Đề xuất phương pháp đánh giá sự cố môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Tóm tắt —Sự cố môi trường do tràn dầu, đặc biệt đối

với các sự cố mang tính liên vùng đang ngày càng trở

thành một vấn đề nghiêm trọng tại các nước có ngành

công nghiệp phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu này

đề xuất quy trình phân tích đa tiêu chí nhằm xác định

các kho xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu

mang tính liên vùng áp dụng cho khu vực TP.HCM và

các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang,

Long An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu). Bộ tiêu chí

được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều nhóm tiêu

chí gồm đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, tính liên vùng

của sự cố và mức độ thiệt hại của sự cố. Sử dụng

phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), trọng số của

mỗi tiêu chí trong từng nhóm tiêu chí trên được thiết

lập. Trên cơ sở đó, mức độ rủi ro tổng cộng của sự cố

được tính toán giúp xác định các đối tượng có nguy cơ

xảy ra sự cố mang tính liên vùng do tràn dầu, hỗ trợ

công tác quản lý và ứng phó rủi ro một cách hiệu quả.

pdf 11 trang yennguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất phương pháp đánh giá sự cố môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất phương pháp đánh giá sự cố môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Đề xuất phương pháp đánh giá sự cố môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 13 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
Đề xuất phương pháp đánh giá sự cố môi trường 
mang tính liên vùng do tràn dầu áp dụng cho 
khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận 
Nguyễn Đinh Tuấn, Đỗ Thị Thu Huyền, Hoàng Nhật Trường, 
Lý Thị Bích Trâm, Nguyễn Lê Thanh Thùy
Tóm tắt —Sự cố môi trường do tràn dầu, đặc biệt đối 
với các sự cố mang tính liên vùng đang ngày càng trở 
thành một vấn đề nghiêm trọng tại các nước có ngành 
công nghiệp phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu này 
đề xuất quy trình phân tích đa tiêu chí nhằm xác định 
các kho xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu 
mang tính liên vùng áp dụng cho khu vực TP.HCM và 
các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, 
Long An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu). Bộ tiêu chí 
được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều nhóm tiêu 
chí gồm đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, tính liên vùng 
của sự cố và mức độ thiệt hại của sự cố. Sử dụng 
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), trọng số của 
mỗi tiêu chí trong từng nhóm tiêu chí trên được thiết 
lập. Trên cơ sở đó, mức độ rủi ro tổng cộng của sự cố 
được tính toán giúp xác định các đối tượng có nguy cơ 
xảy ra sự cố mang tính liên vùng do tràn dầu, hỗ trợ 
công tác quản lý và ứng phó rủi ro một cách hiệu quả. 
Từ khóa—AHP, đánh giá rủi ro, liên vùng, phân tích 
đa tiêu chí, tràn dầu. 
Ngày nhận bản thảo: 03-4-2018; Ngày chấp nhận đăng: 10-
5-2018, Ngày đăng: 28-6-2018. 
Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Đại học Hoa Sen TP. HCM 
(e-mail: dinhtuan1@gmail.com ) 
Đỗ Thị Thu Huyền, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, 
ĐHQG-HCM (e-mail: thuhuyen1403@gmail.com) 
Hoàng Nhật Trường, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, 
ĐHQG-HCM (e-mail: hntruong.envi@gmail.com ) 
Lý Thị Bích Trâm, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, ĐHQG-
HCM (e-mail: bichtramly@gmail.com) 
Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trường Đại học Tài nguyên và Môi 
trường TPHCM (e-mail: thanhthuy250195@gmail.com ) 
 MỞ ĐẦU 
ự cố môi trường (SCMT) là sự cố xảy ra trong 
quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi 
của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi 
môi trường nghiêm trọng [1]. SCMT là một khái 
niệm tương đối rộng, bao gồm những vấn đề, biến 
cố rủi ro xảy ra gây suy thoái môi trường do con 
người và thiên nhiên gây ra. Đặc điểm phân biệt sự 
cố môi trường với các vấn đề ô nhiễm môi trường 
thường ở tính không có chủ đích, không mong muốn 
hoặc không thể ngăn ngừa được. 
Tính chất liên vùng phụ thuộc vào phạm vi tác 
động của sự cố hoặc khả năng ứng phó kịp thời của 
cơ sở [2]. Trong đó, sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu 
từ các phương tiện chứa, phương tiện vận chuyển 
thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, 
thiên tai hoặc do con người gây ra [3]. Sự cố tràn 
dầu được phân loại dựa trên các yếu tố như Số lượng 
dầu tràn; Vị trí dầu tràn; Nguồn gốc tràn dầu; Chủng 
loại dầu tràn và theo độc tố trong thành phần hóa 
học của dầu. 
Trong phạm vi nghiên cứu, nhiều sự cố tràn dầu 
đã xảy ra và gây ra ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp 
đến môi trường biển (các sinh vật biển, các sinh 
cảnh và hệ sinh thái ven bờ), nhiều loại hình hoạt 
động KT-XH trên biển và ven biển. Tiêu biểu như: 
 1.000 m3 dầu diezel tràn ra môi trường biển tại 
vịnh Gành Rái – Vũng Tàu (vào tháng 09/2001) 
do va chạm giữa tàu Formosa One Liberia và tàu 
Petrolimex 01. 
 Sự cố chìm tàu Biển Đông 50 tại vùng biển Sao 
Mai, Vũng Tàu (vị trí neo A12) vào tháng 
04/2010, làm hơn 370 tấn dầu DO loang ra mặt 
biển và hơn 10 thùng phi nhớt nổi lềnh bềnh. 
 Sự cố tràn dầu xảy ra do va quệt xà lan chở dầu 
trên sông Vàm Cỏ thuộc địa bàn giáp ranh Long 
An và tỉnh Tiền Giang ngày 8/4/2015. Hậu quả 
hơn 10.000 lít dầu tràn ra sông Vàm Cỏ, gây ô 
S 
14 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL: 
 SCIENCE OF THE EARTH & ENVIRONMENT, VOL 2, ISSUE 1, 2018 
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến 400 ha nuôi 
tôm của nông dân. 
Hiện nay, các địa phương thuộc phạm vi nghiên 
cứu đã tiến hành xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố 
tràn dầu theo hướng dẫn tại Quyết định số 
2/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động ứng 
phó sự cố tràn dầu. Hằng năm, các địa phương có 
kho cảng xăng dầu lớn như TP.HCM, tỉnh BR-VT 
đều tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu trên 
sông, trên biển giữa các lực lượng nhằm huấn luyện 
thao tác thuần thục trong ứng phó sự cố, phối hợp 
giữa các lực lượng. 
Nhìn chung, công tác quản lý sự cố của các địa 
phương tương đối tốt nhưng các phương tiện được 
đầu tư chưa đầy đủ và đồng bộ nên cũng gây hạn 
chế trong công tác quản lý rủi ro, sự cố. Tuy nhiên, 
tính liên vùng công tác quản lý này chưa được quan 
tâm đúng mức dẫn đến sự không rõ ràng và chồng 
chéo về trách nhiệm trong quy trình ứng phó, phòng 
ngừa sự cố tràn dầu xảy ra trên phạm vi rộng. 
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bộ tiêu chí 
để xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố 
môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu dựa trên 
các phương pháp luận về phân tích đa tiêu chí và 
đánh giá rủi ro. 
 Phương pháp luận về phân tích đa tiêu chí 
Phương pháp đề xuất được phát triển dựa trên 
cơ sở phương pháp phân tích đa tiêu chí. Quy trình 
phân tích chi tiết thể hiện ở Hình 1. 
Hình 1 .Các bước thực hiện phương pháp phân tích đa tiêu chí 
[4] 
Trọng số của các tiêu chí đánh giá được thực 
hiện theo phương pháp so sánh cặp trên cơ sở các ý 
kiến đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực hóa chất 
và môi trường công nghiệp. Giá trị về mức độ ưu 
tiên được đánh giá theo thang điểm của Saaty [5]. 
Các ý kiến đánh giá của chuyên gia đối với các tiêu 
chí này cũng được kiểm tra tính nhất quán thông qua 
chỉ số RI [5]. Trọng số các tiêu chí được tính toán 
theo công thức: 
cj = [(ak1) × (ak2) × . × (akm)]1/m (1) 
wj = 
𝑐𝑗
∑ 𝑐𝑗
𝑚
𝑗
 (2) 
Trong đó: 
 akj là mức ưu tiên của chỉ tiêu qk so với chỉ tiêu 
qj (k và j = 1,2,,m) do những chuyên gia 
đánh giá. 
 wj là trọng số của tiêu chí cj 
 Mức độ rủi ro sự cố của các đối tượng được 
xác định bằng điểm tổng số tính bằng cách nhân số 
liệu đã được chuẩn hóa theo các tiêu chí của các đối 
tượng với trọng số của từng tiêu chí: 
Pi = ∑ 𝑊𝑗𝑟𝑖𝑗
𝑚
𝑗=1 , ∀i = 1,n (3) 
 Với 𝑊𝑗: điểm rủi ro của đối tượng i 
 𝑟𝑖𝑗: điểm rủi ro của đối tượng i đối với tiêu 
chí cj 
Theo thang điểm từ 0 đến 5 như sau (Bảng 1): 
Bảng 1. Đánh giá độ lớn tương đối của từng tiêu chí 
Điểm đánh giá Mức độ đánh giá 
5 Rất cao 
4 Cao 
3 Trung bình 
2 Thấp 
1 Rất thấp 
0 Không xảy ra 
Dựa trên điểm số tính toán ở trên, nghiên cứu 
xác định mức độ nguy cơ xảy ra sự cố đối với các 
đối tượng theo 5 mức như sau: 
 0-1: khả năng xảy ra sự cố đạt mức rất thấp 
>1-2: khả năng xảy ra sự cố đạt mức thấp 
>2-3: khả năng xảy ra sự cố đạt mức trung bình 
>3-4: khả năng xảy ra sự cố đạt mức cao 
>4-5: khả năng xảy ra sự cố đạt mức rất cao 
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu 
về các phương pháp phân tích đa tiêu chí và được 
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các mô 
hình hay phương pháp toán học là công cụ để lượng 
hóa và quy đổi các chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh 
Không 
đồng 
ý 
Xác định vấn đề và xây dựng 
số liệu đầu vào 
Xây dựng cấu trúc 
Đánh giá phương án 
Đánh giá ưu tiên cục bộ của 
các tiêu chí 
Thống nhất ý kiến 
Tổng hợp 
Đồng ý 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 15 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
giá các phương án cần so sánh. Theo S.J.Chen và 
C.L.Huang, các phương pháp này được chia thành 
06 nhóm sau: (i) Các phương pháp trọng số phụ 
thêm đơn giản mờ (Fuzzy Simple Additive 
Weighting methods); (ii) Phương pháp liên hợp 
(Conjunctive) và rời rạc (Disjunctive); (iii) Cách 
tiếp cận của Negi (Negi’s Approach); (iv) Hàm hữu 
ích đa thuộc tính gần đúng (Heuristic Multiple 
Attribute Utility Function); (v) Các phương pháp 
cực đại - cực tiểu (Maximin/Minimin methods); (vi) 
Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy 
Process (AHP) method). 
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích 
thứ bậc (Analytic Hierarchy Process (AHP) 
method) được lựa chọn áp dụng cho việc sàng lọc 
các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố liên vùng do 
tràn dầu do tính đơn giản và phù hợp trong việc 
đánh giá nhiều khía cạnh của vấn đề. 
 Phương pháp chuyên gia 
Nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc đánh 
giá tính quan trọng của các tiêu chí trong từng nhóm 
tiêu chí, cũng như trong cả bộ tiêu chí, nhóm nghiên 
cứu đã tiến hành khảo sát 04 chuyên gia trong lĩnh 
vực môi trường và đánh giá rủi ro thông qua phiếu 
khảo sát thông tin. Ý kiến của các chuyên gia sẽ thu 
thập ý kiến theo thang điểm đánh giá của T. Saaty ở 
bảng dưới đây (Bảng 2). 
Bảng 2. Đánh giá độ lớn tương đối của từng tiêu chí 
STT Mức độ ưu tiên Giải thích 
Điểm 
đánh 
giá 
1 
Quan trọng bằng 
nhau (Equal 
importance - EQ) 
Hai thành phần có 
tính chất bằng nhau 
1 
2 
Quan trọng vừa 
phải (Moderate 
importance of one 
over another - MO) 
Kinh nghiệm và nhận 
định hơi nghiêng về 
cái này hơn cái kia 
3 
3 
Quan trọng hơn 
(Esential or strong 
importance - ES) 
Kinh nghiệm và nhận 
định nghiêng mạnh về 
cái này hơn cái kia 
5 
4 
Rất quan trọng 
(Very strong 
importance - VE) 
Một thành phân được 
ưu tiên rất mạnh hơn 
cái kia và được biểu lộ 
trong thực hành 
7 
5 
Cực kỳ quan trọng 
(Extreme 
importance - EX) 
Sự quan trọng của 
thành phần này hơn 
cái kia ở mức cao nhất 
9 
 Phương pháp luận về đánh giá rủi ro 
Phương pháp phân cấp dựa theo các khoảng giá 
trị của mức độ rủi ro (R), với: 
R = P × S (4) 
Trong đó: 
 R (Risk): rủi ro; 
 P (Probability or Likelihood): khả năng xảy ra 
– được tính bằng tổng điểm của các tiêu chí 
thuộc bước 1; 
 S (Severity): mức độ nghiêm trọng – được tính 
bằng tổng điểm các tiêu chí. 
Nếu cho xác suất và hậu quả các mức điểm 
tương ứng từ 1 đến 5, sẽ có một bảng tích số chứa 
các số từ 1 đến 25 như sau (Bảng 3): 
Bảng 3. Phân cấp sự cố 
Khả năng xảy ra sự cố (P) 
Rất 
thấp 
(1) 
Thấp 
(2) 
Trung 
bình 
(3) 
Cao 
(4) 
Rất 
cao 
(5) 
Mức 
độ 
gây 
tác 
động 
(S) 
R
ất
th
ấp
(1
) 
1 2 3 4 5 
T
h
ấp
(2
) 
2 4 6 8 10 
T
ru
n
g
b
ìn
h
(3
) 
3 6 9 12 15 
C
ao
(4
) 
4 8 12 16 20 
R
ất
ca
o
(5
) 
5 10 15 20 25 
Trong đó, mức độ rủi ro được phân loại như sau: 
 Cấp 1: tổng điểm từ 1-3, tương ứng mức 
độ rủi ro thấp (ô màu xanh) 
 Cấp 2: tổng điểm 4-6, tương ứng mức độ 
rủi ro trung bình (ô màu vàng) 
 Cấp 3: tổng điểm 8-12, tương ứng mức độ 
rủi ro cao (ô màu cam) 
 Cấp 4: tổng điểm 15-25, tương ứng mức độ 
rủi ro rất cao (ô màu đỏ). 
 Mô hình MIKE 21 
Mô hình toán là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các 
nghiên cứu về thủy động lực học trong sông và ven 
bờ biển. Để mô hình toán có thể mô phỏng các quá 
trình tự nhiên sát với thực tế thì việc xây dựng các 
dữ liệu biên là việc cần thiết. Để mô phỏng quá trình 
lan truyền nước thải và tràn dầu, mô hình MIKE 21 
(mô hình lan truyền 2 chiều) thường được áp dụng. 
Do đó, trong nghiên cứu này, mô hình MIKE 21 
được sử dụng để mô phỏng và ước lượng thiệt hại 
khi xảy ra sự cố môi trường liên vùng. Dựa trên 
phạm vi lan truyền dầu sẽ ước lượng diện tích các 
đối tượng bị ảnh hưởng thông qua Phần mềm 
Google Earth kết hợp với bản đồ sử dụng đất của 
16 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL: 
 SCIENCE OF THE EARTH & ENVIRONMENT, VOL 2, ISSUE 1, 2018 
TP.HCM. Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố 
được xác định bằng diện tích đối tượng đó phân bố 
dọc theo đoạn sông bị ô nhiễm, trong đó đoạn sông 
ô nhiễm được xác định bằng cách ước lượng từ kết 
quả chạy mô hình trên. 
Hình 2. Quy trình xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường liên vùng do tràn dầu. 
 Xây dựng quy trình đánh giá các đối tượng có 
nguy cơ xảy ra SCMT liên vùng do tràn dầu 
Quy trình đánh giá các đối tượng có nguy cơ 
xảy ra SCMT liên vùng do tràn dầu được đề xuất 
gồm 4 bước: (i) Xác định các đối tượng có nguy cơ 
xảy ra sự cố môi trường do tràn dầu, (ii) Xác định 
các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường 
liên vùng do tràn dầu, (iii) Ước lượng mức độ thiệt 
Bước 1: Xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra 
sự cố môi trường do tràn dầu 
Đối tượng có nguy cơ xảy 
ra sự cố môi trường từ mức 
thấp đến không xảy ra 
Đối tượng có nguy cơ xảy 
ra sự cố môi trường từ mức 
trung bình trở lên 
Phân tích ở bước tiếp theo 
Loại bỏ 
Phương pháp AHP 
Phương pháp khảo sát và 
điều tra thực tế 
Phương pháp khảo sát ý 
kiến chuyên gia 
Bước 2: Xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra 
sự cố môi trường liên vùng do tràn dầu 
Ước lượng mức độ thiệt 
hại ở bước tiếp theo 
Loại bỏ 
Bước 3: Ước lượng mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố 
môi trường liên vùng 
Phương pháp mô hình 
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 
Bước 4: Phân cấp sự cố môi trường 
Xây dựng ma trận rủi ro 
Đối tượng có nguy cơ xảy 
ra sự cố liên vùng từ mức 
thấp đến không xảy ra 
Đối tượng có nguy cơ xảy 
ra sự cố liên vùng từ mức 
trung bình trở lên 
Phương pháp AHP 
Phương pháp khảo sát và 
điều tra thực tế 
Phương pháp khảo sát ý 
kiến chuyên gia 
Phương pháp AHP 
Phương pháp khảo sát và 
điều tra thực tế 
Phương pháp khảo sát ý 
kiến chuyên gia 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 17 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
hại khi xảy ra sự cố môi trường liên vùng và (iv) 
Phân cấp sự cố. Chi tiết từng bước thực hiện như 
hình 2. 
Quy trình thực hiện bước 1, 2, 3 theo trình tự 
các bước của phương pháp phân tích đa tiêu chí ở 
hình 1. Sau khi đã định lượng các đối tượng thông 
qua bộ tiêu chí, các đối tượng có tổng điểm >2 (khả 
năng xảy ra sự cố đạt mức trung bình trở lên) được 
tiếp tục đánh giá ở bước tiếp theo. Ngược lại, tổng 
điểm ≤ 2 (khả năng xảy ra sự cố thấp đến không xảy 
ra) xem như không xảy ra sự cố sẽ được loại bỏ. Bộ 
tiêu chí đánh giá được thể hiện ở bảng 4. 
Bảng 4. Bộ tiêu chí đánh giá các đối tượng có nguy cơ xảy ra SCMT liên vùng do tràn dầu 
Bước Nhóm tiêu chí Tiêu chí Tiêu chí phụ Điểm 
Xác 
định các 
đối 
tượng có 
nguy cơ 
xảy ra sự 
cố 
Nhóm tiêu chí về đặc 
điểm vị trí xây dựng 
kho chứa nhiên liệu 
Đặc điểm nền đất 
tại vị trí xây dựng 
kho chứa nhiên 
liệu 
 Có hiện tượng sụt lún/sạt lở xảy ra trong vòng 3 năm 
trở lại 
 Có hiện tượng sụt lún/sạt lở xảy ra trong vòng 3-10 
năm trở lại 
 Có hiện tượng sụt lún/sạt lở xảy ra trong vòng 10-30 
năm trở lại 
 Đã từng xảy ra trong quá khứ (>30 năm) và bây giờ 
không còn nữa 
 Chưa từng xảy ra trong quá khứ 
5 
4 
3 
1 
0 
Đặc điểm kinh tế - 
xã hội gây ảnh 
hưởng đến kho 
chứa nhiên liệu 
 Có hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép trong 
bán kính 400 m 
 Có hoạt động khoang nổ mìn (khai thác khoáng sản 
trái phép) trong bán kính 500 m. 
 Trong bán kính 400 m không có hoạt động khai thác 
khoáng sản nào 
5 
5 
1 
Đặc điểm về thiên 
tai tại khu vực xây 
dựng kho chứa 
nhiên liệu 
 Thường xuyên bị ảnh hưởng của các cơn bão xuất hiện 
tại vùng biển Nam Bộ 
 Thuộc vùng trũng thấp, bị ảnh hưởng bởi lũ lụt 
 Bị ảnh hưởng bởi triều c ...  CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 19 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
Dựa trên các đợt điều tra, khảo sát, thu thập 
thông của đối tượng, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng 
trình tự quy trình phân tích đa tiêu chí để xác định 
tổng điểm của đối tượng. 
Sau khi đã đánh giá toàn diện các tiêu chí về 
đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố liên vùng, tiến 
hành phân cấp sự cố nhằm đề xuất biện pháp quản 
lý và xây dựng lực lượng ứng phó sự cố phù hợp 
khi có sự cố xảy ra bằng cách xây dựng ma trận rủi 
ro giữa xác suất xảy ra và mức độ thiệt hại của sự 
cố. 
 Kết quả đánh giá trọng số của các tiêu chí 
Để đánh giá trọng số các tiêu chí đề xuất, nhóm 
nghiên cứu đã lấy ý kiến chuyên gia và tính trọng 
số theo phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic 
hierarchy process – AHP) đã nêu ở mục 2.4. Kết 
quả tính toán trọng số cho các tiêu chí này như sau 
(Bảng 5): 
Bảng 5. Kết quả tính toán trọng số cho các tiêu chí 
STT Nhóm tiêu chí Tiêu chí cụ thể Mức độ ưu tiên 
A Tiêu chí để xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố 
1 
Nhóm tiêu chí về 
đặc điểm vị trí xây 
dựng kho chứa 
nhiên liệu 
Đặc điểm nền đất tại vị trí xây dựng kho chứa nhiên liệu 0,115 
0,037 
Đặc điểm kinh tế - xã hội gây ảnh hưởng đến kho chứa nhiên liệu 0,345 
Đặc điểm về thiên tai tại khu vực xây dựng kho chứa nhiên liệu 0,540 
2 
Nhóm tiêu chí về 
quy mô kho chứa 
Quy mô về khối lượng nhiên liệu 0,117 
0,074 
Quy mô về số lượng bồn chứa 0,196 
Quy mô về cầu cảng 0,686 
3 
Nhóm tiêu chí về 
đặc điểm thiết kế 
của kho chứa 
nhiên liệu 
Tuổi thọ, độ bền của công trình thiết bị 0,224 
0,142 
Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ 0,776 
4 Nhóm tiêu chí về phương thức tiếp nhiên liệu 0,363 
5 
Nhóm tiêu chí về 
đặc điểm an toàn 
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu 0,240 
0,383 Tần suất diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu 0,080 
Xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn 0,680 
B Tiêu chí để xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu mang tính liên vùng 
1 Nhóm tiêu chí về vị trí xảy ra sự cố 0,673 
2 Nhóm tiêu chí về quy mô xảy ra sự cố 0,120 
3 Nhóm tiêu chí về năng lực ứng phó 0,207 
C Tiêu chí về đánh giá mức độ thiệt hại gây ra bởi sự cố 
Nhóm tiêu chí về 
mức độ gây tác 
động khi xảy ra sự 
cố 
Loại nguồn tiếp nhận 0,548 
Diện tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng do thiếu nước tưới (ha) 0,110 
Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng (ha) 0,222 
Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên/đất ngập nước/rừng tự nhiên trong khu 
vực bị ảnh hưởng (ha) 
0,119 
Kết quả tính toán cho thấy các nhận định về 
các tiêu chí có tính nhất quán tương đối cao giữa 
các chuyên gia, nhóm thực hiện nghiên cứu đã thực 
hiện điều chỉnh điểm đánh giá trên cơ sở tham khảo 
lại ý kiến các chuyên gia này để đảm bảo tính nhất 
quán giữa các ý kiến đánh giá đạt yêu cầu. 
20 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL: 
 SCIENCE OF THE EARTH & ENVIRONMENT, VOL 2, ISSUE 1, 2018 
 ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI TỔNG 
KHO XĂNG DẦU TỈNH BÌNH DƯƠNG 
 Giới thiệu về Tổng kho xăng dầu nghiên cứu 
điển hình 
Đối tượng áp dụng thử nghiệm phương pháp 
đánh giá đề xuất là Tổng kho xăng dầu nằm trên 
địa bàn tỉnh Bình Dương, tọa lạc ven sông Sài Gòn, 
khu vực đường ranh giới giữa hai địa phương 
TP.HCM và tỉnh Bình Dương. 
Với tổng diện tích khoảng 5 ha, tổng kho có 
nhiệm vụ nhập, xuất và lưu trữ xăng dầu (khối 
lượng nhiên liệu tồn trữ hơn 50.000 m3). Quy trình 
và công nghệ sản xuất và các hạng mục của Tổng 
kho như sau (Hình 3): 
Hình 3. Sơ đồ xuất, nhập của Tổng kho xăng dầu 
Hiện tại, tổng kho có 5 bồn nằm, 15 bồn đứng 
chứa xăng dầu và 2 cầu cảng (370 m3 và 2300 m3) 
(Hình 4). 
Hình 4. Bể hình trụ đứng và bể hình trụ nằm tại 
Tổng kho xăng dầu 
 Kết quả tính toán mức độ nguy cơ xảy ra sự cố 
tràn dầu mang tính liên vùng 
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở và 
áp dụng phương pháp đề xuất tại hình 2 và bảng 3 
ở trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính điểm 
mức độ rủi ro xảy ra sự cố môi trường mang tính 
liên vùng do tràn dầu tại Tổng kho xăng dầu này. 
Kết quả xác định mức rủi ro như sau (Bảng 6): 
Bảng 6. Kết quả đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố mang tính liên vùng do tràn dầu cho đối tượng nghiên cứu điển hình 
Nhóm tiêu 
chí 
Tiêu chí cụ thể Đặc điểm của cơ sở 
Giá trị 
định 
lượng 
Trọng số 
các tiêu 
chí nhỏ 
Tổng 
Trọng số 
các nhóm 
tiêu chí 
Tổng 
Tiêu chí xác định các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố 
Nhóm tiêu 
chí về đặc 
điểm vị trí 
xây dựng kho 
chứa nhiên 
liệu 
Đặc điểm nền đất tại vị trí xây 
dựng kho chứa nhiên liệu 
Chưa từng xảy ra 
hiện tượng sụt lún 
0 0,115 0 
Đặc điểm kinh tế - xã hội gây 
ảnh hưởng đến kho chứa 
nhiên liệu 
Trong bán kính 400 
m không có hoạt 
động khai thác 
khoáng sản 
1 0,345 0,345 
Đặc điểm về thiên tai tại khu 
vực xây dựng kho chứa nhiên 
liệu 
Không chịu ảnh 
hưởng bởi thiên tai 
nào 
1 0,540 0,540 
Tổng 0,885 0,037 0,033 
Nhóm tiêu 
chí về quy 
mô kho chứa 
Quy mô về khối lượng nhiên 
liệu 
50.000 m3 4 0,117 0,468 
Quy mô về số lượng bồn chứa Trên 10 bồn chứa 5 0,196 0,980 
Quy mô về cầu cảng 
Có 2 cầu cảng 
(370 m3 và 2300 m3) 
5 0,686 3,430 
Tổng 4,878 0,074 0,361 
Nhóm tiêu 
chí về đặc 
điểm thiết kế 
của kho chứa 
nhiên liệu 
Tuổi thọ, độ bền của công 
trình thiết bị 
Thời gian sửa chữa 
5 - 10 năm/lần; 
3 0,224 0,672 
Mức độ hiện đại, tự động hóa 
của công nghệp 
Trung bình 3 0,776 2,328 
Tổng 3,000 0,142 0,426 
Nhóm tiêu 
chí về 
phương thức 
tiếp nhiên 
liệu 
Phương thức tiếp nhiên liệu 
Xuất/nhập nhiên 
liệu bằng tàu và xe 
bồn 
5 0,363 1,815 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 21 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
Nhóm tiêu 
chí về đặc 
điểm an toàn 
Kế hoạch phòng ngừa, ứng 
phó sự cố tràn dầu 
Đã xây dựng và 
được thẩm định, phê 
duyệt kế hoạch 
2 0,240 0,480 
Tần suất diễn tập ứng phó sự 
cố tràn dầu 
Không diễn tập 5 0,080 0,400 
Xây dựng các hệ thống quản 
lý theo tiêu chuẩn 
Tiêu chuẩn 
ISO9001 
4 0,680 2,720 
Tổng 3,600 0,383 1,379 
Tổng điểm 4,014 (> 4 Đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do tràn dầu cao) 
Tiêu chí để đánh giá các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu mang tính liên vùng 
Nhóm tiêu chí 
Giá trị định 
lượng 
Trọng số của các 
nhóm tiêu chí 
Tổng 
Nhóm tiêu chí về vị trí xảy ra sự cố 
Khu vực đường ranh 
giới giữa hai địa 
phương TP.HCM và 
tỉnh Bình Dương 
5 0,673 3,365 
Nhóm tiêu chí về quy mô xảy ra sự cố 50.000 m3 4 0,120 0,480 
Nhóm tiêu chí về năng lực ứng phó 
Có trang bị phương 
tiện, thiết bị UPTD 
tại chổ và đã ký hợp 
đồng hỗ trợ UPTD 
với đơn vị có năng 
lực UPSC 
1 0,207 0,207 
Tổng 4,052 (> 4 Đối tượng có khả năng xảy ra sự cố liên vùng cao) 
Với tổng điểm là 4,052, Kho xăng dầu trong 
nghiên cứu điển hình này là đối tượng có nguy cơ 
xảy ra sự cố môi trường liên vùng cao. Do đó, 
nhằm đánh giá mức độ thiệt hại gây ra bởi sự cố 
tràn dầu, mô hình MIKE 21 được sử dụng để mô 
phỏng và ước lượng thiệt hại khi xảy ra sự cố môi 
trường liên vùng với kịch bản giả định như sau: 
 Kho xăng dầu bị vỡ bồn chứa, dẫn đến 20 tấn dầu 
từ bồn tràn ra sông Sài Gòn, giới hạn từ khu vực 
sự cố đến Mũi Đèn Đỏ. 
 Thời điểm lựa chọn mô phỏng là lúc triều rút vào 
mùa mưa; 
 Thời gian mô phòng lan truyền là 08 giờ; 
 Thông số mô phỏng: dầu DO. 
 Hướng gió Bắc – Đông Bắc (mùa mưa), vận tốc 
gió trung bình là 3,6 m/s. 
Kết quả mô hình như sau: 
Hình 5. Kết quả mô hình lan truyền 20 tấn dầu (trong 8 giờ) tại 
Tổng kho xăng dầu nghiên cứu điển hình 
Kết quả mô phỏng lan truyền trên sông Sài Gòn 
trong 8 giờ (Hình 5) cho thấy, chất ô nhiễm lan 
truyền theo dòng chảy về phía hạ nguồn (lúc triều 
rút). Nồng độ dầu trong nước mặt tại vị trí xảy ra 
sự cố cao hơn 10 mg/l (kg/m3), cao hơn quy chuẩn 
QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 (dùng cho 
mục đích tưới tiêu, thủy lợi) 10 lần. Đoạn sông bị 
ô nhiễm về phía hạ nguồn khoảng 10 km, càng xa 
vị trí xảy ra sự cố, nồng độ chất ô nhiễm càng giảm. 
22 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL: 
 SCIENCE OF THE EARTH & ENVIRONMENT, VOL 2, ISSUE 1, 2018 
Khi xảy ra sự cố, chất lượng nước sẽ bị ô nhiễm, 
không thể tưới tiêu hoặc cấp nước sinh hoạt. 
Hình 6. Phạm vi tác động của sự cố tràn dầu tại Tổng kho xăng 
dầu nghiên cứu điển hình 
Phạm vi tác động của sự cố ước tính từ bờ sông 
vào 1km được thống kê như sau (Bảng 7): 
Bảng 7. Phạm vi tác động của sự cố 
Đối 
tượng 
Đoạn sông 
Chiều dài đoạn 
sông xảy ra sự 
cố (km) 
Diện tích 
thiệt hại 
(ha) 
Diện tích 
đất trồng 
trọt: 
Từ E F 6 82 
Từ F H 6 35 
Từ vị trí 
kho G 
2 562 
Diện tích nuôi trồng thủy sản 0 
Diện tích rừng bảo tồn/rừng ngập mặt 0 
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đánh giá 
Nhóm tiêu chí về Mức độ thiệt hại đối với sự cố 
tràn dầu từ Kho Xăng dầu thuộc nghiên cứu điển 
hình như sau: 
Bảng 8. Nhóm tiêu chí về đánh giá mức độ thiệt hại 
gây ra bởi sự cố 
Nhóm 
tiêu chí 
Tiêu chí cụ 
thể 
Giá trị 
định 
lượng 
Trọng số 
của các 
tiêu chí 
Kết quả 
Nhóm 
tiêu chí 
về mức 
độ gây 
tác 
động 
khi xảy 
ra sự 
cố 
Loại nguồn 
tiếp nhận 
5 0,548 2,740 
Diện tích đất 
trồng trọt bị 
ảnh hưởng do 
ngập, thiếu 
nước tưới 
(ha) 
4 0,110 0,440 
Diện tích 
nuôi trồng 
thủy sản bị 
ảnh hưởng 
(ha) 
0 0,222 0 
Diện tích khu 
bảo tồn thiên 
nhiên/đất 
ngập 
nước/rừng tự 
nhiên trong 
khu vực bị ảnh 
hưởng (ha). 
0 0,119 0 
Tổng 3,180 
Sau khi áp dụng quy trình đề xuất ở bước 1, 2, 
3; với tổng điểm như trên cho thấy: Tổng kho xăng 
dầu nghiên cứu điển hình là đối tượng có nguy cơ 
xảy ra SCMT tràn dầu là rất cao, khi có sự cố xảy 
ra nguy cơ ảnh hưởng liên vùng là rất cao và mức 
độ thiệt hại là cao và được phân cấp như sau: 
Bảng 9. Bảng phân cấp sự cố của Tổng kho xăng dầu nghiên 
cứu điển hình 
Khả năng xảy ra sự cố (P) 
Rất 
thấp 
(1) 
Thấp 
(2) 
Trung 
bình 
(3) 
Cao 
(4) 
Rất 
cao 
(5) 
Mức 
độ 
gây 
tác 
động 
(S) 
R
ất
th
ấp
(1
) 
T
h
ấp
(2
) 
T
ru
n
g
b
ìn
h
(3
) 
C
ao
(4
) 
 x 
R
ất
 c
ao
(5
) 
Dựa trên kết quả áp dụng quy trình và bộ tiêu 
chí đánh giá thử nghiệm cho Tổng kho xăng dầu 
này cho thấy đây là đối tượng có nguy cơ xảy ra sự 
cố liên vùng và mức rủi ro thiệt hại khi xảy ra sự 
cố là rất cao. 
 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Nghiên cứu đã phát triển được phương pháp 
phù hợp để xác định đối tượng có nguy cơ xảy ra 
sự cố môi trường mang tính liên vùng do tràn dầu. 
Phương pháp đề xuất gồm 4 bước, 9 nhóm tiêu chí 
chính, 15 tiêu chí phụ và cách thức cho điểm tương 
đối đơn giản và thân thiện với những người tiếp 
cận, do vậy có thể hỗ trợ tích cực cho công tác kiểm 
soát và quản lý an toàn nhiên liệu của các cơ quan 
chức năng, giúp hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự 
cố tràn dầu của cơ sở và các cơ quan quản lý nhà 
nước được khả thi và phù hợp với thực tế. Quá trình 
tính toán và đánh giá được dựa trên các kết quả 
khảo sát thực tế, điều tra thu thập thông tin của đối 
tượng đối với các vấn đề về thực trạng an toàn trong 
sử dụng, sản xuất và kinh doanh xăng dầu và các 
sản phẩm liên quan đến dầu. 
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã áp dụng thử 
nghiệm cho Tổng kho xăng dầu tại tỉnh Bình 
Dương và xác định được đây là đối tượng có nguy 
cơ xảy ra sự cố môi trường liên vùng với mức độ 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: 23 
CHUYÊN SAN KHOA HỌC TRÁI ĐẤT & MÔI TRƯỜNG, TẬP 2, SỐ 1, 2018 
rủi ro là rất cao. Kết quả đánh giá phù hợp với thực 
tế và có thể hỗ trợ tốt cho công tác quản lý an toàn, 
phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu tại các kho 
xăng dầu và cung cấp thông tin quản lý hiệu quả 
cho các cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả thử 
nghiệm được đánh giá là khách quan trong việc 
xem xét tổng hợp các yếu tố tác động bên trong lẫn 
bên ngoài đối tượng mà có khả năng tác động đến 
đối tượng dẫn đến các sự cố tràn dầu. 
Mặc dù vậy, phương pháp đề xuất vẫn còn một 
số hạn chế nhất định như: yêu cầu nhiều thông tin 
chi tiết về đối tượng nghiên cứu, các tiêu chí đánh 
giá còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào ý kiến 
chuyên gia tại nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến 
tình trạng không nhất quán trong việc cho điểm 
trọng số một số tiêu chí. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quốc hội, "Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam," số 
55/2014/QH13, Hà Nội, ban hành 23/06/2014. 
[2] R. B. Mitchell, "Chapter 2: Defining and 
Distinguishing International Environmental 
Problems," in International Politics and the 
Environment, SAGE Pulications, 2009.. 
[3] Thủ tướng Chính phủ, "Quyết định ban hành Quy 
chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu," số 
02/2013/QĐ-TTg, Hà Nội, ban hành 14/01/2013. 
[4] G. Ö. Wingqvist, "How to define a regional 
environmental problem: A theoretical input to 
prioritising future regional development cooperation 
in Sub-Saharan Africa," Sida's Helpdesk for 
Environment and Climate Change, 2014. 
[5] R. W. Saaty, "The analytic hierarchy process—what 
it is and how it is used," Mathematical modelling, 
vol. 9, no. 3-5, pp. 161-176, 1987. 
[6] Chính phủ, "Nghị định Chính phủ về an toàn dầu khí 
trên đất liền," số 13/2011/NĐ-CP, Hà Nội, ban hành 
11/02/2011.. 
[7] Bộ Giao thông vận tải, "Quyết định của Bộ trưởng 
Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành tiêu chuẩn 
cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thuỷ 
nội địa," số 31/2004/QĐ-BGTVT, Hà Nội, ban hành 
21/12/2004. 
[8] Tiêu chuẩn Việt Nam, "Tiêu chuẩn về yêu cầu thiết 
kế kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ," số hiệu: TCVN 
5307:2009, ban hành năm 2009.. 
[9] Tổng cục Môi trường Hà Nội, "Hướng dẫn kỹ thuật 
Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất nguy hại của 
một số ngành công nghiêp," 2013. 
Development of a method to identify 
inter-regional environmental incidents 
associated with the oil spills in HCM City and 
the neighboring provinces 
Nguyen Dinh Tuan1, Do Thi Thu Huyen2, Hoang Nhat Truong2, 
Ly Thi Bich Tram2,*, Nguyen Le Thanh Thuy3 
1Hoa Sen University, 2Institute for Environment and Resources, VNU-HCM 
3 Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment 
*Corresponding email: bichtram@hcmier.edu.vn 
Received: 03-4-2018; Accepted: 10-5-2018; Published: 28-6-2018 
Abstract—The inter-regional incidents associated 
with the oil spill is increasingly a serious problem to 
the industrial developing countries, like Vietnam. In 
this study, a multi-criteria analysis process was 
proposed to identify petroleum depots that represent 
potential inter-regional oil spill incidents in Ho Chi 
Minh City and the neighboring provinces. The 
criteria for determining the inter-regional inccidents 
asscociated with oil spill comprise of a number of 
criteria sets such as oil spill hazard criteria, inter-
regional hazard criteria, oil spill damage criteria. 
Hierarchical analysis (AHP) has been applied for 
identifying the importance factor of the criteria. The 
total risk of inter-regional oil spill incidents are then 
estimated to provide effective support to the risk 
management and response plan. 
Index Terms—AHP, risk assessment, inter-regional, multi-criteria analysis, oil spill incidents 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_phuong_phap_danh_gia_su_co_moi_truong_mang_tinh_lien.pdf