Đề cương Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học - Nguyễn Thị Bích Ngọc

2. Mục tiêu của học phần:

2.1. Kiến thức

 - Trình bày và phân tích được đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non; vai trò của văn học đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ.

- trình bày, phân tích, chứng minh được các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào xây dựng kế hoạch, cách tổ chức hoạt động dạy học LQVH. Biết sáng tạo cách sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non.

2.2. Kỹ năng:

- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm thơ, truyện vào việc lựa chọn thơ, truyện cho trẻ lứa tuổi mầm non.

- Áp dụng, thực hành thành thạo các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục mầm non.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức về văn học thiếu nhi và phương pháp làm quen văn học vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ, có ý thức rèn luyện để thực hiện tốt công tác chăm sóc-giáo dục trẻ.

 

doc 7 trang yennguyen 8660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Đề cương Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học - Nguyễn Thị Bích Ngọc
 UBND TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CĐCĐ KON TUM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC MẦM NON
(PRESCHOOL EDUCATION)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần : Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học 
 Mã học phần	 : 61092006
2. Số tín chỉ	 : 02 
3. Trình độ	 : dành cho sinh viên năm thứ 2 
4. Người lập	 : Nguyễn Thị Bích Ngọc
Kon Tum, 3/2020
TRƯỜNG CĐCĐ KON TUM 	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 KHOA SƯ PHẠM	 	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC MẦM NON
(PRESCHOOL EDUCATION)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học
- Trình độ: cho sinh viên năm thứ 2. 
- Mã học phần: 61092006; 	Số tín chỉ: 2; Học phần chính: không
- Yêu cầu của học phần: bắt buộc 
- Các học phần tiên quyết: Không
- Các yêu cầu khác đối với học phần: Không 
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 
Giờ lên lớp
+ Lý thuyết, kiểm tra	: 15 tiết 
+ Thảo luận, thực hành	: 30 tiết
Giờ chuẩn bị cá nhân 
+ Hoạt động theo nhóm: 30 tiết
+ Tự học, tự nghiên cứu: 30 tiết 
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Sư phạm/ Tổ Xã hội
2. Mục tiêu của học phần: 
2.1. Kiến thức
 - Trình bày và phân tích được đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non; vai trò của văn học đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ.
- trình bày, phân tích, chứng minh được các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào xây dựng kế hoạch, cách tổ chức hoạt động dạy học LQVH. Biết sáng tạo cách sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non.
2.2. Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm thơ, truyện vào việc lựa chọn thơ, truyện cho trẻ lứa tuổi mầm non.
- Áp dụng, thực hành thành thạo các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục mầm non.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức về văn học thiếu nhi và phương pháp làm quen văn học vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ, có ý thức rèn luyện để thực hiện tốt công tác chăm sóc-giáo dục trẻ.
3. Tóm tắt nội dung học phần
Lí luận và PPTC cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành cung cấp cho SV những hiểu biết cơ bản về những vấn đề chung như: đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non, vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ, một số đặc điểm tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
Học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ truyện. Hướng dẫn cách sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. Những kiến thức của học phần Lí luận và PPTC cho trẻ làm quen văn học giúp SV biết, hiểu, áp dụng thành thạo vào thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện trong quá trình học tập bộ môn, đáp ứng thực tiễn giảng dạy ở trường mầm non sau này.
4. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1:Những vấn đề chung
	1.1. Đặc điểm của thơ truyện viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non
	1.1.1. Sự hồn nhiên, ngây thơ
	1.1.2. Sự ngắn ngọn, rõ ràng
	1.1.3 Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu
	1.1.4. Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
	1.1.5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
	1.1.6. Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
	1.2. Vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ
	1.2.1. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non
	1.2.2.Vai trò của văn học đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ
	1.2.3.Vai trò của văn học đối với việc mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ em lứa tuổi mầm non 
	1.2.4.Vai trò của văn học đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
	1.3. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học
	1.3.1. Trẻ em lứa tuổi mầm non giàu xúc cảm và tình cảm
	1.3.2. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng
	1.3.3. Tư duy trực quan hình tượng
Chương 2. Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	2.1. Nghệ thuật đọc và kể chuyện diễn cảm
	2.1.1. Xác định giọng điệu cơ bản
	2.1.2. Xác định ngữ điệu
	2.1.3. Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
	2.2. Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe
	2.2.1. Sử dụng vật thật
	2.2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan
	2.2.3. Các phương tiện nghe nhìn hiện đại
	2.2.4. Những ký hiệu quy ước
	2.3. Giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe
	2.4. Tập cho trẻ kể lại truyện và đọc thơ
	2.4.1. Tập cho trẻ kể lại truyện
	2.4.2. Tập cho trẻ đọc và học thuộc thơ
	2.5. Tập cho trẻ đóng vai theo cốt truyện và nội dung thơ
	2.5.1. Trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học
	2.5.2. Tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển thể sang trò chơi đóng kịch cho trẻ tuổi mầm non
	2.5.3. Kĩ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản
	2.5.4. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học
Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	3.1. Các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	3.1.1. Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi
	3.1.2. Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe trong hoạt động làm quen với văn học
	3.1.2.1. Dạy trẻ đọc thuộc thơ
	3.1.2.2. Dạy trẻ kể lại truyện
	3.2. Thiết kế các hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	3.3. Quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	3.3.1. Tổ chức hoạt động dạy trẻ học thuộc thơ
	3.3.2. Tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện
	Chương 4. Sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp ở trường mầm non
	4.1. Khái niệm
	4.2. Quan điểm tích hợp theo chủ đề và tích hợp trong một hoạt động. 
	4.3. Khái niệm về chương trình giáo dục tích hợp theo chủ điểm, sử dụng thơ truyện trong GD tích hợp
	4.4. Các hình thức tích hợp
5. Học liệu 
5.1. Học liệu bắt buộc 
	Q1. Giáo trình PP. Làm quen văn học – GV. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Giáo trình lưu hành nôi bộ năm 2020.
Q2. Lã Thị Bắc Lý - PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết- Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học ( Dành cho hệ Cao đẳng sư phạm mầm non) – Nhà xuất bản Giáo dục. Có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum.
5.2. Học liệu tham khảo (Có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum )
Q3. Phạm Thị Việt, Lê Ánh Tuyết, Cao Đức Tiến,- Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với văn học - Nhà xuất bản giáo dục 1996. Có tại thư viện trường CĐSP Kon Tum
Q4. Đặng Thu Quỳnh, Cù Thị Thủy- Các hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với văn học và chữ viết- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 
Q5. Lã Thị Bắc Lý- Giáo trình văn học trẻ em- NXB Đại học sư phạm. Có tại thư viện trường CĐCĐ Kon Tum.
5.3 Một số học liệu khác
- https://www.youtube.com/watch?v=OoZR-00gVdg
	- https://giaoducthoidai.vnphuongphapgiuptrelamquenvoivan hoc
	- https://www.youtube.com tietdaylamquentacphamvanhochay,chonloc
	- https://coccoc.com/search?query=toán+5+-6+tuổi+lấy+trẻ+làm+trung+tâm
6. Hình thức tổ chức dạy - học 
Lịch trình dạy - học
Thời gian
Nội dung
Lý
thuyết
Bài tập
Thảo luận
Thực hành
Yêu cầu SV chuẩn bị trước khi đến lớp
Tuần 1
Chương1:Những vấn đề chung
1.1. Đặc điểm của thơ truyện viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non
1.1.1. Sự hồn nhiên, ngây thơ
1.1.2. Sự ngắn ngọn, rõ ràng
1.1.3. Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu
1.1.4. Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
1.1.5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
1.1.6. Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
1.2. Vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ
1.2.1. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non
1.2.2. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơ
2
1
* Đọc HL số 1,2 chương 1: xác định nội dung ở mục 1.1, 1
* Đọc thêm HL số 5 và giáo án tham khảo 
* HĐN: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ qua một tác phẩm cụ thể.
Tuần 2
Chương1: Những vấn đề chung(t.t)
1.2.3.Vai trò của văn học đối với việc mở rộng và nâng cao nhận thức cho trẻ em lứa tuổi mầm non 
1.2.4.Vai trò của văn học đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
1.3.Một số đặc điểm tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học
1.3.1. Trẻ em lứa tuổi mầm non giàu xúc cảm và tình cảm
1.3.2. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng
1.3.3. Tư duy trực quan hình tượng
2
1
* Đọc HL số 1,2 chương 1: xác định nội dung ở mục 1.2, 1.3
* Đọc thêm HL số 5 và giáo án tham khảo 
* HĐN: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ qua một tác phẩm cụ thể dành cho trẻ MN.
Tuần 3
Chương2:Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện
2.1. Nghệ thuật đọc và kể chuyện diễn cảm
2.1.1.Xác định giọng điệu cơ bản
2.1.2. Xác định ngữ điệu
2.1.3. Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
1
2
* Đọc HL số 1,2 chương 2: xác định nội dung ở mục 2.1
* HĐN: Thảo luận, xác định nghệ thuật đọc kể diễn cảm và thực hành đọc kể diễn cảm
Tuần 4
2.2. Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe
2.2.1. Sử dụng vật thật
2.2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan
2.2.3. Các phương tiện nghe nhìn hiện đại
2.2.4. Những ký hiệu quy ước
2
1
*Đọc HL số 1,2 chương 2: xác định nội dung ở mục 2.2
* HĐN: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày việc sử dụng các phương tiện trực quan trong việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe qua một tác phẩm cụ thể dành cho trẻ MN.
Tuần 5
Chương2: Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện(t.t)
2.3. Giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe
2.4. Tập cho trẻ kể lại truyện và đọc thơ
2.4.1. Tập cho trẻ kể lại truyện
2.4.2. Tập cho trẻ đọc và học thuộc thơ
* Thực hành: 
Xác định phương pháp giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe qua một tác phẩm văn học cụ thể dành cho lứa tuổi MN
1
2
*Đọc HL số 1,2 chương 2: xác định nội dung ở mục 2.3
* Đọc thêm HL số 3 và số 4
HĐN: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày việc giảng giải, đàm thoại trong kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe qua một tác phẩm cụ thể dành cho trẻ MN.
Tuần 6
Chương 2. Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện(t.t)
2.5 Tập cho trẻ đóng vai theo cốt truyện và nội dung thơ
* Thực hành: Chuyển thể một tác phẩm văn học trong chương trình mầm non sang kịch bản. 
1
2
Chia nhóm thảo luận, thực hành. Đại diện nhóm trình bày. 
Tuần
7
Chương2:Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện(t.t)
2.6. Chuyển thể tác phẩm thơ, truyện sang kịch bản và thực hiện trò chơi đóng kịch theo kịch bản đó
*Kiểm tra giữa kỳ
1
2
- Chia nhóm thực hành đóng kịch từ kịch bản được chuyển thể.
- KT kiến thức chương 1,2
Tuần 8
Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
3.1.Các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
3.1.1. Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi
3.1.2. Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe trong hoạt động làm quen với văn học
3.1.2.4.Dạy trẻ đọc thuộc thơ
3.1.2.5.Dạy trẻ kể lại truyện
1
2
Đọc HL số 1,2 chương 3: xác định nội dung ở mục 3.1
Cho SV xem clip:
https://www.youtube.com tietdaylamquentacphamvanhochay, chonloc
Tuần
9
Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện( t.t)
3.2.Thiết kế các hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
Thực hành: Lập kế hoạch Dạy trẻ đọc thuộc thơ (bé, nhỡ, lớn)
1
2
Chia nhóm thảo luận, thực hành. Đại diện nhóm trình bày. 
Tuần 
10
Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện( t.t)
Thực hành: Lập kế hoạch Dạy trẻ kể lại truyện (bé, nhỡ, lớn)
3
Chia nhóm thảo luận, thực hành. Đại diện nhóm trình bày. 
Tuần 11
Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện( t.t)
3.3.Quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
Thực hành: Tập dạy hoạt động Dạy trẻ đọc thuộc thơ theo kế hoạc đã lập( bé, nhỡ, lớn)
1
2
Cho SV xem clip:
https://www.youtube.com/watch?v=OoZR-00gVdg
Từng SV tập dạy theo thiết kế
Tuần 
12
Thực hành: Tập dạy hoạt động Dạy trẻ đọc thuộc thơ theo kế hoạc đã lập( bé, nhỡ, lớn)
3
Từng SV tập dạy theo thiết kế
Tuần
13
Thực hành: Tập dạy hoạt động Dạy trẻ kể lại truyện theo kế hoạc đã lập( bé, nhỡ, lớn)
3
Từng SV tập dạy theo thiết kế
Tuần
14
Chương 4. Sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp ở trường mầm non
4.1. Khái niệm
4.2. Quan điểm tích hợp theo chủ đề và tích hợp trong một hoạt động. 
4.3. Khái niệm về chương trình giáo dục tích hợp theo chủ điểm, sử dụng thơ truyện trong GD tích hợp
4.4. Các hình thức tích hợp
Thực hành: Lập kế hoạch, tập dạy hoạt động Dạy trẻ đọc thuộc thơ có áp dụng tích hợp
1
2
*Đọc HL số 1,2 chương 4: xác định nội dung của chương
*Chia nhóm thảo luận, thực hành. 1-2 SV/nhóm tập dạy
Tuần 15
Thực hành: Lập kế hoạch, tập dạy hoạt động Dạy trẻ kể lại truyện có áp dụng tích hợp
Kiểm tra thường xuyên
3
*Chia nhóm thảo luận, thực hành. 1-2 SV/nhóm tập dạy
Lấy điểm thực hành
Số tiết thực dạy
15
30
7. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên 
- SV tham dự ít nhất 80% thời gian học lý thuyết và đầy đủ các bài học thực hành trong chương trình môn học. 
- SV phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập; Trên lớp cần tham gia xây dựng bài tích cực, thực hiện đầy đủ các bài tập theo yêu cầu của giảng viên, nộp đúng thời gian và có chất lượng 
- Trong các giờ thực hành, SV cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng - đồ chơi, kế hoạch bài học. Mỗi SV phải tham gia tổ chức tập dạy trên lớp ít nhất 1 lần/ học phần 
- SV tham gia làm bài tập lớn sẽ được miễn thi và lấy điểm của bài tập lớn làm điểm thi.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần 
8.1. Điểm thường xuyên: trọng số 0,3
+ Kiểm tra thường xuyên: số bài: 01; hình thức: 1 bài lý thuyết. 
+ Thi giữa học phần: 1 cột điểm hệ số 2; hình thức: lấy điểm bài thực hành
8.2. Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận: Trọng số 0,1 
- Tham gia học tập trên lớp: đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tích cực thảo luận, có tinh thần giúp đỡ bạn bè trong học tập 
- Phần tự học: hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân; bài tập nhóm; bài tập cá nhân,
8.3. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số 0,6; hình thức: tự luận; thời gian 60 phút	
8.4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ (Kể cả thi lại)
- Thi giữa học phần: Tuần thức 7
- Kiểm tra thường xuyên: Tuần thứ 15
- Thi cuối kỳ: Sau tuần thứ 15
9. Thông tin về giảng viên
Họ và tên	: Nguyễn Thị Bích Ngọc	
Chức danh	: Giảng viên
Học vị	: ĐH Ngữ văn
Thời gian, địa điểm làm việc	: Khoa Cơ bản
Địa chỉ liên hệ	: 204 Thi Sách, Phường Thắng Lợi, TP Kon Tum
Điện thoại: 0905.928.929 	E-mail: bichngoc1972cdspkt@gmail.com
 Kon Tum, ngày 2 tháng 3 năm 2020
Trưởng bộ môn	Trưởng khoa	 Người lập
 Lê Thị Việt Hoa	 Nguyễn Thị Bích Ngọc
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docde_cuong_ly_luan_va_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_lam_quen_v.doc