu thực hiện trên giá thử, quy 
trình đo cũng tương tự, chỉ khác là thay vì đo khoảng cách giữa 2 vạch dấu A, có thể đo 
trực tiếp góc lệch α của pháo so với vị trí ổn định thông qua bộ đo góc tầm. Khi đó chỉ cần 
xác định lực tác dụng lên miệng nòng pháo mô phỏng để tạo ra momen tương đương với 
momen khi đo trên nòng pháo thật. 
kG
l
lP
P 5,31
7,1
46,4.12.
1
1 (4) 
 Trong đó: l1 = 1,7m – Chiều dài nòng pháo mô phỏng tính từ miệng nòng đến trục tai 
máng. 
Khi đó công thức tính độ cứng hệ thống ổn định tầm là: 
 lygiáckGmlPC /7,1.5,31.
 (5) 
Với độ cứng tiêu chuẩn C = 25kGm/ly giác, khi đó giá trị góc sẽ là: 
 lygiác
C
lP
14,2
25
7,1.5,31.
 (6) 
So sánh (6) với (3), có thể thấy ở hai phương pháp, khi độ cứng hệ thống đạt giá trị tiêu 
chuẩn thì góc lệch của nòng pháo so với vị trí ổn định là xấp xỉ bằng nhau. Như vậy, kết 
quả đo của hai phương pháp là tương đương, nhưng trên giá thử, ta không cần đo khoảng 
cách A (khoảng 4mm do nòng pháo mô phỏng ngắn hơn thực tế) mà có thể đo trực tiếp 
góc nhờ khối đo góc và biểu diễn đồ thị trên khối đánh giá chất lượng. 
Trường hợp đo độ hãm hệ thống ổn định hướng, quy trình đo vẫn thực hiện như khi đo 
trên xe tăng. Tuy nhiên, dựa vào đồ thị biểu diễn góc quay hướng trên khối đánh giá chất 
lượng, có thể xác định được độ lệch lớn nhất và số lần dao động khi ngừng điều khiển 
quay hướng. Như trên hình 5, có thể thấy độ lệch lớn nhất của góc quay hướng không quá 
50 ly giác và số dao động chỉ là 2 lần là đạt độ ổn định. Từ đó, đưa ra kết luận về chất 
lượng của chỉ tiêu cần đo là đạt hay không đạt. 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
N. H. Sơn, , Đ. N. Quang, “Đánh giá hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng.” 178 
Với sự hỗ trợ của phần mềm đánh giá hệ thống, cán bộ kiểm tra không phải tập trung 
vào việc quan sát trên đồng hồ phương vị để theo dõi độ trượt của tháp pháo so với vị trí 
ổn định và đếm số lần dao động. Các kết quả đo đạc được lưu trên màn hình dưới dạng đồ 
thị và giá trị số, rất hữu ích cho việc phân tích đánh giá, đồng thời có thể cho kết quả đánh 
giá chất lượng đối với từng chỉ tiêu kỹ thuật cần đo. 
Như vậy, với giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống điều khiển hoả lực, có thể xây dựng 
các bài kiểm tra tương tự như trên xe tăng để đánh giá chất lượng từng chỉ tiêu của hệ 
thống ổn định, qua đó đánh giá chất lượng toàn hệ thống. Các bài kiểm tra đánh giá đó 
cũng được dùng để hiệu chỉnh các thông số đầu vào của hệ thống để đảm bảo kết quả đạt 
yêu cầu của từng chỉ tiêu. Như vậy, sau khi hiệu chỉnh và đồng bộ trên giá thử, có thể đưa 
thiết bị ra lắp đặt trên xe tăng và hiệu chỉnh lần cuối cùng cho phù hợp với từng xe cụ thể. 
Việc sử dụng giá hiệu chỉnh sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí vận hành khi 
hiệu chỉnh và đồng bộ hệ thống ổn định tháp pháo, nòng pháo cho xe tăng. 
Hình 5. Kết quả đo độ hãm hệ thống ổn định hướng. 
Ngoài ra, giá hiệu chỉnh này còn có thể dùng cho việc thử nghiệm hệ thống điều khiển 
hoả lực trong quá trình sửa chữa, cải tiến nâng cấp hoặc nghiên cứu phát triển. 
5. KẾT LUẬN 
Với việc triển khai đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo giá hiệu chỉnh và đồng bộ hệ 
thống điều khiển hoả lực theo cấu hình do Hungary cải tiến trên xe tăng T54B”, các tác giả 
đã thành công trong việc chế tạo khung giá mô phỏng hệ thống truyền động tháp pháo, 
nòng pháo xe tăng cùng với khối đánh giá chất lượng hệ thống. Các thiết bị này đều đáp 
ứng các chỉ tiêu kỹ thuật theo đăng ký, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho việc thử nghiệm, hiệu 
chỉnh các thiết bị của hệ thống ổn định và hệ thống điều khiển hoả lực xe tăng T54 theo 
cấu hình của Hungary cải tiến. Với hệ thống trên, có thể xây dựng các bài kiểm tra hệ 
thống dựa trên các kết quả đo đạc các thông số có được trong quá trình thử nghiệm, hiệu 
chỉnh. Sản phẩm của đề tài được đưa vào sử dụng trong phòng thí nghiệm Tự động hoá 
của Viện Tự động hoá KTQS, phục vụ cho công tác nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoặc cải 
tiến các khối thiết bị của hệ thống ổn định và điều khiển hoả lực trên xe tăng T54, góp 
Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 179
phần vào việc hiện đại hoá quân đội, tăng hiệu quả và nâng cao sức chiến đấu của lực 
lượng Tăng – Thiết giáp cũng như của toàn quân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Vũ, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo 
các khối chính trong hệ thống điều khiển hoả lực cho xe tăng T54B và đưa vào thử 
nghiệm thực tế”, 2015. 
[2]. Nguyễn Vũ, Nguyễn Quang Hùng, “Tích hợp hệ thống tự động điều khiển hoả lực 
cho xe tăng”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Đặc san TĐH, (04/2014), tr. 
201-208. 
[3]. Nguyễn Trung Kiên, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, 
chế tạo khối điều khiển hoả lực pháo trên xe tăng cho trưởng xe theo cấu hình của 
Hungary”, 2015. 
[4]. Chu Đức Chình, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, thiết kế 
chế tạo khối khuếch đại điện tử trong hệ thống ổn định pháo xe tăng T54B, T55 
(CTP-II)”, 2015. 
[5]. Chu Đức Chình, “Thiết kế chế tạo khối điều khiển số thay thế cho khối khuếch đại 
điện tử trong hệ thống ổn định pháo CTP-II trên xe tăng T54B, T55”, Tạp chí Nghiên 
cứu KH&CN quân sự, Đặc san TĐH, (04/2014), tr. 55-62. 
[6]. Ban Nghiên cứu kỹ thuật, “Cấu tạo và sử dụng xe tăng T54A, T54B - Tập1”, Bộ Tư 
lệnh Tăng Thiết giáp, 1977. 
[7]. Ban Nghiên cứu kỹ thuật, “Cấu tạo và sử dụng xe tăng T54A, T54B - Tập2”, Bộ Tư 
lệnh Tăng Thiết giáp, 1977. 
[8]. Cục Kỹ thuật, “Hướng dẫn cấu tạo và sử dụng xe tăng T55”, Binh chủng Tăng Thiết 
giáp, 2004. 
ABSTRACT 
A SOLUTION TO EVALUATE THE FIRE CONTROL SYSTEM FOR TANKS 
In this article, the results of the researching, designing and manufacturing of the 
adjustment rack and synchronization of the Hungarian modified fire control system 
on T54B tanks, including propellant propulsion systems, turret and block system 
quality assessment are presented. Solutions to the inspection, quality assessment 
and correction of fire control systems for tanks in the laboratory prior to 
commissioning on tanks are also proposed . This can reduce the time and costs of 
operating on the actual tank when calibrating and synchronizing the system, 
improving the quality and efficiency of the work. 
Keywords: Adjustment rack, System stability, Transmission simulation, Quality evaluation. 
Nhận bài ngày 08 tháng 06 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 26 tháng 06 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2017 
Địa chỉ: Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. 
 * Email: sonnh72@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_he_thong_dieu_khien_hoa_luc_cho_xe_tang.pdf