Đề cương học phần Đá cầu, trò chơi, thể dục, nhảy dây (Shuttlecock kicking, Game, Gymnastics, Jump rope)

Phần I

ĐÁ CẦU – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG (38 giờ)

 Chương 1: Đá cầu.

 1. Lý thuyết chung: Thời gian: 5 giờ

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển môn đá cầu.

1.2. Ảnh hưởng, tác dụng môn đá cầu với người tập.

1.3. Các nguyên lý của kỹ thuật đá cầu

1.4. Luật đá cầu phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài.

1.4.1.Luật đá cầu

1.4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài

 2. Thực hành các kỹ thuật cơ bản môn đá cầu: Thời gian: 14 giờ

 2.1. Kỹ thuật di chuyển.

- Kỹ thuật di chuyển bước đơn.

- Kỹ thuật di chuyển nhiều bước.

- Kỹ thuật di chuyển bước lướt.

 2.2. Kỹ thuật phát cầu:

- Phát cầu cao chân chính diện.

- Phát cầu thấp nghiêng mình.

- Phát cầu cao chân nghiêng mình.

 2.3. Kỹ thuật đá cầu:

- Đá cầu bằng đùi.

- Kỹ thuật chơi cầu bằng ngực.

- Đá cầu bằng má trong bàn chân

- Đá cầu bằng má ngoài bàn chân.

- Đá cầu bằng mu bàn chân.

 2.4. Đấu tập.

 

docx 39 trang yennguyen 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương học phần Đá cầu, trò chơi, thể dục, nhảy dây (Shuttlecock kicking, Game, Gymnastics, Jump rope)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học phần Đá cầu, trò chơi, thể dục, nhảy dây (Shuttlecock kicking, Game, Gymnastics, Jump rope)

Đề cương học phần Đá cầu, trò chơi, thể dục, nhảy dây (Shuttlecock kicking, Game, Gymnastics, Jump rope)
 UBND TỈNH KON TUM	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC (PRIMARY EDUCATION PEDAGOGY)
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 
1. Thông tin chung về học phần
 - Tên học phần: Đá cầu, trò chơi, thể dục, nhảy dây (shuttlecock kicking, game,gymnastics, jump rope)
- Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất
- Mã học phần: 1274082 
- Số tín chỉ: 03 ; Học phần chính: Không
- Yêu cầu của học phần : Bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: 
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 
Giờ lên lớp: (75 tiết) 
+ Lý thuyết: 15 tiết 
+ Thực hành: 30 x 2 = 60 tiết 
+ Thực tập tại cơ sở: không
+ Làm tiểu luận, bài tập lớn: không
Giờ chuẩn bị cá nhân ( 30 giờ/tín chỉ)
 + Hoạt động theo nhóm: 
 + Tự học, tự nghiên cứu: 
 - Phụ trách học phần: Tổ chuyên môn GDTC - QP
2. Mục tiêu của học phần
2.1.Kiến thức: Sinh viên hiểu và nắm vững kiến thức sau:
 - Sơ lược lịch sử phát triển môn đá cầu; ảnh hưởng, tác dụng môn đá cầu với người tập; phương pháp dạy học đá cầu cho học sinh; Luật đá cầu và nguyên lý, kỹ thuật động tác và phương pháp tập luyện các nội dung kỹ thuật: Kỹ thuật di chuyển; kỹ thuật tâng cầu; kỹ thuật đá cầu; kỹ thuật phát cầu cho học sinh Tiểu học.
 - Nguồn gốc, đặc điểm, cách phân loại và ý nghĩa, tác dụng của trò chơi vận động đối với học sinh tiểu học. Biết được cấu trúc (cách chơi) một số trò chơi, phương pháp giảng dạy và cách tổ chức cho học sinh chơi.
 - Kỹ thuật và phương pháp dạy học các nội dung đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài thể dục phát triển chung; bài tập nhảy dây cho học sinh Tiểu học.
	2.2. Kỹ năng: 
 - Biết thực hành đúng các kỹ thuật, động tác môn đá cầu; biết được cách chơi, luật chơi một số trò chơi vận động; biết thực hành đúng động tác đội hình đội ngũ, các bài thể dục tay không lớp 1 – 5, các động tác nhảy dây cá nhân và tập thể.
 - Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp vào dạy học môn thể dục cho học sinh Tiểu học.
	2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 - Sinh viên có năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được công tác giảng bộ môn sau khi ra trường. 
3. Tóm tắt nội dung học phần.
	Đá cầu, trò chơi vận động và Thể dục, nhảy dây học phần nằm trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, là học phần chuyên môn nghiệp vụ bộ môn thể dục ở chương trình Tiểu học. Nội dung học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học về môn đá cầu, trò chơi vận động, thể dục, nhảy dây. Luật đá cầu và nguyên lý kỹ thuật động tác và phương pháp tập luyện các nội dung kỹ thuật: Kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật tâng cầu, kỹ thuật đá cầu, kỹ thuật phát cầu cho học sinh Tiểu học và nguồn gốc, đặc điểm, cách phân loại và ý nghĩa, tác dụng của trò chơi vận động đối với học Tiểu học. Biết được cấu trúc (cách chơi) một số trò chơi, phương pháp giảng dạy và cách tổ chức cho học sinh chơi. Biết được cách cải biên, phát triển những trò chơi đã có và sưu tầm những trò chơi dân gian để phục vụ cho dạy và học trò chơi vận động ở trường Tiểu học. Biết cách kẻ, vẽ sân chơi và tự làm một số thiết bị đơn giản chuẩn bị để tổ chức cho học sinh chơi. Qua môn học giúp sinh viên có năng lực phương pháp sư phạm để dạy học môn thể dục ở Tiểu học.
4. Nội dung chi tiết học phần : Gồm 2 phần
Phần I
ĐÁ CẦU – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG (38 giờ)
	Chương 1: Đá cầu.
 1. Lý thuyết chung: Thời gian: 5 giờ
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển môn đá cầu. 
1.2. Ảnh hưởng, tác dụng môn đá cầu với người tập. 
1.3. Các nguyên lý của kỹ thuật đá cầu
1.4. Luật đá cầu phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. 
1.4.1.Luật đá cầu
1.4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài
 2. Thực hành các kỹ thuật cơ bản môn đá cầu: Thời gian: 14 giờ
 2.1. Kỹ thuật di chuyển. 
- Kỹ thuật di chuyển bước đơn.
- Kỹ thuật di chuyển nhiều bước.
- Kỹ thuật di chuyển bước lướt.
 2.2. Kỹ thuật phát cầu: 
- Phát cầu cao chân chính diện.
- Phát cầu thấp nghiêng mình.
- Phát cầu cao chân nghiêng mình.
 2.3. Kỹ thuật đá cầu: 
- Đá cầu bằng đùi.
- Kỹ thuật chơi cầu bằng ngực. 
- Đá cầu bằng má trong bàn chân
- Đá cầu bằng má ngoài bàn chân. 
- Đá cầu bằng mu bàn chân. 
 2.4. Đấu tập.
 Chương 2: Trò chơi vận động:
 1. Lý thuyết chung: Thời gian: 4 giờ
 1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của trò chơi vận động.
1.2. Đặc điểm của trò chơi vận động
1.3. Phân loại trò chơi vận động
1.4. Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi vận động đối với tiểu học.
 2. Thực hành các loại trò chơi: Thời gian: 12 giờ
2.1. Thực hành một số trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp, phản xạ, sự tập trung chú ý và khả năng định hướng. 
2.2. Thực hành một số trò chơi rèn luyện kỹ năng bật, nhảy, phát triển sức mạnh. 
2.3. Thực hành một trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy, phát triển sức nhanh và sức mạnh chân. 
2.4. Thực hành một số trò chơi rèn luyện kỹ năng ném đẩy, co kéo, leo trèo phát triển sức mạnh tay chân, khả năng thăng bằng ,và sự khéo léo. 
2.5. Tập điều khiển một số trò chơi vận động lớp 1 – lớp 5
2.6. Thực hành biên soạn trò chơi vận động cho lứa tuổi học sinh Tiểu học. 
 Chương 3: Phương pháp dạy học đá cầu, trò chơi vận động: Thời gian:2 giờ
 1. Phương pháp dạy học đá cầu cho học sinh Tiểu học.
 2. Phương pháp dạy học trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.
Phần II
THỂ DỤC – NHẢY DÂY ( 37 giờ)
Chươg 1: Đội hình đội ngũ: Thời gian: 7 giờ
 Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc; tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang; điểm số; cách chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và khi kết thúc giờ học; cách xin phép khi ra, vào lớp; tư thế đứng nghiêm, nghỉ; động tác quay phải, quay trái, quay đằng sau; động tác giậm chân tại chỗ .. . đứng lại. đi đều... đứng lại; chuyển đội hình hàng ngang ( hoặc hàng dọc ) thành đội hình vòng tròn và ngược lại; đi đều vòng phải ( vòng trái )...đứng lại; đổi chân khi đi đều sai nhịp;đi theo đọi hình xoáy trôn ốc, rắn bò; đội hình 9-6-3-0 hoặc 4-2-0 .
Chương 2: Thể dục rèn luyện các tư thế và kỷ năng vận động cơ bản: Thời gian: 7 giờ
2.1. Các động tác rèn luyện tư thế cơ bản:
Tư thế đứng cơ bản; động tác đứng đưa hai tay ra trước; động tác đứng đưa hai tay dang ngang; động tác đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V;động tác đứng đưa hai tay lên cao thẳng hướng; động tác đứng kiễng gót hai tay chống hông; động tác đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông; động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ lên cao thẳng hướng;động tác đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông; động tác đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa về trước, dang ngang, lên cao chếch chữ V.
2.2. Các động tác rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản.
 Đi theo vạch kẻ thẳng; đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông; đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang; đi kiễng gót, hai tay chống hông; đi nhanh chuyển sang chạy; đi vượt chướng ngại vật thấp; đi chuyển hướng phải, trái; nhảy dây kiểu chụm chận; tung và bắt bóng bằng hai tay; tung bóng bằng một tay bắt bóng bằng hai tay; tung và bắt bóng thao nhóm hai người; tung và bắt bóng theo nhóm ba người trở lên; bật xa tại chỗ; phối hợp chạy, nhảy; phối hợp chạy mang, vác; phối hợp chạy, nhảy, mang vác; nhảy dây kiểu chân trước, chân sau; đi chuyển chuyền ( hoặc tung ) bắt bóng; bật cao; phối hợp chạy, bật, nhảy.
 Chương 3: Thể dục phát triển chung: Thời gian: 10 giờ
3.1. Kỹ thuật bài thể dục phát triển chung lớp 1- 5:
- Bài thể dục phát triển chung lớp 1. Gồm 7 động tác ( Vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp, điều hòa)
- Bài thể dục phát triển chung lớp 2. Gồm 8 động tác ( Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hòa)
- Bài thể dục phát triển chung lớp 3. Gồm 8 động tác ( Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hòa)
- Bài thể dục phát triển chung lớp 4. Gồm 8 động tác ( Vươn thở, tay, chân, bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hòa)
- Bài thể dục phát triển chung lớp 5. Gồm 8 động tác ( Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hòa )
Chương 4: Nhảy dây: Thời gian: 7 giờ
4.1. Bài tập nhảy dây ngắn.
4.1.1. Các động tác cơ bản:
 - Cách so dây.
 - Động tác trao dây.
 - Động tác nhảy chụm chân không có bước đệm.
 - Động tác nhảy chụm chân có bước đệm.
 - Động tác nhảy dây qua từng chân.
 - Động tác nhảy bắt chéo tay ( phía trước ) theo kiểu chụm chân, nhảy có bước bước đệm ( hoặc không có bước đệm )
 4.1.2. Bài nhảy dây liên kết ( dây ngắn ).
 4.2. Kỹ thuật nhảy dây dài.
 4.2.1. Động tác cơ bản.
 - Giới thiệu dây và cách quay dây hai người.
 - Động tác chạy qua dây (dây đang quay) thuận chiều.
 - Động tác vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân không có bước đệm rồi ra dây thuận chiều.
 - Động tác vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân có bước đệm.
 - Động tác vào dây thuận chiều, nhảy dây qua từng chân, sau đó đổi chân và ra dây thuận chiều.
 4.2.2. Bài nhảy dây liên kết ( dây dài )
 Chương 5. Phương pháp dạy học thể dục – nhảy dây: Thời gian: 4 giờ
 5.1. Phương pháp dạy học đội hình đội ngũ.
 5.2. Phương pháp dạy học Thể dục RLTT và kỹ năng vận động cơ bản.
 5.3. Phương pháp dạy học thể dục phát triển chung.
 5.4. Phương pháp dạy học nhảy dây.
5. Học liệu 
5.1. Học liệu bắt buộc 
- Đặng Ngọc Quang - Giáo trình Đá cầu - Nhà xuất bản ĐHSP – 2003 (có tại thư viện Trường CĐCĐ Kon Tum) Q1 
- Trần Đồng Lâm - Giáo trình Trò chơi vận động - NXB Đại học sư phạm - 2005 (có tại thư viện Trường CĐCĐ Kon Tum ) Q2
 - Trần Nhật Cư - Bài giảng học phần Thể dục – Nhảy dây; biên soạn năm 2010, có tại thư viện số trường CĐCĐ kon Tum – Q3
 - Đặng Đức Thao- Phạm Nguyên Hùng - Giáo trình thể dục cơ bản và thể dục thực dụng, hệ CĐSP - NXBGD năm 1998, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum – Q4 
 - Trần Đồng Lâm -Trần Đình Thuận - Đặng Đức Thao - Vũ Thị Thư. Sách thể dục giáo viên lớp 1- 5 - NXBGD năm 2005, có tại các nhà sách trên địa bàn thành phố Kon Tum.
5.2. Học liệu tham khảo
 - Bộ GD&ĐT, Giáo trình Thể dục – Nhà xuất bản Đại học sư phạm – 2003, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum.
 - Bộ GD&ĐT- dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Mô đun giáo dục thể chất - thể dục và phương pháp dạy học thể dục ở Tiểu học - NXBGD năm 2006.
 - Nguyễn Kim Mimh, Nguyễn Trọng Hải, Trần Đồng Lâm, Đặng Ngọc Quang - Giáo trình Điền kinh - Nhà xuất bản ĐHSP – 2004, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum.
 - Trường Đại học TDTT TW1 – Giáo trình Đá cầu – Nhà xuất bản TDTT - 2000. (có tại thư viện Tỉnh Kon Tum)
 - Bộ GD&ĐT - Giáo trình trò chơi vận động - Nhà xuất bản GD -1998 (có tại thư viện Tỉnh Kon Tum) 
 - http:// WWW.upes3.edu.vn/pots/1594-giao-trinh-da-cau.html (Giáo trình đá cầu)
 - https://thietbimomnonhavu.com/hương-dan-101-tro-choi-dan-gian.html (hướng dẫn 101 trò chơi dân gian)
 -  (Kỹ thuật nhảy dây)
6. Hình thức tổ chức dạy - học 
Thời gian
Nội dung
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Thực hành
Yêu cầu SV CB trước khi lên lớp
Ghi chú
Tuần 1
Chương 1: Đá cầu
* Lý thuyết chung: 
1. Sơ lược lịch sử phát triển môn đá cầu. 
2. Ảnh hưởng, tác dụng môn đá cầu với người tập. 
3. Các nguyên lý của kỹ thuật đá cầu
4. Luật đá cầu phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. 
5
Đọc giáo trình
Q1 trang 9 - 27
Đọc giáo trình
Q1 trang 31 - 36
Đọc giáo trình
Q1 trang 116 - 139
Tuần 2
* Thực hành:
1. Kỹ thuật di chuyển. 
2. Kỹ thuật phát cầu
4
1
Đọc giáo trình
Q1 trang 36 - 46
Tuần 3
2. Kỹ thuật phát cầu: 
3. Kỹ thuật đá cầu: 
3
2
Đọc giáo trình
Q1 trang 36 - 46
Tuần 4
3. Kỹ thuật đá cầu: 
4. Đấu tập.
Chương 2: Trò chơi vận động
*Lý thuyết chung:
1.Nguồn gốc và sự phát triển của trò chơi vận động.
1
2
2
Đọc giáo trình
Q1 trang 88 - 93
Đọc giáo trình
Q2 trang 11 - 12
Tuần 5
Chương 2: Trò chơi vận động
*Lý thuyết chung:
1.Nguồn gốc và sự phát triển của trò chơi vận động.
2. Đặc điểm của trò chơi vận động
3.Phân loại trò chơi vận động
4.Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi vận động đối với tiểu học.
*Thực hành:
1.Thực hành một số trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp, phản xạ, sự tập trung chú ý và khả năng định hướng. 
3
2
Đọc giáo trình
Q2 trang 13 - 18
Đọc giáo trình
Q2 trang 25- 44
Tuần 6
2.Thực hành một số trò chơi rèn luyện kỹ năng bật, nhảy, phát triển sức mạnh. 
3. Thực hành một trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy, phát triển sức nhanh và sức mạnh chân. 
2
3
Đọc giáo trình
Q2 trang 46 - 84
Đọc giáo trình
Q2 trang 85 - 110
Tuần 7
4.Thực hành một số trò chơi rèn luyện kỹ năng ném đẩy, co kéo, leo trèo phát triển sức mạnh tay chân, khả năng thăng bằng ,và sự khéo léo. 
5.Tập điều khiển một số trò chơi vận động lớp 1 – lớp 5
6. Thực hành biên soạn trò chơi vận động cho lứa tuổi học sinh Tiểu học. 
1
2
2
Đọc giáo trình
Q2 trang 119 – 156
Đọc sách thể dục giáo viên lớp 1-5
Tuần 8
Chương 3: Phương pháp dạy học đá cầu, trò chơi vận động: 
1. Phương pháp dạy học đá cầu cho học sinh Tiểu học.
 2.Phương pháp dạy học trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học.
 Thi giữa học phần
Chươg 1: Đội hình đội ngũ
2
1
2
Đọc giáo trình
Q1 trang 73 – 93
Đọc giáo trình
Q2 trang 19 – 23
Tuần 9
 Đội hình đội ngũ (tiếp theo)
5
Đọc giáo trình
Q3 trang 4 – 14
Tuần 10
Chương 2: Thể dục rèn luyện các tư thế và kỷ năng vận động cơ bản.
1.Các động tác rèn luyện tư thế cơ bản:
2. Các động tác rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
1
4
Đọc giáo trình
Q3 trang 15 – 29
Tuần 11
2. Các động tác rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản (TT)
 Kiểm tra thường xuyên
Chương 3:Thể dục phát triển chung
3.1. Bài thể dục phát triển chung lớp 1. 
2
1
2
Đọc giáo trình
Q3 trang 30 – 51
Tuần 12
3.2. Bài thể dục phát triển chung lớp 2.
3.3. Bài thể dục phát triển chung lớp 3.
3.4. Bài thể dục phát triển chung lớp 4. 
2
2
1
Đọc giáo trình
Q3 trang 30 – 51
Tuần 13
3.4. Bài thể dục phát triển chung lớp 4.
3.5. Bài thể dục phát triển chung lớp 5.
Chương 4: Nhảy dây
4.1. Bài tập nhảy dây ngắn.
1
2
2
Đọc giáo trình
Q3 trang 30 – 51
Đọc giáo trình
Q3 trang 52 – 53
Tuần 14
4.1. Bài tập nhảy dây ngắn (TT)
4.2. Bài tập nhảy dây dài 
3
2
Đọc giáo trình
Q3 trang 52 – 53
Tuần 15
Chương 5: Phương pháp dạy học thể dục, nhảy dây
 Kiểm tra thường xuyên
4
1
Đọc giáo trình
Q3:tr14, 29,51, 53
Tổng cộng
15
60
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên 
- Cho phép SV làm lại bài kiểm tra không quá 1 lần (trong trường hợp SV vắng có lí do).
- Cho phép SV vắng không quá 20% số tiết theo qui định ( trừ giờ kiểm tra, thi )
- SV tham gia học tập đầy đủ, chấp hành tốt kỷ luật trong giờ học, có tinh thần tự giác tích cực trong học tập và tập luyện trên lớp cũng như ở nhà. Được cộng vào điểm kết thúc học phần từ 0,5 - 1,0 điểm.
- Sinh viên lên lớp mặc trang phục TDTT đúng quy định
- Có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc và các tài liệu tham khảo môn học, có đầy đủ vở ghi chép môn học.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần 
 8.1. Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên: Trọng số 0,3 
 - Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập: điểm hệ số1; hình thức kiểm tra - thực hành; thời gian: 1 giờ
- Điểm thi giữa học phần: điểm hệ số 2; hình thức thi - thực hành; thời gian:1 giờ
 8.2. Điểm đánh giá nhận thức và thái độ : Trọng số 0,1.
- SV tham gia học tập trên lớp đầy đủ, tích cực.
- SV hoàn thành tốt ... dục thể chất phải lựa chọn đăng ký những học phần chưa đạt để học cải thiện điểm nhằm hoàn thành chương trình môn học theo quy định.
 10. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Hoàng Văn Vỹ
Chức danh: Giảng viên hạng III
Học hàm, học vị : Cử nhân TDTT
Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng dạy theo TKB được phân công của Khoa Sư phạm trường CĐCĐ Kon Tum. 
Địa chỉ liên hệ:	 Khoa Cơ bản
Địa chỉ cá nhân: 
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận phương pháp dạy học TDTT, Điền kinh, và các môn thể thao...
 	 Kom Tum, ngày 20 tháng 12 năm 2018 KHOA CƠ BẢN Giảng viên
 Hoàng Văn Vỹ
 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
 UBND TỈNH KON TUM	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Physical Education)
Mã môn học: 61011403
Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 52 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:	
	- Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng. 
	- Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học. 
II. Mục tiêu môn học:
- Trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng thể dục thể thao cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp để học tập và tham gia lao động sản xuất.
- Giáo dục cho người học nhân cách, phẩm chất, ý chí, tính tập thể, tinh thần vượt khó.
III. Nội dung môn học:
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên bài, mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
1
 I. Giáo dục thể chất chung: 
1. Lý thuyết chung: 
1.1. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.
 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người.
 1.3. Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận GDTC nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học.
30
2
2
24
2
2
2. Thực hành: 	
2.1. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình và việt dã 
4
3
2.2. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn.
4
4
Kiểm tra
1
5
2.3. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.
4
6
2.4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng
4
7
2.5. Kỹ thuật đẩy tạ lưng hướng ném
4
8
Kiểm tra
1
9
2.6. Thể dục cơ bản 
4
II. Thể thao tự chọn theo nghề nghiệp: Bóng chuyền
30
2
2
10
2.1. Lý thuyết:
- Giới thiệu lịch sử phát triển môn bóng chuyền
- Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện bóng chuyền đối với con người.
- Giới thiệu một số điều luật cơ bản môn bóng chuyền.
2
11
2.2. Thực hành:
2.2.1. Tư thể chuẩn bị và di chuyển
2
12
2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay, thấp tay.
8
13
2.2.3. Kỹ thuật phát bóng
6
14
Kiểm tra
1
15
2.2.4. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà.
4
16
2.2.5. Kỹ thuật chắn bóng
4
17
2.2.6. Đấu tập
4
18
Kiểm tra
1
Tổng cộng
60
4
52
4
2. Nội dung chi tiết:
I. Giáo dục thể chất chung: 
 	1. Lý thuyết chung: 	Thời gian: 2 giờ
 - Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.
 	- Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người.
 - Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận GDTc nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học
 	2. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình và việt dã: Thời gian: 4 giờ
 	 - Các động tác bổ trợ: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, động tác đánh tay tại chỗ.
 	- Kỹ thuật chạy giữa quảng: Chạy trên đường thẳng, đường vòng, chạy lên dốc, xuống dốc.
 	- Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.
 	- Cách thở, phân phối tốc độ trong khi chạy.
 	3. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 80- 100m : Thời gian: 4 giờ
 	- Các động tác bổ trợ: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, động tác đánh tay tại chỗ.
 - Kỹ thuật chạy giữa quảng
 	- Kỹ thuật xuất phát thấp với bàn đạp.
 	- Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát.
 - Kỹ thuật chạy về đích và cách đánh dây đích.
 4. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân: Thời gian: 4 giờ
 - Tập động tác bước bộ trên không.
 - Kỹ thuật chạy đà
 - Kỹ thuật giậm nhảy.
 - Kỹ thuật bay trên không.
 - Kỹ thuật rơi xuống đất.
 	 5. Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng: Thời gian:4 giờ
 - Các động tác bổ trợ giậm nhảy.
 	- Kỹ thuật chạy đà
 	- Kỹ thuật giậm nhảy.
 - Kỹ thuật bay qua xà.
 - Kỹ thuật rơi tiếp đệm.
 	5. Kỹ thuật đẩy tạ vai hướng ném: Thời gian: 4 giờ
 - Các động tác khởi động với tạ.
 	- Cách cầm tạ
 - Chuẩn bị và trượt đà.
 	- Ra sức cuối cùng.
 - Giữ thăng bằng.
 6. Thể dục cơ bản: Thời gian: 4 giờ
- Gồm (Các tư thế của đầu, cổ, ngón tay, bàn tay; các hoạt động của tay; các tư thế của chân, thân; các tư thế quỳ, ngồi; các tư thế nằm chống tay; các động tác thăng bằng, xoạc, chuối)
II. Thể thao tự chọn theo nghề nghiệp: Bóng chuyền
 	1. Lý thuyết: Thời gian: 2 giờ
 	 - Giới thiệu lịch sử phát triển môn bóng chuyền
 	 - Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện bóng chuyền đối với con người.
 - Giới thiệu một số điều luật cơ bản môn bóng chuyền.
 	 2. Thực hành:
 	- Tư thể chuẩn bị và di chuyển: Thời gian: 2 giờ
 	 - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay, thấp tay: Thời gian: 8 giờ
. 	 - Kỹ thuật phát bóng: Thời gian: 6 giờ
 	 - Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà. Thời gian: 4 giờ
 	 - Kỹ thuật chắn bóng: Thời gian: 4 giờ
 	 - Đấu tập: Thời gian: 4 giờ
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Sinh viên được học tại lớp và sân tập.
2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, projector (hoặc màn hình đa năng)
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, tài liệu tham khảo, các dụng cụ tập luyện TDTT
4. Các điều kiện khác: Trang phục học tập: Giày ba ta, trang phục TDTT
V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 
1. Nội dung:
	- Kiến thức: Sinh viên cần đạt các yêu cầu sau:
	 Nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật các môn chạy, nhảy, ném đẩy, bóng chuyền và một số điều luật thi đấu cơ bản của các môn trên. 
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua thực hành kỹ thuật động tác và thành tích đạt được.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá trong qua trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:
	+ Có tài liệu bắt buộc và vở ghi chép .
	+ Sinh viên phải dự lớp tối thiểu 80% tổng số tiết của môn học.
	+ Sinh viên có đầy đủ các cột điểm kiểm tra môn học
	2. Phương pháp: 
Các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được đánh giá qua các bài kiểm, thi kết thúc môn học.Cụ thể:
+ Bài kiểm tra: Hình thức thực hành, Thời gian kiểm tra 45 phút
+ Bài thi kết thúc môn: Hình thức thực hành, Thời gian kiểm tra 90 phút
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
	1. Phạm vi áp dụng môn học: 	
	Chương trình môn học Giáo dục thể chất được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trình độ Cao đẳng ngành Công tác xã hội, Quản trị văn phòng.
	2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giảng viên:
Đây là môn học mạng tính chuyên biệt đặc thù thực hành tập luyện nhằm phát triển các tố chất thể lực, sức khỏe cho người học. Vì vậy trong giảng dạy giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với làm mẫu động tác và các hình thức tổ chức luyện cá nhân, nhóm.
- Đối với người học:
+ Tích cực, tự giác trong các giờ học lý thuyết trên lớp và thực hành tập luyện ngoài sân.
+ Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu tài liệu và luyện tập ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Môn học Giáo dục thể chất là chú trọng về các kỹ thuật cơ bản của môn chạy nhảy, ném đẩy, bóng chuyền và phương pháp tập luyện, thi đấu. 
4. Tài liệu tham khảo:
 - Nguyễn Kim Mimh, Nguyễn Trọng Hải, Trần Đồng Lâm, Đặng Ngọc Quang - Giáo trình Điền kinh - Nhà xuất bản ĐHSP – 2004, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
 - Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn - Giáo trình Bóng chuyền - Nhà xuất bản ĐHSP – 2003, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
 - Trương Anh Tuấn - Giáo trình Thể dục - Nhà xuất bản ĐHSP – 2003, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
	- Bộ GD&ĐT - Giáo trình ném bóng, đẩy tạ - Nhà xuất bản GD -1998, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
	5. Ghi chú và giải thích: Không
 UBND TỈNH KON TUM	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Physical Education)
Mã môn học: 51010103
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 24 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:	
	- Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp. 
	- Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học. 
II. Mục tiêu môn học:
- Trang bị cho người học nghề một số kiến thức, kỹ năng thể dục thể thao cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp để học tập và tham gia lao động sản xuất.
- Giáo dục cho người học nhân cách, phẩm chất, ý chí, tính tập thể, tinh thần vượt khó.
III. Nội dung môn học:
1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên bài, mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
1
 I. Giáo dục thể chất chung: 
1. Lý thuyết chung:
1.1. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.
 1.2. Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người.
 1.3. Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận GDTC nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học.
20
2
2
16
2
2
2. Thực hành: 	
2.1. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 
4
3
2.2. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn.
4
4
 Kiểm tra
1
5
2.3. Kỹ thuật nhảy cao. 
4
6
2.4. Thể dục cơ bản 
4
7
 Kiểm tra
1
II. Giáo dục thể chất tự chọn theo nghề nghiệp: 
 Thể dục với dụng cụ: Nhảy dây (Dây ngắn)
10
1
8
1
8
1. Lý thuyết: Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện nhảy dây đối với cơ thể con ngươi.
1
9
2.Thực hành: 
2.1. Động tác cơ bản.
 - Cách so dây.
 - Động tác trao dây.
 - Động tác nhảy chụm chân không có bước đệm.
 - Động tác nhảy chụm chân có bước đệm.
 - Động tác nhảy dây qua từng chân.
 - Động tác nhảy bắt chéo tay ( phía trước ) theo kiểu chụm chân, nhảy có bước bước đệm ( hoặc không có bước đệm )
4
10
2.2. Phối hợp các động tác thành bài nhảy dây liên kết. 
4
1
 Tổng cộng
30
3
24
3
2. Nội dung chi tiết:
I. Giáo dục thể chất chung: 
 	1. Lý thuyết chung: 	Thời gian: 2 giờ
 - Vị trí, mục tiêu, yêu cầu môn học.
 	- Ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người.
 - Giới thiệu nội dung chương trình, cơ sở khoa học về lý luận GDTc nghề nghiệp, những tiêu chuẩn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể chất, những yêu cầu đạt được khi kết thúc môn học
 	2. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình và việt dã: Thời gian: 4 giờ
 	 - Các động tác bổ trợ: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, động tác đánh tay tại chỗ.
 	- Kỹ thuật chạy giữa quảng: Chạy trên đường thẳng, đường vòng, chạy lên dốc, xuống dốc.
 	- Kỹ thuật xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát.
 	- Cách thở, phân phối tốc độ trong khi chạy.
 	3. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 80- 100m : Thời gian: 4 giờ
 	- Các động tác bổ trợ: chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, động tác đánh tay tại chỗ.
 - Kỹ thuật chạy giữa quảng
 	- Kỹ thuật xuất phát thấp với bàn đạp.
 	- Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát.
 - Kỹ thuật chạy về đích và cách đánh dây đích.
	 5. Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng: Thời gian:4 giờ
 - Các động tác bổ trợ giậm nhảy.
 	- Kỹ thuật chạy đà
 	- Kỹ thuật giậm nhảy.
 - Kỹ thuật bay qua xà.
 - Kỹ thuật rơi tiếp đệm.
 	 6. Thể dục cơ bản: Thời gian: 4 giờ
- Gồm (Các tư thế của đầu, cổ, ngón tay, bàn tay; các hoạt động của tay; các tư thế của chân, thân; các tư thế quỳ, ngồi; các tư thế nằm chống tay; các động tác thăng bằng, xoạc, chuối)
II. Giáo dục thể chất tự chọn theo nghề nghiệp: Thể dục dụng cụ với dây
1. Lý thuyết: Ý nghĩa, tác dụng của tập luyện nhảy dây đối với cơ thể con người. Thời gian:1 giờ
2.Thực hành: 
2.1. Động tác cơ bản. Thời gian:4 giờ
 	 - Cách so dây.
 	 - Động tác trao dây.
 	 - Động tác nhảy chụm chân không có bước đệm.
 	 - Động tác nhảy chụm chân có bước đệm.
 	 - Động tác nhảy dây qua từng chân.
 - Động tác nhảy bắt chéo tay ( phía trước ) theo kiểu chụm chân, nhảy có bước bước đệm ( hoặc không có bước đệm )
2.2. Phối hợp các động tác thành bài nhảy dây liên kết. Thời gian:4 giờ
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Sinh viên được học tại lớp và sân tập.
2. Trang thiết bị máy móc: máy tính, projector (hoặc màn hình đa năng)
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, tài liệu tham khảo, các dụng cụ tập luyện TDTT
4. Các điều kiện khác: Trang phục học tập: Giày ba ta, trang phục TDTT
V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 
1. Nội dung:
	- Kiến thức: Sinh viên cần đạt các yêu cầu sau:
	 Nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật các môn chạy, nhảy, thể dục dụng cụ và một số điều luật thi đấu cơ bản của các môn trên. 
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua thực hành kỹ thuật động tác và thành tích đạt được.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá trong qua trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:
	+ Có tài liệu bắt buộc và vở ghi chép .
	+ Sinh viên phải dự lớp tối thiểu 80% tổng số tiết của môn học.
	+ Sinh viên có đầy đủ các cột điểm kiểm tra môn học
	2. Phương pháp: 
Các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được đánh giá qua các bài kiểm, thi kết thúc môn học.Cụ thể:
+ Bài kiểm tra: Hình thức thực hành, Thời gian kiểm tra 45 phút
+ Bài thi kết thúc môn: Hình thức thực hành, Thời gian kiểm tra 90 phút
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
	1. Phạm vi áp dụng môn học: 	
	Chương trình môn học Giáo dục thể chất được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trình độ Trung cấp ngành Hành chính văn phòng, Văn thư lưu trữ và các lớp trung cấp ngoài sư phạm
	2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giảng viên:
Đây là môn học mạng tính chuyên biệt đặc thù thực hành tập luyện nhằm phát triển các tố chất thể lực, sức khỏe cho người học. Vì vậy trong giảng dạy giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với làm mẫu động tác và các hình thức tổ chức luyện cá nhân, nhóm.
- Đối với người học:
+ Tích cực, tự giác trong các giờ học lý thuyết trên lớp và thực hành tập luyện ngoài sân.
+ Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu tài liệu và luyện tập ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Môn học Giáo dục thể chất là chú trọng về các kỹ thuật cơ bản của môn chạy nhảy, thể dục cơ bản, thể dục dụng cụ và phương pháp tập luyện. 
4. Tài liệu tham khảo:
 - Nguyễn Kim Mimh, Nguyễn Trọng Hải, Trần Đồng Lâm, Đặng Ngọc Quang - Giáo trình Điền kinh - Nhà xuất bản ĐHSP – 2004, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
 - Trương Anh Tuấn - Giáo trình Thể dục - Nhà xuất bản ĐHSP – 2003, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum. 
 - Đặng Đức Thao - Phạm Nguyên Hùng - Giáo trình thể dục cơ bản và thể dục thực dụng, hệ CĐSP - NXBGD năm 1998, có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum -
	5. Ghi chú và giải thích: Không

File đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_phan_da_cau_tro_choi_the_duc_nhay_day_shuttleco.docx