Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc kháng vitamin K tại Bệnh viện Đồng Nai

TÓM TẮT

Tổng quan: Thuốc kháng Vitamin K (Vitamin K antagonists -VKAs) thường được dùng phổ biến nhất

để phòng ngừa biến chứng huyết khối và thuyên tắc trong các bệnh lý rung nhĩ, van cơ học, huyết khối tĩnh

mạch sâu. Tuy nhiên cửa sổ điều trị hẹp, dễ tương tác với nhiều thuốc và thức ăn. Hiệu quả và an toàn của

những thuốc này phụ thuộc vào tỉ số chuẩn hóa quốc tế (International Normalized Ratio - INR). Thời gian

trong ngưỡng điều trị (Time in Therapeutic Range - TTR) là thông số phản ánh hiệu quả điều trị của thuốc

VKAs theo thời gian.

Mục tiêu: Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị của thuốc kháng Vitamin K.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 301 bệnh nhân đang điều trị VKAs tại Bệnh

viện đa khoa Đồng Nai từ 12/2018 đến 09/2019 và được đánh giá TTR bằng phương pháp Rosendaal.

Kết quả: Tuổi trung bình là 61,6± 12,1, giới nữ chiếm 56,1%. Rung nhĩ không do bệnh van tim chiếm

44,8%;Van cơ học chiếm 31,2%; Rung nhĩ/Hẹp van hai lá trung bình- nặng 14%. Liều Acenocumarol trung

bình 10,9± 4,3mg/ tuần, khoảng cách thử INR trung bình là 26 ngày. Thời gian trong khoảng trị liệu (TTR)

40,3±22,2. Tỉ lệ INR trong ngưỡng điều trị (FIR) 41,6± 22. Nhóm van cơ học có TTR cao hơn nhóm rung

nhĩ không do bệnh van tim (42,6±23,6 với 38,7±20,4).

Kết luận: Bệnh nhân sử dụng VKAs có thời gian trong khoảng điều trị còn thấp. Để nâng cao chất lượng

điều trị, các bệnh nhân cần được theo dõi sát, tư vấn đầy đủ chế độ ăn, sự tương tác thuốc. Nên thành lập

câu lạc bộ bệnh nhân chống đông, tổ chức phòng khám chống đông riêng biệt, tư vấn bệnh nhân dùng

thuốc kháng đông thế hệ mới khi có chỉ định.

pdf 7 trang yennguyen 3720
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc kháng vitamin K tại Bệnh viện Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc kháng vitamin K tại Bệnh viện Đồng Nai

Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc kháng vitamin K tại Bệnh viện Đồng Nai
40	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN TRONG KHOẢNG ĐIỀU TRỊ 
Ở BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC KHÁNG VITAMIN K 
TẠI BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI
Nguyễn Tất Trung1, Nguyễn Thị Bích Vân1, Nguyễn Văn Tường1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.61.6
TÓM TẮT
Tổng quan: Thuốc kháng Vitamin K (Vitamin K antagonists -VKAs) thường được dùng phổ biến nhất 
để phòng ngừa biến chứng huyết khối và thuyên tắc trong các bệnh lý rung nhĩ, van cơ học, huyết khối tĩnh 
mạch sâu. Tuy nhiên cửa sổ điều trị hẹp, dễ tương tác với nhiều thuốc và thức ăn. Hiệu quả và an toàn của 
những thuốc này phụ thuộc vào tỉ số chuẩn hóa quốc tế (International Normalized Ratio - INR). Thời gian 
trong ngưỡng điều trị (Time in Therapeutic Range - TTR) là thông số phản ánh hiệu quả điều trị của thuốc 
VKAs theo thời gian.
Mục tiêu: Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị của thuốc kháng Vitamin K. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 301 bệnh nhân đang điều trị VKAs tại Bệnh 
viện đa khoa Đồng Nai từ 12/2018 đến 09/2019 và được đánh giá TTR bằng phương pháp Rosendaal. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 61,6± 12,1, giới nữ chiếm 56,1%. Rung nhĩ không do bệnh van tim chiếm 
44,8%;Van cơ học chiếm 31,2%; Rung nhĩ/Hẹp van hai lá trung bình- nặng 14%. Liều Acenocumarol trung 
bình 10,9± 4,3mg/ tuần, khoảng cách thử INR trung bình là 26 ngày. Thời gian trong khoảng trị liệu (TTR) 
40,3±22,2. Tỉ lệ INR trong ngưỡng điều trị (FIR) 41,6± 22. Nhóm van cơ học có TTR cao hơn nhóm rung 
nhĩ không do bệnh van tim (42,6±23,6 với 38,7±20,4).
Kết luận: Bệnh nhân sử dụng VKAs có thời gian trong khoảng điều trị còn thấp. Để nâng cao chất lượng 
điều trị, các bệnh nhân cần được theo dõi sát, tư vấn đầy đủ chế độ ăn, sự tương tác thuốc. Nên thành lập 
câu lạc bộ bệnh nhân chống đông, tổ chức phòng khám chống đông riêng biệt, tư vấn bệnh nhân dùng 
thuốc kháng đông thế hệ mới khi có chỉ định.
Từ khóa: Thuốc kháng vitamin K, thời gian trong ngưỡng trị liệu, chỉ số chuẩn hóa quốc tế, Rosendaal.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF THE TIME IN THE THERAPEUTIC RANGE
ON PATIENTS WITH VITAMIN K ANTAGONISTS AT DONG NAI HOSPITAL
Nguyen Tat Trung1, Nguyen Thi Bich Van1, Nguyen Van Tuong1
Overview: Vitamin K antagonists (VKAs) are the most commonly used to prevent thrombotic and embolic 
complications associated with atrial fibrillation, mechanical valves and deep vein thrombosis. However, 
the narrow therapeutic window, food and drug interactions are their limitations. The efficacy and safety of 
these drugs depend on the International Normalized Ratio (INR). Time in Therapeutic Range (TTR) is a 
parameter that reflects the effectiveness of VKAs over time.
1. Khoa Nội Tim mạch, Bệnh 
viện Đồng Nai 
- Ngày nhận bài (Received): 12/4/2020; Ngày phản biện (Revised): 25/4/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 29/5/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Tất Trung
- Email: bstattrung@gmail.com; ĐT: 0379 078 825
Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 41
Bệnh viện Trung ương Huế 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc chống đông là nền tảng trong điều trị bệnh 
lý huyết khối và các biến chứng thuyên tắc huyết khối 
của nhiều bệnh lý tim mạch[1]. Thuốc kháng Vitamin 
K (Vitamin K antagonists -VKAs) như Acenocumarol, 
warfarin thường được dùng phổ biến nhất để phòng 
ngừa biến chứng huyết khối và thuyên tắc trong các 
bệnh lý rung nhĩ, van cơ học, huyết khối tĩnh mạch 
sâu, tuy nhiên cửa sổ điều trị hẹp[21], dễ tương tác 
với nhiều thuốc và thức ăn. Hiệu quả và an toàn của 
những thuốc này phụ thuộc vào tỉ số chuẩn hóa quốc 
tế (International Normalized Ratio -INR), điều này đòi 
hỏi bệnh nhân phải thường xuyên được xét nghiệm 
kiểm tra INR để điều chỉnh liều nếu khi kết quả nằm 
ngoài phạm vi điều trị đã gây tốn kém và bất tiện cho 
nhiều bệnh nhân[13].
Thời gian trong ngưỡng điều trị (Time in 
Therapeutic Range -TTR) là thông số phản ánh 
hiệu quả điều trị của thuốc VKAs theo thời gian. TTR 
càng thấp có liên quan đến tăng biến cố chảy máu hay 
huyết khối thuyên tắc[19]. Để đánh giá TTR có nhiều 
phương pháp như: 1) tỉ số INR đạt so với tổng số lần 
đo, 2) cắt ngang tại một thời điểm[12] 3) phương pháp 
Rosendaal[15]. Ở Việt Nam chủ yếu đánh giá hiệu quả 
của VKAs thông qua việc đo tỉ số INR mà ít sử dụng 
phương pháp Rosendaal để đánh giá.
Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thời 
gian trong khoảng điều trị ở Bệnh nhân dùng thuốc 
kháng vitamin K tại Bệnh viện Đồng Nai” thông 
qua việc khảo sát thời gian INR, đánh giá TTR theo 
phương pháp Rosendaal, để nhằm mục tiêu: Đánh 
giá thời gian trong khoảng điều trị của thuốc kháng 
Vitamin K
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 301 bệnh nhân 
đang điều trị VKAs tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện 
đa khoa Đồng Nai từ 12/2018 đến 09/2019. Bệnh 
nhân đang điều trị với thuốc VKAs ≥ 6 tháng, có ≥ 4 
lần khám và đo INR trong vòng 6 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân phải 
ngừng thuốc do lý do khác (vd phẫu thuật); Người 
bệnh tái khám không đều theo hẹn; Không sử dụng 
cùng một loại VKAs.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu : Mô tả cắt ngang
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, 
không có tiêu chuẩn loại trừ được thu thập số liệu 
từ hệ thống bệnh án điện tử eHospital. Kết quả INR 
được thu thập trong các lần khám định kỳ, từ tháng 
12/2018 đến 09/2019, không kể những lần đo INR 
liên tiếp < 1 tuần để chỉnh liều thuốc. INR (2-3) 
cho hầu hết các trường hợp, INR(2,5-3,5) cho các 
trường hợp van 2 lá cơ học hoặc 2 van tim cơ học. 
Tổng liều thuốc VKAs (mg/tuần) được lấy trung 
bình trong khoảng thời gian theo dõi.
Thời gian trong khoảng điều trị (TTR): TTR 
được tính bằng cách lấy số ngày ước đoán có INR 
trong khoảng trị liệu chia cho tổng số ngày điều trị.
Theo phương pháp Rosendaal INR của bệnh nhân 
uống thuốc VKAs thay đổi tuyến tính dần theo thời 
gian giữa hai lần xét nghiệm [15]
Objectives: The study aimed to evaluate of time in therapeutic range with vitamin K antagonists. 
Subjects and research methods: Cross-sectional research included 301 patients being treated for VKAs 
at Dong Nai General Hospital from 12/2018 to 09/2019 and TTR was evaluated by Rosendaal methods. 
Results: The mean age was 61.6 ± 12.1 years, women accounted for 56.1%. Atrial fibrillation without 
heart valve disease accounted for 44.8%, mechanical valve accounted for 31.2%; Atrial fibrillation / 
moderate mitral stenosis accounted for 14%. The average dose of Acenocoumarol was 10.9 ± 4.3mg / 
week, the average INR test interval was 26 days Time in the therapeutic range (TTR) 40.3 ± 22.2. The INR 
ratio in the therapeutic threshold (FIR) was 41.6 ± 22. The mechanical valve group had a higher TTR than 
that of the atrial fibrillation group (42.6 ± 23.6 with 38.7 ± 20.4).
Conclusion: Patients on VKAs have low TTR. In order to improve the quality of treatment, patients should 
be closely monitored, adequately educated for diet restrictions , and drug interactions. An anticoagulation 
patient club should be established. Anticoagulation clinics should be organized.
Keywords: Vitamin K antagonists, time in therapeutic range, International Normalized Ratio, Rosendaal, 
42	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
Ví dụ: Một bệnh nhân được xét nghiệm INR ngày 
22/2 là 2,1. đến ngày 26/3 kết quả là 3,2 cách nhau 32 
ngày. Như vậy INR của bệnh nhân thay đổi 1,1 đơn 
vị (hiệu số của 3,2 trừ 2,1). INR trong khoảng trị liệu 
giữa hai lần xét nghiệm là 0,9 (hiệu số của 3,0 trừ 2,1). 
Tỉ lệ INR trong khoảng trị liệu so với tổng thay đổi 
INR là 0,9/1,1 = 0,82. Số ngày ước đoán có INR 
trong khoảng trị liệu là 0,818 x 32 = 26,2. Ngày 
22/4( sau 27 ngày) bệnh nhân được xét nghiệm INR 
lần 3 cho kết quả 1,9. Như vậy lần này INR của 
bệnh nhân thay đổi 1,3 đơn vị (hiệu số của 3,2 trừ 
1,9). Tỉ lệ INR trong khoảng trị liệu so với tổng thay 
đổi INR là 1/1,3 = 0,77. Số ngày ước đoán có INR 
trong khoảng trị liệu là 0,77 x 27 = 20,8.
Ngày 8/5(sau 16 ngày) INR đo được 2,5.Tỉ lệ 
INR trong khoảng trị liệu so với tổng thay đổi INR 
là 0,5/0,6=0,83. Số ngày ước đoán có INR trong 
khoảng trị liệu là 0,83 x16=13,3.
Kết quả ở bệnh nhân này sau 4 lần xét nghiệm INR, 
ta tính được TTR là (26,2+20,8+13,3)/(27+32+16) 
=80,4%. 
Chỉ số TTR của bệnh nhân được chúng tôi tính 
bằng cách nạp số liệu (ngày xét nghiệm và kết 
quả INR) vào phần mềm excel được tải về từ địa 
chỉ www.inrpro.com/rosendaal.asp. Chất lượng 
điều trị chống đông bằng thuốc KVK được gọi là 
kém nếu TTR dưới 70% [14]. 
Tỉ lệ INR trong ngưỡng điều trị: chỉ số FIR 
(Fraction in therapeutic Range) của mỗi bệnh nhân 
bằng cách lấy số lần xét nghiệm INR nằm trong 
khoảng trị liệu chia cho tổng số lần xét nghiệm INR, 
theo ví dụ trên thì FIR là 2/4= 50%.
Xử lý và phân tích số liệu
Thông tin được lưu trữ trên Excel và xử lý số liệu 
bằng phần mềm SPSS 20. Biến liên tục được trình bày 
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến định tính 
được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng
Đặc điểm N=301
Tuổi (năm) 61,6 ± 12,1
Giới tính
 Nam
 Nữ
132 (43,9%)
169 (56,1%)
Biên Hòa 194 (64,5%)
Chỉ định điều trị kháng đông
 Van 2 lá cơ học, 2 van tim cơ học
 Bệnh van động mạch chủ cơ học (%)
 Van 2 lá sinh học, sau nong van
 Huyết khối tĩnh mạch sâu, Tăng áp phổi (%)
 Rung nhĩ/Hẹp van hai lá trung bình - nặng (%)
 Rung nhĩ không do bệnh van tim (%)
76 (25,2%)
18 (6%)
18 (6%)
12 (4%)
42 (14%)
135 (44,8%)
Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 43
Bệnh viện Trung ương Huế 
 Suy tim (%)
 Đái tháo đường (%)
 Tăng huyết áp (%)
 Bệnh động mạch do xơ vữa (%)
 Tiền căn tai biến mạch máu não (%)
 CHA
2
DS
2 
- VASc
55 (40,7%)
30 (22,2%)
111 (82,2%)
57 (42,2%)
18 (13,3%)
3,5 ± 1,5
Thời gian 3.6± 3,2 năm
CHA2DS2Vasc score: Congestive heart failure (1 điểm), Hypertension (1 điểm), Age ≥75 years (2 
điểm), Diabetes (1 điểm), previous Stroke (2 điểm), Vascular disease (1 điểm), age 65-74 (1 điểm), and 
female gender (1 điểm) 
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm sinh hóa, huyết học
RBC HGB PLT GOT GPT Creatinine eGFR
4,3± 0,6 12,6± 1,6 199,8± 62,1 30,4± 14,3 27,1± 26 89,8± 25,2 73,9± 25,7
3.3. Đánh giá kết quả điều trị
Bảng 3: Thời gian TTR, FIR trung bình 
Trung bình Min Max
TTR 40,3±22,2 0 100
FIR 41,6± 22 0 100
Bảng 4: Thời gian trong ngưỡng điều trị theo chỉ định điểu trị VKAs
Bệnh lý TTR FIR n
Van cơ học
 Van 2 lá cơ học, 2 van tim cơ học(%)
 Bệnh van động mạch chủ cơ học (%)
42,6±23,6
40,7±22,4
50,2±27,3
45,1±23
42,8±21,8
54,9±25,6
94
76
18
Van 2 lá sinh học, nong van(%) 42,9±22,9 47,5±23,6 18
Huyết khối tĩnh mạch sâu, Tăng áp phổi (%) 46,1±26,1 43,5±27,6 12
RN/Hẹp van hai lá trung bình- nặng (%) 37,8±23,1 40±21,4 42
Rung nhĩ không do bệnh van tim (%) 38,7±20,4 38,8±20,6 135
Biểu đồ 1: Tần số bệnh nhân ứng với giá trị TTR và tỷ lệ bệnh nhân mắc TTR ≥70%
- Liều Acenocumarol trung bình 10,9± 4,3mg/ tuần, khoảng cách thử INR trung bình là 26 ngày
44	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi , tuổi trung bình 
của đối tượng nghiên cứu là 61,6± 12,1 tuổi, nữ 
chiếm 56,1%. Đặc điểm Rung nhĩ không do bệnh 
van tim chiếm 44,8%; Van cơ học chiếm 31,2%; 
Rung nhĩ/Hẹp van hai lá trung bình- nặng 14%. 
Kháng vitamin K làm giảm 64% nguy cơ đột quỵ 
ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim[9], 
hiệu quả và an toàn của VKAs liên quan đến thời 
gian INR nằm trong khoảng trị liệu. Một phân tích 
hồi cứu hơn 3000 bệnh nhân được điều trị VKAs , 
có 1/3 bệnh nhân không kiểm soát tốt INR nguy cơ 
đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết và tử vong tăng 
gấp đôi so với 1/3 bệnh nhân kiểm soát tốt INR[20]. 
Từ năm 1993 Rosendaal đã đề nghị tính TTR để 
đánh giá chất lượng điều trị của thuốc VKAs [15], 
phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở nước 
ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam rất ít nghiên cứu sử 
dụng để đánh giá hiệu quả của VKAs.
 Trong nghiên cứu của chúng tôi TTR 40,3±22,2 
và FIR là 41,6± 22 kết quả này cao hơn nghiên 
cứu của Hồ Huỳnh Quang Trí TTR 34,9 và FIR 
là 32,9[5]. Theo Đôn Thị Thanh Thủy khảo sát 
111 bệnh nhân sử dụng VKAs thì TTR trung bình 
33,1± 28,3[4]. Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn 
Quốc Kính , Tạ Mạnh Cường khi đánh giá hiệu quả 
của thuốc VKAs sau thay van cơ học INR trong 
ngưỡng điều trị là 30-33%[3]. Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu Huỳnh Thanh 
Kiều với TTR 46,4± 23,6. Nghiên cứu của Phạm 
Gia Trung trên 430 bệnh nhân đánh giá thực trạng 
điều trị VKAs ở bệnh nhân sau thay van cơ học tại 
bệnh viện Tim Hà Nội INR trong ngưỡng điều trị là 
45,5%[6] điều này có thể giải thích được vì tỉ lệ van 
cơ học trong nghiên cứu của chúng tôi thấp 31,2%; 
trong khi rung nhĩ không do bệnh van tim chiếm tỉ 
lệ cao 44,8%.
Trong nghiên cứu ROCKET-AF cho thấy TTR 
trung bình 55,2%( 63% ở Tây Âu, 64% ở Bắc Mỹ) 
[18]. Nghiên cứu đa trung tâm ở Balan trên 430 
bệnh nhân sử dụng VKAs thì TTR trung bình 55% 
[16]. Nghiên cứu RE-LY trên 15400 bệnh nhân cho 
thấy TTR trung bình là 62,4% ở Tây Âu và 50,9% ở 
Bắc Mỹ nhưng đều thấp hơn 40% ở Ấn Độ, Trung 
Quốc, khu vực Đông Nam Á, và châu Phi [14], Các 
nhóm tác giả này giải thích do ở các nước đang 
phát triển cơ sở hạ tầng y tế không đảm bảo tốt cho 
theo dõi chống đông. Bên cạnh đó sự khác biệt về 
yếu tố chủng tộc cũng có thể là nguyên nhân gây ra 
sự khác biệt này, đã được đề cập đến trong một số 
nghiên cứu của Johnson JA [10].
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm van cơ 
học có TTR cao hơn nhóm rung nhĩ không do bệnh 
van tim (42,6±23,6 với 38,7±20,4) điều này cũng dễ 
hiểu vì nhóm van tim cơ học thường có ý thức tuân 
thủ tốt hơn, thời gian dùng kháng đông kéo dài hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù sự khác 
biệt giữa TTR và FIR trên toàn bộ bệnh nhân không 
đáng kể (40,3±22,2 với 41,6± 22) tuy nhiên ở trên 
từng bệnh nhân thì có sự khác biệt rõ này như ví dụ 
của chúng tôi đưa ra TTR là 80,4% trong khi đó FIR 
là 50%, do vậy ở bệnh nhân dùng AVK nên khuyến 
cáo sử dụng phương pháp Rosendaal TTR để đánh 
giá hiệu quả. 
Trong nghiên cứu của White và cs phân tích kết 
quả của 3587 bệnh nhân từ nghiên cứu SPORTIF 
III và IV cho thấy tỉ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim, 
đột quỵ hoặc thuyên tắc mạch hệ thống thấp hơn ở 
nhóm TTR ≥ 60% so với nhóm TTR < 60%[19]. Lợi 
ích và an toàn tối đa mà bệnh nhân được hưởng khi 
TTR ≥70% [11]. Một nghiên cứu đa trung tâm trên 
6250 bệnh nhân ở 4 nước Anh, Pháp, Đức, Ý TTR> 
70% chiếm 44,1-65,4%[8]. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 13,6%, nếu tính TTR≥60% là 20,6% 
kết quả này cao hơn nghiên cứu của Hồ Huỳnh 
Quang Trí với TTR ≥ 60% chiếm 16,1%[5]. Kết 
quả nghiên cứu của chúng thôi thấp hơn Đôn Thị 
Thanh Thủy với TTR ≥ 70% chiếm 15,3% [4]. 
Về liều AVK ở châu Á cần liều thấp, người da 
trắng cần liều trung bình và người da đen thường 
dùng liều cao[17]. Một khảo sát trên 5616 bệnh nhân 
rung nhĩ ở 27 bệnh viện Hàn Quốc từ năm 2000- 
2007, kết quả cho thấy liều warfarin trung bình sử 
dụng là 3,66± 1,5mg/ ngày [20]. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi liều VKAs trung bình 10,9± 4,3mg/ 
tuần thấp hơn so với người Hàn Quốc do chúng tôi 
dùng acenocumarol. Theo khuyến cáo hiệu quả của 
VKAs cần được đo INR trong 4-8 tuần[7], trong 
Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020	 45
Bệnh viện Trung ương Huế 
nghiên cứu của chúng tôi khoảng cách thử INR 
trung bình là 26 ngày.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 301 bệnh nhân đang điều trị 
kháng vitamin K tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai 
chúng tôi nhận thấy: 
- Tuổi trung bình là 61,6± 12,1, giới nữ chiếm 
56,1%. Rung nhĩ không do bệnh van tim chiếm 
44,8%;Van cơ học chiếm 31,2%; Rung nhĩ/Hẹp van 
hai lá trung bình- nặng 14%.
- Liều Acenocumarol trung bình 10,9± 4,3mg/ 
tuần, khoảng cách thử INR trung bình là 26 ngày 
Thời gian trong khoảng trị liệu (TTR) 40,3±22,2. Tỉ 
lệ INR trong ngưỡng điều trị (FIR) 41,6± 22. Nhóm 
van cơ học có TTR cao hơn nhóm rung nhĩ không 
do bệnh van tim (42,6±23,6 với 38,7±20,4). 
VI. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng điều trị các bệnh nhân 
sử dụng VKAs cần được theo dõi sát, tư vấn đầy 
đủ chế độ ăn, sự tương tác thuốc. Nên thành lập 
Câu lạc bộ bệnh nhân chống đông để quản lý 
nhóm bệnh nhân này, tổ chức phòng khám chống 
đông chuyên biệt, tư vấn dùng chống đông thế hệ 
mới khi có chỉ định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hành xử trí biến cố chảy máu 
khi dùng thuốc chống đông đường uống 2018, 
Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam.
2. Huỳnh Thanh Kiều và cs (2015), khảo sát 
thời gian INR trong khoảng điều trị của người 
bệnh đang điều trị thuốc kháng vitamin K tại 
phòng khám Bệnh viện Tâm Đức. Chuyên 
đề Tim mạch học 
tong-hop-tu-nghien-cuu-tren-lam-sang/1164-
khao-sat-thoi-gian-inr-trong-khoang-dieu-tri-
cua-benh-nhan-dang-dieu-tri-thuoc-khang-
vitamin-k-tai-phong-kham-bv-tam-duc.html.
3. Nguyễn Quốc Kính, Tạ Mạnh Cường (2011), 
“Đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc chống 
đông kháng Vitamin K ở người bệnh sau thay 
van tim cơ học.”, Y học Việt Nam tháng 10 - số 
2/2011; tr. 44 - 46.
4. Đôn Thị Thanh Thủy và cs (2016), Khảo sát 
hiệu quả điều trị của thuốc kháng vitamin K 
trên bệnh nhân rung nhĩ hoặc có van cơ học tại 
bệnh viện Trưng Vương.
tong-hop-tu-nghien-cuu-tren-lam-sang/1308-
khao-sat-hieu-qua-dieu-tri-cua-thuoc-khang-
vitamin-k-tren-benh-nhan-rung-nhi-hoac-co-
van-tim-co-hoc-tai-benh-vien-trung-vuong.
html.
5. Hồ Huỳnh Quang Trí(2017) Đánh giá chất 
lượng của điều trị chống đông bằng thuốc 
kháng Vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ 
không do bệnh van tim.
tong-hop-tu-nghien-cuu-tren-lam-sang/1321-
danh-gia-chat-luong-cua-dieu-tri-chong-
dong-bang-thuoc-khang-vitamin-k-o-benh-
nhan-rung-nhi-khong-do-benh-van-tim.html.
6. Phạm Gia Trung (2013) Đánh giá thực trạng 
điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin 
K ở bệnh nhân sau thay van tim cơ học tại bệnh 
viện Tim Hà Nội . Luận văn thạc sĩ.
7. Ageno W, Gallus AS, Wittkowsky A, et al. 
Oral anticoagulant therapy: Antithrombotic 
Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th 
ed: American College of Chest Physicians 
Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. 
Chest. 2012; 141(2 Suppl): e44S–e88S, doi: 
10.1378/chest.11-2292, indexed in Pubmed: 
22315269.
8. Cotté FE, Benhaddi H, Duprat-Lomon I, 
Doble A, Marchant N, Letierce A, Huguet M. 
Vitamin K antagonist treatment in patients 
with atrial fibrillation and time in therapeutic 
range in four European countries. Clin Ther. 
2014 Sep 1;36(9):1160-8. doi: 10.1016/j.
clinthera.2014.07.016. Epub 2014 Aug 21.
9. Hart RG, Pearce LA, Aguilar MI. Meta-
analysis: Antithrombotic therapy to prevent 
stroke in patients who have nonvalvular atrial 
46	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	61/2020
......
fibrillation. Ann Intern Med 2007;146:857-867.
10. Johnson JA. Ethnic differences in cardiovascular 
drug response: Potential contribution of 
pharmacogenetics. Circulation 2008; 118: 1383 
- 1393.
11. Lader E, Martin N, Cohen G, et 
al.Warfarin therapeutic monitoring: 
is 70% time in the therapeutic range 
the best we can do? J Clin Pharm Ther. 2012; 
37: 375 - 377 .
12. Loeliger EA. Laboratory control, optimal 
therapeutic ranges and therapeutic quality 
control in oral anticoagulation. Acta Haematol. 
1985; 74(3): 125 - 131, doi: 10.1159/000206187, 
indexed in Pubmed: 3938155.
13. Menzin J, Boulanger L, Hauch O, Friedman 
M, Marple CB, Wygant G, Hurley JS, Pezzella 
S, Kaatz S: Quality of anticoagulation control 
and costs of monitoring warfarin therapy 
among patients with atrial fibrillation in clinic 
settings: a multi-site managed-care study. Ann 
Pharmacother 2005, 39: 446 - 451. 
14. Oldgren J, Healey JS, Ezekowitz M, et al. 
Variations in cause and management of atrial 
fibrillation in a prospective registry of 15400 
emergency department patients in 46 countries: 
the RE-LY atrial fibrillation registry. Circulation 
2014; 129: 1568 - 1576.
15. Rosendaal FR, Cannegi eter SC, van der Meer 
FJ, et al. A method to determine the optimal 
intensity of oral anticoagulant therapy. Thromb 
Haemost. 1993; 69(3): 236 - 239, indexed in 
Pubmed: 8470047. 
16. Sawicka - Powierza J, Buczkowski K, Chlabicz 
S, Gugnowski Z, Powierza K, Ołtarzewska 
AM. Quality control of oral anticoagulation 
with vitamin K antagonists in primary care 
patients in Poland: a multi-centre study.Kardiol 
Pol. 2018; 76 (4): 764 - 769. doi: 10.5603/
KP.2018.0011. Epub 2018 Jan 9.
17. Shen AY, Chen W, Yao JF et al. Effect of race/
ethnicity on the efficacy of warfarin: potential 
implication for prevention of stroke in patients 
with atrial fibrillation. CNS Drugs 2008; 22: 
815 - 825.
18. Singer DE, Hellkamp AS, Piccini JP, Mahaffey 
KW, Lokhnygina Y, Pan G, Halperin JL, Becker 
RC, Breithardt G, Hankey GJ, Hacke W, Nessel 
CC, Patel MR, Califf RM, Fox KA, ROCKET 
AF Investigators: Impact of global geographic 
region on time in therapeutic range on warfarin 
anticoagulant therapy: data from the ROCKET 
AF clinical trial. J Am Heart Assoc 2013, 2: 
e000067.
19. White HD, Gruber M, Feyzi J, Kaatz S, Tse HF, 
Husted S, Albers GW: Comparison of outcomes 
among patients randomized to warfarin therapy 
according to anticoagulant control: results from 
SPORTIF III and V. Arch Intern Med 2007, 
167: 239 - 245. 
20. Willey VJ , Bullano MF , Hauch O , et al . 
Management patterns and outcomes of patients 
with venous thromboembolism in the usual 
community practice setting . Clin Ther . 2004 ; 
26 (7): 1149 - 1159.
21. ACC/AHA/ESC guidelines: Fuster V et al. 
Circulation 2006;114:e257-354& Eur Heart J 
2006; 27: 1979 - 2030.
Đánh giá thời gian trong khoảng điều trị ở bệnh nhân

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thoi_gian_trong_khoang_dieu_tri_o_benh_nhan_dung_th.pdf