Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS, thực trạng và giải pháp
Tóm TắT
Giáo dục âm nhạc ở các trường trung học đạt hiệu quả cao đang là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy quan tâm. Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho việc
dạy học âm nhạc, bài viết giới thiệu sơ bộ về thực trạng dạy học âm nhạc, hạn chế và từ đó đưa ra phương pháp phù hợp dành cho môn âm nhạc ngành giáo dục THCS để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập.
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS, thực trạng và giải pháp
84 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Cao Hồng Phương Email: caohongphuongnh@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 16, Số 3 (2019): 84-91 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 16, No. 3 (2019): 84 - 91 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Cao Hồng Phương Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ Ngày nhận bài:19/9/2019, Ngày sửa chữa:25/10/2019, Ngày duyệt đăng:30/10/2019 Tóm TắT Giáo dục âm nhạc ở các trường trung học đạt hiệu quả cao đang là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy quan tâm. Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho việc dạy học âm nhạc, bài viết giới thiệu sơ bộ về thực trạng dạy học âm nhạc, hạn chế và từ đó đưa ra phương pháp phù hợp dành cho môn âm nhạc ngành giáo dục THCS để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập. Từ khóa: Dạy học âm nhạc, đổi mới, giải pháp, thực trạng, trường THCS. 1. Đặt vấn đề Làm thế nào để giáo dục âm nhạc ở các trường phổ thông đạt hiệu quả cao? Đó là vấn đề của tất cả những người làm công tác giảng dạy âm nhạc trên cả nước quan tâm. Điều này đã phản ánh xu hướng thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc hiện nay cần phải bám sát những thành tựu của nền giáo dục âm nhạc nước ta và các nước trong khu vực. Đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo cho thế hệ trẻ một nền tảng tri thức vững chắc để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập và phát triển của nước ta với các nước trên thế giới. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi 85 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 16, Số 3 (2019): 84 - 91 mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, ngày 12/4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Sau một thời gian ngắn chương trình dự thảo đã được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà giáo, những người tâm huyết với ngành giáo dục ở các cấp, các ngành và của mọi tầng lớp xã hội tham gia. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân và dư luận. Ngày 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực... để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy. Điểm mới của chương trình là: - Không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết mỗi môn cần đạt trong năm. Thời gian học sẽ do từng trường sắp xếp. - Chương trình mới không đóng khung trong một bộ sách giáo khoa mà áp dụng chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách”. Trong thời lượng của chương trình cũng dành 2 tuần một năm cho nội dung giáo dục của địa phương. “Chương trình giữ tính ổn định, nhưng vẫn sẽ có những điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn”. - Hệ thống các môn học của chương trình mới gồm môn học bắt buộc, môn bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn. Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9): Nghệ thuật và Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12): Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, Nghệ thuật là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024- 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Để thực hiện chương trình đổi mới, nội dung sách giáo khoa về âm nhạc cần phải thay đổi cho phù hợp với chương trình. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành biên soạn các bộ sách giáo khoa âm nhạc cho phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo. Đây được coi như là một cuộc cách mạng về cải cách sách giáo khoa âm nhạc ở phổ thông nói chung, bậc trung học cơ sở nói riêng. Do vậy việc dạy và học theo sách âm nhạc mới cũng phải được các chuyên gia hướng dẫn hết sức cụ thể, đội ngũ giáo viên cốt cán được các tỉnh trong cả nước cử đi tập huấn ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó về triển khai tại các địa phương cũng phải 86 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Cao Hồng Phương được tiến hành một cách đồng bộ và có hiệu quả. Giáo viên giảng dạy âm nhạc THCS tại các tỉnh cũng phải nắm bắt được nội dung chương trình âm nhạc các lớp 6, 7, 8, 9; nắm được phương pháp giảng dạy theo sách giáo viên và sách âm nhạc mới để áp dụng vào ngay trong giảng dạy. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở THCS cho phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới muốn tiến hành có hiệu quả còn tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất. Quan tâm đều đến các trường từ thành phố, thị xã, thị trấn và đặc biệt quan tâm những nơi vùng sâu, vùng xa, do còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về giáo viên việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi các Sở, ban, ngành cần quan tâm hơn nữa để chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện được tốt và đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng việc dạy học âm nhạc ở trường THCS hiện nay 2.1. Về ưu điểm Hiện nay hầu hết các trường THCS trong cả nước đều có giáo viên dạy chuyên trách môn âm nhạc, họ đều được đào tạo bài bản tại các trường nghệ thuật, các trường có khoa đào tạo Nghệ thuật trong cả nước. Do vậy, về năng lực chuyên môn âm nhạc của giáo viên đều có thể đảm nhiệm được chương trình giảng dạy và làm công tác phong trào ở các trường THCS. Về độ tuổi của giáo viên âm nhạc hầu hết là còn trẻ, nên họ có sức khoẻ tốt, có sức sáng tạo để giảng dạy cũng như thu hút được học sinh tham gia vào quá trình hoạt động âm nhạc. Trình độ của giáo viên nghệ thuật nói chung, giáo viên âm nhạc nói riêng đã đạt chuẩn, hầu hết có trình độ đại học do được đào tạo đại học chính quy tại các trường Nghệ thuật, hoặc được đào tạo chuẩn hóa từ các hệ tại chức, chuyên tu, liên thông ... đây là điều đáng mừng cho đội ngũ giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông và cho ngành âm nhạc của chúng ta hiện nay. Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các trường THCS đều có đàn oóc gan để phục vụ cho công tác giảng dạy, cho nên việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên đã được cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Hơn nữa một số cơ sở đào tạo đã nắm bắt được mục đích của sinh viên khi ra trường và những ưu điểm của đàn phím điện tử, nên đã khuyến khích, định hướng sinh viên học đàn phím điện tử ngay khi vào học trong trường. Do vậy, số giáo viên có kỹ thuật cơ bản để sử dụng loại đàn này cũng đã chiếm phần lớn ở các trường THCS. Một số giáo viên âm nhạc đã được tham gia các lớp tập huấn, hoặc tự học, tự nghiên cứu, cũng đã sử dụng phần mềm âm nhạc vào giảng dạy như: phần mềm Encore; phần mềm Finale... và cũng đã có giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong một số tiết học, bài học... song những giáo viên sử dụng những phần mềm âm nhạc, sử dụng trình chiếu Power point chưa nhiều, thậm chí là rất ít. 2.2. Hạn chế Tuy các trường đã có đàn oóc gan để phục vụ giảng dạy, nhưng thực tế cho thấy một số giáo viên là nữ, giáo viên nhiều tuổi và giáo 87 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 16, Số 3 (2019): 84 - 91 viên trước đây không được học đàn phím điện tử, khả năng chơi đàn còn rất hạn chế để thị phạm mẫu câu nhạc qua đàn trong khi dạy hát, đặc biệt là rất khó khăn trong việc thực hiện các chương trình ngoại khóa của các trường. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên âm nhạc được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau, do vậy về trình độ và khả năng từng giáo viên âm nhạc của các trường không đồng đều, nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy và làm công tác phong trào văn hóa, văn nghệ ở các trường phổ thông. Như chúng ta đã biết, ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là vô cùng cần thiết để tạo cho học sinh hứng thú vào học tập cũng như mở mang kiến thức xung quanh bài học. Song, việc sử dụng phần mềm âm nhạc và khả năng trình chiếu Power point của giáo viên âm nhạc còn quá ít, thậm chí có những giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này. Điều đó cũng có nhiều ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc. 3. Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc ở trường THCS 3.1. Người giáo viên âm nhạc phải luôn nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp với từng nội dung tiết học Muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy thì “người dạy phải biết cách dạy” và “người học phải biết cách học”, cả thầy và trò luôn phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách dạy - học sao cho đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với giảng dạy âm nhạc, tố chất “bẩm sinh”, cái mà người ta gọi là năng khiếu “trời cho” không phải ở người nào cũng có những năng khiếu đặc biệt này. Bởi vậy, việc dạy - học của chúng ta mang màu sắc đặc thù riêng. Ở trường THCS, việc dạy - học âm nhạc lại diễn ra đại trà, có cả những học sinh năng khiếu và không có năng khiếu. Cho nên, giáo viên âm nhạc luôn luôn phải suy nghĩ, trăn trở, tìm ra những phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất để dạy - học âm nhạc đạt được những yêu cầu và mục tiêu đề ra đối với từng phân môn âm nhạc. 3.1.1. Phương pháp dạy học theo nhóm, một phương pháp phát huy tính tích cực, thông minh và sáng tạo Trong các phương pháp mà chúng ta đang áp dụng, theo tôi giáo viên âm nhạc cần đẩy mạnh hơn nữa phương pháp dạy tương tác theo nhóm nhỏ, đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, tự giác cao, kiểm tra được nhận thức của sinh viên cao nhất và phát huy tính sáng tạo tối đa của học sinh. Giáo viên có thể nhận được thông tin đa chiều từ phía học sinh. Nội dung dạy hát chúng ta vẫn thường theo quy trình: giới thiệu bài hát, cho học sinh nghe bài hát, chia đoạn chia câu để hát, luyện thanh khởi động giọng, tập hát từng câu, tập hát cả bài... nhưng khi áp dụng vào một số bài hát mà học sinh đã thuộc, đã từng được nghe và đã có thể thâm nhập được bài hát. Thì việc dạy học theo nhóm nhỏ sẽ giúp cho giáo viên không quá lệ thuộc máy móc vào quy trình dạy hát kể trên mà giáo viên chỉ cần chia nhóm nhỏ cho học sinh tập hát, sau đó giáo viên sửa sai, củng cố. Thời gian còn lại giáo viên tiếp tục cho học sinh mở mang những kiến thức xung quanh bài học và phát 88 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Cao Hồng Phương triển thêm những vấn đề có liên quan đến tiết học hát. Phương pháp này sẽ giúp cho tiết dạy thêm sôi nổi và các nhóm được trình bày tác phẩm, tập biểu diễn nhiều hơn.... Nội dung dạy nhạc lý, việc áp dụng phương pháp dạy theo nhóm nhỏ sẽ giúp cho học sinh nắm chắc được những khái niệm, nội dung, kiến thức của nhạc lý. Học sinh sẽ có mối liên hệ với những kiến thức âm nhạc ở các bài hát, bài tập đọc nhạc, kiến thức nhạc lý qua âm thanh một cách tích cực và sáng tạo. Học sinh tự trao đổi, thảo luận và nắm chắc những kiến thức của bài học, tạo cho không khí của tiết học sôi nổi, không bị khô cứng. Đối với nội dung tập đọc nhạc, phương pháp này sẽ giúp cho học sinh luyện tập được nhiều hơn, phát huy được khả năng tự học, tự rèn, tự ghi nhớ độ cao, tiết tấu và khả năng tự ghép nhạc của học sinh một cách tích cực và hiệu quả. Nội dung âm nhạc thường thức, đây là nội dung mang tính chất mở nhằm phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Phương pháp dạy học theo nhóm sẽ giúp cho học sinh phát biểu cảm nhận hình tượng âm nhạc, tác phẩm, thể loại âm nhạc... một cách độc lập theo chủ quan, học sinh sẽ được tập trình bày vấn đề theo ý kiến của cá nhân và sẽ có được thói quen tiếp xúc với lý luận âm nhạc. 3.1.2. Đặt câu hỏi, một phương pháp kiểm tra nhận thức của học sinh. Theo Bloom nhà giáo dục học của Mỹ, câu hỏi có các dạng sau: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá... Tùy từng nội dụng cụ thể mà giáo viên đưa ra các dạng câu hỏi cho phù hợp. Câu hỏi là cách thức để kiểm tra sự hiểu biết, kiểm tra tri thức và đánh giá tri thức của học sinh. Song câu hỏi đưa ra mà khó hiểu, không phù hợp thì không những giáo viên không nhận được câu trả lời như mong muốn và có thể có những tác dụng ngược lại. Do vậy khi đặt câu hỏi giáo viên phải nắm được kỹ năng đặt câu hỏi, phải nắm được trình độ, đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và phải có nghệ thuật đặt câu hỏi để cho học sinh trả lời theo đúng trọng tâm của câu hỏi và nội dung bài học. 3.2. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn ngành hẹp để đổi mới phương pháp có hiệu quả Hiện nay một số phòng giáo dục đã tiến hành triển khai sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, liên trường chuyên ngành hẹp. Đây là một chủ trương rất đúng đắn để giáo viên âm nhạc sinh hoạt, rút kinh nghiệm, thống nhất chương trình cho môn âm nhạc. Mặt khác qua sinh hoạt chuyên môn để trao đổi những phương pháp, kiến thức nghề nghiệp và truyền đạt những kinh nghiệm giảng dạy . Để các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường có hiệu quả hơn thì chúng ta cần phải cải tiến nội dung sinh hoạt, tăng cường công tác hội thảo chuyên môn theo chuyên đề, theo từng phân môn âm nhạc. Đặc biệt phải tiến hành thao giảng từng học kỳ để giáo viên được học tập lẫn nhau giúp cho việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp thực sự có hiệu quả và nâng cao nhất lượng giáo viên. 3.3. Áp dụng công nghệ thông tin, một việc làm cấp bách hiện nay đối với giáo viên âm nhạc THCS Hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin và bùng nổ thông tin. Các ngành khoa học 89 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 16, Số 3 (2019): 84 - 91 đang áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để phục vụ cho ngành của mình. Đối với ngành giáo dục, các bộ môn cơ bản giáo viên đã và đang áp dụng công nghệ vào giảng dạy như một thứ “vũ khí” không thể thiếu đối với mỗi giờ học, nhưng chủ yếu ở các trường đại học và cao đẳng. Còn đối với các trường THCS và tiểu học thì việc áp dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Đối với giáo viên âm nhạc nói riêng việc áp dụng các phần mềm vào giảng dạy hầu như chưa được giáo viên âm nhạc quan tâm, một phần vì điều kiện cơ sở vật chất, một phần chưa được tập huấn các lớp công nghệ dành cho âm nhạc... do vậy việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mới chỉ áp dụng ở rất ít giáo viên âm nhạc và chủ yếu ở những nơi giáo viên âm nhạc có điều kiện cơ sở vật chất như ở một số thành phố, thị xã mà thôi. Nhưng dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, để nâng cao chất lượng giảng dạy, để tiết học thực sự hấp dẫn, mọi thông tin, tri thức đến với học sinh được nhiều hơn, thì giáo viên âm nhạc vẫn phải cố gắng nghiên cứu, học tập để sử dụng các phần mềm vào giảng dạy như trình chiếu, chép nhạc, khai thác kiến thức âm nhạc, các phần mềm hỗ trợ cho nghe nhạc... Tiến tới làm giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy môn âm nhạc. Đây là việc làm hết sức cấp thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. 3.4. Tập huấn thường xuyên cho giáo viên âm nhạc THCS để nâng cao trình độ chuyên môn Hiện nay vào các dịp nghỉ hè, các Sở Giáo dục, các Phòng Giáo dục cũng đã tiến hành cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn. Nhưng tập huấn cho riêng các lớp âm nhạc còn quá ít, nội dung còn dàn trải, chưa có trọng tâm. Công cụ đối với giáo viên âm nhạc cần thiết nhất vẫn là nhạc cụ, mà nhạc cụ thông dụng và hiệu quả nhất là đàn oóc gan với các chức năng ưu việt hơn tất cả các loại nhạc cụ khác, nhưng việc sử dụng nhạc cụ của giáo viên âm nhạc còn rất hạn chế. Bởi vậy, một mặt giáo viên âm nhạc phải tự luyện tập, tự học. Nhưng mặt khác, hàng năm vào dịp hè các Phòng Giáo dục mà tổ chức các lớp tập huấn nâng cao sử dụng đàn oóc gan thì có lẽ trình độ chơi đàn của giáo viên âm nhạc cũng sẽ được cải thiện ít nhất là đàn được những bài trong chương trình âm nhạc THCS để thị phạm, để dạy học cho học sinh. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến đội ngũ giáo viên âm nhạc trên toàn quốc. 3.5. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả Muốn đổi mới phương pháp thì điều đầu tiên cần quan tâm đến đó là điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nó. Có thể nói trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các ngành chức năng có liên quan đã trang bị cho bộ môn âm nhạc các trang thiết bị cần thiết như: đàn oóc gan, nhạc cụ gõ đệm, tranh ảnh... Song với tình hình như hiện nay để đẩy mạnh đổi mới phương pháp, Nhà nước cần trang bị những phương tiện hiện đại hơn nữa như: máy nghe nhìn, nhạc cụ hiện đại có chức năng phong phú, hình vẽ minh họa, máy vi tính, Projecter... thì hiệu quả giáo dục âm nhạc ở trường THCS sẽ được cao hơn. Tất nhiên việc làm này không phải một sớm một chiều là làm được ngay. Phải trang bị dần từng bước và ngay cả các 90 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Cao Hồng Phương trường cũng cần quan tâm để trang thiết bị dạy học âm nhạc nhanh chóng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hiện nay. 4. Thành lập câu lạc bộ âm nhạc ở trường phổ thông Câu lạc bộ âm nhạc chủ yếu để cho những người yêu thích âm nhạc đến đây để trao đổi, trình bày các tác tác phẩm âm nhạc, nói chuyện về âm nhạc, khiêu vũ... Việc thành lập được câu lạc bộ âm nhạc tại các trường không khó, nhưng để câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả và duy trì được nó thì thực không đơn giản. Đòi hỏi các trường phổ thông cần phải có những điều kiện tốt thì câu lạc bộ âm nhạc mới được tồn tại và phát triển theo đúng nghĩa của nó như: - Các trường phổ thông cần phải chọn địa điểm thích hợp hoặc phải tạo được cảnh quan như: hòn non bộ, cây cảnh, các loại tranh ảnh và phải có không khí thoáng mát... để mở câu lạc bộ. - Trang trí trong câu lạc bộ phải phù hợp, đẹp mắt và hợp lý mang tính chất của hoạt động âm nhạc. - Chọn người có khả năng quản lý tốt và am hiểu về âm nhạc để tổ chức điều hành câu lạc bộ. - Phải đặc biệt quan tâm đến tính kế hoạch, khoa học khi thiết kế các chương trình, thường xuyên thay đổi tạo cho chương trình được phong phú, hấp dẫn trong các buổi tổ chức câu lạc bộ. Để giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông thực sự có hiệu quả, trước hết giáo viên âm nhạc phải có nhận thức đồng bộ về việc cần thiết đổi mới phương pháp hiện nay, phải tâm huyết, tận tụy với nghề, có lòng say mê đối với âm nhạc, yêu mến học sinh. Xác định đúng vai trò của người thầy luôn tiên phong, sáng tạo, định hướng sự tiếp thu tri thức của học sinh. Không ngừng cải tiến phương pháp để có bài giảng hay, hấp dẫn và sinh động. Các cấp, các ngành và các trường phổ thông cần hết sức quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo dục âm nhạc của nước ta thực sự có hiệu quả và theo kịp với các nước tiên tiến trong khu vực. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Long - Hoàng Lân (2005)- Phương pháp dạy học âm nhạc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [2] Chương trình Giáo dục phổ thông mới; Bộ GD&ĐT (2018). [3] Nhiều tác giả. Âm nhạc và mĩ thuật 6, 7, 8, 9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [4] Kỷ yếu hội thảo. Đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc trong các trường Phổ thông hiện nay, Khoa Nghệ thuật, (5/2017). [5] Lê Anh Tuấn (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở Tiểu học và Trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm. [6] Lê Anh Tuấn, Nguyễn Phúc Linh, (2016). Phương pháp tư duy tích cực và sáng tạo trong giáo dục âm nhạc, Nhà xuất bản Hồng Đức. 91 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 16, Số 3 (2019): 84 - 91 INNOVATING METHODS OF MUSIC TRAINING IN SECONDARY SCHOOLS: REALITY AND SOLUTIONS Cao Hong Phuong Phu Tho Literature and Artistic Association AbsTrAcT Highly effective music education in secondary schools receives great concerns from teachers. In order to contribute to renovating the training activities and to providing further professional training for teaching music, the article briefly showed the current situation of music teaching, its limitation and appropriate methods for music teaching in secondary schools, which help to meet the more and more increasing requirements in the integration trends. Keywords: Music teaching, innovation, solution, reality, secondary school.
File đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_day_hoc_am_nhac_o_truong_thcs_thuc_trang.pdf