Đánh giá tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở ngành Công an

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá các tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân (BN) đi u trị

nội trú và ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở trong lực lượng Công an Nhân dân. Đối tượng và

phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang kết hợp phân tích 1.040 bệnh án nội trú và

đơn thuốc ngoại trú của BN đi u trị tại 43 đơn vị y tế trong Ngành Công an từ tháng 09 - 2014

đến 02 - 2015 tại các bệnh viện, bệnh xá tuyến y tế cơ sở. Phát hiện và đánh giá các tương tác

thuốc (TTT) - thuốc bằng phần m m tra cứu TTT Micromedex 2.0. Kết quả: tỷ lệ TTT được phát

hiện trong các bệnh án và đơn thuốc là 9,9%, trong đó tỷ lệ TTT trong bệnh án nội trú là 14,48%,

trong đơn thuốc ngoại trú là 5,6%. Tần suất gặp các cặp tương tác ở mức độ nặng chiếm

14,4%, mức độ trung bình 74,6%. Kết luận: nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa tuổi BN và

tần suất gặp TTT. Kê đơn nhi u thuốc, BN cao tuổi là những yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất

xảy ra TTT trong đi u trị.

pdf 8 trang yennguyen 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở ngành Công an", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở ngành Công an

Đánh giá tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở ngành Công an
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 70 
ĐÁNH GIÁ TƢƠNG TÁC BẤT LỢI GẶP TRONG 
KÊ ĐƠN THUỐC CHO BỆNH NHÂN NỘI 
NGOẠI TRÖ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ NGÀNH CÔNG AN 
 Nguyễn Tiến Dẫn*; Nguyễn Thanh Vân*; Đoàn Thị Hường* 
 Bùi Thị Diệp*; Trần Ngọc Hòa* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá các tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân (BN) đi u trị 
nội trú và ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở trong lực lượng Công an Nhân dân. Đối tượng và 
phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang kết hợp phân tích 1.040 bệnh án nội trú và 
đơn thuốc ngoại trú của BN đi u trị tại 43 đơn vị y tế trong Ngành Công an từ tháng 09 - 2014 
đến 02 - 2015 tại các bệnh viện, bệnh xá tuyến y tế cơ sở. Phát hiện và đánh giá các tương tác 
thuốc (TTT) - thuốc bằng phần m m tra cứu TTT Micromedex 2.0. Kết quả: tỷ lệ TTT được phát 
hiện trong các bệnh án và đơn thuốc là 9,9%, trong đó tỷ lệ TTT trong bệnh án nội trú là 14,48%, 
trong đơn thuốc ngoại trú là 5,6%. Tần suất gặp các cặp tương tác ở mức độ nặng chiếm 
14,4%, mức độ trung bình 74,6%. Kết luận: nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa tuổi BN và 
tần suất gặp TTT. Kê đơn nhi u thuốc, BN cao tuổi là những yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất 
xảy ra TTT trong đi u trị. 
* Từ khoá: Tương tác thuốc; Kê đơn; Y tế cơ sở; Ngành Công an. 
Evaluation of Protential Drug-Drug Interactions in Prescriptions 
Dispensed in Primary Infirmaries Belonging to Ministry of Public 
Security 
Summary 
Objectives: To evaluate and compare the types and prevalence of drug-drug interactions 
(DDIs) in prescriptions collected from both inpatients and outpatients at hospitals under Ministry 
of Public Security. Subjects and methods: A retrospective study was conducted on 43 general 
medicine wards for a period of six months (2014, September to 2015, February). The socio-
demographic, clinical characteristics and prescribed medication were documented in a specially 
designed form. Analysis was carried out to assess the prevalence, severity and significance of 
identified DDIs using Micromedex. Results: Of 1,040 case records reviewed, 103 DDIs (9.9%) 
were reported. This percentage was calculated separately from medical inpatient and outpatient 
prescriptions, 14.48% and 5.60%, respectively. The frequency of major and moderate DDIs per 
analyzed drug pairs were 14.% and 74.6% of the interactions. Conclution: Positive association 
between the number of DDIs and age was observed. Patients with more co-morbidities and 
elders were observed with more DDIs. 
* Key words: Drug - drug interaction; Prescription; Ministry of Public Security. 
* Cục Y tế, Bộ Công an 
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Thị Hường (doanhuong263@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 20/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/03/2016 
 Ngày bài báo được đăng: 21/03/2016 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 71 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tương tác thuốc là hiện tượng một 
thuốc bị thay đổi tác d ng hoặc độc tính 
trên người bệnh khi được sử d ng đồng 
thời với thuốc khác hoặc với thức ăn, đồ 
uống. TTT làm tăng độc tính, giảm hoặc 
mất tác d ng đi u trị, gia tăng chi phí và 
kéo dài thời gian đi u trị. Việc phát hiện, 
xử lý kịp thời các TTT có ý nghĩa quan 
trọng với m i khoa lâm sàng. 
Theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có 
74.000 trường hợp cấp cứu và 195.000 
trường hợp nh p viện do TTT. Ở khu vực 
Đông Nam Á, một nghiên cứu trên 258.951 
đơn thuốc ngoại trú sử d ng ≥ 2 thuốc 
cho thấy 27,9% gặp TTT. Mặc dù TTT là 
vấn đ được quan tâm hàng đầu ở nhi u 
quốc gia phát triển, nhưng tại Việt Nam, 
nh n thức v vấn đ này chưa thực sự được 
quan tâm trong đi u trị, số lượng các nghiên 
cứu và thống kê v TTT còn hạn chế. 
Chúng tôi tiến hành đ tài này nhằm: 
Xác định tần suất TTT và các cặp tương 
tác hay gặp ở bệnh án nội trú và đơn 
thuốc ngoại trú tại các cơ sở y tế Ngành 
Công an và đánh giá một số yếu tố làm 
t ng nguy cơ gặp TTT trong điều trị. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣ ng nghiên cứu. 
1.040 bệnh án và đơn thuốc tại 43 
bệnh viện, bệnh xá tuyến y tế cơ sở của 
Ngành Công an, giai đoạn từ 09 - 2014 
đến 02 - 2015. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu hồi cứu dựa trên bệnh án 
và đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở y tế 
Ngành Công an. Thông tin bệnh án và 
đơn thuốc được ghi vào phiếu thu th p số 
liệu hồi cứu bệnh án, phiếu sao chép hồi 
cứu đơn thuốc. 
Phát hiện và đánh giá TTT bằng phần 
m m DRUG-REAX Micomedex 2.0 (Hãng 
Thomson Reuters). Tương tác có ý nghĩa 
lâm sàng được đánh giá dựa trên mức độ 
nghiêm trọng, ý nghĩa lâm sàng và h u 
quả của TTT. 
* X lý số liệu: bằng phần m m thống 
kê y học SPSS 15.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Các bệnh lý chính thường gặp trong mẫu nghiên cứu. 
Nhóm bệnh hay gặp 
Đơn thuốc Bệnh án Tổng h p 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Hệ hô hấp 124 23,13 108 21,43 232 22,31 
Hệ tiêu hoá 96 17,91 71 14,09 167 16,06 
Hệ cơ xương, mô liên kết 69 12,87 65 12,90 134 12,88 
Bệnh hệ tuần hoàn 62 11,57 51 10,12 113 10,87 
Nhiễm trùng, ký sinh trùng 15 2,80 70 13,89 85 8,17 
Nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hoá 55 10,26 22 4,37 77 7,40 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 72 
Vết thương, ngộ độc 24 4,48 40 7,94 64 6,15 
Bệnh mắt và phần ph 23 4,29 16 3,17 39 3,75 
Bệnh hệ sinh d c - tiết niệu 13 2,43 24 4,76 37 3,56 
Các bệnh khác 55 10,26 37 7,34 92 8,85 
Tổng 536 100 504 100 1.040 100 
Bệnh lý chính trong các đơn thuốc và bệnh án rất đa dạng: bệnh hệ hô hấp (J) 
chiếm tỷ lệ cao nhất (22,31%), tiếp theo là bệnh tiêu hóa (K) (16,06%), bệnh của hệ cơ 
xương khớp và mô liên kết (M) (12,88%), bệnh tuần hoàn (I) (10,87%). 
Bảng 2: Tỷ lệ các bệnh mắc kèm ở BN. 
Bệnh mắc kèm 
Đơn thuốc Bệnh án Tổng h p 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Không có bệnh mắc kèm 440 82,09 396 78,57 836 80,38 
Có 1 - 2 bệnh mắc kèm 93 17,35 101 20,04 194 18,65 
Có ≥ 3 bệnh mắc kèm 3 0,56 7 1,39 10 0,96 
Tổng 536 100 504 100 1.040 100 
Đa số BN (80,38%) không có bệnh mắc kèm, 19,62% số BN còn lại có ≥ 1 bệnh 
mắc kèm. 
1. Đánh giá TTT trên đơn thuốc bệnh án. 
Bảng 3: Tần suất gặp tương tác và tương tác có ý nghĩa lâm sàng. 
N i dung Số lƣ ng 
Tỷ lệ % so với 
mẫu tƣơng ứng 
Tỷ lệ % so với tổng 
số đơn và bệnh án 
Có tương tác (n = 1.040) 103 - 9,90 
Đơn thuốc (n = 536) 
Bệnh án (n = 504) 
30 
73 
5,60 
14,48 
2,88 
7,02 
Tương tác có ý nghĩa lâm sàng (n = 1.040) 81 - 7,79 
Đơn thuốc (n = 536) 
Bệnh án (n = 504) 
24 
57 
4,48 
11,31 
2,31 
5,48 
Tỷ lệ có TTT là 9,9%, liên quan đến 79 cặp TTT thuốc khác nhau. Tỷ lệ gặp tương 
tác ở bệnh án và đơn thuốc ngoại trú tương ứng 14,48% và 5,60%. Số lượng tương 
tác có ý nghĩa lâm sàng chiếm 7,79% trên tổng số bệnh án và đơn thuốc, liên quan 
đến 65 cặp TTT khác nhau, trong đó tỷ lệ gặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở bệnh 
án nội trú và đơn ngoại trú tương ứng 11,31% và 4,48%. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của Akram Ahmad và CS trên 404 BN nội trú người lớn tại bệnh viện 
nghiên cứu có 78 BN (19,3%) có TTT. 
Bảng 4: Số tương tác và tương tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình trong đơn. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 73 
Th ng số n 
TTT/đơn hoặc bệnh án 
Min 25 50 75 Max X ± SD 
Tương tác 
chung 
Tính theo tổng số đơn và 
bệnh án 
1.040 0 0 0 0 8 0,18 ± 0,72 
Tính theo đơn thuốc và 
bệnh án có tương tác 
103 1 1 1 2 8 1,81 ± 1,53 
Tương tác 
có ý nghĩa 
lâm sàng 
Tính theo tổng số đơn và 
bệnh án 
1.040 0 0 0 0 8 0,15 ± 0,66 
Tính theo đơn thuốc và 
bệnh án có tương tác 
103 0 1 1 2 8 1,5 ± 1,57 
Tính theo tổng số đơn thuốc và bệnh án (gọi chung là đơn) có trung bình 0,18 
tương tác/đơn, trong đó 0,15 tương tác có ý nghĩa lâm sàng/đơn, số này tăng lên 1,81 
tương tác/đơn và 1,5 tương tác có ý nghĩa lâm sàng/đơn. Đa số đơn thuốc và bệnh án 
không có tương tác (90,1%). Số đơn thuốc và bệnh án có 1 tương tác chiếm 6,73%, 
có 3 tương tác chiếm 2,12%. Tính theo tương tác có ý nghĩa lâm sàng: 4,81% số đơn 
thuốc và bệnh án có 1 tương tác có ý nghĩa lâm sàng, số đơn có ≥ 3 tương tác có ý nghĩa 
lâm sàng chỉ chiếm 1,92%. Tỷ lệ số đơn có tương tác hoặc tương tác có ý nghĩa lâm 
sàng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu khoảng 0,49 - 0,75 
tương tác/BN. Sự khác biệt này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi đa dạng v 
loại hình bệnh t t của BN được đi u trị tại tuyến y tế cơ sở Ngành Công an. 
Bảng 5: Các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở mức độ nghiêm trọng (major). 
Cặp 
tƣơng tác 
Hậu quả của tƣơng tác Ý nghĩa lâm sàng n (%) 
Colchicin - 
fenofibrat 
Có thể dẫn đến bệnh cơ, bao 
gồm cả tiêu cơ vân đặc biệt 
người già và BN rối loạn chức 
năng th n 
Cần theo dõi creatinin phosphokinase, 
các triệu chứng của bệnh cơ, đặc biệt lúc 
bắt đầu đi u trị. Ngừng ngay l p tức khi 
phát hiện bệnh cơ hoặc nghi ngờ 
6 (0,58) 
Amlodipine - 
simvastatin 
Có thể dẫn đến tăng nồng độ 
của simvastatin và tăng nguy 
cơ bị bệnh cơ, gồm cả tiêu cơ 
vân 
Nếu dùng đồng thời là cần thiết, nên dùng 
simvastatin không nên vượt quá 20 mg/ngày 
4 (0,38) 
Amlodipine - 
clopidogrel 
Có thể dẫn đến giảm tác d ng 
chống kết t p tiểu cầu và tăng 
nguy cơ huyết khối 
Th n trọng khi dùng đồng thời và theo dõi 
BN v việc giảm hiệu quả của clopidogrel 
2 (0,19) 
Aspirin - 
ginko biloba 
Có thể dẫn đến tăng nguy cơ 
chảy máu 
Theo dõi thời gian chảy máu, và các dấu 
hiệu, triệu chứng của chảy máu quá nhi u 
hoặc bầm tím 
2 (0,19) 
Enalapril - 
spironolactone 
Có thể dẫn đến tăng kali máu 
Theo dõi nồng độ kali máu, đặc biệt ở BN 
có rối loạn chức năng th n hoặc tiểu 
đường và người già 
2 (0,19) 
Amiodarone - 
Có thể dẫn đến hạ huyết áp, 
nhịp tim ch m hoặc ngừng tim 
Theo dõi chức năng tim cẩn th n, quan 
sát dấu hiệu nhịp tim ch m hoặc block tim 
1 (0,10) 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 74 
bisoprolol 
Amlodipine - 
clarithromycin 
Có thể dẫn đến tăng tác d ng 
ph amlodipine bao gồm hạ 
huyết áp 
Theo dõi, có thể đi u chỉnh li u lượng 
amlodipine 
1 (0,10) 
Aspirin - 
clopidogrel 
Có thể tăng nguy cơ chảy máu 
Nếu dùng đồng thời là cần thiết, giám sát 
công thức máu 
1 (0,10) 
Atorvastatin - 
colchicine 
Có thể tăng nguy cơ bệnh cơ 
hoặc tiêu cơ vân 
Giám sát các triệu chứng của bệnh cơ 
hoặc tiêu cơ vân. Nếu nghi ngờ bệnh cơ 
hoặc tiêu cơ vân phải dừng ngay atorvastatin 
1 (0,10) 
Ciprofloxacin -
metronidazol 
Dùng đồng thời có thể dẫn đến 
tăng nguy cơ kéo dài khoảng 
QT và rối loạn nhịp 
Theo dõi ECG lúc bắt đầu và trong khi 
đi u trị, đồng thời theo dõi khoảng QT 
1 (0,10) 
Clopidogrel - 
omeprazol 
Có thể dẫn đến giảm hiệu quả 
lâm sàng của clopidogrel và 
tăng nguy cơ huyết khối 
Nên tránh phối hợp, có thể thay thế 
omeprazol bằng pantoprazole 
1 (0,10) 
Colchicin - 
simvastatin 
Có thể dẫn đến tăng nguy cơ 
bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân 
Nếu dùng đồng thời là cần thiết, theo dõi 
BN v các dấu hiệu và triệu chứng của 
bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân (nước tiểu sẫm 
màu và/hoặc đau cơ, đau hoặc yếu), đặc 
biệt là trong quá trình đi u trị ban đầu 
1 (0,10) 
Enalapril - 
telmisartan 
Có thể dẫn đến tăng nguy cơ 
tác d ng ph (hạ huyết áp, 
tăng kali máu, thay đổi chức 
năng th n) 
Theo dõi huyết áp, chức năng th n, và 
chất điện giải 
1 (0,10) 
Levofloxacin - 
metronidazol 
Có thể dẫn đến tăng nguy cơ 
kéo dài khoảng QT và rối loạn 
nhịp 
Theo dõi ECG lúc bắt đầu và trong khi 
đi u trị, đồng thời theo dõi khoảng QT 
1 (0,10) 
Metronidazole - 
octreotide 
Có thể dẫn đến nguy cơ kéo 
dài khoảng QT, bao gồm xoắn 
đỉnh có thể xảy ra và loạn nhịp 
tim 
Theo dõi chặt chẽ ECG, khoảng QT lúc 
ban đầu và trong khi đi u trị đồng thời 
1 (0,10) 
Metronidazole - 
ofloxacin 
Có thể dẫn đến tăng nguy cơ kéo 
dài khoảng QT và rối loạn nhịp 
Theo dõi ECG lúc bắt đầu và trong khi 
đi u trị, đồng thời theo dõi khoảng QT 
1 (0,10) 
Các tương tác thường gặp (≥ 0,38%) trong nghiên cứu này bao gồm: tương tác khi 
kết hợp aspirin với các thuốc đi u trị hạ huyết áp, tương tác giữa thuốc chẹn β và 
gliclazide, tương tác liên quan đến dùng đồng thời hai loại kháng sinh amoxicillin - 
gentamicin. 
Các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở mức độ nghiêm trọng thường gặp là: phối hợp 
giữa các thuốc thuốc ức chế HMG-CoA reductase (fenofibrat, atorvastatin, simvastatin) 
với colchicin hoặc amlodipine; metronidazol dùng kết hợp với một kháng sinh nhóm 
fluoroquinolones hoặc octreotide; phối hợp clopidogrel với omeprazol hoặc amlodipine, 
tương tác giữa aspirin với ginko biloba hoặc clopidogrel. Đây là các tương tác có ý nghĩa 
lâm sàng quan trọng đã được mô tả trong nhi u nghiên cứu. 
2. Các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện TTT trong đơn. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 75 
Hình 1: Mối tương quan giữa số thuốc và số tương tác. 
Có mối liên hệ giữa số thuốc và số tương tác trong bệnh án và đơn thuốc (F1,1000 = 
171,288; p < 0,001). Khi tăng một thuốc trong bệnh án hoặc đơn thuốc, số tương tác 
sẽ tăng tương ứng (OR = 0,136; 95%CI: 0,115 - 0,156). 
Bảng 6: Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng xảy ra tương tác. 
TTT 
Tổng Kiểm định 
Không Có 
Khoảng tuổi 
< 40 tuổi 566 34 600 
1 = 28,535 
(p < 0,001) 
≥ 40 tuổi 371 69 440 
Tổng 937 103 1.040 
BN > 40 tuổi có nguy cơ gặp tương tác cao hơn so với BN < 40 tuổi (OR = 3,096; 
95%CI: 2,012 - 4,764). Nguy cơ xuất hiện TTT xảy ra ở nhóm BN < 40 tuổi thấp hơn 
so với nhóm BN > 40 tuổi (OR = 3,096; 95%CI: 2,012 - 4,764) (p < 0,001). 
Bảng 7: Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng xuất hiện TTT. 
Bệnh chính 
n 
Bệnh án và đơn thuốc Tỷ lệ bệnh án và 
đơn thuốc có 
tƣơng tác (%) 
Kiểm định 
Không có 
tương tác 
Có 
tương tác 
Bệnh hệ tuần hoàn 113 80 33 29,2 = 28,535 
(p < 0,001) 
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng 
và chuyển hoá 
77 60 17 22,1 
Bệnh sinh d c - tiết niệu 37 33 4 10,8 
Bệnh của hệ cơ xương 
khớp và mô liên kết 
134 122 12 8,9 
Bệnh hệ hô hấp 232 213 19 8,2 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 76 
Bệnh tiêu hoá 167 157 10 6,0 
Vết thương, ngộ độc và 
h u quả của một số 
nguyên nhân bên ngoài 
64 
61 
3 
4,7 
Bệnh mắt và phần ph 39 38 1 2,5 
Nhiễm trùng và 
ký sinh trùng 
85 85 0 0 
Các bệnh khác 92 88 4 4,3 
Tổng 1.040 937 103 - 
BN mắc bệnh hệ tuần hoàn có khả năng gặp tương tác cao hơn (29,2%), tiếp theo 
là bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá (22,1%), bệnh hệ sinh d c - tiết niệu 
(10,8%) so với các nhóm bệnh khác (p < 0,001). 
Kết quả của chúng tôi tương đồng với công bố của Patel VK tại Ấn Độ: có 30,67% 
ti m tàng TTT tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học. Trong số 187 TTT, 13/27 
(48,15%) tương tác mức độ nghiêm trọng và 68/145 tương tác trung bình (77,54%) 
trên BN tim mạch, 1/27 tương tác mức độ nghiêm trọng (3,7%) và 35/145 tương tác 
trung bình (24,14%) trên BN rối loạn chuyển hóa. 
V mức độ tương tác: xuất hiện mức độ nghiêm trọng chiếm 14,44%, mức độ trung 
bình 77,54% của tất cả TTT và 8,02% được coi là mức độ nhẹ và chưa rõ. Phần lớn 
mức độ nghiêm trọng hoặc trung bình, 60% mức độ nhẹ và 73% được coi là có liên 
quan v mặt lâm sàng. 
Bảng 8: Ảnh hưởng của bệnh mắc kèm đến khả năng gặp TTT. 
Bệnh èm theo Kh ng có tƣơng tác Có tƣơng tác n Kiểm định 
Không 793 43 836 = 80,596 
(p < 0,001) Có 144 60 204 
Tổng 937 103 1.040 - 
BN có bệnh mắc kèm có khả năng xuất hiện TTT cao hơn có ý nghĩa so với BN 
không có bệnh mắc kèm (OR = 7,68; CI95%: 4,99 - 11,81) (p < 0,001). 
KẾT LUẬN 
- Tỷ lệ đơn thuốc và bệnh án có tương 
tác là 9,9%. Tỷ lệ này ở bệnh án và đơn 
thuốc ngoại trú tương ứng 14,48% và 
5,60%. 
- Tỷ lệ trung bình 0,18 tương tác/đơn, 
trong đó 0,15 tương tác có ý nghĩa lâm 
sàng/đơn, số này tăng lên 1,81 tương 
tác/đơn và 1,5 tương tác có ý nghĩa lâm 
sàng/đơn nếu chỉ tính riêng bệnh án và 
đơn thuốc có tương tác. Số lượng tương 
tác có ý nghĩa lâm sàng (mức độ tương 
tác từ trung bình đến nghiêm trọng) chiếm 
7,79% trên tổng số bệnh án và đơn thuốc, 
liên quan đến 65 cặp TTT - thuốc khác 
nhau, trong đó tỷ lệ gặp tương tác có ý 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 
 77 
nghĩa lâm sàng ở bệnh án nội trú và đơn 
ngoại trú tương ứng 11,31% và 4,48%. 
- Các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở 
mức độ nghiêm trọng thường gặp là: phối 
hợp giữa một thuốc ức chế HMG-CoA 
reductase với colchicin; clopidogrel dùng 
đồng thời với thuốc ức chế bơm proton; 
thuốc ức chế men chuyển với lợi tiểu giữ 
kali; metronidazol dùng kết hợp với một 
kháng sinh nhóm fluoroquinolone; chẹn 
kênh canxi với kháng sinh nhóm macrolid. 
- Số tương tác xuất hiện tăng theo 
số thuốc trong đơn, khi tăng một thuốc 
trong đơn, số tương tác trong đơn sẽ 
tăng. Nguy cơ xuất hiện TTT xảy ra ở 
nhóm BN < 40 tuổi thấp hơn so với nhóm 
BN > 40 tuổi. BN mắc bệnh hệ tuần hoàn 
có khả năng gặp tương tác cao hơn, tiếp 
theo là các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và 
chuyển hoá, bệnh hệ sinh d c - tiết niệu 
so với các nhóm bệnh khác. BN có bệnh 
mắc kèm có khả năng xuất hiện TTT cao 
hơn có ý nghĩa so với BN không có bệnh 
mắc kèm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bethany Percha, Russ B Altman. Informatics 
confronts drug-drug interactions. Trend 
Pharmacol Sci. 2013, March, 34 (3), pp.1-3. 
2. Ahmad A et al. Evaluation of potential 
drug - drug interactions in general medicine 
ward of teaching hospital in southern India. 
J Clin Diagn Res. 2015, 9 (2), pp.10-13. 
3. Bertoli R et al. Assessment of potential 
drug-drug interactions at hospital discharge. 
Swiss Med Wkly. 2010, 140, pp.130-143. 
4. Bucsa C et al. How many potential drug-
drug interactions cause adverse drug reactions 
in hospitalized patients? Eur J Intern Med. 
2013, 24 (1), pp.27-33. 
5. Vonbach P et al. Evaluation of frequently 
used drug interaction screening programs. 
Pharm World Sci. 2008, 30 (4), pp.367-374. 
6. Patel VK et al. Potential drug interactions 
in patients admitted to cardiology wards of 
a south Indian teaching hospital. Australas 
Med J. 2011, 4 (1), pp.9-14. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tuong_tac_bat_loi_gap_trong_ke_don_thuoc_cho_benh_n.pdf