Đề cương chi tiết môn Lý thuyết về giáo dục thể chất

1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT

Thể dục thể thao được hình thành từ những hoạt động lao động và lịch sử của nó phát triển

phù hợp với các thời kỳ tiến triển của xã hội loài người. Điều này được thể hiện qua việc tổ

tiên của chúng ta để tồn tại đã phải hái lượm săn bắn, những kỹ năng đòi hỏi sự dẻo dai,dũng mãnh của con người. Họ nhận ra sự cần thiết của việc rèn luyện cơ thể để bảo vệ bản

thân mình khỏi thú dữ, và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, theo đó tìm kiếm thức ăn để nuôi

sống mình cũng như gia đình người thân.

Trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những yêu cầu nhất

định về: sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền, khả năng bảo đảm nhiệm vụ

trong săn bắt, chiến tranh và phòng ngừa thiên tai. Do đó đã hình thành, phát triển và tồn tại

một hệ thống giáo dục thể chất đa dạng. Thời điểm này, càng chứng tỏ sự tồn tại của con

người phụ thuộc trực tiếp vào trình độ chuẩn bị và phát triển các tố chất thể lực. Nhiều bộ tộc

thời cổ đại đã biết sử dụng các bài tập phát triển thể lực và trò chơi như một phương tiện đặc

biệt nhằm chuẩn bị cho con người vào lao động tự nhiên. Ở một số bộ tộc có quy định

nghiêm ngặt không cho phép thanh niên được cưới vợ nếu chưa trải qua những thử thách

nhất định về sự chuẩn bị thể lực. Điều đó cũng khẳng định con người cần có khả năng độc

lập và làm chủ bản thân trong cuộc sống.

Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội đến mức độ nào đó, thì vai trò quyết định giá

trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của

chúng luôn là một bộ phận quan trọng của giáo dục con người.

pdf 47 trang yennguyen 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương chi tiết môn Lý thuyết về giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương chi tiết môn Lý thuyết về giáo dục thể chất

Đề cương chi tiết môn Lý thuyết về giáo dục thể chất
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LÝ THUYẾT 
VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
1.Tên học phần: Lý thuyết chung 
2. Phân phối thời gian: 6 tiết 
3. Mô tả nội dung vắn tắt học phần 
3.1. Giáo dục thể chất trong các trường đại học 
+ Nguồn gốc và lịch sử phát triển TDTT 
+ Mục đích và nhiệm vụ của GDTC trong các trƣờng đại học 
+ Trách nhiệm của sinh viên 
+ Phƣơng pháp tập luyện TDTT 
+ Giới thiệu chƣơng trình môn học GDTC tại Đại học Đà Nẵng 
3.2. Vệ sinh tập luyện và tự kiểm tra y học trong GDTC 
+ Vệ sinh tập luyện TDTT 
+ Tự kiểm tra y học trong GDTC 
3.3. Chấn thương và các trạng thái bệnh lý thường gặp trong tập luyện TDTT 
+ Chấn thƣơng trong tập luyện TDTT và phƣơng pháp sơ cứu ban đầu 
+ Một số trạng thái bệnh lý thƣờng gặp trong tập luyện TDTT 
4. Nhiệm vụ của sinh viên 
- Tham gia đầy đủ các giờ học 
- Nắm đƣợc nội dung môn học 
- Hoàn thành bài kiểm tra vấn đáp 
5. Tài liệu tham khảo 
- Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất (NXB Giáo dục năm 1995) Vũ TS Đức Thu – 
PGS.TS Nguyễn Xuân Sinh – GS.TS Lƣu Quang hiệp – PGS.TS Trƣơng Anh Tuấn. 
- Sinh lý học TDTT (NXB TDTT năm 1995) PGS.TS Lƣu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên. 
- Lý luận và phƣơng pháp TDTT (NXB TDTT năm 1991) TS phạm Danh Tốn. 
- Olympic học (NXB TDTT năm 2001) TS Mai Văn Muôn, Lý gia Thanh, Văn An, Nguyễn 
Ngọc Thân, nguyễn Hồng Minh, Lý Đức Thùy. 
- Bài giảng Y học TDTT (NXB TDTT năm 2007) PGS.TS Lê Quý Phƣợng, TS Y khoa Đặng 
Quốc Bảo, GS.TS lƣu Quang Hiệp. 
6. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên 
- Bài kiểm tra (Viết) 
7. Thang điểm: 10 
8. Mục tiêu của học phần 
- Trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học cơ bản về GDTC trong trƣờng học, các phƣơng 
pháp tập luyện để nâng cao sức khỏe và cách phòng chống chấn thƣơng trong tập luyện 
TDTT. 
9. Nội dung chi tiết học phần 
TT Tên bài Số tiết Ghi chú 
1 Giáo dục thể chất trong các trƣờng đại học 
+ Sơ lƣợc lịch sử phát triển TDTT 
+ Mục đích và nhiệm vụ của GDTC trong các trƣờng 
đại học 
+ Trách nhiệm của sinh viên 
+ Phƣơng pháp tập luyện TDTT 
+ Giới thiệu chƣơng trình môn học GDTC tại Đại học 
Đà nẵng 
2 
2 Vệ sinh tập luyện và tự kiểm tra y học trong GDTC 
- Vệ sinh tập luyện TDTT 
+ Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện 
+ Vệ sinh cá nhân 
+ Các yêu cầu vệ sinh đối với sân bãi, dụng cụ TDTT 
2 
+ Các biện pháp vệ sinh bổ trợ nhằm phục hồi và nâng 
cao khả năng làm việc 
- Tự kiểm tra y học trong tập luyện TDTT 
3 Chấn thƣơng và một số trạng thái bệnh lý thƣờng gặp 
trong tập luyện và thi đấu TDTT 
- Chấn thƣơng trong tập luyện và phƣơng pháp sơ cứu 
ban đầu 
+ Khái niệm chấn thƣơng thể thao 
+ Nguyên nhân dẫn đến chấn thƣơng trong tập luyện và 
thi đấu thể thao 
+ Phƣơng pháp sơ cứu một số chấn thƣơng trong tập 
luyện và thi đấu thể thao 
*Vết xây sát da 
*Vết thƣơng 
*Vết đụng dập 
*Tổn thƣơng dây chằng 
*Gãy xƣơng 
*Sai khớp 
*Chấn thƣơng sọ não 
- Một số trạng thái bệnh lý thƣờng gặp trong tập luyện 
TDTT 
+Căng thẳng quá mức 
+Trạng thái mệt mỏi quá độ 
+Choáng trọng lực 
+Say nóng 
+Trạng thái hạ đƣờng huyết 
+Chuột rút 
2 
TẬP BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT CHUNG VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
Bài 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
 1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT 
Thể dục thể thao đƣợc hình thành từ những hoạt động lao động và lịch sử của nó phát triển 
phù hợp với các thời kỳ tiến triển của xã hội loài ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện qua việc tổ 
tiên của chúng ta để tồn tại đã phải hái lƣợm săn bắn, những kỹ năng đòi hỏi sự dẻo dai, 
dũng mãnh của con ngƣời. Họ nhận ra sự cần thiết của việc rèn luyện cơ thể để bảo vệ bản 
thân mình khỏi thú dữ, và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, theo đó tìm kiếm thức ăn để nuôi 
sống mình cũng nhƣ gia đình ngƣời thân. 
Trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những yêu cầu nhất 
định về: sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền, khả năng bảo đảm nhiệm vụ 
trong săn bắt, chiến tranh và phòng ngừa thiên tai. Do đó đã hình thành, phát triển và tồn tại 
một hệ thống giáo dục thể chất đa dạng. Thời điểm này, càng chứng tỏ sự tồn tại của con 
ngƣời phụ thuộc trực tiếp vào trình độ chuẩn bị và phát triển các tố chất thể lực. Nhiều bộ tộc 
thời cổ đại đã biết sử dụng các bài tập phát triển thể lực và trò chơi nhƣ một phƣơng tiện đặc 
biệt nhằm chuẩn bị cho con ngƣời vào lao động tự nhiên. Ở một số bộ tộc có quy định 
nghiêm ngặt không cho phép thanh niên đƣợc cƣới vợ nếu chƣa trải qua những thử thách 
nhất định về sự chuẩn bị thể lực. Điều đó cũng khẳng định con ngƣời cần có khả năng độc 
lập và làm chủ bản thân trong cuộc sống. 
Dù trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất xã hội đến mức độ nào đó, thì vai trò quyết định giá 
trị phát triển để có tƣ chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của 
chúng luôn là một bộ phận quan trọng của giáo dục con ngƣời. 
Trong xã hội nô lệ, điển hình là thời cổ Hy Lạp, để tiến hành chiến tranh xâm lƣợc và đàn áp 
ngƣời nô lệ. Giai cấp chủ nô cần thiết có một đội quân có thể lực tốt. Thời cổ Hy lạp nếu 
không biết đọc, viết và bơi lội coi là ngƣời mù chữ. Giáo dục thể chất trong các quốc gia cổ 
Hi Lạp Spart và Afin là một loài hình cổ của sự phát triển thể dục thể thao. Nội dung, mục 
đích của giáo dục thể chất bảo đảm tính phù hợp với điều kiện và yêu cầu của chế độ nông 
nô, ngƣời học các môn khoa học tự nhiên, xã hội phải học thể dục: đấu kiếm, cƣỡi ngựa, bơi 
lội, chạy và từ 15 tuổi trở lên học vật và vật chiến đấu. Nhờ đó con ngƣời đƣợc giáo dục sức 
mạnh, sự khéo léo và những tố chất cần thiết. Điển hình nhất phản ánh sự phát triển thể dục 
thể thao của thời kỳ đó là thế vận hội Olympic, đây là hoạt động có giá trị lịch sử, văn hóa 
cao trong đời sống của thời kỳ cổ Hy Lạp. Những ngƣời chiến thắng trong Olympic đƣợc xã 
hội tôn trọng, xem nhƣ là vị anh hùng thế vận xã hội đƣơng thời ca ngợi, làm thơ, tạc tƣợng. 
Nhiều nhà khoa học vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng toàn thế giới là những vận động viên xuất 
sắc. Ví dụ: Nhà toán học Pitagor đã từng là nhà vô địch Olympic về vật chiến đấu, nhà triết 
học Platon cũng từng có những thắng lợi nổi danh về vật chiến đấu. 
Các nhà triết học Xocrats (Socrate) và Arixtot (Aristote), diễn giả Demosthene, nhà văn 
Lukian và cac vĩ nhân khác đã đánh giá cao ý nghĩa lớn lao của giáo dục thể chất và khâm 
phục biểu hiện sức mạnh, lòng dũng cảm và hào hiệp. Quan điểm của ngƣời cổ Hi Lạp về ý 
nghĩa của các bài tập thể dục thể thao biểu thị qua lời nói của Arixtot: “Không cái gì làm tiêu 
hao và phá hủy con ngƣời hơn là sự ngừng trệ vận động”. 
Trong chế độ nông nô, các bài tập thể dục khác nhau (vật, nhào lộn, cƣỡi ngựa, đấu kiếm) đã 
đƣợc sử dụng rộng rãi ở Ai Cập, Babilon, Ba tƣ, Trung quốc, Ấn độ. Hệ thống giáo dục thể 
chất đã tồn tại ở thành cổ Rooma. Bắt đầu từ chế độ nông nô, thể dục thể thao đƣợc coi là 
công cụ phục vụ cho giai cấp thống trị. 
Trong chế độ phong kiến, giáo dục thể chất mang tính chất phục vụ chiến tranh. Giáo dục thể 
chất và quân sự cho tầng lớp phong kiến với mục tiêu nắm vững 7 yêu cầu của ngƣời kị sỹ: 
cƣỡi ngựa, đấu kiếm, bắn cung, bơi lội, săn bắn, chơi cờ và đọc sách. Mục tiêu giáo dục thể 
chất của giai cấp phong kiến là đào tạo quân đội hùng hậu có khả năng tiến hành chiến tranh 
xâm lƣợc, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc của nông nô và thợ thủ công ... 
Trong xã hội tƣ bản, thể dục thể thao phát triển ở trình độ cao. Sự xuất hiện và phát triển sâu 
rộng của thể dục thể thao xem nhƣ một bộ phận của nền văn hóa xã hội (thể thao nghiệp dƣ 
và nhà nghề). Đồng thời trong giai đoạn này đã xuất hiện cơ sở về nền lý luận giáo dục thể 
chất tƣ sản. 
Thể dục thể thao trong xã hội tƣ bản biểu hiện tính chất giai cấp. Giai cấp tƣ sản sử dụng thể 
dục thể thao với mục đích phục vụ đặc quyền của tầng lớp bóc lột, đánh lạc hƣớng quần 
chúng lao động và đặc biệt là thanh niên khỏi đời sống chính trị và phong trào cách mạng, 
kích động, đào tạo thanh niên chuẩn bị cho chiến tranh 
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC 
Mục đích của giáo dục thể chất trong các trƣờng đại học là góp phần thực hiện mục tiêu đào 
tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, 
có thể chất cƣờng tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận 
với cuộc sống lao động, sản xuất ... của nền kinh tế thị trƣờng. 
Chƣơng trình giáo dục thể chất trong các trƣờng đại học nhằm giải quyết các nhiệm vụ: 
a. Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật, xây dựng 
niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn 
bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc. 
b. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phƣơng pháp tập 
luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ 
sở đó, bồi dƣỡng khă năng sử dụng các phƣơng tiện để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích 
cực vào tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trƣờng và xã hội.. 
c. Góp phần củng cố và duy trì sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hòa, 
xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu (nghiện rƣợi, hút thuốc), 
rèn luyện thân thể đạt những tiêu chuẩn thể lực quy định cho từng đối tƣợng và năm học trên 
cơ sở tiêu chuẩn rèn luyên thân thể theo lứa tuổi. 
Trong các trƣờng đại học và cao đẳng, hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm chung trong chỉ 
đạo, kiểm tra công tác giáo dục thể chất - thể thao và theo dõi sức khỏe của sinh viên. Bộ 
môn TDTT có trách nhiệm về việc tổ chức và tiến hành quá trình sƣ phạm và GDTC cho 
sinh viên theo kế hoạch dạy học. Các hoạt động thể thao quần chúng và nâng cao thành tích 
thể thao do chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cùng với bộ môn TDTT phối hợp với 
các tổ chức quần chúng khác nhƣ Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 
trƣờng thực hiện. Công tác kiểm tra sức khỏe định kì và theo dõi tình trạng sức khỏe của sinh 
viên trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao do phòng y tế của trƣờng phối hợp với bộ 
môn TDTT tiến hành. 
3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN 
- Tham gia đầy đủ các buổi học TDTT (lý luận và thực hành) theo thời khóa biểu và kế 
hoạch giảng dạy của nhà trƣờng. 
- Kiểm tra sức khỏe thể lực định kì (thực hiện các thử nghiệm cần thiết để xác định trình độ 
thể lực và tình trạng các cơ quan chức năng của cơ thể). 
- Tích cực học tập và tìm hiểu các tài liệu về TDTT tạo điều kiện để tiếp thu kiến thức về lý 
luận và phƣơng pháp GDTC. 
- Có chế độ sinh hoạt, học tập và nghỉ ngơi hợp lí. 
- Thƣờng xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tự tập luyện để phát triển thể lực 
theo sự hƣớng dẫn của giáo viên thể thao. 
 - Củng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo 
lứa tuổi và hoàn thiện kỹ thuật các môn thể thao. Tích cực tham gia các hoạt động thể thao 
quần chúng từ lớp, khoa, khóa, trƣờng và ngoài trƣờng. 
4. PHƢƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO 
Tập luyện thể dục thể thao rèn luyện thân thể là một biện pháp phòng bệnh tích cực, không 
những phòng tránh đƣợc những yếu tố tác hại gây bệnh mà còn tích cực chủ động rèn luyện 
để thích ứng chịu đựng quen với những yếu tố đó, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể, tăng 
cƣờng sức khỏe và tuổi thọ. 
Tham gia tập luyện các môn thể thao, có thể phát triển các phẩm chất thể lực (các tố chất): 
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo linh hoạt ở mức độ cao, vƣợt xa những khả năng 
bình thƣờng của con ngƣời (nhƣ thành tích của các môn thể thao ngày càng cao). 
Rèn luyện thân thể không những làm cho con ngƣời phát triển cân đối, đẹp đẽ, da khỏe 
mạnh, hồng hào, có giấc ngủ ngon hơn, mà còn làm cho con ngƣời thích ứng đƣợc với những 
biến động không thuận lợi của thời tiết, môi trƣờng, chịu đựng đƣợc với hoàn cảnh khó khăn, 
gian khổ mà không bị đau ốm, rèn luyện ý trí làm cho tinh thần sảng khoái, tràn đầy sức 
sống ... nhờ đó mà nâng cao hiệu quả công việc. 
 Muốn đạt đƣợc hiệu quả trên khi tập luyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung là: Rèn 
luyện thƣờng xuyên liên tục, rèn luyện toàn diện và tăng dần khối lƣợng vận động (cƣờng 
độ, thời gian tập). 
- Tập tăng dần từng bƣớc, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng từ đơn giản đến phức tạp và chủ 
yếu là phải phù hợp với sức khỏe của cá nhân ngƣời tập. Tùy theo đặc điểm của lứa tuổi và 
thể chất của từng ngƣời mà định lƣợng vận động, nâng cao dần khối lƣợng cũng nhƣ độ khó 
của động tác, sao cho ngƣời tập có thể thích ứng dần với khối lƣợng và cƣờng độ vận động. 
- Tập thƣờng xuyên, đều đặn, có hệ thống theo chƣơng trình có kế hoạch, chu kỳ đã định sẵn. 
Đối với vận động viên kế hoạch này phụ thuộc vào lịch thi đấu, để đảm bảo sao cho vào thời 
gian thi đấu, cơ thể ở trạng thái xung sức nhất, đạt thành tích cao nhất. 
- Tập toàn diện để cơ thể phát triển cân đối, đều đặn, có đủ phẩm chất thể lực. 
- Đảm bảo an toàn trong tập luyện, tránh chấn thƣơng thể thao và sự mệt mỏi quá sức dẫn 
đến phá sức khỏe. Ngƣời tập cần có kiến thức thông thƣờng về y học vệ sinh để tự kiểm tra 
theo dõi sức khỏe của mình. 
- Trƣớc khi tập phải kiểm tra dụng cụ, sân bãi, đảm bảo an toàn. 
Khi tiến hành một buổi tập cần chú ý: 
+ Phải khởi động trƣớc khi tập luyện 
 Khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng nhƣ: Đi bộ, chạy, nhảy, múa, các bài tập phát 
triển chung, trò chơi vận động đơn giản để giúp cho cơ thể thích ứng dần với lƣợng vận động 
cao trong phần cơ bản, chuẩn bị tốt chức năng của hệ thần kinh, tăng cƣờng khả năng linh 
hoạt khớp, “hâm nóng” cơ, hạn chế những chấn thƣơng nhƣ trẹo chân, bong gân, sai khớp ... 
có thể xẩy ra. 
+ Tập luyện nội dung chính 
Trong quá trình tập luyện, không đƣợc để cơ thể bị nhiễm lạnh, về mùa lạnh cần giữ đến 
mức tối đa độ ấm đã có đƣợc nhờ hiệu quả của khởi động. Chúng ta phải lắng nghe và cảm 
nhận những phản ứng của cơ thể đối với thể loại bài tập và cƣờng độ tập luyện để có sự điều 
chỉnh hợp lý, không nên tập quá nhiều sẽ dẫn tới sự quá căng thẳng cho các cơ quan vận 
động và dẫn tới tình trạng tiền bệnh lý hoặc bệnh lý, nhƣng tập quá ít thì hiệu quả mang lại 
không đáng kể. 
Cách tập thể dục an toàn nhất là tập luyện với cƣờng độ và thời gian hợp lý đảm bảo hiệu 
quả huấn luyện cần thiết: tăng khả năng ái khí, tăng cƣờng phát triển sức bền và khả năng 
hoạt động, tăng cƣờng mức độ phát triển thể lực. 
Cần tăng dần cƣờng độ tập luyện hàng ngày theo yêu cầu của cơ thể. Nếu tập quá nặng trong 
lần đầu tiên sẽ khiến cho cơ thể kiệt sức, không những không tốt mà còn có hại cho cơ thể. 
Trong quá trình tập luyện sẽ làm cho cơ thể mất rất nhiều nƣớc, nên chúng ta phải chú ý 
thƣờng xuyên bổ sung đầy đủ nƣớc. 
+ Kết thúc buổi tập 
Cũng giống nhƣ khi mới bắt đầu tập luyện, khi kết thúc chúng ta phải giảm dần cƣờng độ 
vận động bằng những động tác nhẹ nhàng để chuyển cơ thể từ trạng thái hoạt động vận động 
cao dần sang trạng thái nghỉ. Không nên ngồi hay nằm xuống nghỉ một cách đột ngột có thể 
dẫn đến nguy cơ rối loạn nhịp tim do lƣợng adrenalin trong máu cao. Cho nên cần đi lại, tập 
những động tác thả lỏng nhẹ nhàng và thƣ duỗi 
cơ, kết hợp với xoa bóp hồi phục chức năng của các nhóm cơ hoạt động căng ... ó albumin niệu. 
 Phƣơng pháp xử lý: 
 - Để đề phòng sự tiến triển của tập luyện quá sức, thì cần phải thay đổi, bổ sung chế 
độ tập luyện cho phù hợp: Cần giảm 50% khối lƣợng tập luyện, trong kế hoạch tập luyện 
tuần nên có ngày nghỉ ngơi tích cực, nhƣ tập môn thể thao khác mà vận động viên ƣa thích. 
 - Điều trị các triệu chứng: mất ngủ thì dùng thuốc an thần, vitamin nhóm B ( B1, B2, 
B6, B12). 
 - Điều chỉnh và tăng cƣờng chế độ dinh dƣỡng cho vận động viên. Thực hiện giải 
pháp này trong vòng 20 - 30 ngày thì vận động viên có thể sẽ hồi phục khả năng vận động. 
Sau khi kiểm tra y học và đƣợc phép của bác sĩ thể thao thì vận động viên mới đƣợc trở lại 
chế độ tập luyện bình thƣờng (theo nguyên tắc tập luyện tăng dần). 
* Giai đoạn 2 
 Nếu không giải quyết đƣợc tình trạng trên sẽ dẫn đến giai đoạn 2 của tập luyện quá 
sức. Các dấu hiệu lâm sàng nhƣ ở giai đoạn 1 nhƣng mức độ nặng hơn. 
 - Vận động viên cảm thấy rất mệt, không muốn hoạt động chỉ muốn nằm. 
 - Không muốn ăn, mất ngủ, cân nặng giảm rõ rệt. 
 - Thành tích thể thao tiếp tục giảm, khả năng thích nghi với lƣợng vận động kém. 
 - Có thể có rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đày bụng, tiêu chảy). 
 - Có cảm giác đau ở vùng gan, khó chịu ở vùng tim. 
 Kiểm tra chức năng các cơ quan: mạch nhanh, huyết áp tăng cao (có trƣờng hợp huyết 
áp giảm), rối loạn nhịp tim, hoặc có tiếng thổi tâm thu, phản ứng tim mạch không tốt. Mạch 
lúc yên tĩnh nhanh, điện tâm đồ, tâm thanh đồ không bình thƣờng. Chức năng hô hấp: dung 
tích sống và lƣợng thông khí phổi giảm.. 
 Trong giai đoạn này thƣờng xuất hiện một số bệnh hoặc tái phát các bệnh đã mắc từ 
trƣớc. 
 Có trƣờng hợp đặc biệt, trong giai đoạn này thành tích thể thao không những không 
giảm mà còn tăng trong một thời gian ngắn, điều này có thể làm lạc hƣớng của huấn luyện 
viên và vận động viên. 
 Phƣơng pháo xử lý: 
 Để hồi phục hoàn toàn khả năng hoạt động thể thao của vận động viên, ngoài các biện 
pháp sử dụng nhƣ ở giai đoạn 1 cần phải cho vận động viên ngừng tập chuyên môn trong 2 – 
3 tuần. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi tích cực và phải đƣợc bác sĩ chuyên ngành điều trị và 
theo dõi. 
 Thƣờng thƣờng khả năng hoạt động thể thao sẽ hồi phục sau 1 – 2 tháng. Khi vận 
động viên hồi phục, cho tập luyện trở lại theo nguyên tắc tập luyện tăng dần và nguyên tắc 
đối đãi cá biệt. 
 Trong cả 2 giai đoạn 1 và 2, ngoài việc điều trị còn có thể áp dụng các biện pháp hồi 
phục nhƣ xoa bóp hồi phục, vật lý trị liệu, khí công và điều trị bằng thuốc đông y. 
 Nếu không kịp thời điều trị, nghỉ ngơi không đầy đủ thì trạng thái mệt mỏi quá độ sẽ 
tiến triển sang giai đoạn 3. 
* Giai đoạn 3 
 Có tất cả dấu hiệu lâm sàng nhƣ ở giai đoạn 2 nhƣng mức độ nặng hơn và phức tạp 
hơn. 
 Vận động viên gầy hốc hác, da vàng, mắt vàng, gan to, tim phì đại. 
 Vận động viên từ chối tập luyện, sợ lƣợng vận động, có cảm giác yếu ớt, bất lực, thích 
đƣợc yên tĩnh, muốn nghỉ ngơi, không tin vào khả năng của mình. Mất ngủ vào ban đêm, 
buồn ngủ vào ban ngày, khi vận động nhẹ cũng ra nhiều mồ hôi. Chức năng hệ tim mạch 
giảm sút, mạch nhanh, huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiểu tăng. Có thể xuất hiện một số 
bệnh khác kèm theo nhƣ viêm gan, lao phổi, cao huyết áp, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu. 
 Phƣơng pháp xử lý: 
 Khi vận động viên ở trạng thái này cần có chế độ điều trị và chăm sóc đặc biệt tại 
bệnh viện. 
2.3. Phƣơng pháp đề phòng 
 - Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên. 
 - Nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao. 
 - Tăng cƣờng công tác kiểm tra y học sƣ phạm trong quá trình huấn luyện. 
 - Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt và vệ sinh. 
 - Áp dụng các biện pháp thúc đẩy quá trình hồi phục. 
 - Phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời. 
3. CHOÁNG TRỌNG LỰC 
 Trong tập luyện và thi đấu thể thao kể cả trong nƣớc và quốc tế, đôi khi chúng ta nhận 
thấy hiện tƣợng vận động viên sau khi về đích, nhất là các vận động viên chạy cự ly dài hoặc 
cự ly trung bình, tự nhiên giảm tốc độ đột ngột, hoặc không thể chạy tiếp đƣợc nữa, bị ngã 
qụy xuống và mất tri giác. Hiện tƣợng đó trong hoạt động thể dục thể thao đƣợc gọi là 
choáng trọng lực. 
 Choáng trọng lực, theo định nghĩa của y học thể thao, là một bệnh cấp tính xảy ra sau 
khi chạy xong ngã xuống, mất tri giác. 
3.1. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 
 Nguyên nhân của hiện tƣợng này là khi vận động có đến 88% lƣợng máu tuần hoàn 
tập trung về các cơ tham gia vận động (trong lúc yên tĩnh chỉ có 21% lƣợng máu tuần hoàn 
đƣợc phân bố đến các cơ quan vận động), cộng với tác dụng trọng lực của máu làm cho máu 
dồn xuống chi dƣới quá nhiều, song khi vận động liên tục các cơ luôn co bóp (còn gọi là hiện 
tƣợng bơm cơ) làm máu lƣu thông dễ dàng làm lƣợng máu cung cấp cho não vẫn đƣợc đảm 
bảo. Khi ngừng vận động đột ngột, máu vẫn tập trung nhiều ở chi dƣới, trong khi đó cơ chế 
“bơm cơ” không hoạt động, hạn chế sự lƣu thông của máu, lƣợng máu trở về tim ít hơn, hơn 
nữa, lúc này tim đã mệt mỏi, lực co bóp của tim yếu đi, làm cho máu lên não gặp khó khăn, 
não bị thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu oxy dẫn đến mất tri giác và gây nên hiện tƣợng 
choáng trọng lực. 
3.2. Triệu chứng lâm sàng 
 Vận động viên mất tri giác đột nhiên ngã xuống; trƣớc khi ngã, có cảm giác toàn thân 
vô lực, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân lạnh, tim đập chậm và yếu, thở chậm. Các triệu 
chứng này xuất hiện qua một thời gian ngắn, cơ thể sẽ hồi phục. Tuy nhiên ngƣời vẫn còn 
cảm giác nặng nề, nhức đầu. 
3.3. Xử trí 
 Khi vận động viên bị ngất, nên đƣa ra chỗ thoáng khí (không đƣợc để lạnh và gió lùa), 
nới lỏng quần áo. 
 - Đặt vận động viên nằm ngửa, kê chân cao hơn đầu. 
 - Xoa bóp tích cực từ cẳng chân lên đùi. 
 - Giật nhẹ tóc mai, ấn huyệt nhân trung, hợp cốc, bách hội, dũng tuyền. 
 - Nếu có ngừng thở, ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. 
 - Khi vận động viên tỉnh lại có thể cho uống nƣớc trà đƣờng nóng hoặc cà phê sữa 
nóng. 
 Cách đề phòng: Khi vận động viên chạy về tới đích vẫn phải tiếp tục vận động nhẹ 
nhàng, hít thở sâu, nhịp nhàng trong một khoảng thời gian thích hợp sau đó mới nghỉ. 
 Nếu vận động viên có biểu hiện sắp ngất thì không đƣợc xốc nách dìu đi tiếp mà cho 
vận động viên nằm ngửa xuống, kê chân cao hơn đầu và tiến hành cấp cứu ngay. 
4. SAY NÓNG 
 Say nóng trong dân gian còn gọi là cảm nắng, là tình trạng rối loạn điều hòa nhiệt độ 
cơ thể do môi trƣờng nắng, nóng gây nên. 
 Nhiệt độ của cơ thể ngƣời luôn đƣợc ổn định nhờ có sự cân bằng giữa quá trình sinh 
nhiệt và quá trình thải nhiệt . Cơ thể chúng ta thải nhiệt theo ba phƣơng thức chính là: truyền 
nhiệt, bức xạ và bốc hơi (ra mồ hôi). 
4.1. Nguyên nhân 
 Trong điều kiện môi trƣờng nóng bức (nhiệt độ và độ ẩm không khí cao) sự thải nhiệt 
bằng con đƣờng bay hơi mồ hôi bị cản trở, nhất là trong những ngày oi bức đứng gió, trong 
khi đó vận động viên vẫn phải tập luyện với khối lƣợng và cƣờng độ cao, cơ thể sản sinh 
nhiều nhiệt, nhiệt tích tụ lại trong cơ thể cộng với mất nhiều muối và nƣớc do ra mồ hôi làm 
rối loạn các chức năng sinh lý bình thƣờng của cơ thể dẫn đến hiện tƣợng say nóng. 
4.2. Triệu chứng lâm sàng 
 Có thể xuất hiện tình trạng chuột rút ở tay, chân. Sau đó là đến cơ lƣng và bụng (do 
muối trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ bị thiếu muối dẫn đến cơ bị co cứng). 
 Tự nhiên thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở. Khi 
có các dấu hiệu này cần phải cấp cứu ngay. 
 Trƣờng hợp say nóng nặng (say nóng điển hình): 
 + Nhiệt độ cơ thể tăng cao 40 – 410C. 
 + Tần số hô hấp tăng đến 30 lần/ phút. 
 + Mạch tăng (120 – 150 lần/phút). 
 + Choáng váng, buồn nôn, sợ ánh sáng. 
 + Có thể bị ngất, bị hôn mê, hoặc nửa hôn mê. Nếu nghiêm trọng, lực co bóp của tim 
yếu có thể dẫn đến tử vong. 
4.3. Xử trí 
 - Khi có dấu hiệu say nóng xuất hiện phải nhanh chóng đƣa nạn nhân vào nơi thoáng 
mát, cởi nới quần áo, quạt mát, chƣờm lạnh vào vùng chán và đầu, dùng khăn ƣớt lau khắp 
ngƣời. 
 - Cho nạn nhân uống dung dịch orezon hoặc cho uống nƣớc chè ấm pha đƣờng, chanh 
hoặc nƣớc chanh pha đƣờng muối. Nếu có điều kiện cho nạn nhân uống nƣớc dƣa hấu ép có 
tác dụng giải nhiệt tốt. Không nên cho nạn nhân uống nƣớc lạnh hoặc nƣớc có đá vì nƣớc 
lạnh làm ngăn cản quá trình hấp thụ nƣớc muối là những chất mà cơ thể đang rất cần. 
 Có thể châm cứu hoặc bấm huyệt nhân trung, thập tuyền. 
 - Cho bệnh nhân uống thuốc giảm sốt (paracetamol, aspirin,..). Nếu không khỏi phải 
đƣa đến bệnh viện cấp cứu. 
 Cách đề phòng: những ngƣời chƣa quen rèn luyện thì không nên tập luyện lâu dƣới 
trời oi bức. Về mùa nóng nên mặc quần áo, đội mũ nón sáng màu. Vào những ngày nắng, oi 
bức không nên tập trung nhiều ngƣời ở những điểm chất hẹp. Không nên tập quá lâu, cứ tập 
một giờ nên nghỉ 5 – 15 phút. 
 Chú ý chế độ dinh dƣỡng vào mùa nóng nên ăn đủ các chất, đặc biệt là muối, nƣớc và 
vitamin. 
5. TRẠNG THÁI HẠ ĐƢỜNG HUYẾT 
 Trạng thái hạ đƣờng huyết là trạng thái bệnh lý cấp tính, liên quan tới việc giảm mạnh 
lƣợng glucoza trong máu. Trạng thái này thƣờng gặp ở các cuộc thi đấu điền kinh: cự ly dài, 
chạy marathon, đua xe đạp đƣờng dài, trƣợt tuyết hoặc bơi cự ly dài hoặc rất dài. 
5.1. Nguyên nhân 
 Thực tiễn tập luyện và thi đấu thể thao cho thấy trạng thái hạ đƣờng huyết thƣờng gặp 
ở những vận động viên có sự chuẩn bị không tốt, hoặc chƣa thích nghi với điều kiện khí hậu 
nơi thi đấu, nhƣ ở núi cao, nơi quá lạnh hoặc quá nóng, thay đổi nhịp sinh học liên quan tới 
việc di chuyển xa v.v Ở những vận động viên trình độ cao trạng thái hạ đƣờng huyết cũng 
có thể gặp khi vận động viên thi đấu trong tình trạng mệt mỏi hoặc trở lại thi đấu sau khi mắc 
một bệnh gì đó. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và có vai trò quan trọng vẫn là chế độ 
dinh dƣỡng trƣớc và trong thi đấu, đặc biệt là việc bổ sung đủ lƣợng carbonhydrat trƣớc các 
cuộc thi đấu lớn. 
5.2. Triệu chứng lâm sàng 
 Các dấu hiệu chính của trạng thái hạ đƣờng huyết là vận động viên có cảm giác rất 
đói, sau đó là cảm giác yếu ớt, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh. Tiếp theo đó là các dấu hiệu điển 
hình thể hiện sự tổn thƣơng chức năng của hệ thần kinh trung ƣơng: mất tri thức, giọng nói 
ngắt quãng, thần trí mô hồ, thậm trí có thể có những hành vi vớ vẩn, ví dụ: tự nhiên vận động 
viên chạy quay ngƣợc lại về hƣớng xuất phát. Trong trƣờng hợp nặng, khi quan sát vận động 
viên chúng ta nhận thấy da nhợt nhạt hoặc xanh tái, đồng tử giãn và hầu nhƣ không phản ứng 
với ánh sáng, mạch khó bắt và huyết áp giảm mạnh. Lƣợng đƣờng trong máu giảm xuống tới 
60 mg%, thậm chí dƣới 40mg% (chỉ số đƣờng huyết ở ngƣời bình thƣờng từ 80 đến 
120mg%). 
5.3. Xử trí 
 Khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên cần cho vận động viên uống một cốc nƣớc đƣờng 
ấm, ăn bánh mỳ hoặc là ngậm một vài miếng đƣờng sau đó uống nƣớc. 
 Trong trƣờng hợp bị hạ đƣờng huyết nặng, khi có các biểu hiện rối loạn chức năng hệ 
thần kinh trung ƣơng, thì cần đƣợc cấp cứu ngay. 
 Cách đề phòng: trƣớc các cuộc thi đấu lớn ở các cự ly dài cần cho vận động viên uống 
bổ sung đƣờng, nhƣng không đƣợc quá 100 – 120g, bởi vì lƣợng đƣờng thừa ở máu sẽ bị 
thận đào thải, hơn nữa nếu có đƣợc dự trữ dƣới dạng glycol-gen thì sẽ gây tăng trọng lƣợng 
cơ thể, (cứ 1g glycogen liên kết với 2,7g nƣớc). Vì vậy, việc bổ sung đƣờng trong thời giant 
thi đấu rất quan trọng. Thƣờng thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng dung dịch cũng có thể là 
đƣờng viên hoặc socola. Tùy thuộc vào môn thể thao và thời giant hi đấu, mà huấn luyện 
viên và vận động viên có kế hoạch cụ thể để bổ sung lƣợng glucoza phù hợp. 
 Trạng thái hạ đƣờng huyết cũng có thể xuất hiện ngay sau khi thi đấu và tập luyện, 
khi đó nên bổ sung ngay lƣợng đƣờng cần thiết. 
6. CHUỘT RÚT 
 Chuột rút là một bệnh thƣờng gặp trong vận động do cơ co lại quá độ không duỗi ra 
đƣợc. Trong tập luyện thể dục thể thao thƣờng gặp chuột rút ở các cơ sau cẳng chân, cơ co 
duỗi bàn chân, cơ bụng. 
1. Nguyên nhân. 
 - Do bị lạnh kích thích: Tập luyện trong những ngày trời rét khi chuẩn bị cho vận 
động viên không tốt, khởi động không kỹ. Hay bị nhất là vận động viên các môn bơi lội, điền 
kinh và các môn bóng. 
 - Khi hoạt động trong điều kiện thời tiết oi bức, nóng nực với khối lƣợng và cƣờng độ 
vận động lớn, mồ hôi ra nhiều, mất nhiều muối và nƣớc, cơ thể bị thiếu muối cũng là nguyên 
nhân gây chuột rút. 
 - Trong khi vận động cơ co duỗi quá nhanh, trong khi cơ thể bị mệt mỏi, cơ không 
thay nhau duỗi đƣợc gây ra chuột rút. 
 - Do hoạt động với cƣờng độ lớn, cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao đổi 
chất bị giảm, một lƣợng lớn axitlactic bị tích tụ lại trong cơ bắp, làm cho cơ bắp bị co cứng, 
gây ra hiện tƣợng chuột rút. 
6.2. Xử trí 
 Nếu vận động viên bị chuột rút ở dƣới nƣớc, phải đƣa ngay nạn nhân lên bờ, đảm bảo 
giữ ấm cho nạn nhân, sau đó kéo căng cơ bị chuột rút ra, ví dụ cơ sinh đôi bị chuột rút, kéo 
ngƣợc bàn chân lên, xoa bóp (xoa, bóp, vò, véo, ấn, đấm, chặt), nếu không khỏi thì dùng ấn, 
day hoặc bấm huyệt. Châm cứu rất có hiệu quả. Nếu cơ gan bàn chân bị chuột rút, châm cứu 
huyệt dũng tuyền. Các cơ cẳng chân bị chuột rút, châm cứu huyệt thừa sơn, ủy trung. Các cơ 
cẳng chân bị chuột rút châm cứu hai bên mắt cá chân. 
 Cách đề phòng: chuẩn bị thể lực tốt, khởi động kỹ. Mùa đông tập ở dƣới nƣớc, thì 
trƣớc khi xuống nƣớc cần lấy khăn lạnh lau ngƣời để cơ thể thích ứng dần với lạnh, bổ sung 
đầy đủ muối và nƣớc trong khẩu phần ăn. 
7. HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG TRONG TẬP LUYỆN THÊ THAO 
 Vận động viên các môn sức bền nhƣ chạy cự ly dài, đi bộ, đua xe đạp,thƣờng xuất 
hiện chứng đau bụng, đau vùng thƣợng vị hoặc vùng mạng sƣờn phải. Hiện tƣợng đau bụng 
này có thể xuất hiện khi bắt đầu tập luyện, trong hoặc sau tập luyện. Vận động viên đau nặng 
có khi phải ngừng tập luyện hoặc thi đấu. 
7.1. Cơ chế của hội chứng đau bụng trong hoạt động TDTT 
 Do trình độ tập luyện kém vẫn phải tập luyện với cƣờng độ cao, do công năng của tim 
kém, không tống máu ra ngoài hết đƣợc, máu ở tĩnh mạch lớn, trở về tim khó khăn, tập trung 
nhiều ở gan, lách làm cho màng gan và lách căng lên dẫn đến đau bụng. 
 Do phƣơng pháp thở không đúng, phá rối nhịp thở làm quan hệ tuần hoàn, hô hấp bị rối 
loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch gây đau bụng. Một yếu tố nữa là do thở quá gấp làm cho 
hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành thiếu oxy bị co thắt gây nên đau. 
 Do chuẩn bị tập luyện không tốt, ăn quá no hoặc uống nhiều nƣớc trƣớc khi tập hoặc lúc 
bắt đầu chạy đã chạy quá nhanh, làm cho hệ thống tiêu hóa không thích nghi với hoạt động 
của cơ, làm cho thức ăn tụ lại một đoạn nào đó của ruột, ruột căng lên làm màng ruột cũng 
căng lên dẫn đến đau bụng. 
7.2. Xử Trí 
 Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ, dùng sức thở sâu, 
nhịp nhàng có thể khỏi 
 Nếu đau quá phải ngừng tập luyện, cần đƣợc bác sĩ chuyên khoa khám tìm nguyên nhân 
và cho hƣớng điều trị thích hợp. 
 Cách đề phòng: Tăng cƣờng huấn luyện toàn diện. Chuẩn bị cho việc tập luyện thật chu 
đáo, khi bắt đầu vận động không nên tăng tốc ngay. Trƣớc buổi tập không nên ăn no và uống 
nhiều nƣớc, cần chú ý thở sâu và nhịp nhàng. Tuân thủ mọi nguyên tắc và chế độ huấn luyện. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_chi_tiet_mon_ly_thuyet_ve_giao_duc_the_chat.pdf