Đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của người lao động
Nxuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của nhóm lao động này. Kết quả phân ghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các chính sách việc làm cho lao động
tích dữ liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát gần 500 lao động xuất khẩu về nước tại 05
tỉnh có số lượng lao động đi xuất khẩu thuộc nhóm cao nhất trong cả nước, cho thấy rằng các chính sách
việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước có tác động tích cực tới kết quả tìm kiếm việc làm
và nâng cao thu nhập cho người lao động. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước
Trung ương và địa phương có biện pháp kịp thời nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các chính sách
việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của người lao động
Sè 133/2019 thương mại khoa học 1 2 12 21 33 51 63 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Bùi Hữu Đức và Vũ Thị Yến - Đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của người lao động. Mã số: 133.1GEMg.11 Assessing the Impacts of Employment Policies for Vietnamese Exported Laborers after Returning Home on Employment And Income 2. Vũ Thị Thanh Huyền và Trần Việt Thảo - Tác động của phát triển công nghiệp chế biến chế tạo đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mã số: 133.1DECo.11 The Impacts of Processing and Manufacturing Development on Vietnam’s Economy QUẢN TRỊ KINH DOANH 3. Phan Thị Lý và Võ Thị Ngọc Thúy - Tác động của công khai tiêu cực về khủng hoảng sản phẩm đến hình ảnh công ty và nhận biết thương hiệu: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh. Mã số: 133.2BAdm.21 The Impacts of Publicizing Negations of Product Crisis on Company’s Image and Brand Identity: A Case-Study of Fast-Moving Consumer Goods Businesses 4. Phạm Thu Hương và Trần Minh Thu - Các yếu tố tác động tới ý định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của giới trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Mã số: 133.2BMkt.21 Factors Affecting Intentions to Buy Products with Environment-Friendly Packaging by Young Vietnamese in Hanoi City 5. Đỗ Thị Vân Trang - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 133.2FiBa.21 Factors Affecting Profitability of Listed Construction Enterprises on Vietnam’s Stock Market Ý KIẾN TRAO ĐỔI 6. Lê Quang Cảnh - Tự chủ tài chính và kết quả học tập ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Mã số: 133.3OMIs.32 Financial Autonomy and Learning Results at High Schools in Vietnam ISSN 1859-3666 1 1. Đặt vấn đề Hiện nay, để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho phần lớn lao động, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện hàng loạt các chương trình, đề án nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, với mục tiêu đưa một triệu lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian tới. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bình quân mỗi năm nước ta có khoảng 100.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Vì thế, hàng năm số lượng lao động trở về nước sau khi hết thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là rất lớn, trung bình khoảng từ 70.000 đến 80.000 lao động trở về, gia nhập vào thị trường lao động trong nước mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng lao động này sau khi hết thời hạn hợp đồng, quay trở về nước lại có nguy cơ cao rơi vào tình trạng tái thất nghiệp. Theo kết quả khảo sát của tác giả tại 05 tỉnh có số lượng lao động xuất khẩu nhiều nhất cả nước là: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định, cho thấy có tới 18,07% lao động xuất khẩu về nước thất nghiệp, mà nguyên nhân chính là do người lao động không tìm kiếm được việc làm phù hợp với tay nghề và kinh nghiệm họ đã tích lũy được trong thời gian làm ở nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang rất thiếu lực lượng lao động có tay nghề và trình độ thì lao động xuất khẩu về nước là những người có ưu thế về kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề và tác phong làm việc công nghiệp, đồng thời có trình độ ngoại ngữ nhất định, lại gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm tại quê hương. Điều này cho thấy, các chính sách để kết nối giữa lao động xuất khẩu khi về nước với các doanh nghiệp trong nước là rất cần thiết và đóng vai trò ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM KHI VỀ NƯỚC ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Bùi Hữu Đức Đại học Thương mại Email: buihuuduc@tmu.edu.vn Vũ Thị Yến Đại học Thương mại Email: yenvu.tm@gmail.com Ngày nhận: 20/08/2019 Ngày nhận lại: 10/09/2019 Ngày duyệt đăng: 16/09/2019 N ghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của nhóm lao động này. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát gần 500 lao động xuất khẩu về nước tại 05 tỉnh có số lượng lao động đi xuất khẩu thuộc nhóm cao nhất trong cả nước, cho thấy rằng các chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước có tác động tích cực tới kết quả tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương có biện pháp kịp thời nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước. Từ khóa: chính sách việc làm, lao động xuất khẩu, đánh giá tác động. Kinh tÕ vμ qu¶n lý khoa hoïc thöông maïi2 Sè 133/2019 ? 2 quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động hồi hương tìm kiếm được việc làm phù hợp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình họ. Vấn đề đặt ra là, hiện nay nước ta mới chỉ chú trọng đến một chiều đưa lao động đi xuất khẩu, chiều còn lại là tiếp nhận và hỗ trợ lao động trở về tái hòa nhập vào thị trường lao động trong nước, thì Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan vẫn chưa thực sự chú trọng và quan tâm đúng mực, các chính sách việc làm dành riêng cho nhóm lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đang còn thiếu và chưa bao phủ rộng. Quá trình triển khai chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu khi về nước ở cả cấp Trung ương và địa phương còn gặp nhiều khó khăn, do hạn chế về mặt nhận thức xã hội về vai trò của các chính sách này, cũng như các điều kiện nguồn lực để triển khai chính sách vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhấn mạnh vai trò và tác động của các chính sách việc làm lên việc làm và thu nhập của nhóm lao động xuất khẩu khi về nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ sự khác biệt giữa tỷ lệ có việc làm và thu nhập bình quân của hai nhóm: một nhóm là lao động xuất khẩu về nước có thụ hưởng chính sách việc làm dành riêng cho họ và một nhóm lao động xuất khẩu về nước không tham gia thụ hưởng chính sách việc làm. 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Khái niệm chính sách việc làm và chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước - Khái niệm chính sách việc làm: Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Chính sách việc làm quốc gia là một tầm nhìn và một kế hoạch thực tiễn, để đạt được các mục tiêu việc làm của một quốc gia. Để thực hiện một kế hoạch như vậy Chính phủ phải thấy rõ cơ hội và thách thức của quốc gia, và phải tham khảo rộng rãi để đạt được thỏa thuận chung giữa tất cả các bên quan tâm trong nền kinh tế, bao gồm cả người chủ sử dụng lao động và người lao động (ILO, 2015). Ở nước ta, chính sách việc làm là giải pháp đầu tiên mà Chính phủ và các chuyên gia kinh tế nghĩ tới đầu tiên để khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hóa bằng luật pháp của Nhà nước, một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Đây là cách nhìn nhận khá đầy đủ và toàn diện về chính sách việc làm, được tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung khẳng định trong cuốn:“Về Chính sách việc làm ở Việt Nam” năm 1997. Như vậy có thể hiểu, Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ của Nhà nước nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. - Khái niệm chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước: Ở Việt Nam, người đi xuất khẩu lao động hay còn gọi là lao động xuất khẩu (lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2007 ban hành theo quyết định của Quốc hội khóa XI số: 72/2006QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2006, như sau: “Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này”. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi hết thời hạn lao động quay trở về nước hòa nhập vào lực lượng lao động chung của cả nước. Do đó, chính sách việc làm cho lao động Việt Nam khi về nước cũng nằm trong khuôn khổ của chính sách việc làm nói chung. Như vậy, có thể hiểu: Chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ của Nhà nước nhằm sử dụng lực lượng lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quay trở về nước tham gia vào nền kinh tế và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Các chính sách việc làm chủ yếu cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước: Ở Việt Nam, Chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động nói chung được quy định trong Chương II Luật Việc làm năm 2013, bao gồm các chính sách cụ thể như: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc 3 ? Sè 133/2019 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học ?làm đối với lao động ở khu vực nông thôn; Chính sách việc làm công; Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động; Chính sách hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Người lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước cũng thuộc đối tượng thụ hưởng các chính sách việc làm nêu trên. Tuy nhiên, với các đặc điểm riêng về kinh nghiệm, kỹ năng, tay nghề và tiền vốn đã tích lũy được trong thời gian làm việc ở nước ngoài, nên chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước có sự khác biệt và tập trung vào một số chính sách cơ bản, để giải quyết tốt hơn mục tiêu của chính sách việc làm cho nhóm đối tượng này. Căn cứ vào Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và Luật Việc làm năm 2013, Nghị định số: 126/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, tác giả nhóm các chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước thành bốn chính sách cơ bản sau: (1) Chính sách phát triển thị trường lao động: chính sách phát triển thị trường lao động cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước bao gồm hệ thống pháp luật về kinh tế và lao động, và các chính sách kết nối cung cầu lao động. Hệ thống pháp luật kinh tế và lao động có tác động đến cả cung và cầu về lao động nhằm đảm bảo quyền tự do lao động, tạo việc làm, tăng cường cơ hội việc làm cho lao động xuất khẩu khi về nước. Chính sách kết nối cung cầu lao động bao gồm việc cung cấp thông tin về xu hướng thị trường lao động (việc làm, việc làm còn trống, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xu hướng về cung lao động, người thất nghiệp, người có nhu cầu tìm việc làm) và thực hiện các môi giới về lao động (thông qua phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm). (2) Chính sách tín dụng ưu đãi: Chính sách tín dụng ưu đãi cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước là những quan điểm, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng trong quá trình cho đối tượng thụ hưởng chính sách được vay vốn với lãi suất ưu đãi, với số lượng và thời hạn nhất định nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động xuất khẩu về nước ở từng thời điểm, đảm bảo cho họ có điều kiện tài chính trong quá trình tìm kiếm việc làm và tạo việc làm, lao động sản xuất hoặc tiếp tục học tập để có cơ hội tìm việc làm tốt hơn trong tương lai. (3) Chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại: Chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước là những quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng chính sách được học nghề, tham gia các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, nhờ đó tìm được việc làm phù hợp, việc làm bền vững và cho thu nhập ổn định cho người lao động. (4) Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh: Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước là những quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để hỗ trợ cho đối tượng được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, về lập và lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp, được hướng dẫn cách sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, được hỗ trợ các thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp, được vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Nhằm mục đích hỗ trợ lao động xuất khẩu về nước khởi nghiệp kinh doanh thành công, tạo ra việc làm tốt với nguồn thu nhập cao và ổn định cho bản thân họ, đồng thời tạo ra việc làm cho những người lao động khác, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và đất nước. Đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước: Chính sách việc làm nói chung và chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đều là các chính sách công cơ bản của Chính phủ. Do đó, cần thiết phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chính sách. Đánh giá chính sách nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước những thông tin hữu dụng và kịp thời để quản lý, hướng dẫn các nguồn lực, đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp chính sách của nhà nước (Lê Văn Hòa, 2016). Tác giả Khandker và cộng sự (2010) chỉ ra rằng đánh giá tác động của chính sách là một bộ phận không thể thiếu trong đánh giá chính sách. Đánh giá tác động chính sách là việc lượng hóa hiệu quả của Sè 133/20194 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học chính sách đó đối với đối tượng thụ hưởng là các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Theo Bonnal (1997) đánh giá tác động của chính sách việc làm là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách. Đánh giá tác động của chính sách việc làm được thực hiện thông qua phân tích định lượng chỉ định một hoặc nhiều biến kết quả quan tâm (ví dụ thu nhập, việc làm) và ước tính sự khác biệt mà một chương trình chính sách tạo ra đối với các mức của các biến kế ... c hệ số trong mô hình hồi quy Logistic. Kết quả của bảng 5 cho thấy cả 3 chính sách: CSPTTTLĐ, CSĐT và CSKN đều có mức ý nghĩa thấp hơn 0,05 cho nên ta yên tâm bác bỏ giả thuyết H0 (H0 là giả thuyết tất cả các hệ số hồi quy của mô hình Logistic = 0). Như vậy là các hệ số hồi quy mà mô hình tìm được có ý nghĩa thống kê, mô hình sử dụng tốt và cả 3 chính sách đều có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm tốt của LĐXK về nước. Ta có phương trình hồi quy Logistic được biểu diễn như sau: Việc làm = -7,525 + 1,207 CSPTTTLĐ + 0,457 CSĐT + 1,241 CSKN Có thể thấy rằng, cả 3 chính sách trên đều làm tăng khả năng có việc làm tốt của LĐXK về nước, trong số đó thì chính sách khởi nghiệp (CSKN) có tác động mạnh nhất (hệ số cao nhất), cụ thể là tác động biên của CSKN lên khả năng có việc làm tốt của LĐXK về nước với xác xuất ban đầu là 0,5 thì tác động này sẽ bằng 0,5* (1- 0,5) *1,241 = 0,31025. Tiếp theo đó là tác động biên của chính sách phát triển thị trường lao động (CSPTTTLĐ) lên khả năng có việc làm tốt của LĐXK về nước với xác xuất ban đầu là 0,5 thì tác động này sẽ bằng 0,5* (1-0,5) *1,207 = 0,30175. Cuối cùng là tác động biên của CSĐT lên khả năng có việc làm tốt của LĐXK về nước với xác suất ban đầu là 0,5 thì tác động này sẽ bằng 0,5* (1-0,5) * 0,457 = 0,11425. Sè 133/20198 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 4: Bảng phân loại Classification Table Nguồn: Kết quả chiết xuất trên phần mềm SPSS 22.0 Observed Predicted ViӋc làm Percentage Correct Không có viӋc làm Có viӋc làm tӕt Step 1 ViӋc làm Không có viӋc làm 27 63 30 Có viӋc làm tӕt 34 374 91,7 Overall Percentage 80,5 Bảng 5: Kết quả hồi quy Nguồn: Kết quả chiết xuất trên phần mềm SPSS 22.0 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1a &63777/Ĉ 1,207 0,202 35,745 1 0,000 3,344 &6Ĉ7 0,457 0,167 7,532 1 0,006 1,580 CSKN 1,241 0,255 23,602 1 0,000 3,459 Constant -7,525 0,995 57,153 1 0,000 0,001 a. Variable(s) entered on step 1: CSDT, CSPTTTLD, CSKN. 4.2. Chính sách việc làm tác động lên thu nhập của lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước Tác động của chính sách việc làm lên thu nhập của LĐXK khi về nước được đánh giá thông qua kết quả thực hiện ước lượng mô hình hồi quy bội. Trước tiên, độ phù hợp của mô hình hồi quy bội được kiểm định bằng phân tích ANOVA. Kết quả kiểm định thống kê F (Fisher) với mức ý nghĩa rất bé cho thấy mô hình được ước lượng trên tập dữ liệu mẫu có thể được suy luận và khái quát cho toàn bộ tổng thể. Mức ý nghĩa Significant = 0,000 <0,05 tức là các ước lượng của mô hình này có thể được suy luận cho toàn bộ đám đông. Tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) để chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Kết quả của bảng 7 cho thấy giá trị VIF rất nhỏ chứng tỏ mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và dữ liệu được khảo sát tại một thời điểm cho nên sẽ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu. Kết quả chạy mô hình hồi quy bội cho thấy biến CSTD có giá trị Sig = 0,271 >0,05 nên không có ý nghĩa thống kê loại bỏ biến CSTD chạy lại mô hình hồi quy bội lần thứ 2. Kết quả như sau: Nhìn vào bảng 7, ta thấy các ước lượng của hệ số hồi quy đều đạt mức ý nghĩa thống kê (giá trị Sig đều < 0.1). Hệ số Beta đã chuẩn hóa đều mang dấu dương cho thấy cả 3 chính sách là CSPTTTLĐ, CSĐT và CSKN đều có tác động cùng chiều đến thu nhập của LĐXK về nước, trong số 3 chính sách đó thì CSKN là có mức ảnh hưởng cao nhất và quan trọng nhất (với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,351), tiếp đến là CSĐT (với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,239), cuối cùng CSPTTTLĐ là có tác động yếu nhất (với hệ số Beta chuẩn hóa chỉ đạt 0,110). Ta có phương trình thể hiện mức độ tác động của các chính sách việc làm đến thu nhập của LĐXK khi về nước như sau: Thu nhập = -13,045 + 0,976 CSPTTTLĐ + 2,045 CSĐT + 3,273 CSKN Phương trình hồi quy mà mô hình ước lượng được có dạng đường thẳng, khi các yếu tố khác không thay đổi nếu CSPTTTLĐ tăng thêm 1 đơn vị (mức độ quan trọng) thì thu nhập của LĐXK về nước tăng lên 0,976 triệu đồng/tháng; khi các yếu tố khác không thay đổi nếu CSĐT tăng thêm 1 đơn vị thì thu nhập của người LĐXK khi về nước tăng thêm 2,045 triệu đồng/tháng; tương tự khi các yếu tố khác không thay đổi nếu CSKN tăng thêm 1 đơn vị thì thu nhập của người LĐXK khi về nước tăng thêm 3,273 triệu đồng/tháng. Có thể kết luận rằng, chính sách khởi nghiệp, chính sách đào tạo và chính sách phát triển thị trường lao động nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực làm tăng thu nhập cho LĐXK về nước. 5. Thảo luận về kết quả và một số hàm ý chính sách 5.1. Thảo luận Từ kết quả phân tích mô hình cho thấy chính sách việc làm cho LĐXK Việt Nam khi về nước có tác động thuận chiều và tích cực đến việc tìm được việc làm tốt của LĐXK khi về nước, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho những lao động thuộc nhóm này có tham gia thụ hưởng chính sách việc 9 ? Sè 133/2019 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 6: Kết quả phân tích ANOVA tổng hợp Nguồn: Kết quả chiết xuất trên phần mềm SPSS 22.0 Mô hình Tәng bình SKѭѫQJ df %uQKSKѭѫQJ trung bình cӝng F Sig. Hӗi quy 11625,443 3 3875,148 89,620 0,000b PhҫQGѭ 21360,533 494 43,240 Tәng 32985,976 497 Bảng 7: Kết quả phân tích hồi quy tổng hợp Nguồn: Kết quả chiết xuất trên phần mềm SPSS 22.0 Mô hình HӋ sӕ FKѭDFKXҭn hóa HӋ sӕ chuҭn hóa t Sig. Thӕng kê tính cӝng tuyӃn B Sai sӕ chuҭn Beta Dung sai VIF (Constant) -13,045 1,380 -9,452 0,000 &63777/Ĉ 0,976 0,459 0,110 2,128 0,034 0,486 2,056 &6ĈT 2,045 0,371 0,239 5,514 0,000 0,696 1,438 CSKN 3,273 0,467 0,351 7,014 0,000 0,524 1,908 ?làm dành cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách việc làm của nước ta dành cho nhóm đối tượng LĐXK Việt Nam khi về nước chưa thực sự phát huy đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả chính sách, do gặp phải một số vấn đề sau: - Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích tạo việc làm cho LĐXK Việt Nam khi về nước, hỗ trợ tín dụng nếu cần thiết cho nhóm đối tượng lao động này (thể hiện ở điều 59 và 60 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Tuy nhiên các chính sách này mới dừng lại ở việc khuyến khích và hỗ trợ một cách chung chung. Do đó, cần bổ sung và cụ thể hóa đơn vị nào chịu trách nhiệm thi hành chính sách này (Bộ Lao động TB&XH hay Cục Quản lý lao động ngoài nước), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Lao động TB&XH tại các địa phương đóng vai trò như thế nào và chịu trách nhiệm thực thi chính sách ra sao. Để các đơn vị biết về trách nhiệm phải thực thi của mình và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai chính sách của đơn vị mình, đồng thời có các báo cáo hàng năm đầy đủ, kịp thời để Chính phủ nắm được kết quả và kịp thời bổ sung, điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn. - Các chính sách việc làm cho LĐXK Việt Nam khi về nước hiện vẫn còn rất thiếu và chưa bao phủ rộng. Các chính sách hiện tại mới chỉ chủ yếu cung cấp thông tin việc làm, tuyển dụng, môi giới giới thiệu việc làm cho LĐXK thuộc diện IM Japan và EPS Hàn Quốc về nước. Các đối tượng LĐXK Việt Nam từ các thị trường khác trở về chưa nhận được sự quan tâm và hỗ trợ việc làm từ Chính phủ. - Chính sách phát triển thông tin thị trường lao động đã phát huy được vai trò khi thực hiện được việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho LĐXK khi về nước để người lao động nắm bắt được thông tin việc làm tuyển dụng và lựa chọn công việc tốt, phù hợp cho bản thân. Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với một số Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức thành công các phiên giao dịch việc làm cho LĐXK Việt Nam khi về nước. Tuy nhiên, thông tin thị trường lao động và số phiên giao dịch việc làm mới chỉ tổ chức được với số lượng quá ít, số lượng LĐXK về nước tiếp cận được với thông tin việc làm tuyển dụng và tham gia vào các phiên giao dịch việc làm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ tổng số LĐXK Việt Nam về nước hàng năm. - Chính sách tín dụng ưu đãi cho LĐXK về nước không nêu rõ nguồn vốn sử dụng cho LĐXK về nước vay được lấy từ đâu, hiện tại các địa phương đều đang sử dụng chung với nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để cho LĐXK về nước có nhu cầu vay vốn phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, từ năm 2016 ngân sách Trung ương không phân bổ thêm vốn vào Quỹ quốc gia giải quyết việc làm về cho các địa phương. Do đó, các địa phương cho vay vốn theo hình thức quay vòng từ nguồn vốn phân bổ hiện có, trong khi nhu cầu vay vốn của lao động nông thôn rất nhiều và lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách sẽ được ưu tiên vay nguồn vốn ít ỏi này, nên LĐXK về nước nhiều khi không có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay này. - Chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại cho LĐXK Việt Nam khi về nước chưa phát huy hiệu quả. Chất lượng đào tạo của một số ngành nghề tại các địa phương còn thấp, chưa bắt kịp xu hướng thị trường lao động. Vì thế không thu hút được LĐXK về nước tham gia học tập nâng cao tay nghề. - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh cho LĐXK về nước mới chỉ được triển khai ở một vài địa phương, chưa được nhân rộng trên cả nước. Chính phủ cần bổ sung chính sách và cơ chế hỗ trợ để các địa phương triển khai mạnh mẽ và lan tỏa phong trào khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy LĐXK về nước tích cực khởi nghiệp kinh doanh tại địa phương. 5.2. Một số hàm ý chính sách - Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách hỗ trợ LĐXK về nước tìm kiếm việc làm tốt, gia nhập vào thị trường lao động địa phương. Chính phủ cần cụ thể hóa các quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước bằng các chương trình, biện pháp phù hợp về hỗ trợ việc làm và cho phát huy tay nghề, kỹ năng của LĐXK sau khi trở về nước. Đồng thời, bổ sung vào Điều 8 và Điều 14 của Nghị định 126/2007/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước đối với người đi làm việc ở nước ngoài trở về. - Chính phủ cần chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về LĐXK nhằm quản lý sự phát triển về kinh nghiệm, tay nghề, kỹ năng từ lúc đi đến lúc về theo dạng hồ sơ việc làm, có mã số, họ tên, địa chỉ thường trú, nước đến, kinh nghiệm, kỹ năng, ngành nghề, giới tính của từng người lao động,... Các cơ sở dữ liệu này giúp tạo ra được một Sè 133/201910 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học sự liên thông giữa cung và cầu việc làm một cách hiệu quả, tiết kiệm đối với LĐXK khi trở về (thông tin thị trường lao động). Trong các báo cáo về quản lý lao động cần có số liệu tách biệt về giới tính, cũng như đề cập, phân tích các khía cạnh của vấn đề giới, như: đời sống, việc làm, quyền và lợi ích phù hợp với quy định của Luật bình đẳng giới (sửa đổi bổ sung Khoản 13 Điều 8 Nghị định 126). - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh xây dựng các chính sách cụ thể để hình thành nguồn lực hỗ trợ thực hiện đào tạo lại cũng như bồi dưỡng kiến thức khởi sự kinh doanh cho những lao động trở về có khả năng và yêu cầu để phát huy hiệu quả kép của hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhất là với những lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số, đã tiết kiệm và chuẩn bị được một khoản tài chính, mà có mong muốn khởi nghiệp kinh doanh. - Chính phủ cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tư vấn, hỗ trợ LĐXK khi về nước gặp khó khăn, nhất là lao động nữ trong việc tìm kiếm việc làm và hòa nhập cộng đồng. - Bộ Lao động Lao động Thương binh và Xã hội cần bổ sung quy định về đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài về: định hướng tích lũy vốn, kiến thức, kinh nghiệm trong thời gian làm việc ở nước ngoài, để phục vụ cho việc làm trong tương lai, nhất là sau khi về nước. - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần hình thành cơ chế, chính sách để khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ việc làm để hỗ trợ có hiệu quả người đi làm việc ở nước ngoài trở về trong việc tìm kiếm được việc làm phù hợp, phát huy kỹ năng, tay nghề đã tích luỹ được. - Để xây dựng và quản lý thực hiện các quy định, chính sách và chương trình việc làm cho đối tượng LĐXK trở về nước. Chính phủ nên thành lập một đơn vị chịu trách nhiệm về chính sách cho vấn đề trở về và tái hòa nhập của LĐXK. Đơn vị này nên trực thuộc Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, để đảm bảo các chính sách thống nhất và bổ trợ lẫn nhau trong quốc gia cũng như với các nước tiếp nhận lao động. Đơn vị này sẽ thực hiện Chương trình tái hòa nhập quốc gia cho LĐXK Việt Nam khi về nước, trong đó bao gồm: tập huấn kỹ năng, tư vấn hoạt động doanh nghiệp và kinh doanh, hỗ trợ vay vốn và tín dụng, hỗ trợ pháp lý, và hỗ trợ tìm kiếm việc làm,u Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá chính sách công, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 3. Quốc hội (2006), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. 5. Bollen Kenneth A. (1989), A new incremental fit index for general structural equation models, Sociological Methods & Research, 17(3), 303-316. 6. ILO (2015), National employment policies, Retrieved from Employment policy department, 7. Khandker và cộng sự (2010), Handbook on impact evaluation: quantitative methods and prac- tices, The World Bank. 8. Liliane Bonnal (1997), Evaluating the impact of French employment policies on individual labour market histories, Review of Economic Studies (1997) 64, 683-713. 9. World bank (2009), A Practicioner’s guide to evaluating the impacts of labor market programs, World bank employment policy primer. Summary The study assesses the impacts of employment policies for Vietnamese exported laborers after returning home on the employment and income of this labor group. An analysis of preliminary data collected from a survey on almost 500 exported laborers after returning home in 5 provinces with the biggest numbers of exported laborers of the entire country shows that employment policies for Vietnamese exported laborers returning home have positive impacts on creating employment and improving income for laborers. The research results serve as the basis for government and local authori- ties to timely come up with solutions to improving the effectiveness of employment policies for Vietnamese exported labors when returning home. 11Sè 133/2019 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học
File đính kèm:
- danh_gia_tac_dong_cua_chinh_sach_viec_lam_cho_lao_dong_xuat.pdf