Đoàn kết dân tộc qua các phong trào thi đua yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Tóm tắt

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt

21 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lòng yêu

nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân là

nhân tố thúc đẩy cuộc kháng chiến từng bước

phát triển và giành thắng lợi hoàn toàn. Đảng

đã phát động những phong trào thi đua yêu

nước để huy động các giai cấp, tầng lớp tham

gia vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tất cả vì mục

tiêu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Qua các

phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang,

“Năm xung phong”, đã tạo nên một khối đại

đoàn kết dân tộc mà không kẻ thù nào có thể

phá vỡ. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân

tộc từ các phong trào thi đua yêu nước là một

thành công lớn của Đảng. Đó là một nguyên

nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của sự

nghiệp “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy

nhào”, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc

pdf 5 trang yennguyen 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đoàn kết dân tộc qua các phong trào thi đua yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đoàn kết dân tộc qua các phong trào thi đua yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Đoàn kết dân tộc qua các phong trào thi đua yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
215 
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC QUA CÁC PHONG TRÀO 
 THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 
ThS. Nguyễn Thị Tiến 
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt 
21 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lòng yêu 
nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân là 
nhân tố thúc đẩy cuộc kháng chiến từng bước 
phát triển và giành thắng lợi hoàn toàn. Đảng 
đã phát động những phong trào thi đua yêu 
nước để huy động các giai cấp, tầng lớp tham 
gia vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tất cả vì mục 
tiêu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Qua các 
phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang, 
“Năm xung phong”, đã tạo nên một khối đại 
đoàn kết dân tộc mà không kẻ thù nào có thể 
phá vỡ. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân 
tộc từ các phong trào thi đua yêu nước là một 
thành công lớn của Đảng. Đó là một nguyên 
nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của sự 
nghiệp “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy 
nhào”, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. 
Từ khóa 
Đại đoàn kết dân tộc, thi đua yêu nước, 
gió Đại Phong, ba sẵn sàng, ba đảm đang, 
năm Xung phong. 
1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết 
dân tộc từ các phong trào thi đua yêu 
nước – Một thành công lớn của Đảng 
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 
cứu nước 
Trong lời phát biểu tại buổi lễ khai 
mạc Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ 
gương mẫu toàn quốc ngày 1/5/1952 ở 
Việt Bắc, Hồ Chí Minh nói: “Thi đua là yêu 
nước, yêu nước là phải thi đua. Và người 
thi đua là những người yêu nước nhất”[1]. 
Theo quan niệm của Người, thi đua không 
chỉ là hoạt động tích cực và sáng tạo 
trong công việc hàng ngày, trong lao động 
sản xuất vật chất mà còn là một hoạt 
động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện 
của lòng yêu nước, là tình cảm đối với Tổ 
quốc, quê hương, đất nước. Nói cách 
khác, thi đua chính là tấm lòng, là trái tim 
và khối óc đối với đất nước, phấn đấu cho 
đất nước được tự do, độc lập, thống nhất, 
phát triển cả về kinh tế và văn hóa xã hội, 
mạnh về quốc phòng, xây dựng thành 
công CNXH. 
Gắn thi đua với yêu nước, yêu nước 
với thi đua, Hồ Chí Minh làm cho phong 
trào của nhân dân ta mang bản sắc của 
dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó là lòng yêu 
nước được hun đúc qua hàng nghìn năm. 
Bản sắc đó là đạo đức, là tinh thần của 
dân tộc bồi dưỡng nên những đức tính tốt 
đẹp. Hồ Chí Minh tin tưởng sâu sắc vào 
lòng yêu nước, thương nòi, vào ý thức 
cộng đồng của người Việt Nam và đã 
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân 
tộc, thông qua phong trào thi đua yêu 
nước; lấy thi đua yêu nước làm động lực 
để thực hiện chiến lược cách mạng là: 
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Đa 
phần người dân Việt Nam, các thành 
phần dân tộc trong đại gia đình dân tộc 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
216 
Việt Nam - dù thuộc tầng lớp nào, đẳng 
cấp nào, đảng phái nào, tôn giáo nào, ở 
miền xuôi hay miền ngược, ở trong nước 
hay ở nước ngoài, nam nữ, già trẻ - đều 
có một điểm chung là yêu nước; và thi 
đua yêu nước là để đi tới điểm chung ấy. 
Chính vì vậy, lời kêu gọi thi đua yêu nước 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được 
sự hưởng ứng rộng khắp của các tầng lớp 
nhân dân; phong trào thi đua yêu nước 
được dấy lên sôi nổi và mạnh mẽ trên 
khắp đất nước. Khẩu hiệu: “Nhà nhà thi 
đua, ngành ngành thi đua; ta nhất định 
thắng, địch nhất định thua” đã trở thành 
khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, 
toàn quân và toàn dân. 
Với những nhận thức, kinh nghiệm 
tích luỹ được trước đó, trong cuộc kháng 
chiến chống Mỹ, Đảng ta, đứng đầu là Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã phát triển chủ nghĩa 
yêu nước, tinh thần yêu nước lên một tầm 
cao mới - chủ nghĩa anh hùng cách mạng: 
đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ 
nghĩa yêu nước với tinh thần cách mạng 
triệt để của giai cấp công nhân. Với tinh 
thần “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt 
Nam là một!”, “Không có gì quý hơn độc 
lập, tự do!”, “Quyết chiến, quyết thắng 
giặc Mỹ xâm lược!”... đã thôi thúc, giục 
giã lớp lớp người Việt Nam đi vào cuộc 
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khí 
thế cách mạng sục sôi. Điều đó làm tăng 
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, 
tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của 
nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, 
tự do, thống nhất Tổ quốc. Không phải 
ngẫu nhiên mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng 
Mỹ McNamara, trong Hồi ký của mình, đã 
thừa nhận: nước Mỹ thua trận ở Việt Nam 
bởi những sai lầm, trong đó có sai 
lầm “đánh giá thấp sức mạnh của chủ 
nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu 
tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá 
trị của nó”[2]. 
Biến tiềm năng sáng tạo và tinh 
thần yêu nước của nhân dân thành sức 
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thông 
qua phong trào thi đua yêu nước là tư 
tưởng chủ đạo trong phương pháp vận 
động cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí 
Minh thực hiện xuyên suốt hai cuộc kháng 
chiến thần thánh của dân tộc. 
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu 
nước của nhân dân ta là cuộc đụng đầu 
lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với chủ 
nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ; là 
cuộc đấu tranh một mất, một còn giữa 
chính nghĩa với phi nghĩa, giữa văn minh 
với tàn bạo, giữa cách mạng và phản cách 
mạng trong thế kỷ XX. Trong cuộc đấu 
tranh lịch sử ấy, nhân dân ta đã chiến đấu 
không chỉ vì quyền lợi sống còn của quốc 
gia, dân tộc, mà còn vì hoà bình, tiến bộ 
và sự phát triển của nhân loại. Để thực 
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử, trước một 
tên đế quốc có tiềm lực kinh tế và sức 
mạnh quân sự khổng lồ, nhân dân ta triệu 
người như một, đoàn kết một lòng, đã 
phát huy truyền thống yêu nước, ý chí độc 
lập, tự lực, tự cường vượt qua mọi gian 
khổ, hy sinh, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho 
Nguỵ nhào”, tiến tới giải phóng miền 
Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi 
lên CNXH. 
Kế thừa sáng tạo chủ nghĩa Mác – 
Lênin, quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta 
đã không ngừng phát động và phát huy 
tối đa sức mạnh của các phong trào thi 
đua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 
cứu nước. Những năm đầu thập kỷ 60 
của thế kỉ XX, khắc phục muôn vàn khó 
khăn thiếu thốn để xây dựng miền Bắc 
XHCN vững mạnh, làm hậu phương lớn 
cung cấp sức người sức của cho chiến 
trường miền Nam, nhiều phong trào thi 
đua nở rộ như hoa mùa xuân. Với khẩu 
hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì 
miền Nam ruột thịt” đã ăn vào máu thịt, 
thôi thúc toàn dân vừa sản xuất vừa 
chiến đấu. Là công nhân hay nông dân, 
là trí thức hay thợ thủ công, là nam giới 
hay phụ nữ, là người cao tuổi hay là học 
sinh đang học tập dưới mái trường 
XHCN, mọi người đều nhận thức cụ 
thể, nghiêm túc về trách nhiệm và 
nghĩa vụ. 
Trong công nghiệp: Đầu năm 
1960, hưởng ứng “Thi đua ái quốc”, phong 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
217 
trào phát huy sáng kiến, tăng năng suất 
lao động của Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, 
Hải Phòng được phát động mạnh mẽ và 
nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của 
toàn thể cán bộ, công nhân. Duyên Hải 
ngày ấy sôi động một cao trào thi đua 
chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế 
cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ 
đầu của ngành công nghiệp miền Bắc. 
Suốt 10 năm (1965-1975) chiến tranh ác 
liệt, cán bộ, công nhân Nhà máy Cơ khí 
Duyên Hải đã vượt lên bao khó khăn, gian 
khổ, thiếu thốn, hy sinh, lao động quên 
mình, góp phần cùng cả nước làm nên đại 
thắng của dân tộc. 
Trong nông nghiệp: Trong phong 
trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong 
những năm 1961-1965, “Gió Đại Phong” 
là một trong những điển hình tiên tiến 
trên mặt trận nông nghiệp, có sức lan 
tỏa, động viên các tầng lớp nhân dân 
phát huy tinh thần hăng say lao động xây 
dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương 
lớn cho tiền tuyến miền Nam. Quá trình 
hình thành và phát triển của hợp tác xã 
Đại Phong là một thực tiễn sinh động về 
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở 
miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ 
cứu nước, con đường đưa nông dân cá 
thể vào làm ăn tập thể, tổ chức sản xuất 
với quy mô lớn, thiết lập quan hệ sản 
xuất mới trong xây dựng chủ nghĩa xã 
hội ở miền Bắc. Với những kết quả đã đạt 
được, “Gió Đại Phong” đã khắc họa và 
minh chứng cho một phong trào quần 
chúng sâu rộng trên mặt trận sản xuất 
nông nghiệp, nhân tố giữ vai trò quan 
trọng hàng đầu trong xây dựng chủ nghĩa 
xã hội ở miền Bắc và chi viện cho tiền 
tuyến lớn miền Nam. “Gió Đại Phong” đã 
thổi một luồng sinh khí mới trong phong 
trào thi đua yêu nước của nhân dân miền 
Bắc lúc bấy giờ, góp phần kiến tạo những 
“sắc màu tuyệt đẹp” trong vườn hoa thi 
đua yêu nước đang nở rộ. 
Trong quân đội: Đầu năm 1960, 
tại Hội nghị Bắn toàn quân lần thứ hai, 
Trung đoàn Pháo binh 68 (Sư đoàn 304) 
được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên 
dương tại buổi lễ là đơn vị có ba nhất, 
là: “Giỏi nhất, nhiều nhất, đều nhất” 
trong phong trào thi đua thực hiện tốt 
nhiệm vụ chính trị. Ngay sau đó, phong 
trào thi đua “Ba nhất” đã được các đơn 
vị trong toàn quân, trước hết là các đơn 
vị pháo binh quan tâm theo dõi, học tập. 
Phong trào “Ba nhất” góp thêm sức 
mạnh trong vườn hoa thi đua XHCN, 
cùng tiến quân vào làm chủ khoa học - 
kỹ thuật, xây dựng quân đội lớn mạnh, 
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam 
XHCN. “Ba nhất” được nêu lên như một 
khẩu hiệu hành động có sức hấp dẫn 
mạnh mẽ, cổ vũ mọi người trong đơn vị 
hăng say thi đua sáng tạo lập thành tích 
xuất sắc. Phong trào thi đua “Ba nhất” là 
một hình tượng thi đua vừa cụ thể, vừa 
sinh động, lấy huấn luyện chiến đấu, 
chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu làm trung 
tâm, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính 
trị của đơn vị mình làm mục tiêu thi đua 
cụ thể. “Ba nhất" không chỉ lôi cuốn các 
đơn vị trong toàn quân tham gia mà còn 
lan tỏa ra nhiều địa phương, đơn vị, góp 
phần to lớn củng cố khối đoàn kết công - 
nông - binh. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, 
địa phương đã thi đua giao ước, bắt tay 
cùng đơn vị “Ba nhất”. 
Trong phong trào thanh niên: 
Thất bại nặng nề trong việc thực hiện 
chính sách thực dân mới, nhất là trong 
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc 
Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh với 
quy mô chưa từng có, ồ ạt đưa quân viễn 
chinh vào miền Nam nước ta tiến hành 
“Chiến tranh cục bộ” đồng thời leo thang 
đánh phá miền Bắc bằng không quân và 
hải quân. Năm 1964, khi cả nước đang 
đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ chiến 
lược: vừa tiến hành xây dựng CNXH ở 
miền Bắc, làm hậu phương lớn cho tiền 
tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ. Trong 
thanh niên xuất hiện phong trào “Ba sẵn 
sàng”: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu 
dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực 
lượng vũ trang; Sẵn sàng khắc phục mọi 
khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác 
và học tập trong bất kỳ tình huống nào; 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
218 
Sẵn sàng đi bất cứ nơi. Ngay trong tuần 
đầu tiên, tại Hà Nội đã có hơn 80.000 
thanh niên đăng ký nhập ngũ vào các lực 
lượng vũ trang nhân dân, và trong khoảng 
một thời gian ngắn con số này lên đến 
hơn 200.000 người. 
Thành công của phong trào “Ba sẵn 
sàng” ở miền Bắc đã khơi dậy, hun đúc 
và khuyến khích tinh thần nhiệt huyết 
của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên đi 
vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp 
phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp 
kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh giải 
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Với thanh niên trường học, phong 
trào “Hai tốt” (thi đua dạy tốt, học tốt) 
đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung 
của thầy và trò. Bên cạnh đó, Đoàn còn 
tổ chức trong thanh niên trường học 
phong trào “Xây dựng nền nếp học tốt, 
dạy tốt và tham gia lao động sản 
xuất”. 
Trong phong trào phụ nữ: Thấm 
nhuần chân lý “Không có gì quý hơn 
độc lập tự do”, hàng triệu phụ nữ đủ các 
tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo đã 
hăng hái đứng lên đánh giặc cứu nước, 
bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN, chi 
viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Với 
khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột 
thịt”, toàn miền Bắc đã dấy lên một 
phong trào tình nguyện vào miền Nam 
chống Mỹ cứu nước; đồng thời vừa tích 
cực lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến 
đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại 
của đế quốc Mỹ. Khắp nơi, thanh niên nô 
nức lên đường tòng quân, xung phong đi 
chiến đấu. Đứng trước khí thế cách mạng 
đó, Hội Liên hiệp phụ nữ phát động phong 
trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với 3 nội 
dung: Đảm nhiệm sản xuất và công tác 
thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm 
nhiệm gia đình khuyến khích chồng con 
yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ 
chiến đấu. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
đã trực tiếp sửa lại là phong trào “Ba 
đảm đang”. 
Phong trào “Ba đảm đang” là một 
phong trào cách mạng của quần chúng 
phụ nữ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp 
phụ nữ hăng hái thi đua, trở thành sức 
mạnh hùng hậu của hàng chục triệu phụ 
nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động, đoàn kết 
cùng nhân dân và phụ nữ miền Nam 
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây 
dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc xã 
hội chủ nghĩa. 
Trên mặt trận lao động sản xuất, 
hàng triệu phụ nữ nông dân vừa sản 
xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu với khẩu 
hiệu “tay cày, tay súng”. Trên các 
công trường, nhà máy, xí nghiệp, 
trường học, bệnh viện, hàng triệu phụ 
nữ đã không quản ngày đêm hăng hái 
thi đua lao động sản xuất. Với khẩu 
hiệu “Tim có thể ngừng đập, máy 
không thể ngừng chạy”. Trên các 
công trường, xí nghiệp, hầm mỏ, chị em 
tham gia sôi nổi các phong trào thi đua 
“Giỏi một nghề, biết nhiều việc”, 
“Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”.... Chị 
em đã đã tích cực học tập, nâng cao 
trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Thực 
hiện khẩu hiệu “Tay búa, tay súng”, 
“Tay cày, tay sung”, phụ nữ đã tham 
gia đông đảo vào các lực lượng dân 
quân và tự vệ chiến đấu ở khắp mọi 
nơi, từ miền xuôi đến miền núi. Nhiều 
chị em đã trực tiếp cầm súng chiến 
đấu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen 
tặng “Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, 
đảm đang chống Mỹ cứu nước”, góp 
phần cùng với toàn quân, toàn dân đưa 
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu 
nước và đấu tranh thống nhất nước nhà 
đến thắng lợi hoàn toàn. 
Trong chiến đấu: Hoà nhịp với “Ba 
sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, phong trào 
“Năm xung phong” của thanh niên miền 
Nam tạo nên một sức mạnh vĩ đại động 
viên 3 triệu thanh niên miền Nam chiến 
thắng mọi khó khăn gian khổ, đánh bại 
mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, 
để thực hiện giải phóng miền Nam thống 
nhất Tổ quốc. 
Phong trào thi đua giành danh hiệu 
“Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”, 
“Dũng sĩ diệt xe cơ giới, hạ máy bay” đã 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
219 
thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên, 
thanh niên ở các địa bàn khác nhau tham 
gia, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “31 triệu 
đồng bào là 31 triệu dũng sĩ”. 
Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và 
nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh 
cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết 
thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu 
nước của dân tộc ta. Thắng lợi vĩ đại này 
thể hiện sức mạnh kỳ diệu của Việt 
Nam, về “chiến thắng của ý chí, lương 
tri, phẩm giá và trí tuệ Việt Nam”, thắng 
lợi đó là thành quả tổng hợp của một 
loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch 
của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của 
mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo 
đúng đắn của Đảng ta”[3], là kết quả sự 
hội tụ nhiều yếu tố, trong đó không thể 
tách rời vai trò của các phong trào thi 
đua yêu nước. 
Các phong trào thi đua yêu nước đã 
thể hiện vai trò to lớn, đóng góp quan 
trọng cho sự nghiệp cách mạng nước ta. 
Nó không chỉ góp phần thúc đẩy, tạo nên 
thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc 
Mỹ xâm lược mà đang có nhiều đóng góp 
tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
và hội nhập quốc tế hôm nay. 
2. Kết luận 
Nhờ có tinh thần yêu nước nồng nàn 
và đường lối tập hợp, đoàn kết toàn dân 
đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta đã tạo 
nên sức mạnh to lớn, góp phần quyết định 
đánh thắng đối phương có sức mạnh của 
một siêu cường hàng đầu thế giới. Như 
vậy, bằng phương pháp vận động quần 
chúng tham gia các phong trào thi đua 
yêu nước, Đảng ta đã khơi dậy sức mạnh 
tiềm tàng trong mỗi con người Việt Nam, 
từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền 
ngược, kết thành một khối vững chắc thi 
đua đóng góp công sức mình cho sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực 
tiễn cho thấy, các phong trào thi đua đã 
mang lại hiệu quả vô cùng to lớn; chính 
nhờ những phong trào thi đua yêu nước 
mà tinh thần và ý chí Việt Nam được nâng 
lên thành sức mạnh, thành lực lượng vật 
chất để chiến thắng kẻ thù xâm lược và 
giành những thành tựu vẻ vang trong xây 
dựng đất nước. 
Những bài học thành công từ cuộc 
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong 
giai đoạn hiện nay, Đảng ta chủ trương 
tiếp tục khơi dậy các phong trào thi đua 
với nội dung và hình thức mới phù hợp 
điều kiện và hoàn cảnh mới. Để phát huy 
tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân 
tộc, nhằm hoàn thành sự nghiệp CNH, 
HĐH đất nước, phấn đấu thực hiện mục 
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công 
bằng, dân chủ, văn minh”, phong trào thi 
đua yêu nước cần được thực hiện bằng 
nhiều hình thức phong phú, có chiều sâu, 
nhằm động viên các ngành, các giới, các 
địa phương cùng mọi tầng lớp nhân dân 
cả nước tham gia. Trong thi đua, phải lấy 
đại đoàn kết toàn dân tộc làm mục tiêu 
chung, làm điểm tương đồng; đồng thời, 
chấp nhận các điểm khác nhau, không trái 
với lợi ích chung của cả dân tộc. Khuyến 
khích, vận động nhân dân dấy lên phong 
trào người người, nhà nhà và cả nước 
cùng khởi động, cùng phấn đấu xóa đói, 
giảm nghèo, thoát cảnh lạc hậu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hồ Chí Minh toàn tập, 2002. Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.548. 
[2]. Robert McNamara, 1995. Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.316. 
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.472. 
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5]. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2013. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 
1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfdoan_ket_dan_toc_qua_cac_phong_trao_thi_dua_yeu_nuoc_trong_c.pdf